15 Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Như Nguyệt

doc 18 trang thaodu 8180
Bạn đang xem tài liệu "15 Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Như Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc15_de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2018_2019_nguyen_nh.doc

Nội dung text: 15 Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Như Nguyệt

  1. PHÒNG GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG Môn Ngữ Văn lớp 6 Năm học 2018 – 2019 ĐỀ 1: Phần I. Trắc nghiệm (2 đ) Trả lời câu hỏi bằng cách chọn phương án đúng và viết chữ cái trước phương án đó vào bài làm của em. Câu 1. Đơn vị cấu tạo nên từ là gì ? A. Từ B. Tiếng C. Từ và tiếng D. Câu Câu 2. Trong các từ sau đây, từ nào là từ láy : A. Chiền chiện B. Gian lao C. Lợi lộc D. Long lanh Câu 3. Trong các từ sau từ nào là từ ghép? A.Núi đồi B.Rực rỡ C. Đẹp đẽ D. Dịu dàng Câu 4. Câu văn " Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại." Có mấy từ mượn ? A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ Câu 5. Nghĩa của từ “lẫm liệt” là: A. Hùng dũng, oai nghiêm. B. Mạnh mẽ, dũng cảm. B. Oai phong, đàng hoàng. D.Cao lớn, khỏe mạnh. Câu 6. Nghĩa của từ “hèn nhát” được giải thích dưới đây theo cách nào?. (Hèn nhát: thiếu can đảm (đến mức đáng khinh bỉ) ) A.Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. B.Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích. C.Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích. D.Cả B và C đều đúng GV: Nguyễn Như Nguyệt
  2. Câu 7. Từ “chạy “ trong câu nào sau đây mang nghĩa gốc? A. Chị ấy chạy ăn từng bữa C. Cô ấy chạy rất nhanh B. Hắn đang chạy án D. Anh ta đang chạy tiền Câu 8. Các câu dưới đây câu nào dung từ không chính xác? A. Kì nghỉ hè này, lớp tôi tổ chức đi tham quan. B. Xuân về, cảnh vật như bừng tỉnh sau kỳ ngủ đông dài. C. Nghe tin ấy tôi bàn hoàn cả người. D. Lớp trưởng rất linh động trong mọi công việc. Phần II. Tự luận Câu 1: (3 đ). Đọc đoạn văn sau: “Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi lại cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.” ( Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh) a. Nêu phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của đoạn văn? b. Tìm chi tiết hoang đường kỳ ảo trong đoạn văn? Nêu ý nghĩa của chi tiết đó? c. Trong giai đoạn hiện nay, là một học sinh em cần làm gì để giảm thiểu thiên tai, lũ lụt sảy ra hàng năm? Câu 2: (5 đ) Em hãy kể lại câu chuyện "Thánh Gióng" bằng lời văn của em. GV: Nguyễn Như Nguyệt
  3. ĐỀ 2 Câu 1: ( 4,0 điểm) Chỉ rõ biện pháp tu từ và hiệu quả biểu đạt của nó trong đoạn thơ sau: “ Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng” ( Trích: “Đêm nay Bác không ngủ”- Minh Huệ) Câu 2: ( 6,0 điểm) Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện sau: “ Chuyện kể về một danh tướng có lần đi ngang qua trường học của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, Thầy còn nhớ con không ạ! Con là Người thầy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không ạ ? Với thầy con vẫn là người học trò cũ. Con có được những thành công này là nhờ sự giáo dục của thầy ( Trích: Quà tặng cuộc sống) Câu 3: ( 10,0 điểm) Tâm sự của bức tường mới xây trong trường bị các bạn học sinh vẽ bậy và phá hỏng hết GV: Nguyễn Như Nguyệt
  4. ĐỀ 3 Câu 1 (3,0 điểm) Cho đoạn văn: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.” a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Nếu ngắn gọn giá trị nội dung của tác phẩm? c. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? Câu 2 (2,0 điểm) Cho câu văn sau: Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc. a. Chỉ ra lỗi dùng từ trong câu văn trên. b. Thay từ dùng sai bằng một từ khác thích hợp. Câu 3 (5,0 điểm) Em hãy viết bài văn miêu tả cánh đồng quê em vào buổi sáng đẹp trời. HẾT GV: Nguyễn Như Nguyệt
  5. ĐỀ 4 Câu 1( 2 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép ẩn dụ trong đoạn thơ sau: Thu tới ngoài kia Nghe nhân thơm trong trái ngọt Nghe nhựa ấm trong cành thưa Nghe run rẩy tiếng lúa ru lúa chín Xôn xao cuống lá rụng thay mùa Chín – Huy Cận Câu 2. ( 6 điểm) Sau khi bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” ra đời và phổ biến rộng rãi, nhà thơ Minh Huệ có ý định sửa lại câu thơ: “Mái lều tranh xơ xác” thành “Lều tranh sương phủ bạc”, nhưng rồi nhà thơ đã không sửa. Theo em, tại sao nhà thơ lại không sửa như vậy? Câu 3( 12 điểm) Dựa vào bài thơ Gọi bạn của nhà thơ Định Hải, em hãy kể bằng văn xuôi câu chuyện về tình bạn giữa Bê vàng và Dê trắng. Từ xa xưa thửa nào Trong rừng xanh sâu thẳm Đôi bạn sống bên nhau Bê vàng và Dê trắng Một năm trời hạn hán Suối cạn, cỏ héo khô Lấy gì nuôi đôi bạn Chờ mưa đến bao giờ Bê vàng đi tìm cỏ Lang thang quên đường về Dê trắng thương bạn quá Chạy khắp néo tìm Bê Đến bây giờ Dê trắng Vẫn gọi hoài : Bê! Bê GV: Nguyễn Như Nguyệt
  6. ĐỀ 5 Câu 1 (3,0 điểm): Nêu suy nghĩ của em về tâm trạng Dế Mèn - nhân vật trong tác phẩm Dế Mèn Phiêu lưu ký của Tô Hoài - khi đứng trước nấm mộ của người bạn xấu số Dế Choắt (viết theo lời của Dế Mèn). Câu 2 (5,0 điểm) : Đọc đoạn thơ: “Biển giấu mặt trời Sáng ra mới thả Quả cầu bằng lửa Bay trên sóng xanh." (Trích trong bài thơ”Buổi Sáng” của Lam Giang) Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận về cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ trên, trong đó có một phép so sánh? Câu 3 ( 12,0 điểm): Tưởng tượng và kể lại câu chuyện đã xảy ra với hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa gió dựa vào đoạn văn dưới đây: Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, con chim mẹ giũ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên GV: Nguyễn Như Nguyệt
  7. ĐỀ 6 I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: “ Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai ông bà mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy” ( Thánh Gióng – Sách Ngữ văn 6 tập I, trang 19) a. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên ? b. Đoạn văn kể về sự việc nào ? Sự ra đời của Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ gì? c. Xác định số từ và cụm danh từ trong câu: “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức” II. Tập làm văn: (7,0 điểm) Kể về một người thân của em. GV: Nguyễn Như Nguyệt
  8. ĐỀ 7 I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi: – Con có nhận ra con không? Tôi giật sững người. Chăng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thọat tiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miện vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì – Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. ( Ngữ Văn 6- tập 2) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt và phép tu từ nào được sử dụng trong đoạn trích trên? (1 điểm) Câu 2. Nêu nội dung đoạn trích? (1 điểm) Câu 3. Em hãy giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh của em gái : “Thọat tiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” (1 điểm) Câu 4. Xác định các thành phần chính trong câu sau: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. (1 điểm) Câu 5. Từ câu chuyện của người anh trong câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân của mình? (1,0 điểm) II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5điểm) Tả lại quang cảnh một buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em. GV: Nguyễn Như Nguyệt
  9. ĐỀ 8 I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.” ( Ngữ văn 6- Tập 2) Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ? Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào? Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ? Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân ? II. PHẦN VIẾT (5 điểm). Em hãy tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi. GV: Nguyễn Như Nguyệt
  10. ĐỀ 9 I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội của mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi. Tôi đêm xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cở um tùm. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên“ ( Ngữ Văn 6- tập 2) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt và phép tu từ nào đữa được sử dụng trong đoạn trích trên? (1 điểm) Câu 2. Nêu nội dung đoạn trích? (1 điểm) Câu 3. Em có nhận xét gì về chi tiết “Dế Mèn đứng lặng giờ lâu trước ngôi mộ của Dế Choắt“ ? (1 điểm) Câu 4. Xác định các thành phần chính trong câu sau: Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. (1 điểm) Câu 5. Từ câu chuyện của Dế Mèn, em rút ra được bài học gì cho bản thân của mình? (1,0 điểm) II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5điểm) Em hãy tả lại một người bạn mà em yêu quý. GV: Nguyễn Như Nguyệt
  11. ĐỀ 10 Câu 1( 1 điểm): Hãy sắp xếp các từ sau đây thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: lưa thưa, nhà cửa, đi đứng, rì rào, lập lòe, cá quả, lóng lánh, gập ghềnh, mặt mũi, mong muốn, móm mém. Câu 2( 2 điểm): “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”( Ca dao) a/ Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu ca dao trên ( Chỉ rõ từ ngữ, hình ảnh thể hiện biện pháp đó.) b/ Qua đó, em cảm nhận được điều gì về cuộc sống của người nông dân? Câu 3( 7 điểm) Hãy tả đầm sen vào mùa hoa nở GV: Nguyễn Như Nguyệt
  12. ĐỀ 11 I.Đọc- hiểu: 3đ Cho đoạn văn sau hãy thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm. Mặt đất lúc nào cũng phập phồng như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang. Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”. (Vũ Tú Nam) 1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì ? 2. Đoạn văn viết về nội dung gì ? 3. Đoạn văn trên sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? 4. Chỉ rõ từ ngữ thể hiện biện pháp nghệ thuật đó? II. Tập làm văn: 7đ: Câu 1: (2đ) Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn trên? Câu 2:((5đ) Hãy viết đoạn văn miêu tả cảnh mùa xuân về trên quê em. (từ 10-15 dòng). GV: Nguyễn Như Nguyệt
  13. ĐỀ 12 I.Đọc- hiểu: 3đ Cho đoạn văn sau hãy thực hiện các yêu cầu bên dưới: “ Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.” 1.Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? 2. Thuộc thể loại truyện dân gian gì? 3.Ý nghĩa của truyền thuyết trên? 4. Truyền thuyết trên có cơ sở sự thật lịch sử là gì? II. Tập làm văn: 7đ: Câu 1: (2đ) Em hãy cho biết ý nghĩa chi tiết cây đàn thần trong truyện Thạch Sanh Câu 2:((5đ) Hãy viết đoạn văn kể về hiện tượng bão lụt ở quê em. GV: Nguyễn Như Nguyệt
  14. ĐỀ 13 Khoanh trßn vào chữ cái có c©u tr¶ lêi ®óng C©u 1: TruyÖn S¬n Tinh Thuû Tinh nh»m gi¶i thÝch? A. Nguån gèc gièng nßi. B. §¸nh giÆc cøu níc. C. Ý nguyÖn thèng nhÊt céng ®ång. D. HiÖn tîng ma giã lôt b·o. Caâu2: Thaïch Sanh laø nhaân vaät : A. dũng sĩ B.có tài năng kì lạ C. thông minh D. ngốc nghếch. Nối cột A và cột B cho phù hợp: A Nối B a. Con rồng cháu Tiên 1.Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm b. Sự tích Hồ Gươm 2.Đề cao sự thông minh và trí khôn c. Em bé thông minh 3. Giải thích nguồn gốc của 2 loại bánh d.Bánh chưng, bánh giầy 4. Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của người Việt Điền các từ còn thiếu hoàn thiện khái niệm truyện cổ tích sau. Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số (1) quen thuộc: -Nhân vật bất hạnh( như: người mồ côi, người con riếng,người em út,người có hình dạng xấu xí ) ; -Nhân vật dùng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; -Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; -Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người). GV: Nguyễn Như Nguyệt
  15. Truyện cổ tích thường có yếu tố (2) thể hiện (3), (4) của nhân dân về (5) cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. “ Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương mới chiếm được của giặc tiếp tế cho họ. Gươm thần mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.” 1.Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Thuộc thể loại truyện dân gian gì? 2. Nhân vật chính trong tác phẩm trên là ai? 3.Ý nghĩa của truyền thuyết trên? 4. Truyền thuyết trên có cơ sở sự thật lịch sử là gì? GV: Nguyễn Như Nguyệt
  16. ĐỀ 14 A Trắc nghiệm (4,0 điểm) Câu 1:Nhân vật Phù Đổng Thiên Vương xuất hiện trong văn bản nào? A. Thánh Gióng B. Sơn Tinh ,Thủy Tinh C. Con rồng cháu tiên D. Bánh chưng bánh giầy Câu 2:Truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh phản ánh hiện thực và ước mơ gì của ngườiViệt cổ ? A. Chống thiên tai và chế ngự lũ lụt B. Dựng nước của vua Hùng. C. Giữ nước của vua Hùng D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc vua Hùng. Câu 3: Truyện “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại nào ? A. Cổ tích B. Truyền thuyết C. Truyện cười D. Ngụ ngôn. Câu 4 : Nguyên nhân dẫn đến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh là: A. Vua Hùng kén rễ. B. Vua ra lễ vật không công bằng. C. Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ. D. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh. Câu 5 : Hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm khi nào? A. Lê thận kéo được lưỡi gươm. B. Lê Lợi nhặt chuôi gươm. C. Trước khi Lê Lợi khởi nghĩa. D. Khi Lê Lợi hoàn gươm Câu 6 : Mục đích chính của truyện Em bé thông minh là gì? A.Ca ngợi tài năng, trí tuệ con người. B.Phê phán những kẻ ngu dốt. C.Khẳng định sức mạnh của con người. D.Gây cười. Câu 7: Chi tieát sau đây trong văn bản Thánh Gióng có yù nghóa như thế nào? “Gioùng vöôn vai trôû thaønh traùng só” A. Chöùng toû taàm voùc phi thöôøng cuûa ngöôøi anh huøng vaø cuûa caû daân toäc. B. Gióng trở thành tráng sĩ C. Gióng là vị tướng của nhà trời D. Gióng là sức mạnh của nhân dân Câu 8: Tại sao em bé trong văn bản “ Em bé thông minh” được hưởng vinh quang? A.Nhờ may mắn và tinh ranh B.Nhờ thông minh, hiểu biết. C.Nhờ sự giúp đỡ của thần linh D.Nhờ có vua yêu mến B Tự luận:(6,0 điểm) Câu 9: Truyền thuyết là gì?(2 điểm) Câu 10: Hãy nêu những thử thách đối với em bé trong văn bản “Em bé thông minh”mà em được học.Trí thông minh của em bé được bộc lộ qua những thử thách đó như thế nào? (4 điểm) GV: Nguyễn Như Nguyệt
  17. ĐỀ 15 PhÇn I Tr¾c nghiÖm Em h·y khoang trßn vµo ch÷ c¸I in hoa ®Çu dßng ë ph­¬ng ¸n tr¶ lêi ®óng nhÊt cho c¸c c©u d­íi ®©y: C©u 1: Qua c©u chuyÖn “Õch ngåi ®¸y giÕng” ng­êi ®äc rót ra ®­îc bµi häc g×? A.M«i tr­êng nhá bÐ h¹n hÑp,kh«ng cã sù giao l­u sÏ lµm h¹n chÕ rÇm hiÓu biÕt thÕ giíi xung quanh dÔ n¶y sinh t©m lý chñ quan,kiªu ng¹o. B.Sù kiªu ng¹o chñ quan rÊt dÔ khiÕn cho ng­êi ta ph¶i tr¶ gi¸ ®¾t cã khi liªn quan ®Õn c¶ tÝnh m¹ng. C.Khi thay ®æi m«i tr­êng sèng hoÆc nghÒ nghiÖp ph¶i th©n träng khiªm tèn t×m hiÓu ®Ó thÝch nghi. Tr¸nh chñ quan kiªu ng¹o, suy nghÜ n«ng c¹n,h¹n hÑp. D.TÊt c¶ ý kiÕn trªn ®Òu ®óng. C©u 2 Cã nhËn xÐt sau: TruyÖn cho ta bµi häc bæ Ých: khi lµm viÖc g× còng ph¶i suy nghÜ tr­íc sau còng cã thÓ ta cÇn nghe sù gãp ý cña ng­êi kh¸c nh­ng cÇn cÈn träng nhËn xÐt ®óng sai kh«ng nh¾m m¾t lµm bõa kÎo phÝ c«ng v« Ých l¹i bÞ thiªn h¹ c­êi chª. Theo em nhËn xÐt ®ã lµ cña v¨n b¶n nµo d­íi ®©y? A.Õch ngåi ®¸y giÕng B.Treo biÓn C.Lîn c­íi, ¸o míi D.MÑ hiÒn d¹y con C©u 3 Trong c©u v¨n sau “Mét h«m, viªn quan ®i qua c¸nh ®ång kia,chît thÊy bªn vÖ ®­êng cã hai cha con nhµ nä ®ang lµm ruéng” cã mÊy chØ tõ? A.Mét C. Ba B.Hai D. Ba C©u 4 C©u v¨n “Vua cha yªu th­¬ng MÞ N­¬ng hÕt mùc, muèn kÐn cho con mét ng­êi chång thËt xøng ®¸ng” cã ba côm tõ ®óng hay sai? GV: Nguyễn Như Nguyệt
  18. A.§óng B.Sai C©u 5 Lo¹i tÝnh tõ nµo cã thÓ kÕt hîp víi tõ chØ møc ®é? A.TÝnh tõ chØ ®Æc ®iÓm t­¬ng ®èi B.TÝnh tõ chØ ®Æc ®iÓm tuyÖt ®èi. PhÇn II Tù luËn C©u 1 Em cã c¶m nhËn nh­ thÕ nµo vÒ c¸ch d¹y con cña bµ mÑ M¹nh Tö qua ®o¹n v¨n sau: L¹i mét h«m,thÇy M¹nh Tö ®ang ®i häc, bá häc vÒ nhµ ch¬i.Bµ mÑ ®ang ngåi dÖt cëi tr«ng thÊy,liÒn cÇm dao c¾t ®øt tÊm v¶i ®ang dÖt trªn khung mµ nãi r»ng: “Con ®ang ®i häc mµ bá häc th× còng nh­ ta ®ang dÖt tÊm v¶i nµy mµ c¾t ®øt ®i vËy” (TrÝch “MÑ hiÒn d¹y con”) C©u 2 KÓ mét kû niÖm vÒ thÇy hay c« gi¸o cña em GV: Nguyễn Như Nguyệt