3 Đề ôn tập kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 10 - Năm học 2019-2020

doc 7 trang thaodu 2700
Bạn đang xem tài liệu "3 Đề ôn tập kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 10 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc3_de_on_tap_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_dia_ly_lop_10_nam_hoc_2019.doc

Nội dung text: 3 Đề ôn tập kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 10 - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I (2019-2020) Đề số 1 Họ và tên HS: số câu sai: Câu 1: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 4,5 , điểm cực Nam trên đất liền nước ta thuộc tỉnh A. Điện Biên. B. Khánh Hòa. C. Hà Giang. D. Cà Mau. Câu 2: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 4,5, tỉnh nào sau đây không giáp với Lào? A. Điện Biên. B. Quảng Bình. C. Quảng Nam D. Đắc Lắc Câu 3: Nước ta dễ dàng giao lưu buôn bán với các nước là do A. nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán cầu. B. nằm trên ngã tư đường giao thông đường biển, đường hàng không quốc tế. C. nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á. D. nằm trong khu vực có kinh tế phát triển năng động. Câu 4:Về mặt văn hoá-xã hội nước ta có những nét tương đồng với các nước trong khu vực là do A. nằm trong vùng giao thoa của nhiều nền văn hóa B. nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều luồng sinh vật. C. nằm trên ngã tư đường giao thông đường biển, đường hàng không quốc tế. D. nằm trong khu vực có kinh tế phát triển năng động. Câu 5: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 13, Dãy núi Pu Đen Đinh thuộc khu vực địa hình nào sau đây? A. Núi Tây Bắc. B. Đồi núi Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 6: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 10, sông Bé thuộc lưu vực sông nào sau đây? A. sông Mê Kông. B. sông Đồng Nai. C. sông Đà Rằng. D. sông La Ngà. Câu 7: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 11, đất phèn phân bố tập trung chủ yếu ở A. đồng bằng sông Hồng. B. miền Trung. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 8: Khối núi cổ hướng vòng cung, cao nguyên ba dan là địa hình của A. Đồi núi Tây Bắc. B. Đồi núi Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 9: Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam làm cho Bắc Trung Bộ nước ta có thời tiết A. nóng có mưa phùn. B. khô, nóng. C. hanh, khô D. nóng có mưa rào. Câu 10: Vùng nào sau đây có lượng mưa kém nhất nước ta? A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ. C. Cực Nam Trung Bộ. D. Tây Bắc. Câu 11: Ý nào sau đây đúng với đặc điểm sông ngòi nước ta ? A. Sông ngòi nước ta tập trung ở phía bắc. B. Sông ngòi nước ta nhiều nước, nghèo phù sa. C. Sông ngòi nước ta gây ra nhiều lũ lụt. D. Sông ngòi nước ta có dòng chảy thay đổi theo mùa Câu 12: Thiên nhiên của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là A. cận xích đạo gió mùa. B. cận nhiệt đới gió mùa. C. xích đạo gió mùa. D. nhiệt đới gió mùa. Câu 13: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 9, vùng nào sau đây trong năm chịu ảnh hưởng bão với tần suất dày nhất ? A. ven biển Bắc Bộ. B. ven biển Bắc Trung Bộ. C. ven biển cực Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 14: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 13,14, dãy núi là ranh giới giữa lãnh thổ thiên nhiên phía Bắc và phía Nam là A. dãy Hoành Sơn. B. dãy Bạch Mã. C. dãy Tam Điệp. D. dãy Con Voi. Câu 15: Đâu không phải là thế mạnh của địa hình khu vực miền núi nước ta ? A. tiềm năng thủy điện. B. du lịch sinh thái. C. rừng và đất trồng. D. giao thông vận tải. Câu 16: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển, nhất là ở A. bờ biển Bắc Bộ. B. bờ biển Trung Bộ C. bờ biển Nam Bộ. D. Bờ biển Đông Nam Bộ. Câu 17: Ý nào đúng với nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc-Nam ở nước ta ? A. Nước ta có 2 lần Mặt Trời qua thiên đỉnh trong năm. B. Tín phong Bắc bán cầu tác động. C. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. D. Sự hoạt động của dải hôi tụ nhiệt đới. Câu 18: Phát triển về diện tích và chất lượng rừng là giải pháp đối với A. rừng phòng hộ. B. rừng đặc dụng. C. rừng sản xuất. D. rừng ngập mặn. Câu 19: Nhận định không đúng với hiện tượng Bão ở nước ta là A. Tác động từ tháng 6 đến tháng 12. B. Các tháng 8,9,10 là thời gian bão có tần suất dày. C. Bão tác động đến nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam. D. Các tháng 8,9,10 là thời gian bão có cường độ mạnh. Câu 20: Tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm nhưng dân số nước ta mỗi năm còn tăng hơn 1 triệu người là do
  2. A. nhập cư nhiều. B. quy mô dân số nước ta lớn. C. dân số nước ta trẻ. D. phân bố dân cư chưa hợp lí. Câu 21: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 16, người dân tộc thiểu số có số dân đông nhất ở nước ta là A. người Mường. B. người Tày. C. Người Thái. D. người Hoa. Câu 22: Ngập lụt xảy ra ở tỉnh ta chủ yếu là do A. xây dựng nhiều. B. mưa bão tập trung. C. mưa lớn, triều cường. D. nước biển dâng, lũ nguồn. Câu 23: Nền nhiệt độ các địa phương phía Nam cao hơn phía Bắc là do A. phía Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. B. mùa khô kéo dài hơn phía Bắc. C. góc nhập xạ phía Nam lớn hơn phía Bắc. D. phía Nam có địa hình thấp hơn phía Bắc. Câu 24: Vào mùa hạ, gió Đông Nam gây mưa chủ yếu ở vùng A. đồng bằng Bắc Bộ. B. đồng bằng Nam Bộ . C. đồng bằng Bắc Trung Bộ. D. đồng bằng Nam Trung Bộ. Câu 25: Cho bảng số liệu về nhiệt độ trung bình các tháng của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Nhiệt độ TB tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hà Nội 17,2 18,1 20,7 24,2 26,6 29,8 29,2 29,1 28,3 26,1 23,1 19,3 TP Hồ Chí Minh 26,5 27,6 29,0 30,5 29,5 28,5 28,0 28,0 27,6 27,6 27,0 26,0 cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ của Hà Nội và TP. HCM? A. Nhiệt độ trung bình tháng VII ở Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh. B. Nhiệt độ trung bình tháng I ở Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh. C. Số tháng có nhiệt độ trên 20°C ở TP. Hồ Chí Minh nhiều hơn Hà Nội. D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội lớn hơn TP. Hồ Chí Minh. Câu 26: Cho biểu đồ: Hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ, lượng mưa ở Hà Nội? A. Lượng mưa lớn nhất vào tháng VII. B. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C. C. Nhiệt độ thấp nhất trong năm là tháng XII. D. Chế độ mưa có sự phân mùa. Câu 27: Đâu không phải là biện pháp bảo vệ đa dạng sinh vật ở nước ta? A. Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn. B. Quy định khai thác. C. Ban hành sách đỏ VN. D. Lai tạo giống mới. Câu 28: Vùng Tây Bắc thường xuyên có lũ quét là do A. mưa bão nhiều. B. có nhiều sông lớn. C. có địa hình phức tạp. D. độ dốc lớn, độ che phủ rừng thấp. Câu 29: Vùng nào sau đây có có mật độ dân cư thấp nhất? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 30: Giải pháp tích cực để nâng cao tỉ lệ dân thành thị ở nước ta là A. kiềm chế tốc độ tăng dân số. B. phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. C. xuất khẩu lao động. D. phân bố lại dân cư. ===
  3. ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I (2019-2020) Đề số 2 Họ và tên HS: số câu sai: Câu 1: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 4,5 , điểm cực Bắc trên đất liền nước ta thuộc tỉnh A. Điện Biên. B. Khánh Hòa. C. Hà Giang. D. Cà Mau. Câu 2: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 4,5, tỉnh nào sau đây không giáp với Trung Quốc? A. Tuyên Quang. B. Hà Giang. C. Quảng Ninh. D. Lạng Sơn. Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng nhất? A. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, gió mùa. B. Nước ta nằm trong vùng có nhiều động đất và sóng thần. C. nằm ở trung tâm bán đảo Đông Dương. D. nằm trong khu vực có kinh tế phát triển năng động. Câu 4:Về mặt văn hoá-xã hội nước ta có những nét tương đồng với các nước trong khu vực là do A. nằm trong vùng giao thoa của nhiều nền văn hóa B. nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều luồng sinh vật. C. nằm trên ngã tư đường giao thông đường biển, đường hàng không quốc tế. D. nằm trong khu vực có kinh tế phát triển năng động. Câu 5: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 13, Dãy núi Ngân Sơn thuộc khu vực địa hình nào sau đây? A. Đồi núi Tây Bắc. B. Đồi núi Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 6: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 10, sông Sài Gòn thuộc lưu vực sông nào sau đây? A. sông Mê Kông. B. sông Đồng Nai. C. sông Đà Rằng. D. sông La Ngà. Câu 7: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 11, đất mặn phân bố tập trung chủ yếu ở A. đồng bằng sông Hồng. B. duyên hải miền Trung. C. Đông Nam Bộ. D. ven biển Nam Bộ. Câu 8: Núi cao, hướng TB-ĐN, cao nguyên đá vôi là địa hình của A. Đồi núi Tây Bắc. B. Đồi núi Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 9: giữa và cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc làm cho thời tiết miền Bắc nước ta A. lạnh khô. B. lạnh ẩm có mưa phùn. C. hanh, khô D. lạnh ẩm có mưa rào. Câu 10: Duyên hải miền Trung mưa tập trung vào A. mùa hạ. B. mùa đông. C. mùa thu-đông. D. mùa xuân. Câu 11: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi nước ta ? A. Sông ngòi nước ta dày đặc. B. Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa. C. Sông ngòi nước ta gây ra nhiều lũ lụt. D. Sông ngòi nước ta có dòng chảy thay đổi theo mùa. Câu 12: Thiên nhiên của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là A. cận xích đạo gió mùa. B. cận nhiệt đới gió mùa. C. xích đạo gió mùa. D. nhiệt đới gió mùa. Câu 13: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 9, vùng nào sau đây trong năm chịu ảnh hưởng bão sớm nhất ? A. ven biển Bắc Bộ. B. ven biển Bắc Trung Bộ. C. ven biển Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 14: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 13, dãy núi là ranh giới giữa lãnh thổ thiên nhiên phía Bắc và phía Nam là A. dãy Hoành Sơn. B. dãy Bạch Mã. C. dãy Tam Điệp. D. dãy Con Voi. Câu 15: Đâu không phải là thế mạnh của địa hình khu vực miền núi nước ta ? A. tiềm năng thủy điện. B. tiềm năng khoáng sản. C. rừng và đất trồng. D. chăn nuôi và thủy sản. Câu 16: Hiện tượng cát bay, cát chảy thưởng xảy ra ở A. ven biển Bắc Bộ. B. ven biển miền Trung C. ven biển Nam Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 17: Ý nào đúng với nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc-Nam ở nước ta ? A. Nước ta có 2 lần Mặt Trời qua thiên đỉnh trong năm. B. Tín phong Bắc bán cầu tác động. C. Sự thay đổi góc nhập xạ từ Bắc vào Nam. D. Sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới. Câu 18: Duy trì, bảo vệ nguồn gen quý là giải pháp đối với A. rừng phòng hộ. B. rừng đặc dụng. C. rừng sản xuất. D. rừng ngập mặn. Câu 19: Khoảng thời gian bão có tần suất dày nhất ở nước ta là A. từ tháng 6 đến tháng 12. B. các tháng 8,9,10. C. các tháng 10,11,12. D. Tháng 12 đến tháng 6. Câu 20: Dân số nước ta bùng nổ vào khoảng thời gian A. nửa đầu thế kỷ 20. B. thập kỷ 50 đến 70 của thế kỷ 20. C. từ sau năm 1975 đến năm 2000. D. Từ sau năm 2000. Câu 21: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 16, nhóm ngôn ngữ phân bố phần lớn ở nước ta là A. nhóm ngôn ngữ Việt-Mường. B. nhóm ngôn ngữ Tày- Thái.
  4. C. nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến. D. Nhóm ngôn ngữ Ka-Đai. Câu 22: Vào đầu mùa hạ, gió Lào (phơn) làm cho tỉnh ta khô nóng, thực chất là A. gió Tây Nam. B. gió Đông Nam. C. Gió Bấc. D. Tín phong Bắc bán cầu. Câu 23: Biên độ nhiệt năm các địa phương phía Nam thấp hơn phía Bắc là do A. phía Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. B. nền nhiệt phía Nam cao hơn phía Bắc. C. góc nhập xạ phía Nam lớn hơn phía Bắc. D. phía Nam ở gần Xích đạo hơn phía Bắc. Câu 24: Vào mùa đông, tác động trực tiếp vào lãnh thổ phía Nam là A. gió mùa Đông Bắc. B. gió mùa Đông Nam. C. Tín phong BBC. D. Gió mùa Tây Nam. Câu 25: Qua bảng số liệu về nhiệt độ trung bình các tháng của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhận xét nào sau đây đúng nhất? Nhiệt độ TB tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hà Nội 17,2 18,1 20,7 24,2 26,6 29,8 29,2 29,1 28,3 26,1 23,1 19,3 TP Hồ Chí Minh 26,5 27,6 29,0 30,5 29,5 28,5 28,0 28,0 27,6 27,6 27,0 26,0 A. Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội nhỏ hơn nhiều so với TP Hồ Chí Minh. B. Nhiệt độ trung bình tháng 6 ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều cao nhất trong năm. C. TP Hồ Chí Minh có số tháng nhiệt độ từ 270C trở lên nhiều hơn Hà Nội là 6 tháng. D. TP Hồ Chí Minh có số tháng nhiệt độ từ 270C trở lên nhiều hơn Hà Nội là 7 tháng. Câu 26: Cho bảng số liệu: LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI, CÂN BẢNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM NƯỚC TA (Đơn vị: mm) Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi Cân bằng ẩm Hà Nội 1676 989 +678 Huế 2868 1000 +1868 TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 +245 Giải thích nào sau đây đúng nhất về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm qua bảng số liệu trên? A. Cân bằng ẩm cao nhất ở Huế do lượng bốc hơi thấp nhất. B. Cân bằng ẩm ở các địa điểm trên cao (dương) do nước ta nước ta nằm trong vùng nhiệt đới. C. Lượng mưa cao nhất ở Huế do ảnh hưởng mạnh của bão. D. Lượng bốc hơi cao nhất ở thành phố Hồ Chí Minh do nằm gần xích đạo, nhiệt độ cao. Câu 27: Đâu không phải là nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh vật ở nước ta? A. Diện tích rừng bị thu hẹp. B. khai thác quá mức của con người. C. ô nhiễm môi trường. D. Thiên tai. Câu 28: Đồng bằng sông Cửu Long không có lũ quét là do A. ít mưa. B. không có bão. C. địa hình thấp, bằng phẳng. D. độ che phủ rừng khá lớn. Câu 29: Vùng có mật độ dân cư thấp nhất nước ta là A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 30: Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta còn thấp (năm 2005 chỉ 26,9%) là do A. diện tích nông thôn nước ta nhiều. B. quá trình đô thị hóa nước ta còn chậm. C. tâm lý dân cư thích sống ở nông thôn. D. ở thành thị thiếu thốn về nhiều mặt. ===
  5. ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I (2019-2020) Đề số 3 Câu 1: Quần đảo Hoàng Sa nước ta thuộc tỉnh A. Điện Biên. B. Khánh Hòa. C. Hà Giang. D. Cà Mau. Câu 2: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 4,5, tỉnh nào sau có chung biên giới với Lào dài hơn cả? A. Nghệ An. B. Quảng Trị. C. Quảng Nam D. Hà Tĩnh Câu 3: Nước ta có có điều kiện thuận lợi để chung sống, hòa bình và hợp tác với các nước trong khu vực là nhờ A. nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán cầu. B. nằm trên ngã tư đường giao thông đường biển, đường hàng không quốc tế. C. nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương. D. có những nét tương đồng về lịch sử, văn hóa-xã hội với các nước khu vực. Câu 4: Xét về mặt giao thông, nước ta là cửa ngõ của các nước A. Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanma. B. Lào, Ấn Độ, Campuchia, Trung Quốc. C. Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaixia. D. Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc. Câu 5: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 13, Dãy núi Pu Sam Sao thuộc khu vực địa hình nào sau đây? A. Núi Tây Bắc. B. Đồi núi Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 6: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 10, sông Cầu thuộc lưu vực sông nào sau đây? A. sông Thái Bình. B. sông Đồng Nai. C. sông Đà Rằng. D. sông Hồng. Câu 7: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 11, rừng ngập mặn phân bố tập trung chủ yếu ở A. ven biển sông Hồng. B. ven biển Bắc Trung Bộ . C. Ven biển Nam Trung Bộ. D. Ven biển Nam Bộ. Câu 8: Địa hình đồi trung du phân bố chủ yếu ở A. Đông Nam Bộ. B. Tây Bắc. C. Duyên hải miền Trung và phía tây ĐBSH. D. Đông Bắc. Câu 9: Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ A. cao áp cận chí tuyến NBC. B. cao áp Bắc ÂĐD. C. cao áp Xibia D. cao áp TBD. Câu 10: Tây Nguyên và Nam Bộ nước ta mưa vào mùa? A. xuân. B. hạ . C. thu-đông. D. đông. Câu 11: Ý nào sau đây đúng với đặc điểm sông ngòi nước ta ? A. Sông ngòi nước ta phần lớn chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. B. Sông ngòi nước ta lưu lượng kém, giàu phù sa. C. Tất cả sông ngòi nước ta đều có tiềm năng lớn về thủy điện. D. Sông ngòi nước ta có dòng chảy điều hòa trong năm. Câu 12: Khu vực nhiều nơi có mùa đông lạnh kéo dài ở nước ta là A. Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ. C. Bắc Trung bộ. D. TDMN Bắc Bộ và ĐBSH. Câu 13: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 9, vùng nào sau đây trong năm ít chịu ảnh hưởng bão ? A. Bắc Trung Bộ. B. Đông bắc. C. Đông Nam Bộ. D. Tây Nam Bộ. Câu 14: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 13, dãy núi là ranh giới giữa miền Tây Bắc Bắc Trung Bộ với miên Nam Trung Bộ và Nam Bộ là A. dãy Hoành Sơn. B. dãy Bạch Mã. C. dãy Tam Điệp. D. dãy Con Voi. Câu 15: Đâu không phải là khó khăn của địa hình khu vực miền núi nước ta ? A. Lũ nguồn, lũ quét, sạt lở đất. B. Các hiện tượng thời tiết cực đoan. C. khí hậu phân hóa đa dạng. D. giao thông vận tải. Câu 16: Sử dụng hợp lý nguồn lợi thiên nhiên biển cần phải kết hợp với phòng chống ô nhiễm môi trường biển và A. bảo vệ đa dạng sinh vật biển. B. xây dựng các công trình bảo vệ bờ biển. C. phòng chống thiên tai. D. đánh bắt xa bờ. Câu 17: Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta có biên độ nhiệt năm lớn là do ? A. phía Bắc 2 lần Mặt Trời qua thiên đỉnh gần nhau. B. phía Nam ở gần Xích đạo. C. phía Bắc có mùa đông lạnh. D. phía Nam có mùa khô kéo dài. Câu 18: Phần lớn chất lượng rừng nước ta là rừng nghèo và trung bình vì A. rừng mới được phục hồi. B. rừng ngày càng giảm diện tích. C. rừng bị chuyển đổi mục đích. D. rừng bị cháy. Câu 19: Ở miền Trung lũ quét thường diễn ra vào khoảng thời gian A. tháng 8 đến tháng 10. B. tháng 10 đến tháng 12. C. tháng 12 đến tháng 2. D. tháng 6 đến tháng 8. Câu 20: Nửa đầu thế kỷ XX, tỉ lệ gia tăng dân số nước ta thấp là do A. thực hiện tốt chính sách gia tăng dân số. B. tỉ lệ sinh rất thấp.
  6. C. tỉ lệ sinh giảm nhanh, tỉ lệ tử giảm chậm. D. tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cũng cao. Câu 21: Dựa vào Atlat Địa Lí trang 15, địa phương nào sau đây có mật độ dân cư thấp hơn cả? A. Thái Bình. B. Hải Dương. C. Kon Tum. D. Nam Định. Câu 22: Nguyên nhân gây mưa vào mùa thu đông ở miền Trung là A. mưa bão, áp thấp, gió mùa Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới. B. mưa bão, áp thấp, gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới C. mưa bão, áp thấp, gió mùa Đông Nam, dải hội tụ nhiệt đới. D. mưa bão, áp thấp, gió phơn, dải hội tụ nhiệt đới. Câu 23: Khu vực có mùa khô kéo dài ở nước ta là A. Duyên hải miền Trung. B. từ 140 vĩ Bắc trở vào và Tây Nguyên. C. từ 160 vĩ Bắc trở vào và Tây Nguyên. D. đồng bằng sông Cửu Long. Câu 24: Vào mùa hạ, gió Đông Nam gây mưa cho nước ta có nguồn gốc là gió A. Đông bắc. B. Tây Nam . C. Tín phong BBC. D. phơn Tây Nam. Câu 25: Cho bảng số liệu về nhiệt độ trung bình các tháng của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Nhiệt độ TB tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hà Nội 17,2 18,1 20,7 24,2 26,6 29,8 29,2 29,1 28,3 26,1 23,1 19,3 TP Hồ Chí Minh 26,5 27,6 29,0 30,5 29,5 28,5 28,0 28,0 27,6 27,6 27,0 26,0 cho biết nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ của Hà Nội và TP. HCM? A. Nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội là 23°C . B. Nhiệt độ trung bình năm ở TP Hò Chí Minh là 33°C. C. Lượng mưa ở TP Hồ Chí Minh lớn hơn ở Hà Nội. D. Biên độ nhiệt độ năm ở Hà Nội nhỏ hơn ở TP. Hồ Chí Minh. Câu 26: Cho biểu đồ: NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm khí hậu Hà Nội? A. Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 12,50C. B. Lượng mưa tháng cao nhất gấp 20 lần tháng thấp nhất. C. Lượng mưa trung bình năm trên 2000mm. D. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 20,50C. Câu 27: Đâu không phải là nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh vật ở nước ta? A. Diện tích rừng bị thu hẹp. B. ô nhiễm môi trường. C. Khai thác quá mức. D. Biến đổi khí hậu toàn cầu. Câu 28: Để phòng chống khô hạn lâu dài cần phải A. trồng rừng. B. xây dựng các công trình thủy lợi hợp lý. C. đắp đê ngăn mặn. D. phòng chống cháy rừng. Câu 29: Vùng nào sau đây có có mật độ dân cư cao nhất? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đòng bằng song Cửu Long. Câu 30: Gia tăng dân số được tính bằng: A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và cơ học. B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư C. Tỉ suất sinh cộng với tỉ lệ chuyển cư. D. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử.