18 Bộ đề thi khảo sát đầu năm môn Ngữ Văn Lớp 9

doc 18 trang thaodu 5380
Bạn đang xem tài liệu "18 Bộ đề thi khảo sát đầu năm môn Ngữ Văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc18_bo_de_thi_khao_sat_dau_nam_mon_ngu_van_lop_9.doc

Nội dung text: 18 Bộ đề thi khảo sát đầu năm môn Ngữ Văn Lớp 9

  1. file word đề-đáp án Zalo: 0946095198 TRƯỜNG THCS ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Ngữ văn lớp 9 Đề chính thức Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)  Câu 1/ (2 điểm) Ý nghĩa của những chi tiết kì ảo trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Câu 2/ (3 điểm) a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng câu cảm thán. b. Phân tích tình cảm và cảm xúc trong câu sau và có thể xếp vào câu cảm thán được không? Vì sao? “Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn cho gầy cò con?” (Ca dao) Câu 3/ (5 điểm) Viết bài văn thuyết minh về một loài hoa ngày tết.
  2. file word đề-đáp án Zalo: 0946095198 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP: 9 Ngày 22.8.2013 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2 điểm) Văn bản a. Chép phần dịch thơ văn bản “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh b. Hoàn cảnh sáng tác? Câu 2: Từ ngoài vườn trở vào, mặt chú Tiến Lê rạng rỡ lắm: - Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không? (Tạ Duy Anh – Bức tranh của em gái tôi.) a. Chú Tiến Lê nói chuyện với bạn của mình (là bố mẹ của Kiều Phương) nhưng lại gọi họ là “anh chị” vì sao vậy? (1 điểm) b. Có thể thay từ “anh chị” trong câu đối thoại trên bằng từ nào? (1 điểm) Câu 3: Câu nói của M.Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì? (6 điểm) Hết
  3. file word đề-đáp án Zalo: 0946095198 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2.0 điểm). a) Kể tên các phương châm hội thoại đã học? Theo em, việc không tuân thủ các phương châm hội thoại thường do những nguyên nhân nào? b) Đọc đoạn truyện sau: Chị Dậu run run: - Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát: - Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất! (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) Trong đoạn truyện trên, nhân vật cai lệ đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu 2 (3.0 điểm). a)Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà đề cập tới vấn đề gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của văn bản. b) Cho câu chủ đề sau: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Hãy triển khai thành đoạn văn nghị luận (từ 15 đến 20 câu). Câu 3 (5.0 điểm). Cây tre ở làng quê Việt Nam. –––––––– Hết –––––––– Họ tên học sinh: Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: .
  4. file word đề-đáp án Zalo: 0946095198 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn: Ngữ văn (Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI I/ Phần trắc nghiệm: (1 điểm) Câu 1: “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại nào? A. Truyện ngắn. C. Truyện vừa. B. Tiểu thuyết. D. Bút kí. Câu 2: Nhận xét nào sau đây đúng với đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”? A. Có giá trị châm biếm. B. Là đoạn trích có kịch tính rất cao. C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố. D. Có giá trị hiện thực và nhân đạo lớn. Câu 3: Trong đoạn trích tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào? A.Giới thiệu nhân vật và các phẩm chất tính cách nhân vật. B. Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ. C. Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia. D. Không dùng cách nào trong ba cách trên. Câu 4: Em hiểu từ “hầm hè” trong câu văn “Cai lệ vẫn giọng hầm hè” có nghĩa là gì? A. Thái độ tức giận, chỉ định sinh sự. B. Thái độ coi chừng đối phương. C. Gọng nói phát ra từ trong cổ. D. Cách nói gàn dở ngớ ngẩn. II/ Phần tự luận: (9 điểm) Câu 5: (3 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau: “Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm Chiếc thuyền in bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” (Quê Hương – Tế Hanh). Câu 6: (6 điểm) Có ý kiến cho rằng: Sức hấp dẫn thuyết phục của văn bản “Hịch Tướng Sĩ ” – Trần Quốc Tuấn chính là nghệ thuât Khích tướng. Hãy làm sáng tỏ. Hết .
  5. file word đề-đáp án Zalo: 0946095198 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Năm học: 2013 - 2014 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút Họ và tên: . .Lớp 9 Điểm Lời phê của giáo viên Đề bài I- Trắc nghiệm: (2 điểm) Đọc ngữ liệu, chọn và khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước phương án đúng Trong tù không rượu, cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm cửa ổ ngắm nhà thơ. (Ngắm trăng - Ngữ văn lớp 8 Tập II) Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ trên A. Thế Lữ B. Hồ Chí Minh C.Vũ Đình Liên D.Tố Hữu Câu 2: Bài thơ trên viết trong thời kì kháng chiên nào? A. Chống Pháp B. Chống Nhật C. Chống Mĩ D. Cả A, B, C Câu 3: Từ “Trăng nhòm” thuộc biện pháp tu từ nào? A. Điệp từ B.So sánh C. Nhân hoá D. Ẩn dụ Câu 4: Tác phẩm được viết theo thể thơ A. Thất ngôn bát cú B. Tự do C. Song thất lục bát D. Thất ngôn tứ tuyệt II- Tự luận (8 điểm) Câu 1: Nêu các phương châm hội thoại? Đưa ra tình huống phương châm hội về chất. (2 điểm) Câu 2: Thuyết minh cây lúa Việt Nam (6 điểm)
  6. file word đề-đáp án Zalo: 0946095198 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KSCL ĐẦU NĂM HỌC 2013-2014 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 60 phút A. TIẾNG VIỆT: (4 điểm) Cho các thành ngữ: Ăn không nói có; Mồm loa mép giải 1. Giải thích nghĩa của các thành ngữ trên và cho biết mỗi thành ngữ đó liên quan đến những phương châm hội thoại nào? 2. Viết đoạn văn (khoảng 4-6 câu) chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một trong hai thành ngữ đã cho ở trên. B. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) Thuyết minh về một dụng cụ học tập: Cây bút bi (có sử dụng biện pháp nghệ thuật).
  7. file word đề-đáp án Zalo: 0946095198 PHÒNG GD&ĐT KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Năm học: 2014 – 2015 Môn thi: Ngữ văn - Lớp: 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1.( 2.0 điểm): Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này liên quan đến phương châm hội thoại nào? a) Có một thốt ra mười. b) Hứa hươu hứa vượn. Câu 2.( 3.0 điểm): Nêu những biểu hiện về vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh trong văn bản” Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà. Câu 3.(5.0 điểm): Em hãy giới thiệu danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ở quê em?
  8. file word đề-đáp án Zalo: 0946095198 Trường THCS ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Họ Và Tên: Năm học: 2014 – 2015 Lớp: . MÔN: Ngữ Văn 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian chép đề) ___ ĐỀ BÀI: Câu 1: (3,0 điểm) Kể tên những phương châm hội thoại đã học? Giải thích nghĩa của thành ngữ trên và cho biết những thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào? - Hứa hươu hứa vượn - Nói băm nói bổ Câu 2: (2,0 điểm) Hãy chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng: “Lão Hạc, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945”. Câu 3: (5,0 điểm) Giới thiệu cây tre.
  9. file word đề-đáp án Zalo: 0946095198 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1 (2.0 điểm). Kể tên các phương châm hội thoại đã học? Theo em, việc không tuân thủ các phương châm hội thoại thường do những nguyên nhân nào? Câu 2 (3.0 điểm). a) Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà đề cập tới vấn đề gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của văn bản. b) Cho câu chủ đề sau: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Hãy triển khai thành đoạn văn nghị luận (từ 8 đến 10 câu). Câu 3 (5.0 điểm). Cây tre ở làng quê Việt Nam.
  10. file word đề-đáp án Zalo: 0946095198 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (3 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Và chủ nhân của chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. (Theo SGK Ngữ Văn 9, tập 1, trang 6) 1) Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác? 2) Đoạn văn trên đã nêu lên vẻ đẹp gì trong phong cách của Bác? Hãy ghi lại một vài câu thơ mà em biết viết về vẻ đẹp của Bác mà em vừa xác định? 3) Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như hiện nay, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào? Câu 2 (2 điểm). 1) Kể tên các phương châm hội thoại đã học? 2) Các thành ngữ sau đây liên quan đến những phương châm hội thoại nào? – Nói phải củ cải cũng nghe – Ông nói gà, bà nói vịt – Lắm mồm lắm miệng Câu 3 (5 điểm). Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng của địa phương mình. (Địa phương được hiểu đến đơn vị cấp xã, huyện, tỉnh) ——————HẾT——————
  11. file word đề-đáp án Zalo: 0946095198 PHÒNG GD & ĐT ĐỀ THI KSCL ĐẦU NĂM MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 9 Năm học: 2015 – 2016 Thời gian: 60 phút (Không kể phát đề) Câu 1: (2 điểm) Chép đúng chính tả bốn câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu) và nêu nội dung của đoạn thơ này. Câu 2: (2 điểm) Giải thích lí do lựa chọn trật tự từ in đậm trong những câu sau: a) Nó đến trường gặp thầy giáo, nhờ thầy giảng hộ bài toán. b) Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Câu 3: (6 điểm) Thuyết minh về cây bút bi.
  12. file word đề-đáp án Zalo: 0946095198 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 ĐẦU NĂM HỌC 2015- 2016 Môn : Ngữ Văn Thời gian: 90 phút (Không kề thời gian phát đề) Câu 1 (1,5 điểm): a) Hãy cho biết đặc điểm, chức năng của câu nghi vấn? b) Xác định chức năng của những câu sau: – (Lão Hạc ơi!) Sao đời lão khốn cùng đến thế? – Bạn có khoẻ không? Câu 2 (2.5 điểm): Trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó. Sau bao nhiêu gian khổ Người vẫn thấy: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Em hiểu cái sang của cuộc đời cách mạng trong bài thơ này như thế nào? Câu 3 (6 điểm): Giới thiệu một danh lam thắng cảnh mà em được biết. ——— hết——
  13. file word đề-đáp án Zalo: 0946095198 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT LỚP 9 Năm học 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 90 phút) PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2 điểm) Trong 8 câu sau mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có 1 phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài. Câu 1: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình? A. chót vót C. non nước B. khúc khủy D. tầm tã Câu 2: Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh? A. cheo leo B. sừng sững C. róc rách D. chang chang Câu 3: Câu văn: “Nếu như ở nam Hải Vân nắng chang chang thì ở bắc Hải Vân trời lại rét và mưa tầm tã.” là câu gì? A. Câu đơn C. Câu chủ động B. Câu bị động D. Câu ghép Câu 4: Trong ác từ: lạnh lạnh, nhấp nhô, mệt mỏi, đèm đẹp; có mấy từ láy? A. Một từ B. Hai Từ C. Ba từ D. Bốn từ Câu 5: Cho biết trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa? A. Ông / bà B. Chó / mèo C. Giàu / khổ D. Rộng / hẹp Câu 6: Trong những câu sau, từ “chạy” nào được dùng với nghĩa gốc? A. Nam chạy thi 100m B. Đồng hồ chay nhanh 10 phút C. Chạy ăn từng bữa D. Con đường chạy qua núi Câu 7: Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt? A. Phi cơ B. Đè nén C. Kháng chiến D. Lầm than Câu 8: Câu thơ: “Hồn ở đâu bây giờ ?” (Vũ Đình Liên – Ông Đồ) thuộc kiểu câu nào? A. Câu cầu khiến. B. Câu cảm thán C. Câu trần thuật D. Câu nghi vấn PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1 (3.0 điểm): Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau: "Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc, Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có" a. Phần trích trên được trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Do ai sáng tác? b. Tại sao nói đoạn văn bản trên có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập? Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm gương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. (Tế Hanh – Quê Hương)
  14. file word đề-đáp án Zalo: 0946095198 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HUYỆN KIM BÔI NĂM HỌC 2016-2017, MÔN: NGỮ VĂN 9 (Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề) Đề chính thức Đề thi gồm 01 trang PHẦN I: VĂN - TIẾNG VIỆT (4 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) a. Chép lại những dòng thơ còn thiếu sau đây: “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Với cặp báo chuồng bên vô tư lự." b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó? Câu 2: (1,5 điểm) a. Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn? b. Lấy ví dụ về câu nghi vấn? Câu 3: (1 điểm) Nêu các phương châm hội thoại ? II. PHẦN LÀM VĂN: (6 điểm) Thuyết minh về cây lúa Việt Nam. Hết
  15. file word đề-đáp án Zalo: 0946095198 PHÒNG GD&ĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÊ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Năm học: 2016 – 2017 Môn: Ngữ Văn 9 (Thời gian: 90 phút) Câu 1. (2 điểm) Cho các thành ngữ: Ăn không nói có; Mồm loa mép giải. a. Giải nghĩa các tành ngữ. b. Cho biết những thành ngữ đó liên quan đến những phương châm hội thoại nào? Câu 2. (3 điểm) Từ vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh, em có suy nghĩ gì về việc học tập và rèn luyện của bản thân trong cuộc sống hôm nay? Câu 3. (5 điểm) Thuyết minh về chiếc bút bi (có sử dụng nghệ thuật) Hết
  16. file word đề-đáp án Zalo: 0946095198 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn thi: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể giao đề (Đề thi gồm: 01 trang) Câu 1 (2 điểm): Em hãy đọc kỹ đoạn trích sau rồi trả lời các câu hỏi: "Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có." (Trích Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi) Sách Ngữ văn 8, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 1) Văn bản Bình Ngô đại cáo được viết trong hoàn cảnh nào? 2) Giải nghĩa từ: nhân nghĩa. 3) Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? 4) Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã đưa ra những yếu tố nào? Câu 2 (2 điểm): Em h·y kÓ tªn c¸c ph¬ng ch©m héi tho¹i đã học. Biện pháp tu từ nào liên quan đến phương châm lịch sự? X¸c ®Þnh ph¬ng ch©m héi tho¹i có trong nh÷ng vÝ dô sau: a. ¡n kh«ng nãi cã. b. Lóng bóng nh ngËm hét thÞ. c. ¤ng nãi gµ, bµ nãi vÞt. d. Chim kh«n kªu tiÕng r¶nh rang, Ngêi kh«n nãi tiÕng dÞu dµng dÔ nghe. Câu 3: 6 điểm Từ bài "Bàn luận về phép học" của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành.
  17. file word đề-đáp án Zalo: 0946095198 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: Ngữ Văn 9 Thời gian làm bài : 90 phút Đề thi gồm : 01 trang Câu 1. (2,0 điểm). “Ta nghe hè dậy bên lòng ” a. Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ cuối của bài thơ “Khi con tu hú” - Tố Hữu. b. Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Câu 2 (3,0 điểm). a. Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật? Đặt một câu trần thuật? b. Các câu dưới đây thuộc kiểu câu gì? Chúng được dùng với mục đích nào? 1. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. 2. Anh có thể tắt thuốc lá được không? 3. Thôi con đừng lo lắng! 4. Giàu đẹp quá quê hương ta! Câu 3 (5,0 điểm). Đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng đã thể hiện tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết
  18. file word đề-đáp án Zalo: 0946095198 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIÊM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút Đề thi gồm: 01 trang Câu 1: (3,0 điểm) Cho câu thơ: “Ta nghe hè dậy bên lòng ” a. Hãy chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thiện khổ cuối bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu. b. Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên? Câu 2: (2,0 điểm) Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu sau: “Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà.” (Bà Huyện Thanh Quan - Qua Đèo Ngang) Câu 3: (5,0 điểm) Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên Bác Hồ viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Em hiểu như thế nào về lời căn dặn của Bác? Hết