28 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 9 (Có đáp án)

docx 187 trang Thái Huy 06/04/2025 630
Bạn đang xem 25 trang mẫu của tài liệu "28 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx28_de_thi_hsg_cap_tinh_mon_van_9_co_dap_an.docx

Nội dung text: 28 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 9 (Có đáp án)

  1. 28 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn bại không dễ khắc phục, không thể làm lại, dồn con người rơi vào cảnh cùng đường tuyệt vọng. Vì vậy chúng ta cần thận trọng, không nên xem thường thất bại. Bài học nhận thức và hành động: Học sinh rút ra được bài học phù hợp 0,5 với vấn đề cần nghị luận. d Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp 0,25 Tiếng Việt. e Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0,5 vấn đề nghị luận, đưa ra những dẫn chứng phù hợp, sâu sắc. 3 Nghị luận văn học 10,0 Nhà phê bình Chu Văn Sơn từng nói: “Mỗi bài thơ hay như một bông hoa. Hồn là làn hương hư hoảng vương vấn thoát lên từ bầu nhụy của câu chữ” (Đa mang một cõi lòng không yên định. Chu Văn Sơn, NXB Hội Nhà văn, 2021, tr.60) Bằng những trải nghiệm của mình khi đọc tác phẩm văn học, em hãy trình bày quan điểm của mình về ý kiến trên. a Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Mở bài: giới thiç̂u vấn đề 0,5 nghị luận; Thân bài: triển khai được vấn đề; Kết bài: khái quát được vấn đề. b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị của một bài thơ hay nằm ở 0,5 ngôn từ độc đáo và cảm xúc sâu lắng. c Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp 8,0 chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số định hướng: * Giải thích 1,0 - Mỗi bài thơ hay như một bông hoa: cách nói so sánh giàu hình ảnh khẳng định bài thơ hay sẽ có giá trị sâu sắc, khơi gợi cho con người những rung cảm thẩm mĩ từ đó tạo nên sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc, bài thơ hay là đứa con tinh thần làm nên diện mạo của người nghệ sĩ. - Hồn là làn hương hư hoảng: cảm xúc trong thơ vương vấn trong lòng DeThi.edu.vn
  2. 28 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn độc giả như hương hoa vương vấn trong không gian. - Bầu nhụy của câu chữ: là những từ ngữ độc đáo, quan trọng thể hiện sâu sắc cảm xúc, tư tưởng trong thơ. = > Nhận định của Chu Văn Sơn đã đề cập đến đặc trưng của thơ ca: Thơ là nghệ thuật ngôn từ, ngôn từ trong thơ phản ánh tâm hồn, tư tưởng, tình cảm trong trái tim của người nghệ sĩ. Đó là hai yếu tố làm nên giá trị sâu sắc của một bài thơ hay. * Bàn luận. 1,5 - Tại sao mỗi bàı thơ hay như một bông hoa. + Bằng cách nói hình ảnh tác giả đã đưa quan niệm về một bài thơ hay. Thơ hay là thơ có sức hấp dẫn cuốn hút tâm hồn người đọc bằng ngôn ngữ (0,5) đẹp, nội dung cảm xúc phong phú, lắng đọng, sâu sắc. + Vẻ đẹp của một bài thơ hay là ở sự của sự hài hòa giữa nội dung và hình thức, giữa ngôn ngữ và cảm xúc trong thơ như mối quan hệ mật thiết hữu cơ giữa phần hương thơm và bầu nhụy của một bông hoa đẹp. - Tại sao hồn là làn hương hư hoảng vương vấn thoát lên từ bầu nhụy của câu chữ? + Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Văn học nói chung, thơ ca nói riêng lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng và biểu đạt cảm xúc, nội dung, (1,0) tư tưởng, đồng thời cũng là phương tiện thể hiện tài năng, phong cách của nhà văn; nhà thơ. + Ngôn ngữ là ngôn từ, câu chữ đã được người nghệ sĩ mã hoá, chắt lọc tư tưởng, tạo nên tinh hoa nghệ thuật đặc sắc. Đặc trưng của ngôn ngữ thơ là giàu tính hình tượng, cô đọng, hàm súc; giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu và có sức gợi hình, gợi cảm cao... tạo nên những cách diễn đạt tinh tế, sinh cộng, sâu sắc. + Vai trò của ngôn ngữ thơ: Ngôn ngữ trong thơ chính là phương tiện để thể hiện tiếng nói tâm hồn với những cung bậc, trạng thái cảm xúc phong phú, mãnh liệt của chủ thể trữ tình. * Chứng minh 4,5 Học sinh lựa chọn được bài thơ/ một số đoạn thơ phù hợp từ đó phân tích DeThi.edu.vn
  3. 28 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn để làm rõ: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm/ đoạn thơ. (0,5) - Phân tích được tác phẩm theo các yêu cầu sau + Phân tích được vẻ đẹp ngôn từ trong bài thơ/ đoạn thơ thể hiện cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, nhạc điệu... của đoạn thơ/ bài thơ. + Phân tích được những rung động, cảm xúc của người nghệ sĩ, tư tưởng và quan niệm nhân sinh gợi mở ra từ tác phẩm. (4,0) * Đánh giá, mở rộng vấn đề: 0,25 -Ý kiến của Chu Văn Sơn vô cùng sâu sắc, độc đáo khi đề cập đến vẻ đẹp, giá trị của một bài thơ hay. Vẻ đẹp của một bài thơ là sự kết hợp hài hoà giữa ngôn ngữ độc đáo và cảm xúc, tư tưởng sâu lắng trong thơ. - Có tác dụng định hướng cho người sáng tác và người tiếp nhận: 0,75 + Nhà thơ cần phải sống thật với chính mình, có những tình cảm phong phú, cao đẹp, biết mở rộng tâm hồn mình trước cuộc đời, con người; đồng thời phải có sự cẩn trọng kiếm tìm ngôn từ biểu đạt và khả năng xây dựng hình tượng thơ độc đáo, có tính phổ quát cao. Do đó người nghệ sĩ chân chính cần phải có đủ cả Tâm lẫn Tài. + Người đọc cần trân trọng sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, cảm thụ và phát hiện ra những giá trị văn học sâu sắc, những vẻ đẹp độc đáo, giàu tính thẩm mĩ của tác phẩm văn học đằng sau những ngôn từ độc đáo; từ đó bồi đắp thêm tâm hồn, tình cảm của chính mình. d Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 e Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0,5 nghị luận. Tổng điểm 20,0 2. Lưu ý khi chấm bài: - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm. - Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo. Nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong hướng dẫn chấm nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,... DeThi.edu.vn
  4. 28 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THCS TỈNH QUẢNG NAM NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Khóa thi ngày: 19/4/2023 I. Đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: “Thuận Phước những năm 2002. Vậy là mẹ con mình đã qua hai năm bế nhau lang thang ở thành phố. Chúng ta thật hạnh phúc khi có một người tốt cho một chỗ ở.” “Con vào lớp 1. Mẹ vui lắm, mẹ đi bán vé số và đưa con đi khắp nơi. Mẹ đã bật khóc khi thấy dòng chữ đầu tiên con viết lên tường, vào ngày đầu tiên con biết viết tròn chữ:“Mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều.” “Con lớn nhanh hơn mẹ nghĩ. Mỗi lúc mẹ đưa con từ trường về phòng trọ, mệt nhoài nhưng tiếng cười nói hồn nhiên của con làm mẹ có thêm sức lực. Con gái mẹ chẳng bao giờ đòi hỏi. Nguyễn Thị Lam Anh – cái tên do cha đặt thật đẹp.” “Đà Nẵng mùa thi 2015. Điện thoại mẹ rung lên khi đang nhặt đồng nát. Thầy giáo của con nói như reo:“Chị ơi, cháu đậu vào trường chuyên rồi”. Mẹ bỏ mớ chai nhựa, lao về phòng trọ. Mấy người nhặt ve chai cũng tập trung kín chỗ mẹ con mình ở. Cầm tờ giấy trúng tuyển vào Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn (thành phố Đà Nẵng), mẹ khóc. Tờ giấy ướt nhòe trên đầu gối.( ).” “Hôm nay con mẹ lại làm mẹ khóc nhiều hơn nữa. Con đã đậu đại học với thành tích tuyển thẳng. Con ơi, vinh hoa phú quý nào bằng. Con gái bé bỏng của mẹ kiên cường và mạnh mẽ như một nhành xương rồng trồi lên mọi thiếu thốn, khô khát.” (Thái Bá Dũng, Con gái của mẹ, Báo Tuổi trẻ, ngày 24-8-2019. Dẫn theo Ngữ văn 6, Tập hai - Bộ Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr 16,17) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (1,0 điểm) Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau: a. Mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều. DeThi.edu.vn
  5. 28 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn b. Cầm tờ giấy trúng tuyển vào Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn (thành phố Đà Nẵng), mẹ khóc. Câu 2. (1,0 điểm) Cụm từ “viết tròn chữ” có nghĩa là gì? Trong trường hợp này, từ “tròn” được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Câu 3. (2,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong đoạn trích. II. Làm văn (16,0 điểm) Câu 1. (6,0 điểm) Từ tâm sự của người mẹ trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề: Đứa con là điểm tựa tinh thần trong cuộc đời người mẹ. Câu 2. (10,0 điểm) “Thơ là nghệ thuật bên trong của tâm hồn. Thơ biểu hiện những tình cảm sâu sắc và mơ ước cao đẹp của con người”. (Hà Minh Đức chủ biên và nhiều tác giả, Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 2003, tr 179) Em hãy viết bài văn giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên. ---------- HẾT ---------- * Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. * Họ và tên thí sinh: .. Số báo danh: ........ DeThi.edu.vn
  6. 28 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THCS TỈNH QUẢNG NAM NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn thi: NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM Thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao đề) (Hướng dẫn này có 04 trang) Ngày thi: 19/4/2023 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có cách nhận diện, lý giải vấn đề nghị luận sâu sắc; lập luận chặt chẽ, sáng tạo, thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; câu văn viết có hình ảnh, cảm xúc. - Điểm toàn bài là tổng số điểm của các câu, điểm lẻ tính đến 0.25. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Nội dung yêu cầu Điểm I. Đọc hiểu: 4.0 điểm Câu 1 (1.0 điểm): Thành phần biệt lập a. Mẹ ơi : thành phần gọi đáp/gọi đáp. b. thành phố Đà Nẵng: thành phần phụ chú/phụ chú. 1.0 * Hướng dẫn chấm: Trả lời đúng mỗi trường hợp: 0,5 điểm. Câu 2 (1.0 điểm) - viết tròn chữ: viết chữ chuẩn nét, diễn đạt ý câu văn trọn vẹn. - Từ “tròn” được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. 1.0 * Hướng dẫn chấm: Trả lời đúng mỗi ý : 0,5 điểm. Câu 3 (2.0 điểm). Thí sinh có thể cảm nhận khác nhau về hình ảnh người mẹ song cần phải xuất phát từ nội dung đoạn trích và phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Sau đây là các ý chính cần đạt: - Người mẹ nghèo, vất vả, hết lòng vì con; - Người mẹ chắt chiu hạnh phúc trong sự khôn lớn, trưởng thành của con. => Người mẹ vừa đáng thương vừa đáng trọng. 2.0 * Hướng dẫn chấm: DeThi.edu.vn
  7. 28 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Trả lời ý đúng hoặc tương đương như đáp án: 2.0 điểm. - Trả lời được ý 1,2: 1.5 điểm (mỗi ý 0,75 điểm); ý 3: 0,5 điểm. - Trả lời có ý nhưng chưa sát, còn chung chung: 0,25 – 0,75 điểm. - Trả lời sai hoặc không trả lời: 0.0 điểm. II. Làm văn: 16.0 điểm Câu 1 (6.0 điểm): I. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội một vấn đề về tư tưởng, đạo lý. - Bài văn có bố cục đầy đủ, có hệ thống luận điểm rõ ràng; lí lẽ, dẫn chứng thuyết 0,5 phục; lập luận chặt chẽ, sáng tạo. - Vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận, văn viết mạch lạc, giàu nội dung thông tin, biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về nội dung: - Thí sinh có thể giải quyết vấn đề nghị luận trong đề bài theo nhiều cách hiểu khác nhau; song bài viết cần dựa vào chỉ dẫn của đề; sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng, lập 5.5 luận thuyết phục; nội dung nghị luận phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và quy định pháp luật. - Sau đây là một hướng tiếp cận vấn đề: 1. Giải thích: - Điểm tựa tinh thần: nơi dựa/cậy/nhờ/tin yêu, làm cho vững an, phấn chấn, ... - Vấn đề nghị luận: Đứa con là chỗ dựa làm cho người mẹ vững an, phấn chấn 0.5 trong cuộc đời. 2. Bình luận vấn đề: * Đây là quan điểm đúng đắn, sâu sắc. Vì: 2.5 - Con là cốt nhục của người mẹ. Sự ra đời của con xác tín thiên tính mẹ ở người phụ nữ. Có con, dựa vào con, người mẹ có nguồn vui sống, hy vọng, tin yêu, hạnh phúc, ; tạo nên sức mạnh tinh thần để gắng gỏi, vượt qua hoàn cảnh gian khó trong 1.0 cuộc đời vô thường. - Sự khôn lớn, trưởng thành, của đứa con cho người mẹ sự mãn nguyện, bằng an trong cuộc sống. DeThi.edu.vn
  8. 28 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Quan điểm thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng; khẳng định giá trị lớn lao của đứa con trong cuộc đời người mẹ; có ý nghĩa thức tỉnh, giáo dục sâu sắc đối với mỗi người con, người mẹ trong cuộc sống.. * Mở rộng: - Đứa con là điểm tựa tinh thần chỉ khi người mẹ lấy cuộc sống của đứa con làm lẽ sống của mình: sống cho con, vì con; tôn trọng và tạo mọi điều kiện để con được sống tốt nhất và phát triển bản thân. 1.0 - Để có thể làm điểm tựa tinh thần, đứa con không chỉ biết phấn đấu cho sự phát triển cá nhân làm an lòng mẹ mà còn phải biết thể hiện sự kính trọng, yêu thương, quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng mẹ. - Phản đề: + Phê phán những người chối bỏ trách nhiệm làm mẹ, xem con là gánh nặng cuộc đời; lợi dụng con vì những mục đích bất chính. + Phê phán những đứa con lạm dụng tình thương của mẹ để đòi hỏi, hưởng thụ, sống vô tâm, hư hỏng trở thành mối lo, nỗi đau trong cuộc đời người mẹ. 3. Bài học nhận thức và hành động: 0,5 - Hiểu được tấm lòng người mẹ và ý thức vị trí và bồn phận làm con. - Nỗ lực phấn đấu để làm điểm tựa xứng đáng trong cuộc đời của người mẹ; làm người mẹ/cha mẫu mực. Câu 2 (10.0 điểm): Điểm I. Yêu cầu về kĩ năng 1.0 - Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học về một vấn đề lí luận văn học. Câu 2 (10.0 điểm): Điểm - Bài văn có bố cục đầy đủ, có hệ thống luận điểm rõ ràng; lí lẽ chân xác, thuyết phục; chứng minh làm sáng rõ vấn đề; thể hiện kiến thức phong phú, sức viết dồi dào. - Vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận; lập luận chặt chẽ, sáng tạo; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. II. Yêu cầu về kiến thức - Thí sinh có thể trình bày bài văn bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần giải thích, 9.0 chứng minh được nhận định. DeThi.edu.vn
  9. 28 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Sau đây là một số ý cơ bản cần đạt: 1. Giải thích: 3.5 - nghệ thuật: cách thức thể hiện giàu tính thẩm mỹ. - bên trong của tâm hồn: chiều sâu tư tưởng, tình cảm con người => Ý kiến đề cập đến đặc trưng cơ bản của thơ: Thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn với tất cả tình cảm sâu sắc và ước mơ cao đẹp bằng hình thức giàu tính thẩm mỹ. - Thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn với tất cả tình cảm sâu sắc và ước mơ cao đẹp: + Khác với văn xuôi, thơ phản ánh hiện thực đời sống thông qua việc bộc lộ trực tiếp tư tưởng, tình cảm của nhà thơ. + Thơ thường bộc lộ chiều sâu vẻ đẹp tâm hồn qua những suy tư, cảm xúc, nỗi niềm, ước vọng, - Thơ được thể hiện bằng hình thức giàu tính thẩm mỹ. + Thơ được thể hiện phong phú về hình thức, thể loại; đa dạng về bút pháp. + Thơ có ngôn ngữ đặc trưng: hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. 2. Chứng minh: Thí sinh cần chọn được những câu/đoạn/bài thơ tiêu biểu để phân tích, chứng minh. Việc chứng minh cần đáp ứng yêu cầu sau: - Chọn được ít nhất từ 02 tác phẩm thơ; đảm bảo sự đa dạng, phong phú của thơ. 4.5 - Phân tích làm rõ được những đặc trưng cơ bản của thơ (đã nêu ở trên) 3. Đánh giá: - Khẳng định sự chân xác của ý kiến về thơ. . - Ý kiến vừa có giá trị định hướng, vừa gợi những suy ngẫm về thơ trong hoạt động sáng tác và tiếp nhận văn học hiện nay. 1.0 ---------- HẾT ---------- DeThi.edu.vn
  10. 28 Đề thi HSG cấp Tỉnh môn Văn 9 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THANH HÓA NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn thi: NGỮ VĂN - THCS ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 22/12/2022 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Từ cửa sổ máy bay Nhìn về mặt đất Bỗng nhiên con sửng sốt Lại gặp một vòm xanh thăm thẳm của bầu trời Mây trắng đi lững thững dưới kia Như những cái nấm lơ lửng Nhưng con biết đằng sau màu mây ấy Là một thiên đường có thật Ở đó có ngôi nhà gianh vách trái đất Là lâu đài của mẹ con mình Trước cửa, dậu cúc tần xanh Sau lưng mảnh ao làng Trăng lên có tiếng cá quẫy Ở đó có nàng tiên Biết hát ca và cấy lúa Biết đến với con khi con đau khổ, Và sau mỗi chặng đường gian lao Con lại trở về Sưởi ấm trong tình thương đôi mắt mẹ Giá lạnh tan đi Tràn đầy niềm tin và nghị lực DeThi.edu.vn