20 Đề thi Ngữ Văn Lớp 6 học kì 2 - Sách Cánh Diều (Kèm đáp án chi tiết)

docx 88 trang Thái Huy 24/04/2025 750
Bạn đang xem 25 trang mẫu của tài liệu "20 Đề thi Ngữ Văn Lớp 6 học kì 2 - Sách Cánh Diều (Kèm đáp án chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx20_de_thi_ngu_van_lop_6_hoc_ki_2_sach_canh_dieu_kem_dap_an_c.docx

Nội dung text: 20 Đề thi Ngữ Văn Lớp 6 học kì 2 - Sách Cánh Diều (Kèm đáp án chi tiết)

  1. 20 Đề thi Ngữ Văn Lớp 6 học kì 2 - Sách Cánh Diều (Kèm đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 3 PHÒNG GD&ĐT BẮC HÀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TÀ CHẢI Môn: Ngữ văn – Lớp 6 ĐỀ SỐ 1 (Thời gian 90 phút không kể giao đề) Phần I – Đọc hiểu (6 điểm): Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng. Người bạn mới Buổi học hôm nay có chuyện “hay” quá! Vừa về đến nhà Tú khoe ngay với mẹ: - Mẹ ơi! Lớp con có một thằng Mẹ ngẩng lên: - Sao lại thằng? Tú vẫn hớn hở: - Vâng! Một thằng mới vào học mẹ ạ! Buồn cười lắm! Mẹ nhìn em: - Buồn cười làm sao? - Hí hí! Nó mặc áo con gái, mẹ ạ! Mẹ hỏi: - Áo con gái thế nào? Tú vừa cười vừa kể rằng: Cái “thằng ấy” mới xin chuyển về, vào lớp 5C của con, nó mặc cái quần ngắn ơi là ngắn và cái áo sơ mi ở trong chiếc áo len thì lại cổ lá sen. Kiểu cổ áo của con gái. Thế có buồn cười không? - Cái thằng ấy, mẹ ạ Mẹ lắc đầu: - Sao con cứ gọi bạn là thằng thế nhỉ? Nói chuyện với mẹ, với bố, con không được gọi bạn là thằng nọ thằng kia. Bạn ấy tốt hay xấu mà con lại gọi thế? Tú lúng túng: - Con con cũng chưa biết ạ! - Không biết một tí gì hết? Tú ngần ngừ, rồi thưa: - Nó dát lắm mẹ ạ. Chúng con chế là mặc áo con gái, nó chỉ im lặng rồi đứng một mình thôi. Nghe Tú nói, vẻ mặt mẹ vẫn không vui. Mẹ nhìn em có ý trách: - Hết gọi bạn là thằng, rồi lại gọi là nó. Sao con không gọi hẳn tên bạn ra hoặc là: bạn ấy, bạn con được nhỉ? Tên bạn ấy là gì? - Là Nam. Phó Văn Nam mẹ ạ. Buồn cười quá cơ! - Thế thì đến mai, con hãy chơi với Nam và hỏi sao Nam lại mặc áo con gái nhé! DeThi.edu.vn
  2. 20 Đề thi Ngữ Văn Lớp 6 học kì 2 - Sách Cánh Diều (Kèm đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn Cậu Nam ấy, hóa ra là một học sinh giỏi. Ngay bài toán tập đầu tiên làm ở lớp mới, không cần phải hỏi bạn ngồi bên cạnh, không xem bài của ai, cậu ấy đã được hẳn mười điểm. Mà chữ viết nữa chứ, rất đẹp. Tú làm quen và biết được rằng nhà Nam nghèo thôi. Đến cái ti vi, bố mẹ cậu ấy cũng không có tiền để mua. Nam phải chuyển trường đi theo bố mẹ, vì mãi đến bây giờ cơ quan mới chia nhà cho. Trước đây là đi ở nhờ. Bố mẹ Nam có hai con. Chị Nam là con gái, áo quần mặc chật từ lúc bé, có cái nào mẹ lại mặc cho Nam. Mặc ở nhà và mặc ở trong cũng được. Mẹ Nam bảo Nam là: Bộ mặc ở ngoài thì cần phải đúng là của con trai. Lớn hơn nữa, thì thôi. Giờ còn bé thì mặc tạm. Mẹ sẽ dành tiền may cho Nam. Thương mẹ vất vả, nên Nam đã vâng lời. Tú nghe bạn kể mà thương bạn. Mặc áo thừa của chị, mà vẫn học giỏi, lại biết thương mẹ, chứ không đua đòi, thấy ai có cái gì cũng muốn có theo. Ngay hôm đó, về nhà Tú khoe: - Mẹ ơi! Bạn Nam ấy, hay lắm mẹ ạ! Mẹ hỏi: - Hay làm sao? - Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan, mẹ ạ! Mẹ nhìn em. Ánh mắt mẹ cười vui (Phong Thu - Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng) Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản “Người bạn mới” thuộc thể loại truyện gì? A. Truyện đồng thoại B. Truyện ngắn C. Truyện truyền thuyết D. Truyện cổ tích Câu 2 (0,5 điểm). Văn bản “Người bạn mới” viết về đề tài gì? A. Thiên nhiên B. Thời tiết C. Gia đình D. Bạn bè Câu 3 (0,5 điểm). Trong văn bản, câu nào sau đây là lời nhân vật? A. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan, mẹ ạ! B. Tú làm quen và biết được rằng nhà Nam nghèo thôi. C. Tú nghe bạn kể mà thương bạn. D. Ánh mắt mẹ cười vui Câu 4 (0,5 điểm). Trong văn bản “Người bạn mới”, người kể chuyện là ai? A. Người kể xưng “tôi” và là nhân vật trong truyện B. Người kể xưng “chúng tôi” và là nhân vật trong truyện C. Người kể không tham gia vào câu chuyện D. Người kể mang tên một nhân vật trong câu chuyện Câu 5 (0,5 điểm). Văn bản “Người bạn mới” chủ yếu khắc họa nhân vật Tú ở phương diện nào? A. Hình dáng B. Tâm trạng C. Hành động D. Ngôn ngữ Câu 6 (0,5 điểm). Câu nào sau đây có trạng ngữ? A. Cậu Nam ấy, hóa ra là một học sinh giỏi. DeThi.edu.vn
  3. 20 Đề thi Ngữ Văn Lớp 6 học kì 2 - Sách Cánh Diều (Kèm đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn B. Thế thì đến mai, con hãy chơi với Nam và hỏi sao Nam lại mặc áo con gái nhé! C. Chúng con chế là mặc áo con gái, nó chỉ im lặng rồi đứng một mình thôi. D. Mẹ nhìn em. Câu 7 (1 điểm) Em hãy cho biết vì sao ở cuối truyện lại có chi tiết “ Ánh mắt mẹ cười vui”? Câu 8 (1,0 điểm). Viết đoạn văn khoảng 5 câu trình bày bài học em rút ra được sau khi đọc văn bản “Người bạn mới”. Câu 9 (1,0 điểm). Trong cuộc sống, khi bị bạn bè hiểu lầm, em sẽ ứng xử như thế? Phần II – Viết (4,0 điểm) Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, bên cạnh những biểu hiện đẹp thì vẫn có những biểu hiện chưa đẹp. Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về tác hại của cách giao tiếp chưa đẹp, từ đó khuyên bạn bè giao tiếp sao cho phù hợp, xứng đáng là học sinh văn minh thanh lịch. ----------------------------- Hết --------------------------- DeThi.edu.vn
  4. 20 Đề thi Ngữ Văn Lớp 6 học kì 2 - Sách Cánh Diều (Kèm đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 D 0,5 3 A 0,5 4 D 0,5 5 D 0,5 6 B 0,5 7 Hs diễn giải trọng tâm nội dung 1 Vì mẹ nhận thấy Tú đã hiểu và nhận thức đúng về bạn Nam 8 Hình thức: đảm bảo dung lượng và hình thức một đoạn văn 0,25 + Học sinh nêu được bài học riêng cho bản thân: Học sinh nêu được bài học phù hợp, đúng đắn. Không nên nhìn biểu hiện bên ngoài để đánh giá, chế nhạo người khác. Cần biết thấu 0,75 hiểu và sẻ chia với mọi người xung quanh. 9 Học sinh nêu được ít nhất 2 biểu hiện cụ thể về cách ứng xử, phù hợp với hoàn cảnh, 1,0 tâm lí lứa tuổi, văn hóa giao tiếp. II VIẾT 4,0 a. Bước đầu biết viết bài văn nghị luận theo đúng cấu trúc 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Bày tỏ được quan điểm của bản thân về hiện tượng giao tiếp chưa đẹp c. Bày tỏ được quan điểm của bản thân về hiện tượng giao tiếp chư đẹp, giao tiếp văn minh HS trình bày quan điểm ý kiến của bản thân theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Giải thích vấn đề - Biểu hiện – tác hại: 0,5 - Giao tiếp chưa đẹp là như thế nào? - Biểu hiện: xưng hô tùy tiện, nói lời cục cằn, thô lỗ, tục tĩu - Tác hại: + Với bản thân + Với tập thể 2. Bàn luận vấn đề: 2,0 - Nguyên nhân: + Chủ quan + Khách quan - Giải pháp: + Rèn luyện, nâng cao ý thức + Học cách nói lời hay, làm việc tốt + Xây dựng môi trường học tập vui tươi, thân thiện - Rút ra bài học cho bản thân. 0,5 - Khẳng định tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo:Bố cục mạch lạc, đảm bảo logic, thuyết phục, sáng tạo, bài viết lôi cuốn, 0,25 hấp dẫn. DeThi.edu.vn
  5. 20 Đề thi Ngữ Văn Lớp 6 học kì 2 - Sách Cánh Diều (Kèm đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 4 PHÒNG GD&ĐT BẮC HÀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TÀ CHẢI Môn: Ngữ văn – Lớp 6 ĐỀ SỐ 2 (Thời gian 90 phút không kể giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng. “Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc. Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông trời hửng dần. Những bông hoa thược dược đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này. Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp Năm, có lần tôi đi đá bóng, bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn tôi mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Nó bảo: - Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu. Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. (...) Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm bao trùm lên cảnh vật”. (Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài, Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục, 2016) Câu 1. Đoạn trích viết về chủ đề nào? A. Tình cảm gia đình B. Tình cảm làng xóm C. Tình cảm thầy trò D. Tình yêu quê hương Câu 2. Có ý kiến cho rằng: “ Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ nhất”, ý kiến đó đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3. Cặp từ láy có trong các câu văn sau: Những bông hoa thược dược đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu là: A. thược dược, nhảy nhót B. sương sớm, chiêm chiếp C. rực rỡ, chiêm chiếp D. thược dược, rực rỡ Câu 4. Nội dung chính của đoạn trích là: A. tình cảm yêu thương gắn bó của hai anh em. B. cuộc nói chuyện giữa hai anh em DeThi.edu.vn
  6. 20 Đề thi Ngữ Văn Lớp 6 học kì 2 - Sách Cánh Diều (Kèm đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn C. tâm trạng hối hận của anh trai khi hờ hững với người em. D. tình cảm yêu thương gắn bó, không muốn xa cách của hai anh em. Câu 5. Vì sao trong đoạn trích trên người anh lại có thái độ ân hận? A. Vì người anh thấy cảm động và nghĩ lâu nay mình mải vui chơi với bạn bè mà chẳng lúc nào chú ý đến em. B. Vì người anh đã luôn có cảm giác ganh ghét, đố kị với em gái của mình. C. Vì người anh ham chơi đá bóng với bạn trên sân vận động. D. Vì người anh nhận thấy em gái buồn khi chuẩn bị chia tay lớp học. Câu 6. Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào có cùng chủ đề trong chương trình Ngữ văn 6? A. Bài học đường đời đầu tiên. B. Nếu cậu muốn có một người bạn. C. Tiếng cười không muốn nghe. D. Bức tranh của em gái tôi. Câu 7. Nhân vật “người em” trong đoạn trích trên là người như thế nào? Viết đoạn văn ngắn khoảng 3 – 4 câu Câu 8. Đặt mình vào vị trí của một người bạn, em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu để bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ của mình với hai anh em trong đoạn trích? Câu 9. Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi đến chúng ta điều gì? (trả lời bằng cách viết đoạn văn khoảng 3 đến 4 câu) II. VIẾT (4,0 điểm) Hiện tượng học sinh sử dụng điện thoại thông minh một cách bừa bãi, không đúng qui định của nhà trường, gây ảnh hưởng xấu đến học tập đang là một vấn đề đáng quan tâm. Hãy viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề này? ................................HẾT......................... DeThi.edu.vn
  7. 20 Đề thi Ngữ Văn Lớp 6 học kì 2 - Sách Cánh Diều (Kèm đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 A 0,5 3 C 0,5 4 D 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 Viết thành đoạn văn 3- 4 câu nhận xét về người em 1 Là đứa trẻ cá tính, thích gây trò quậy phá. 8 - HS viết được lời động viên, chia sẻ, cảm thông với hai anh 1,0 em khi gia đình tan vỡ. 9 - HS trình bày bằng một đoạn văn (khoảng 5 câu), cơ bản được các ý sau: + Được sống trong tình yêu thương của gia đình là niềm hạnh 0,75 phúc lớn nhất cuộc đời của mỗi người, được hưởng tình yêu thương của cha mẹ, được sống trong mái ấm gia đình được đi học, được cha mẹ quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ... + Phải biết yêu thương, chăm sóc và vâng lời bố mẹ, anh chị... 0,25 II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 c. Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, lập luận chặt chẽ 0,25 d. Đảm bảo chính tả, ngữ pháp 0,25 Yêu cầu cụ thể từng phần - Mở bài: Giới thiệu được vấn đề (hiện tượng sử dụng điện 0,5 thoại bừa bãi, gây ảnh hưởng xấu đến học tập) - Thân bài: + Nêu được vấn đề như thế nào là không đúng qui định (Sử 0,25 dụng quá thời lượng cho phép, không đùng yêu cầu của giáo viên, sử dụng để chơi game, tiktok, dạo Facebook..., + Những hậu quả ảnh hưởng đến học tập (Có lí lẽ, dẫn chứng 0,25 phù hợp) + Đưa ra được ý kiến, quan điểm đúng đắn của cá nhân về vấn 0,5 đề + Đưa ra được giải pháp cho vấn đề 0,5 + Rút ra được bài học cho bản thân và mọi người 0,5 - Kết bài: Khẳng định quan điểm của bản thân. Kết luận vấn 0,5 đề. Lưu ý: HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau. Vì vậy giáo viên cần linh hoạt đánh giá và ghi điểm theo thực tế bài làm của HS DeThi.edu.vn
  8. 20 Đề thi Ngữ Văn Lớp 6 học kì 2 - Sách Cánh Diều (Kèm đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 5 TRƯỜNG THCS ĐÔNG TÂY HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. (Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”) – Phạm Lữ Ân) Lựa chọn đáp án đúng nhất. Câu 1: Đoạn văn bản trên thuộc loại văn bản nào trong các thể loại văn bản sau: A. Truyện kể B. Nghị luận C. Kí D. Biểu cảm Câu 2: Câu văn: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều sinh ra với những giá trị có sẵn.” Từ “chắc chắn” là từ ghép, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3: Bốn câu văn đầu đoạn văn tác giả nêu ý kiến gì? A. Bạn có thể chỉ là người rất thông minh và xinh đẹp. B. Bạn có thể chỉ giỏi các môn năng khiếu như thể thao, hát hay. C. Bạn có thể giỏi ở tất cả các lĩnh vực. D. Bạn có thể không giỏi ở lĩnh vực này nhưng lại có giá trị ở lĩnh vực khác. Câu 4: Bốn câu văn đầu đoạn có vai trò như thế nào đối với đoạn văn? A. Nêu ra dẫn chứng để đi đến kết luận vấn đề B. Nêu lí lẽ để đi đến kết luận vấn đề C. Nêu ra những bằng chứng và lí lẽ để đi đến kết luận vấn đề D. Nêu ra những kết luận vấn đề Câu 5: Bốn câu văn đầu đoạn văn đều sử dụng câu ghép có sử dụng các từ “có thể không – nhưng” ở mỗi vế câu để diễn tả mối quan hệ gì? A. Quan hệ đối lập B. Quan hệ tăng tiến C. Quan hệ loại trừ D. Quan hệ phân loại Câu 6: Em hiểu nghĩa của từ “giá trị” trong câu văn: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều sinh ra với những giá trị có sẵn.” nghĩa là gì? A. Là ước mơ cao đẹp mà mỗi chúng ta cần phấn đấu vươn tới DeThi.edu.vn
  9. 20 Đề thi Ngữ Văn Lớp 6 học kì 2 - Sách Cánh Diều (Kèm đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn B. Là điểm mạnh của bản thân mà chúng ta cần nhận ra và phát huy C. Là việc làm mà chúng ta cần thực hiện mỗi ngày D. Là hạn chế của bản thân mà chúng ta cần nhận ra và khắc phục Câu 7: Trong đoạn trích tác giả trình bày ý kiến gì? A. Chúng ta cần nhận ra giá trị của bản thân mình để phát huy nó đem đến cho cuộc sống ý nghĩa tốt đẹp. B. Chúng ta cần biết chuyên cần để vượt qua những hạn chế của bản thân. C. Chúng ta cần chăm chỉ học hỏi để vươn lên trong cuộc sống. D. Chúng ta cần sống hòa nhã yêu thương mọi người để nhận ra giá trị tốt đẹp của họ. Câu 8. Có thể thay từ giá trị trong câu văn: “Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó” bằng từ nào có ý nghĩa tương đương? A. Ý nghĩa B. Điểm mạnh C. Tài năng D. Nhiệm vụ Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Em có đồng ý với quan điểm của tác giả trong đoạn văn trên không? Vì sao? Câu 10. Từ nội dung đoạn văn bản trên em đã “nhận ra” những giá trị gì của bản thân? Hãy chia sẻ điều đó. Phần II. Viết: (4 điểm) Hiện nay tình trạng nói chuyện riêng ở học sinh đang diễn ra rất phổ biến. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về hiện tượng trên? DeThi.edu.vn
  10. 20 Đề thi Ngữ Văn Lớp 6 học kì 2 - Sách Cánh Diều (Kèm đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 A 0,5 3 D 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 B 0,5 7 A 0,5 8 B 0,5 I 9 - Học sinh nêu được quan điểm đồng ý hoặc không đồng ý 1,0 - Tùy theo cách diễn đạt của các em nhưng cần hợp lí và nêu được các ý sau: + Trên thực tế ai cũng có những hạn chế cũng như ai cũng có những ưu điểm của bản thân. + Cần biết phát hiện những giá trị của bản thân mình. Biết trân trọng bản thân mình + Biết phát huy những ưu điểm của bản thân. Biết khắc phục những khuyết điểm. hạn chế. 10 - HS nêu được những sở trường (giá trị) của bản thân mình 1,0 - Nêu được những việc cần làm để phát huy những sở trường (giá trị) đó của bản thân. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Hiện tượng nói chuyện riêng 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: *Mở bài: + Giới thiệu hiện tượng O,5 + Nhấn mạnh hậu quả của bệnh -> Là một căn bệnh vô cùng khó chữa *Thân bài - Giải thích thế nào là nói chuyện riêng trong giờ học: nói, bàn bạc và thảo luận về những vấn đề không liên quan đến những gì giáo viên đang giảng dạy 1.5 trên lớp . - Thực trạng nói chuyện riêng trong các giờ học của học sinh hiện nay diễn ra nhiều và ngày càng gia tăng - Lí giải nguyên nhân và hậu quả nói chuyện riêng. DeThi.edu.vn