13 Đề thi Tiếng Việt 5 giữa Kì 1 Chân Trời Sáng Tạo 2024-2025 (Có đáp án)
Bạn đang xem 25 trang mẫu của tài liệu "13 Đề thi Tiếng Việt 5 giữa Kì 1 Chân Trời Sáng Tạo 2024-2025 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
13_de_thi_tieng_viet_5_giua_ki_1_chan_troi_sang_tao_2024_202.docx
Nội dung text: 13 Đề thi Tiếng Việt 5 giữa Kì 1 Chân Trời Sáng Tạo 2024-2025 (Có đáp án)
- 13 Đề thi Tiếng Việt 5 giữa Kì 1 Chân Trời Sáng Tạo 2024-2025 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 3 Trường Tiểu học Đức Chính BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024-2025 Lớp 5 Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 (Phần kiểm tra Đọc) Họ và tên:.................................. (Thời gian 70 phút) Điểm Nhận xét của giáo viên GV coi: Đọc:.......................... .................................................................. ................................................................................. .................................................................. Viết:.......................... .................................................................. Chung:................... GV chấm: .................................................................. ................................................................................. A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng (3 điểm): II. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) Bài học từ biển cả Ở một ngôi làng nhỏ ven biển, có một cậu bé tên là Nam. Nam sống cùng bà ngoại trong một căn nhà gỗ đơn sơ, cách bờ biển chỉ vài trăm mét. Hằng ngày, Nam phụ giúp bà làm việc nhà, học bài và thỉnh thoảng theo bà ra bãi biển nhặt những con ốc, vỏ sò mà sóng biển đã đưa vào bờ. Mỗi buổi sáng, khi mặt trời vừa ló rạng, Nam thường chạy ra biển để ngắm bình minh. Cậu thích nhìn những tia nắng đầu tiên chiếu sáng trên mặt biển xanh thẳm, tạo nên một khung cảnh lấp lánh như có hàng nghìn viên ngọc trai dưới nước. Cậu còn thích nghe tiếng sóng vỗ rì rào, và mùi hương mặn mòi của biển khiến Nam cảm thấy bình yên. Bà ngoại Nam rất yêu thương cậu. Dù tuổi đã cao, nhưng bà luôn dạy Nam rằng: “Cuộc sống giống như biển cả, có những lúc bình yên nhưng cũng có khi sóng gió. Quan trọng là ta phải kiên cường, không ngừng tiến về phía trước.” Nam luôn ghi nhớ lời bà và cố gắng làm theo. Mỗi khi gặp khó khăn trong học tập, cậu lại nghĩ đến hình ảnh bà ngoại điềm tĩnh trước sóng biển, không bao giờ lo lắng. Một ngày nọ, bão lớn kéo đến. Gió thổi mạnh và sóng biển dâng cao, khiến cả làng lo lắng. Nam cùng bà ngoại nhanh chóng chuẩn bị nhà cửa để chống chọi với cơn bão. Cậu phụ bà đóng kín cửa, dọn dẹp sân vườn và mang những vật dụng dễ bay vào nhà. Khi cơn bão đến, Nam ôm chặt lấy bà, trong lòng lo sợ nhưng cũng tin rằng, như mọi lần, bà sẽ giúp cậu vượt qua. Sau cơn bão, cả làng bị thiệt hại nặng nề, nhiều căn nhà bị tốc mái, cây cối đổ ngã. Nam và bà cùng dân làng chung tay dọn dẹp, sửa chữa lại nhà cửa. Nhìn cảnh tượng ấy, Nam chợt hiểu ra rằng, sức mạnh không chỉ đến từ việc chống chọi với thiên nhiên, mà còn là sự đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Từ đó, cậu bé Nam càng yêu quý ngôi làng và trân trọng tình cảm với bà ngoại nhiều hơn. (Sưu tầm) Dựa vào bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc hoàn thành các yêu cầu của câu hỏi: Câu 1 (0,5 điểm). Nam sống cùng ai trong ngôi nhà nhỏ? A. Bố mẹ B. Chị gái C. Bà ngoại DeThi.edu.vn
- 13 Đề thi Tiếng Việt 5 giữa Kì 1 Chân Trời Sáng Tạo 2024-2025 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 2 (0,5 điểm). Nam cảm thấy thế nào khi đứng trước biển vào mỗi buổi sáng? Câu 3( 0,5 điểm). Nối cột A (sự kiện) với cột B (hành động của Nam hoặc người khác): Cột A (Sự kiện) Cột B (Hành động) 1. Bão lớn kéo đến A. Nam thường ra biển ngắm bình minh. 2. Cơn bão đã tan B. Nam phụ bà dọn dẹp và sửa chữa nhà cửa. 3. Mỗi buổi sáng C. Nam ôm bà khi lo sợ trước bão. Câu 4 (0,5 điểm). Bà ngoại dạy Nam điều gì về cuộc sống? A. Luôn lo lắng trước khó khăn B. Không bao giờ ra biển khi có sóng C. Kiên cường trước khó khăn và thử thách D. Cả 3 ý trên Câu 5 (0,5 điểm). Câu “Cuộc sống giống như biển cả, có những lúc bình yên nhưng cũng có khi sóng gió” là một phép so sánh nhằm diễn tả điều gì? A. Tính cách của Nam B. Tính không ổn định của cuộc sống C. Sự bình yên của cuộc sống D. Cả 3 ý trên Câu 6 (0,5 điểm). Sau cơn bão, Nam hiểu ra điều gì quan trọng? Câu 7( 1 điểm). Mỗi khi gặp khó khăn trong học tập, Nam đã làm gì? Em đã bao giờ gặp khó khăn trong học tập chưa? Nếu có, lúc đó em đã làm gì để vượt qua khó khăn? Câu 8 (0,5 điểm). Trong các câu sau, câu nào có từ "nhà" được dùng theo nghĩa gốc ? A. Nó biết mình là con nhà nghèo. B. Nam sống cùng bà ngoại trong một căn nhà gỗ đơn sơ. C. Nhà Trần được thành lập vào năm 1226. Câu 9 (1 điểm). Trong câu “ Bà ngoại Nam rất yêu thương cậu.” a) Từ “yêu thương” thuộc từ loại: . b) Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ “yêu thương”: .. Câu 10 (0,5 điểm). Gạch chân các kết từ trong câu : “ Từ đó, cậu bé Nam càng yêu quý ngôi làng và trân trọng tình cảm với bà ngoại nhiều hơn.” Câu 11 (1 điểm). Xác định các thành phần câu trong câu văn sau: DeThi.edu.vn
- 13 Đề thi Tiếng Việt 5 giữa Kì 1 Chân Trời Sáng Tạo 2024-2025 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn “Mỗi buổi sáng, khi mặt trời vừa ló rạng, Nam thường chạy ra biển để ngắm bình minh”. B. KIỂM TRA VIẾT Học sinh chọn một trong các đề sau: Đề 1. Hãy viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc hoặc một câu chuyện, bài thơ. Đề 2: Em có đồng ý với ý kiến "Lễ phép là một hành vi đẹp" không? Hãy viết một đoạn văn nêu ý kiến của mình. Đề 3. Em hãy viết bài văn tả cô giáo (thầy giáo) mà em yêu quý nhất. DeThi.edu.vn
- 13 Đề thi Tiếng Việt 5 giữa Kì 1 Chân Trời Sáng Tạo 2024-2025 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM I. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) Câu 1: (0.5đ) C Câu 2: (0.5đ) Bình yên và thích thú Câu 3: (0.5đ) Cột A (Sự kiện) Cột B (Hành động) 1. Bão lớn kéo đến A. Nam thường ra biển ngắm bình minh. 2. Cơn bão đã tan B. Nam phụ bà dọn dẹp và sửa chữa nhà cửa. 3. Mỗi buổi sáng C. Nam ôm bà khi lo sợ trước bão. Câu 4: (0.5 điểm) C Câu 5: (0.5 điểm) B Câu 6: (0.5đ) Sự đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau của bà con làng biển Câu 7: (1 đ) - Nam lại nghĩ đến hình ảnh bà ngoại điềm tĩnh trước sóng biển, không bao giờ lo lắng. - Hs trả lời có hoặc không, nếu có khó khăn: hỏi thầy cô, bạn bè, bố mẹ khi gặp khó khăn. Em nhờ giảng giúp những kiến thức mà em chưa hiểu hoặc gợi ý cho em những cách học hiệu quả hơn . Câu 8: (0.5 điểm) B Câu 9: (1 điểm) a, động từ b, quý mến, mến thương, thương yêu, yêu quý Câu 10: (0,5 điểm) và, với Câu 11: (1 điểm) - TN1: Mỗi buổi sáng, - TN2: khi mặt trời vừa ló rạng, - CN : Nam - VN: thường chạy ra biển để ngắm bình minh II. Kiểm tra viết (10 điểm). Đề 1. Hãy viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc hoặc một câu chuyện, bài thơ. 1. Mở đoạn: - Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và ấn tượng của người viết về bài thơ, câu 1đ chuyện 2.Thân bài: - Những cái hay, cái đẹp của bài thơ - Biểu lộ tình cảm, cảm xúc của người viết đối với bài thơ 5đ 3. Kết đoạn: Nhấn mạnh, khẳng định lại một lần nữa tình cảm, cảm xúc của người viết đối với 1 đ bài thơ - Chữ viết, chính tả (1 điểm) - Dùng từ, đặt câu (1 điểm) DeThi.edu.vn
- 13 Đề thi Tiếng Việt 5 giữa Kì 1 Chân Trời Sáng Tạo 2024-2025 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Sáng tạo (1 điểm) - Chữ viết xấu và sai chính tả toàn bài trừ 1 điểm * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. Đề 2: Em có đồng ý với ý kiến "Lễ phép là một hành vi đẹp" không? Hãy viết một đoạn văn nêu ý kiến của mình. 1. Mở đoạn: Đặt ra một câu hỏi gợi mở về tầm quan trọng của lễ phép trong cuộc sống. Giải 1đ thích ngắn gọn về khái niệm lễ phép (lễ phép là cách cư xử đúng mực, thể hiện sự tôn trọng đối với người khác). Dẫn dắt vào vấn đề chính của bài viết: "Lễ phép là một hành vi đẹp" và nêu quan điểm cá nhân (đồng tình hoặc phản đối). 2.Thân bài: - Giải thích thế nào là lễ phép. - Nêu những biểu hiện của người có lễ phép. 5đ - Ý nghĩa của việc lễ phép. 3. Kết đoạn: Khẳng định lại quan điểm, đưa ra lời khuyên và mở rộng vấn đề. 1 đ - Chữ viết, chính tả (1 điểm) - Dùng từ, đặt câu (1 điểm) - Sáng tạo (1 điểm) - Chữ viết xấu và sai chính tả toàn bài trừ 1 điểm * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. Đề 3. Em hãy viết bài văn tả cô giáo( thầy giáo) mà em yêu quý nhất. A. Mở bài (1 điểm) - Giới thiệu về cô giáo( thầy giáo) mà em yêu quý nhất. B. Thân bài 1/ Miêu tả ngoại hình của cô giáo( thầy giáo) : (3 điểm) - Bao quát: Tuổi tác, khuôn mặt, màu da, dáng vẻ. - Chi tiết: Tóc, mắt, quần áo. 2/ Tả hoạt động, tính cách của cô giáo( thầy giáo) : (3 điểm) + Tả tính tình: - Qua tả thái độ cư xử, việc làm cụ thể của cô (thầy) đối với học sinh. - Nghiêm khắc, tận tình lo cho học sinh. - Hiền lành, dễ tha thứ, ân cần thương yêu học sinh. C. Kết bài (1 điểm) - Nêu lên tình cảm của em đối với cô giáo( thầy giáo). - Những lời nói, gửi gắm cho người cô giáo( thầy giáo) 2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm) 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm) 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc (1 điểm) * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. DeThi.edu.vn
- 13 Đề thi Tiếng Việt 5 giữa Kì 1 Chân Trời Sáng Tạo 2024-2025 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn PHẦN KIỂM TRA ĐỌC BÀI ĐỌC VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỌC I. Đọc thành tiếng: 3 điểm. HS bắt thăm đọc và trả lời một trong các bài sau: 1. Câu chuyện chiếc đồng hồ . (Tiếng Việt 5- tập 1- trang 77) Đoạn “ Nghe mọi người trả lời... thắc mắc riêng tư” Trả lời câu hỏi: Bác Hồ đã làm cách nào để giúp mọi người “tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư”? Trả lời : Bác Hồ để giúp mọi người “tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư” đã lấy ví dụ về nhiệm vụ của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ để mọi người suy ngẫm. 2. Hoàng tử học nghề . (Tiếng Việt 5- tập 1- trang 83) Đoạn: “Một hôm.... thoát chết” Trả lời câu hỏi: Khi sa vào ổ cướp, hoàng tử đã làm cách nào để thoát nạn? Trả lời: Khi sa vào ổ cướp hoàng tử đã lừa bọn cướp đem thảm chàng dệt đến bán cho nhà vua sẽ được một món tiền lớn. Bọn cướp tin và đem rơm đến để chàng dệt thảm, hoàng tử đã dệt một bức thư chỉ chỗ của bọn cướp lên hoa văn của tấm thảm rơm đó. 3. Tìm việc. (Tiếng Việt 5- tập 1- trang 85) Đoạn “ Từ đầu ... Rất tiếc !” Trả lời câu hỏi: Vì sao người đàn ông không được nhận vào làm việc ở công ti nọ? Trả lời: Người đàn ông không được nhận vào làm việc ở công ti nọ vì không có máy vi tính và cũng không dùng thư điện tử. 4. Hội nghị Diên Hồng. (Tiếng Việt 5- tập 1- trang 89). Đoạn: “ Cuối năm giáp Thân ... vấn ý” Trả lời câu hỏi: Vì sao nhà vua muốn hỏi ý kiến các bô lão từ khắp mọi miền đất nước? Trả lời: Nhà vua muốn hỏi ý kiến các bô lão từ khắp mọi miền đất nước vì để thống nhất ý chí và cũng là để tập hợp sức mạnh của toàn dân. 5. Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam. (Tiếng Việt 5- tập 1- trang 93) Đoạn: “ Chúng ta phải yêu thương nhau.... độc lập của chúng ta.” Trả lời câu hỏi: Theo em, điều mà Bác Hồ tha thiết mong muốn qua bức thư này là gì? Trả lời: Theo em, điều mà Bác Hồ tha thiết mong muốn qua bức thư đó là tinh thần đoàn kết của các anh em đồng bào các dân tộc. 6. Cây phượng xóm Đông . (Tiếng Việt 5- tập 1- trang 96 - 97). Đoạn: “ Tối ấy ... giải tỏa mặt đường” Trả lời câu hỏi: Cụ Tạo đã quyết định ra sao? Em có suy nghĩ gì về quyết định của cụ? Trả lời: Cụ Tạo đã quyết định viết đơn xin hiến nhà. Em cảm thấy đây là một quyết định khó khăn với cụ khi cụ chỉ có căn nhà nhỏ cũng là quán nước của cụ. 7. Mồ Côi xử kiện . (Tiếng Việt 5- tập 1- trang 105). Đoạn: “ Hai người tuy chưa hiểu ... công bằng” DeThi.edu.vn
- 13 Đề thi Tiếng Việt 5 giữa Kì 1 Chân Trời Sáng Tạo 2024-2025 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Trả lời câu hỏi: Theo em, sau vụ kiện này, người chủ quán học được bài học gì? Trả lời: Theo em qua vụ kiện này người chủ quán học được bài học về việc không được đòi hỏi vô lí. 8. Người chăn dê và hàng xóm . (Tiếng Việt 5- tập 1- trang 108-109). Đoạn: “ Từ đầu ... kiện lên quan tòa” Trả lời câu hỏi: Người chăn dê kiện hàng xóm về việc gì? Trả lời: Người chăn dê kiện hàng xóm về việc hàng xóm nuôi chó dữ nhưng thả rông để chó chạy sang nhà cắn dê của mình. 9. Chuyện nhỏ trong lớp học . (Tiếng Việt 5- tập 1- trang 112-113). Đoạn: “ Trong giờ học ... làm như thế ” Trả lời câu hỏi: Em thích điều gì ở cách giải quyết của thầy giáo? Trả lời: Em thích cách giải quyết riêng tư ở cách giải quyết của thầy giáo vì học sinh cần được động viên và tránh xử lí trước lớp học đông người. 10. Tấm bìa các tông . (Tiếng Việt 5- tập 1- trang 114- 115). Đoạn: “ Suy nghĩ một lát ... đồng ý không” Trả lời câu hỏi: Cách giải quyết của Thảo Vy đã đem lại kết quả thế nào? Trả lời: Cách giải quyết của Thảo Vy đã đem lại kết quả cả dãy hoa nở những bông hoa nhiều màu sắc và hai lớp 5A, 5B đã đoàn kết hơn trước, cùng nhau chăm sóc hoa. II . Biểu điểm chấm đọc (3 điểm) Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: Tổng số điểm cho kĩ năng đọc thành tiếng: 3 điểm. - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm DeThi.edu.vn
- 13 Đề thi Tiếng Việt 5 giữa Kì 1 Chân Trời Sáng Tạo 2024-2025 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 4 A. Kiểm tra đọc thành tiếng (2 điểm) B. Kiểm tra đọc hiểu & Luyện từ và câu (8 điểm) Đọc thầm bài sau và hoàn thành bài tập: Những người bạn tốt A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi- xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A- ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý, A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền. Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở vế đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại. Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả tự do cho A-ri-ôn. Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây (từ câu 1 đến câu 3, câu 5, câu 7, câu 9, câu 10) Câu 1: (0,5 điểm) Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? A. Đánh rơi đàn. B. Vì bọn cướp đòi giết ông. C. Đánh nhau với thủy thủ. D. Tất cả các ý trên. Câu 2: (0,5 điểm) Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra? A. Bọn cướp nhảy xuống biển. B. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Để hát cùng ông. C. Tàu bị chìm. D. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Câu 3: (0,5 điểm) Hành trình có nghĩa là gì? A. Đi du lịch B. Chuyến đi xa, dài ngày. C. Nghỉ ngơi dài ngày ở một chỗ. D. Tất cả các ý trên. Câu 4: (1 điểm) Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? . . . Câu 5: ngữ: (0,5 điểm) Trong câu: “Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra” Bộ phận nào là chủ ngữ DeThi.edu.vn
- 13 Đề thi Tiếng Việt 5 giữa Kì 1 Chân Trời Sáng Tạo 2024-2025 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn A. Bước ra. B. A-ri-ôn. C. Đúng lúc đó. D. Tất cả các ý trên Câu 6: (1 điểm) Tìm từ cùng nghĩa với từ “ siêng năng” và đặt câu với từ vừa tìm được. Ví dụ: Đặt câu: .. Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào đồng nghĩa với từ “bao la” A. Bát ngát. B. Nho nhỏ. C. Lim dim. D. Tất cả các ý trên. Câu 8: (0,5 điểm) Viết tiếp vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ in đậm cho hoàn chỉnh câu tục ngữ sau: Một miếng khi đói bằng một gói khi .......... Câu 9: (1 điểm) Cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?: A. Hiền từ thông minh. B. Cá heo là bạn của A-ri-ôn. C. Thủy thủ độc ác, không có tính người. Cá heo thông minh, tốt bụng, biết cứu người. D. Tất cả các ý trên. Câu 10: (1 điểm) Ý chính của bài văn là gì? A. Ca ngợi đoàn thủy thủ dũng cảm giết người. B. Ca ngợi sự tài ba của A-ri-ôn. C. Khen ngợi sự thông minh của cá heo. D. Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo với người. Câu 11: (1 điểm) Cho các từ sau: bàn học, bàn bạc, bàn chân, bàn gỗ. Hãy xếp các từ trên vào các nhóm sau: a) Từ được dùng với nghĩa gốc: b) Từ được dùng với nghĩa chuyển: .. C. Tập làm văn (10 điểm): khoảng 40 phút Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. -----------HẾT----------- DeThi.edu.vn
- 13 Đề thi Tiếng Việt 5 giữa Kì 1 Chân Trời Sáng Tạo 2024-2025 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN A. Kiểm tra đọc thành tiếng (2 điểm) B. Kiểm tra đọc hiểu & Luyện từ và câu (8 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? A. Đánh rơi đàn. B. Vì bọn cướp đòi giết ông. C. Đánh nhau với thủy thủ. D. Tất cả các ý trên. Câu 2: (0,5 điểm) Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra? A. Bọn cướp nhảy xuống biển. B. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Để hát cùng ông. C. Tàu bị chìm. D. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Câu 3: (0,5 điểm) Hành trình có nghĩa là gì? A. Đi du lịch B. Chuyến đi xa, dài ngày. C. Nghỉ ngơi dài ngày ở một chỗ. D. Tất cả các ý trên. Câu 4: (1 điểm) Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? Đáp án: Cá heo là con vật có tình, có nghĩa rất thông minh biết thương người Câu 5: ngữ: (0,5 điểm) Trong câu: “Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra” Bộ phận nào là chủ ngữ A. Bước ra. B. A-ri-ôn. C. Đúng lúc đó. D. Tất cả các ý trên Câu 6: (1 điểm) Tìm từ cùng nghĩa với từ “ siêng năng” và đặt câu với từ vừa tìm được. Đáp án: Ví dụ: chăm chỉ Đặt câu: Lan rất chăm chỉ trong học tập Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào đồng nghĩa với từ “bao la” A. Bát ngát. B. Nho nhỏ. C. Lim dim. D. Tất cả các ý trên. Câu 8: (0,5 điểm) Viết tiếp vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ in đậm cho hoàn chỉnh câu tục ngữ sau: Một miếng khi đói bằng một gói khi . Đáp án: Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Câu 9: (1 điểm) Cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?: A. Hiền từ thông minh. B. Cá heo là bạn của A-ri-ôn. C. Thủy thủ độc ác, không có tính người. Cá heo thông minh, tốt bụng, biết cứu người. D. Tất cả các ý trên. Câu 10: (1 điểm) Ý chính của bài văn là gì? DeThi.edu.vn