36 Đề luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)

docx 91 trang thaodu 11231
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "36 Đề luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx36_de_luyen_thi_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_co_dap_an.docx

Nội dung text: 36 Đề luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI VÀO THPT ĐỀ 1 Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: "Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.” a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Xác định thành phần biệt lập trong câu văn: “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khác.” c. Chỉ ra 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 2. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: Mọi người sẽ tin cậy ta nếu ta chân thành công nhận khuyết điểm. Câu 3. (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng. Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc. đủ cho ta giật mình." (Ánh trăng – Nguyễn Duy) Hết ĐÁP ÁN THAM KHẢO ĐỀ 1 Câu 1. a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của tác giả Lê Minh Khuê. b. Thành phần biệt lập trong câu: "Nói một cách khiêm tốn" c. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên: so sánh ("như đài hoa loa kèn") Tác dụng: khắc họa vẻ đẹp của cô gái Phương Định xinh đẹp, trong sáng, hồn nhiên, mơ mộng. Câu 2: Mọi người sẽ tin cậy ta nếu ta chân thành công nhận khuyết điểm. Để phân tích ý kiến này bạn cần hiểu được: - Tin cậy là sự tin tưởng của ai đó và nó được hình thành thông qua các mối quan hệ. - Khuyết điểm là điều thiếu sót, điều sai trong hành động, suy nghĩ hoặc tư cách. Như vậy, biết nhận khuyến điểm là bạn tự nhận ra được chính khuyết điểm của bản thân mình mà công nhận nó. Qua đó nhận định ý kiến trên thành đoạn văn. Câu 3: Có thể tham khảo dàn bài gợi ý sau đây 1. Mở bài – Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ quân đội, đã được giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ 1972 – 1973, một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. – Tập thơ Ánh Trăng của ông được tặng giải A của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1984. Trong đó, có bài thơ mà tựa đề dùng làm nhan đề cho cả tập thơ: Ánh Trăng. Bài thơ là một câu chuyện riêng nhưng có ý nghĩa triết lý như một lời tự nhắc nhỏ thấm thía của nhà thơ đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước và đồng đội. 2. Thân bài: Phân tích hai khổ thơ cuối 1
  2. Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cài gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sông là rừng. - Vầng trăng trở thành một biểu tượng gợi lại quá khứ tình nghĩa giữa con người và trăng, con người và thiên nhiên trong tư thế mặt người nhìn mặt trăng. - Trong phút giây mặt đối mặt, lòng nhân vật trữ tình tràn ngập hình ảnh của quá khứ tình nghĩa thuở sống ở ruộng đồng, sông ngòi và rừng bể => Lời thơ giản dị nhưng có sức biểu cảm lớn gợi những nỗi niềm rưng rưng xúc động về quá khứ. Từ “như”, từ “là” của phép điệp ngữ kết hợp với những từ ngữ thể hiện không gian sống quen thuộc của thời quá khứ (đồng, bể, sông, rừng) làm cho giọng thơ có sắc thái dồn dập, mạnh mẽ như xúc cảm đầy ắp đang trào dâng trong lòng nhân vật trữ tình. - Khổ thơ cuối mang hàm ý độc đáo và sâu sắc: Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. - Quá khứ hồn nhiên, tình nghĩa đã thức tỉnh tâm hồn thi nhân đưa nhân vật trữ tình trở về đối diện với chính mình và nhận ra mình là “người vô tình” đã có một thời vì cuộc sống, vì hoàn cảnh ấm êm mà trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. - Đối diện với vầng trăng bao dung, một vầng trăng “tròn vành vạnh, im phăng phắc”, không lời buộc tội nhưng đủ để cho nhân vật trữ tình “giật mình” thấm thía với lỗi lầm, đã hờ hững và bội bạc với những kỷ niệm thân thương của mình. => Lời thơ vừa gợi hình vừa biểu cảm gợi tả vẻ đẹp của vầng trăng, vẻ đẹp của quá khứ thân thương. Lời thơ giản dị nhưng trữ tình và giàu ý nghĩa triết lí. Nó gợi cho con người đạo lý thủy chung, uống nước nhớ nguồn . – Hai khổ thơ có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình. Giọng điệu thơ tâm tình của thể thơ năm chữ được thể hiện với một nhịp thơ đặc biệt: khi thì trôi chảy tự nhiên nhịp nhàng theo lời kể, khi ngân nga thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng suy tư. Ba khổ thơ có giọng điệu chân thành, truyền cảm, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. 3. Kết bài - Tóm lại, với giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng, hai khổ thơ trên đã gây nhiều xúc động cho người đọc. Nó như là lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc chân thành. Qua đoạn thơ, tác giả muốn nói rằng: phải thuỷ chung, trọn vẹn, phải nghĩa tình sắt son với nhân dân, với đất nước, và ngay với chính bản thân mình. ĐỀ 2 Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác điều đang trôi trên dai Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết câu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. 2
  3. Câu 2 (0,5 điểm). Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? Câu 3 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Câu 4 (1,0 điểm). Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều? Trả lời trong khoảng 3 đến 5 dòng. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ về vai trò của khát vọng trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. (Trích Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chúng chình qua ngõ Hình như thu đã về (Trích Sang thu Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) ĐÁP ÁN ĐỀ 2 Phần I. Đọc hiểu: Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả Câu 2: Chi tiết tả cánh diều: - Mềm mại như cách bướm - Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. - Sáo đơn, rồi sảo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Câu 3: Biện pháp tu từ: So sánh. Giúp diễn tả hình ảnh bầu trời đẹp mềm mại, mịn màng tựa như một thảm nhung . Câu 4: Thông qua hình ảnh cánh diều tác giả muốn nói đến khát vọng của cuộc sống. - Thể hiện ở câu: "Hi vọng khi tha thiết câu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. => Con người chúng ta sống trong cuộc đời cũng cần có một khát vọng sống, lý tưởng sống cho riêng mình. Khát vọng sống như cánh diều bay trên bầu trời rộng lớn, thỏa sức mình, nỗ lực chiếc đấu cho cuộc đời chúng ta. Phần II. Làm văn Câu 1: Một số điều về khát vọng trong cuộc sống: - Khát vọng trong cuộc sống chính là mong muốn khát khao được sống được cống hiến hết mình cho cuộc đời. Những người có khát vọng chính là những người sẽ không bao giơ từ bỏ ước mơ của mình dù cho có khó khăn đến nhường nào. Chỉ còn một tia hi vọng cũng sẽ nỗ lực cố gắng chiến đấu đến cùng cho khát vọng sống ấy. - Khát vọng trong cuộc sống sống chính là những lúc như vậy chúng ta lại tìm được động lực của cuộc sống, động lực để tiếp tục chiến đấu với giông bão ngoài kia. => Nếu chúng ta có tiềm tin, có khát vọng thì không có gì có thể đánh gục chúng ta, niềm tin chính là thứ vũ khí sắc bén nhất giúp chúng ta vượt qua được khó khăn. Khó khăn, thất bại, thất tình . những điều này không đáng sợ bằng việc đánh mất khát vọng sống. 3
  4. Em hãy liên hệ với chính bản thân mình về những mong ước, khát khao của em trong tương lai. Câu 2: Tham khảo hai bài văn mẫu sau đây: Mở bài: - Nhà thơ Thanh Hải (1930-1980) là bút danh của Phạm Bá Ngoãn, quê ở Phong Điền, thuộc Thừa Thiên – Huế. Ông là người có công lớn thắp sáng ngọn lửa thi ca cách mạng - Bài thơ được viết tháng 11-1980, không bao lâu trước khi tác giả qua đời, thể hiện niềm, yêu mến thiết tha cuộc sống đất nước và ước nguyện cống hiến của tác giả. - Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp và khí thế của đất nước vào xuân, thể hiện khát vọng và tình yêu thiết tha được trọn đời hiến dâng cho quê hương đất nước. - Trích dẫn 2 khổ thơ: Tình yêu quê hương đất nước và muốn được dâng hiến cho đời mình của tác giả Thanh Hải được thể hiện rõ nhất trong 2 đoạn thơ. Thân bài: Khổ thơ 1: “Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến” - Trong không khí tưng bừng của đất trời mùa xuân, nhà thơ đã cảm nhận được một mùa xuân tươi trẻ, rạo rực trong tâm hồn. Đó là mùa xuân của lòng người, của đất trời. "Con chim hót" để gọi xuân về, đem đến niềm vui cho con người. "Một cành hoa" để tô điểm cuộc sống, làm đẹp thiên nhiên sông núi. "Một nốt trầm" của bản "hòa ca” êm ái để làm xao xuyến lòng người, cổ vũ nhân dân. "Con chim hót", "một cành hoa ", "một nốt trầm ” là ba hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cái đẹp, niềm vui, cho tài trí của đất nước và con người Việt Nam. - Điệp từ "ta làm" diễn tả một cách rõ nét của nhà thơ. Nhà thơ muốn làm một con chim, một nhành hoa để dâng tiếng hót của mình cho đời, để tỏa hương thơm ngào ngạt cho sắc xuân. - Các em cũng có thể nói qua về thời điểm đang viết bài thơ này này, tác giả Thanh Hải đang phải nằm điều trị trên giường bệnh cho nên khát khao đóng góp sức mình cho dân tộc càng mạnh mẽ và đáng trân trọng hơn bao giờ hết. + Khổ 1: Nhà thơ cảm nhận sự chuyển biến của trời đất ở thời khắc sang thu qua hương vị: hương ổi, qua vận động của gió của sương: gió se, sương chùng chình. Hương ổi nồng nàn lan trong gió bắt đầu hơi se lạnh, sương thu chùng chình chậm lại Mùa thu sang ngỡ ngàng được cảm nhận qua sự phán đoán. Phân tích các từ: bỗng,phả, chùng chình, hình như (1.5 điểm). ĐỀ 3 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Sách kể chuyện hay sách ca hát (1) Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách, sách kể chuyện hay biết bao về con người, họ trở nên đáng yêu và gần gũi biết bao. (2) Là một thằng bé con bị công việc ngà độn làm cho kiệt sức, luôn luôn phải hing lấy những lời chửi mắng đản đôn, tối trịnh trọng hứa với mình là lớn lên, tôi sẽ giúp mọi người, hết lòng phục vụ họ. (3) Như những con chim kỳ diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cải thiện và cái đẹp. (4) Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái (5). Tôi trở nên điểm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số chuyện bực bội trong cuộc sống. 4
  5. (6) Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tối tách khỏi con thí để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát về cuộc sống ấy (M.Gorki, Dẫn theo Tạ Đức Hiền, Tập làm văn THPT, Nxb Giáo dục, 1998) a) Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào (thuyết minh, tự sự, nghị luận)? b) Dựa vào văn bản, em hãy chỉ ra 02 tác dụng của việc đọc sách. c) Xác định và nêu tác dụng của phép liên kết trong 02 câu sau: (3) Như những con chim kỳ diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người tảo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. (4) Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. d) Em có đồng tình với ý kiến “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm): Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (độ dài khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lợi ích của việc đọc sách. Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm ĐÁP ÁN ĐỀ 3 I. Đọc - Hiểu a) Văn bản trên thuộc kiểu văn bản thuyết minh. b) Dựa vào văn bản có thể chỉ ra 2 tác dụng của việc đọc sách đó là: - Sách kể những câu chuyện hay về con người, khiến con người trở nên gần gũi với nhau hơn. - Sách ca ngợi, mang lại cái nhìn tích cực về một cuộc sống đa dạng, phong phú, lành mạnh tươi đẹp, giúp ta quên đi những căng thẳng, bực bội trong cuộc sống. II. Làm văn mẹ Tà ôi - Tác giả Nguyễn Khoa Điềm - "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, là một trong số những bài thơ hay của ông. - Tác phẩm nổi bật với hình ảnh người mẹ Tà-ôi như là biểu tượng về người mẹ Việt Nam anh hùng. 2. Thân bài "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" có ba đoạn lời ru. Những lời ru mô tả công việc mà người mẹ đang làm, cảnh mẹ địu em cu Tai và những lời mẹ ru, cũng là những khát vọng về tương lai của đứa con, của quê hương đất nước. * Người mẹ đang gánh vác những công việc rất khó Câu 1. Tham khảo những gợi ý sau để triển khai vào đoạn văn của mình: - Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách bởi sách là tài sản quý giá, người bạn tốt của con người. - Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt. Bởi sách là nơi lưu trữ toàn bộ sản phẩm tri thức của con người, giúp ích cho con người về mọi mặt trong đời sống xã hội. - Sách giúp ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin một cách nhanh nhất (nêu dẫn chứng). - Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta, để chúng ta trở thành người tốt (dẫn chứng) - Sách là người bạn động viên,chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn (dẫn chứng) - Tác hại khi không đọc sách: Hạn hẹp về tầm hiểu biết, tâm hồn cằn cỗi. - Cần có phương pháp đọc sách hiệu quả: chọn sách tốt, có giá trị để đọc, phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiềm ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích, thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày. Câu 2: Dàn ý tham khảo: 5
  6. 1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình ảnh người khăn, vất vả - Đoạn 1: Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Mồ hôi mẹ rơi vai mẹ gầy - Đoạn 2: Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ Mẹ thương a-cay, mẹ thương làng đói - Đoạn 3: Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng Mẹ địu em đi để giành trận cuối - Lúc ở nhà giã gạo nuôi quân, lúc lên núi tỉa bắp lấy lương thực chống đói cho dân làng, trong chiến dịch lớn thì trực tiếp tham gia trận cuối, mọi công việc vất vả mẹ làm đều vì việc chung, vì làng xóm, vì sự nghiệp cách mạng. =>Tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần kháng chiến chống Mỹ là động lực là sức mạnh để mẹ có thể vượt lên mọi nhiệm vụ gian nan. * Dù trong hoàn cảnh nào mẹ vẫn chăm bẵm đứa con yêu thương. - Mọi hoạt động của mẹ đều phục vụ cho quê hương, đất nước, cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Nhưng dù làm việc gì, ở đâu, em cu Tai, đứa con thương yêu vẫn ngon giấc trên lưng mẹ. - Những câu thơ thể hiện vẻ đẹp tuyệt vời bằng hình ảnh độc đáo mẹ địu con, thấm đượm vị ngọt ngào đằm thắm của tình mẫu tử Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi mà tim hát thành lời + Lời thơ đã gợi lên một hình ảnh thật đẹp. Mẹ vừa địu con vừa giã gạo, mặc dù vậy, vẫn tạo ra sự thoải mái cho đứa con nhỏ. Đứa bé vẫn được gối trên chiếc gối vai mẹ, lưng mẹ là chiếc nôi đung đưa ru con giấc ngủ say. Tuy nhiên, người đọc không khỏi bùi ngùi xúc động trước hình ảnh đôi vai gầy của mẹ. Cũng biết bao, trân trọng và yêu thương khi nghe con tim mẹ hát, vỗ về nâng đỡ giấc ngủ con thơ. + Chiếc gối vai, chiếc nôi lưng và tiếng hát con tim là những biểu tượng thật độc đáo về tình mẹ thương con. Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ Em ngủ ngoan, em đừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng + Ở đây có sự so sánh: mặt trời của bắp / mặt trời của mẹ + Từ ý nghĩa, tác dụng to lớn của mặt trời đối với cây bắp đã thể hiện được ý nghĩa to lớn của đứa con (mặt trời của mẹ) đối với mẹ. Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông Mẹ địu con đi để giành trận cuối * Lời ru của mẹ về giấc mơ của con: - Lời ru của mẹ nói với con: Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần Mai sau con lớn vung chày lún sân Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ Mai sau con lớn làm người tự do - Những điều mẹ mong ước: + Mong muốn công cuộc lao động và chiến đấu đạt được những kết quả to lớn. + Mong muốn em cu Tai của mẹ có một tương lai, một cuộc sống tốt đẹp, mà cuộc sống tốt đẹp nhất là được sống trên một đất nước độc lập tự do. 6
  7. => Tình yêu nước và tình thương con, cái chung và cái riêng đã gặp nhau ở lý tưởng của thời đại. - Những điệp ngữ: Con mơ cho mẹ cho thấy ý nghĩa của cuộc đời, những khát vọng lớn lao của mẹ chỉ duy nhất là tương lai tốt đẹp của con. 3. Kết bài - Trong thời kỳ khắng chiến chống Mỹ cứu nước, những người mẹ rất đáng kính trọng ấy đã được khắc hoạ rất thành công trong văn chương nghệ thuật. Khúc hát ru của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm như vậy. - Nét độc đáo của bài thơ là lần đầu tiên một người mẹ miền núi Tà-ôi được đưa vào văn chương và trở thành một trong những biểu tượng về Người mẹ Việt Nam nhân hậu và anh hùng. - Một đất nước mà văn học dân gian đã đúc kết thành một câu như đinh đóng cột: "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh", thì những người phụ nữ anh hùng giỏi nuôi con, giỏi đánh giặc luôn luôn có mặt ngoài cuộc đời. ĐỀ 4 I. ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu. Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người". Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con". (Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2002) Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. (0,5 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta.” Câu 3. (1,0 điểm) Thông điệp mà câu chuyện trên mang đến cho người đọc. Câu 4. (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề cho và nhận trong cuộc sống. II. LÀM VĂN: (6,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ 7
  8. Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, SGK Ngữ văn 9, tập hai, tr.56) ĐÁP ÁN ĐỀ 4 ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là tự sự Câu 2: Thành phần biệt lập gọi đáp. Câu 3: Câu chuyện đề cập đến mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc đời mỗi con người. Khi con người trao tặng cho người khác tình cảm gì thì sẽ nhận lại được tình cảm đó. Đấy là mối quan hệ nhân quả và cũng là quy luật tất yếu của cuộc sống. Câu 4: Các em cần lưu ý vấn đề sau: Biểu hiện của mối quan hệ đó trong cuộc sống - Mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống vô cùng phong phú, bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần. - Mối quan hệ giữa cho và nhận không phải bao giờ cũng ngang bằng nhau trong cuộc sống: Có khi ta cho nhiều nhưng nhận lại ít hơn và ngược lại. - Mối quan hệ giữa cho và nhận không phải bao giờ cũng là mình cho người đó và nhận của người đó, mà nhiều khi lại nhận được ở những người mà mình chưa hề cho. Và cái mình nhận có khi là sự bằng lòng với chính mình, là sự hoàn thiện hơn nhân cách làm người của mình trong cuộc sống. Làm thế nào để thực hiện tốt mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống - Con người phải biết cho cuộc đời này những gì tốt đẹp nhất: Đó là sự yêu thương, trân trọng, cảm thông giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần chứ không phải là sự cho – nhận vì mục đích vụ lợi. - Con người cần phải biết cho nhiều hơn nhận lại. - Phải biết cho mà không hi vọng sẽ được đáp đền. - Để cho nhiều hơn, con người cần phải cố gắng phấn đấu rèn luyện và hoàn thiện mình, làm cho mình giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần để có thể yêu thương nhiều hơn cuộc đời này II. LÀM VĂN Mở bài: - Nhà thơ Thanh Hải (1930-1980) là bút danh của Phạm Bá Ngoãn, quê ở Phong Điền, thuộc Thừa Thiên – Huế. Ông là người có công lớn thắp sáng ngọn lửa thi ca cách mạng - Bài thơ được viết tháng 11-1980, không bao lâu trước khi tác giả qua đời, thể hiện niềm, yêu mến thiết tha cuộc sống đất nước và ước nguyện cống hiến của tác giả. - Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp và khí thế của đất nước vào xuân, thể hiện khát vọng và tình yêu thiết tha được trọn đời hiến dâng cho quê hương đất nước. - Trích dẫn 2 khổ thơ: Tình yêu quê hương đất nước và muốn được dâng hiến cho đời mình của tác giả Thanh Hải được thể hiện rõ nhất trong 2 đoạn thơ. Thân bài: Khổ thơ 1: “Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến” 8
  9. - Trong không khí tưng bừng của đất trời mùa xuân, nhà thơ đã cảm nhận được một mùa xuân tươi trẻ, rạo rực trong tâm hồn. Đó là mùa xuân của lòng người, của đất trời. "Con chim hót" để gọi xuân về, đem đến niềm vui cho con người. "Một cành hoa" để tô điểm cuộc sống, làm đẹp thiên nhiên sông núi. "Một nốt trầm" của bản "hòa ca” êm ái để làm xao xuyến lòng người, cổ vũ nhân dân. "Con chim hót", "một cành hoa ", "một nốt trầm ” là ba hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cái đẹp, niềm vui, cho tài trí của đất nước và con người Việt Nam. - Điệp từ "ta làm" diễn tả một cách rõ nét của nhà thơ. Nhà thơ muốn làm một con chim, một nhành hoa để dâng tiếng hót của mình cho đời, để tỏa hương thơm ngào ngạt cho sắc xuân. - Các em cũng có thể nói qua về thời điểm đang viết bài thơ này này, tác giả Thanh Hải đang phải nằm điều trị trên giường bệnh cho nên khát khao đóng góp sức mình cho dân tộc càng mạnh mẽ và đáng trân trọng hơn bao giờ hết. Khổ thơ 2: “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” - Mùa xuân nho nhỏ là cách nói đầy ẩn dụ và đầy sức sáng tạo của nhà thơ. Mỗi người có thể góp một chút sức mình vào đó , dâng hiến là một hành động cho đi mà không đòi hỏi sự đáp lai. Cho dù là trai trẻ hay tóc đã bạc thì điều này vốn không quan trọng bởi khi đã muốn dâng hiến cho cuộc đời, cho quê hương đất nước thì không quan trọng tuổi tác. - "Nho nhỏ" và "lặng lẽ" là cách nói khiêm tốn, chân thành. – “lặng lẽ dâng ”: Từ gợi tả “lặng lẽ được đảo ra đầu câu như lời nhấn mạnh. Niềm mong muốn cống hiến tuổi xuân, sức sống cho đời được thể hiện khiêm tốn bất chấp thời gian, tuổi tác. Nó là ước mơ chính đáng đáng trân trọng của tác giả. Kết bài: Nêu cảm nhận chung của em về 2 khổ thơ trên. ĐỀ 5 PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: "Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chó lớn. Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con" (Theo Ngữ văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007) Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả. Câu 2: Giải nghĩa cụm từ “Người đồng mình”. - Qua hai câu thơ của đoạn trích: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói”. Em hãy cho biết “Người đồng mình” sống ở vùng nào và đặc điểm của hoàn cảnh sống ở đó ra sao? Câu 3: Tìm và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên. 9
  10. Câu 4: Qua lời tâm tình của đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm). " Luôn dậy sớm; luôn đúng hẹn, giữ lời hứa; luôn đọc sách là những thói quen tốt ”. (Theo Băng Sơn - Giao tiếp đời thường) Trong những thói quen tốt được nêu trên, em hãy chọn một thói quen em cần được rèn luyện. Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về việc rèn luyện thói quen tốt ấy. Câu 2 (5.0 điểm) Phân tích tình cảm sâu nặng và cao đẹp của nhân vật ông Sáu dành cho con trong đoạn trích "Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. (Theo Ngữ văn 9, tập một, trang 195, NXB Giáo dục, 2008) Hết HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI: Phần Gợi ý trả lời 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm Nói với con của tác giả Y Phương. 2. - “Người đồng mình” là người vùng mình, người miền mình, có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng một quê hương, cùng một dân tộc. - Người đồng mình sống trên đá, trong thung và cuộc sống hiện tại còn nhiều đói nghèo, khó khăn, cực nhọc. Chỉ với những hình ảnh mộc mạc cùng lối so sánh tự nhiên, người cha trong lời dặn dò con biết quý trọng những gì mình đang có, biết gắn bó và yêu thương quê hương còn nhiều khó khăn, đói nghèo. 3. Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như 1 hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sống trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người. 4. Bằng những hình ảnh thơ đẹp, giản dị bằng cách nói cụ thể, độc đáo mà gần gũi của người miền núi, người cha muốn nói với con rằng: - Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương. - Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ. - Dù gặp trở ngại con phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Chọn thói quen: "Luôn đọc sách" - Sách là một phương tiện dùng để ghi chép, lưu giữ và lưu truyền tri thức trong xã hội loài người. Sách gồm có hai loại: sách giấy và sách điện tử. - Đọc sách là lĩnh hội tri thức một cách chủ động. Đọc sách chi trở thành thói quen khi nó lặp lại liên tục và con người làm nó một cách tự chủ. Trong bài các em cần đạt được: + Vì sao cần phải đọc sách? Phần 2 - Sách cung cấp cho ta mọi tri thức trên tất cả các lĩnh vực: lịch sử, địa lý, văn học, xã câu1 hội, - Đọc sách giúp chúng ta bồi dưỡng tinh thần và làm phong phú cuộc sống của chính mình. - Sách còn là người thầy, người bạn tốt của mỗi con người. + Hiện trạng của vấn đề đọc sách hiện nay của học sinh: - Theo khảo sát của các tổ chức thế gới, tỉ lệ người đọc sách ở lứa tuổi học sinh còn khá thấp. - Học sinh Việt Nam hiện nay ít có hứng thú với sách vở bởi thế hệ hiện đại có những 10
  11. niềm vui vào internet và những thú vui mới. - Học sinh thường đọc truyện tranh hoặc những sách văn học tuổi teen với nội dung dễ dãi còn những quyển sách về lịch sử, khoa học gần như không nằm trong danh mục được lựa chọn. + Nguyên nhân của hiện trạng trên: - Sự phát triển của công nghệ - Do sự đủ đầy của cuộc sống về vật chất - Tình trạng lười đọc sách, đọc sách theo phong trào. + Hậu quả: - Vốn hiểu biết bị hạn chế - Phần tinh thần không được bồi đắp, con người cư xử với nhau thiếu văn minh, + Giải pháp để đọc sách trở thành thói quen: - Hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách đối với bản thân. - Tạo thói quen mỗi ngày, đọc một số trang nhất định về cuốn sách trong mảng mà mình quan tâm - Trong nhà trường hoặc các tổ chức nên tổ chức các buổi thảo luận về sách theo chủ đề để chia sẻ với nhau những điều hay mà mình học được từ sách. * Liên hệ bản thân: Em có đang tạo cho mình thói quen đọc sách? Em học được điều gì từ những cuốn sách mình đã đọc? Phương pháp phân tích, tổng hợp. Cần đảm bảo đầy đủ các ý sau: 1. Giới thiệu chung về tác giả tác phẩm - Tác giả Nguyễn Quang Sáng (1932 - 2014): là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. - Sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các sáng tác của ông hầu như chỉ xoay quanh cuộc sống con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình. - Tác phẩm Chiếc lược ngà được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Được in trong tập truyện cùng tên. - Khái quát nội dung tác phẩm: thể hiện tình cha con sâu đậm trong hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt và được thể hiện rõ trong nhân vật ông Sáu. 2. Phân tích a. Giới thiệu về ông Sáu - Là người nông dân Nam Bộ, giàu lòng yêu nước. - Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết với cách mạng. - Hi sinh vì tổ quốc. 2 => Ông Sáu là người anh hùng dân tộc trong thời đại “ra ngõ gặp anh hùng”, thời đại cả nước kháng chiến chống Mỹ ác liệt, bom đạn khốc liệt. Bên cạnh đó, thông qua hình tượng nhân vật ông Sáu, tác giả còn làm nổi bật tình cảm phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. b. Trong 3 ngày ngắn ngủi về thăm con: - Xúc động mãnh liệt trong khoảnh khắc gặp lại con sau 8 năm xa cách với các hành động. Vội vàng, hấp tấp nhảy lên bờ gọi con + Đưa tay đón con + Bước những bước dài tới bên con + Khuôn mặt biển đồi vì nỗixúc động. - Đau đớn vì bé Thu không đáp lại tình cảm của ông mà sợ hãi bỏ chạy: hình ảnh ông "sầm mặt lại"; "đứng sững lại"; "hai tay buông thõng như bị gãy". => Đau khổ, bất lực vì không biết làm thế nào để san bằng khoảng cách của không gian, thời gian. - Suốt 3 ngày phép ông Sáu làm mọi cách để bé Thu thay đổi: +Ông không đi đâu, chỉ quanh quần bên con 11
  12. + Ông không giận con mà chỉ khe khẽ lắc đầu, cười trước sự bướng bỉnh, xa lánh của con. + Thậm chí khi con bé chối từ sự chăm sóc của ông, ông đã đau đớn không giữ được bình tĩnh mà trách phạt con. =>Ông đã kiên nhẫn, dịu dàng, bao dung rất mực đối với con mình. - Khi chia tay, ông bộc lộ tình yêu con sâu nặng. + Anh không dám lại gần con, chỉ nhìn con bằng ánh mắt trìu mến, buồn rầu. => Ánh mắt cho thấy nỗi xót xa, cả sự yếu đuối của 1 người lính trước tình cảm gia đình. + Giọt nước mắt mà ông cố giấu, lời hứa trở về cùng chiếc lược ngà cho con đã gói trọn tình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc, mãnh liệt mà ông dành cho con. =>Tình yêu con của ông Sáu đã chiến thắng mọi khoảng cách của sự biệt li. Tình cảm ấy luôn vẹn nguyên, ấm áp và tràn đầy. b) Khi ông trở lại chiến trường: - Luôn cảm thấy ân hận, khổ tâm vì đã đánh con. - Không quên lời hứa với con. Ông hiệu mơ ước ngây thơ của con. Cô bé muốn có một vật dụng để luôn nhớ về cha. + Dồn nỗi nhớ, tình yêu và sự day dứt vào việc làm chiếc lược ngà. + Ông tỉ mỉ của từng răng lược, cần thận khắc từng nét chữ “yêu nhớ tặng Thu con của ba”. + Lúc nhớ con, ông lấy cây lược ra ngắm nghía, mài lên mái tóc. - Thậm chí, cái chết cũng không cướp đi được tình yêu thương con của ông Sáu. + Vết thương nặng trong một trận càn khiến ông kiệt sức, không trăng trối được điều gì nhưng ông vẫn dồn hết tàn lực móc cây lược trao cho đồng đội và gửi gắm đồng đội mình qua ánh mắt. + Cây lược ấy đã được trao lại cho bé Thu. Tình cha con đã không chết, nâng đỡ cô bé trưởng thành, vượt lên mọi đau thương mất mát. => Ông Sáu là biểu tượng cho tình yêu thương, sự ân cần và che chở của người cha dành cho con mình. Qua đó ta thấy được sự bất tử của tình cảm cha con. c. Nhận xét - Ông Sáu là biểu tượng của người lính yêu nước, người cha giàu tình yêu thương con. - Tác giả xây dựng những tình huống đặc sắc. - Nghệ thuật kể chuyện bất ngờ, hấp dẫn. - Truyện viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung vào tình cha con, tình đồng chí trong những hoàn cảnh éo le. Đặc biệt là tình cảm cha con sâu nặng, cao đẹp của người chiến sĩ. Tình cảm ấy được miêu tả cảm động từ hai phía bằng ngòi bút miêu tả tinh tế, chính xác, bắt nguồn từ tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng con người. 3. Kết - Nhân vật ông Sáu là một sáng tạo nghệ thuật thành công của tác giả - Giúp ta thấm thía sâu sắc hơn những vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. 12
  13. ĐỀ 6 PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm) Em hãy đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Văn bản 1 Văn bản 2 Báo cáo mới đây của tạp chí Science cho Trước sự đe dọa của rác thải nhựa, nhiều thấy Trước sự đe dọa của rác thải nhựa, nước đã lên kế hoạch hành động nhiều đen này thế giới đã sản xuất khoảng 83 Từ tháng 1 năm nay, chỉnh phủ Scotland đề tỉ tấn nước đã lên kế hoạch hành động. xuất ý kiến về việc cấm sản xuất, kinh doanh Nhựa, trong đó 1,3 tỉ tấn hiện là rác thải. Và một một số sản phẩm làm từ nhựa. Lệnh cấm 79% Từ tháng 1 năm nay, chính phủ này sẽ góp phần giảm đáng kể lượng rác thải Scotland để trong 6,3 tỉ tấn đó giờ đang nằm nhựa. trong các bãi rác xuất ý kiến về việc cấm sản Tại Anh, các loại hạt kim tuyến trang tri đã xuất, kinh doanh một và môi trường tự bị cấm sử dụng. Việc tính phí với túi nhựa nhiên. cũng được thực hiện. Theo số liệu thống kê Nhựa được sử dụng phổ biến bì tiện dụng, rẻ của Bộ Môi trường, Thực phẩm và các vấn tiền, dễ chế tạo. Tuy nhiên nhựa có hạn chế đề nông thôn, nhờ việc tỉnh phí này, trong lớn là rất lâu phân hủy, đồng nghĩa với việc thời gian qua, số lượng túi nhựa được đưa rác thải nhựa sẽ gây nên thảm họa môi vào sử dụng đã giảm 9 tỉ chiếc. trường nếu không có cách giải quyết. Từ năm 2019, Đài Loan sẽ cấm sử dụng các loại ống hút nhựa tại các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, sau đó tiến tới cẩm hoàn toàn việc cung cấp túi nhựa tại các điểm kinh doanh. Tại Việt Nam, một số tổ chức xã hội đã phát Trong các đại dương, số lượng rác thải nhựa - động các chiến dịch như: "7 ngày thách ước tính khoảng 150 triệu tấn - nặng gần thức". "Bớt một vỏ chai, cứu tương lai", bằng 1/5 khối lượng cá. Các nhà khoa học với mục tiêu thúc đẩy cộng đồng chung tay dự báo với tốc độ gia tăng rác thải nhựa như chống lại rác thải nhựa, hiện nay, vào năm 2050, khối lượng rác thải Trong thời gian qua, nhiều bạn trẻ Việt Nam nhựa sẽ nặng hơn cả khối lượng cá. cũng đã tổ chức hàng loạt hoạt động nhằm Việt Nam là một trong các quốc gia xả rác giảm rác thải nhựa. Các bạn mày mò thực thải nhựa nhiều nhất thời giới. Tại Việt Nam hiện những dự án làm ống hút từ tre và cỏ số lượng tú nilon, chai nhựa, ly nhựa, ống bàng, tái chế rác thải nhựa thành những vật hút, hộp xốp được sử dụng nhiều vượt trội dụng có ích, Chắc chắn những hành động so với các nước khác. này sẽ góp phần giúp môi trường trở nên Rác thải nhựa ảnh hưởng tiêu cực đến hệ xanh, sạch, đẹp hơn sinh thái, làm ô nhiềm môi trường đất, môi trường nước, gây nguy hại cho nguồn lợi thủy hải sản và tác động xác đến sức khỏe con người 13
  14. (Hai văn bản trên được tổng hợp từ các báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Thời nay) a. Dựa vào văn bản, hãy cho biết tác hại của rác thải nhựa đối với cuộc sống, (0,5 điểm) b. Tìm thành phân biệt lập được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản 2. (0,5 điểm) c. Chỉ ra mối liên hệ về nội dung của hai văn bản trên. (1,0 điểm) d. Theo em, giải pháp nào là hiệu quả nhất để giảm ô nhiễm rác thải nhựa ở nước ta hiện nay? Vì sao? (Em Có thể lựa chọn giải pháp trong văn bản hoặc tự đẻ ra giải pháp khác. Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0 điểm) PHẦN II. Câu 1: (3,0 điểm) Để thể hiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái (che chở bao bọc, chia sẻ, Bàn bó, bình đăng, độc lập, ), các bạn học sinh đã đưa ra ba hình ảnh sau: Từ một trong ba hình ảnh trên, em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giây thi) bàn về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay. Câu 2: (4,0 điểm) Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1 Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kinh, Phạm Tiến Duật) Cảm nhận về hình ảnh người lính trong hai khổ thơ trên. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác cũng viết về người lính để thấy được nét gặp gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này. Đề 2 Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, em hãy viết bài văn với nhan đề: “Những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách" Hết GỢI Ý ĐÁP ÁN THAM KHẢO ĐỀ 6 PHẦN I: a. Tác hại của rác thải nhựa đối với cuộc sống: lâu phân hủy dẫn tởi - Ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, - Làm ô nhiễm đến môi trường đất, - Môi trường nước, - Gây nguy hại cho nguồn lợi thủy hải sản và tác động xấu đến sứng khỏe con người. b. Thành phần biệt lập được sử dụng: Hình thái: "chắc chắn" Phụ chú: "hành động này" - chính là các bạn trẻ Việt Nam đang thực hiện việc tái tạo lại rác thải nhựa thành những hoạt động có ích. 14
  15. c. Mối liên hệ về nội dung của 2 văn bản này đều nói về rác thải nhựa: đây là liên kết về hình thức văn bản 1 nói về hiện trạng cũng như tác hại của rác thải nhựa tới cuộc sống, còn văn bản hai nêu ra những biện pháp hiện nay mà các nước đang thực hiện nhằm hạn chế rác thải nhựa. d. Hãy viết một đoạn văn ngắn để bày tỏ những giải pháp mà em nghĩ là hợp lý: Các giải pháp như: - Khi lệnh cấm sản xuất nhựa được ban ra - Tính phí việc sử dụng túi nhựa - Thay đổi các sản phẩm nhựa bằng các sản phẩm tự nhiên PHẦN II Câu 1: Nghị luận về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay. Dàn ý tham khảo: 1. Mở bài - Đặt vấn đề nghị luận: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay. - Ngày nay, mối quan hệ cha mẹ - con cái dường như đang gặp khủng hoảng nặng nề bởi nhiều lý do khá phức tạp. 2. Thân bài: * Giải thích quan niệm về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái * Vai trò của mối quan hệ cha mẹ và con cái trong cuộc sống - Tình mẫu tử, tình phụ tử là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, là chiếc la bàn giúp ta định vị được những hướng đi đúng đắn trong cuộc sống. Nó không giống như tình cảm bạn bè, cũng không phải là tình cảm khi ta yêu một người nào đó mà là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái. - Thông thường tình cảm bắt nguồn từ các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Riêng tình cảm cha mẹ đối với con cái là do được khơi dậy từ tình yêu thương tự nhiên. - Chính vì thế, tình cảm cha – mẹ - con cái và ngược lại, đạo làm con đối với cha mẹ là quan hệ "máu mủ ruột rà", có ý nghĩa thiêng liêng, gắn bó nhất của con người. Nó là nền tảng để xây dựng những mối quan hệ tình cảm khác trong xã hội chúng ta. - Tình cảm của cha mẹ và con cái đã trở thành thứ tình cảm trường tồn, vượt qua không gian, thời gian và những biến đổi của các yếu tố trong xã hội. * Thực trạng về mối quan hệ cha mẹ với con cái trong gia đình ngày nay - Gia đình nói chung trong đó có gia đình Việt Nam luôn luôn bị tác động bởi diễn biến xã hội xung quanh và ngày nay không tránh khỏi sự lỏng lẻo trong các mối quan hệ giữa các thành viên. - Nguyên nhân có thể do: + Tác động của những diễn biến không ngừng của xã hội; + Nhu cầu tự khẳng định của cá nhân, có thể dẫn đến tính ích kỷ, hẹp hòi, do sự tăng trưởng của nền kinh tế thị trường, cũng như do hiện tượng công nghiệp hóa, đô thị hóa; + Mô hình “Gia đình hạt nhân” thích hợp hơn và thay thế cho nếp sống đại gia đình cổ xưa; con cái trưởng thành muốn cha mẹ cho ở riêng, trong khi cha mẹ già lại thích sống chung với con cái để có cháu bồng cháu bế; + Kinh tế phát triển, con cái được học hành đến nơi đến chốn, thành đạt sớm, nhu cầu tự lập tăng cao, không muốn và không chấp nhận sự phụ thuộc vào gia đình; + Con cái bận rộn làm ăn không có nhiều thời gian chăm sóc cha mẹ, nhất là cha mẹ đã già yếu; cha mẹ lo kinh tế gia đình lơ là việc chăm sóc, giáo dục, hướng dẫn con cái; + Khoảng cách tâm lý giữa hai thế hệ càng ngày càng gia tăng do những chuyển biến ngoài xã hội. Điều này thường dẫn đến hậu quả là xảy ra những xung đột giữa hai thế hệ; + Cha mẹ nhiều người vẫn còn nặng nề về thành tích công lao, muốn độc quyền nắm giữ vận mệnh con cái khiến con cái bị tổn thương và ức chế; có nhiều trường hợp còn xảy ra việc cha mẹ lạm dụng quyền hành hay dùng bạo lực khiến con cái uất hận muốn xa rời và đứt gánh với cha mẹ, gia đình - Có thể liên hệ bản thân: Mối quan hệ của em với cha mẹ như thế nào, em đã làm gì để giúp cho mối quan hệ ấy luôn luôn tốt đẹp ? 15
  16. 3. Kết bài - Dù xuất phát từ bất cứ nguyên nhân nào, sự rạn nứt, đổ vỡ trong mối quan hệ cha mẹ - con cái trong gia đình cũng là một thực trạng đáng buồn và đáng suy nghĩ. - Đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại một cách nghiêm túc và cới mở mối quan hệ thân thiết này, làm sao để một đàng con cái biết sống trọn vẹn đạo làm con của mình, đàng khác cha mẹ cũng biết cách hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ làm cha làm mẹ của mình. Câu 2: Dàn ý tham khảo Đề 1: MỞ BÀI - Hoàn cảnh sáng tác: năm 1969, trong cuộc chiến đấu gian khổ của những chiến sĩ lái xe đường Trường Sơn thời chống Mỹ. - Bài thơ hay trong chùm thơ đạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 - 1970, tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật. - Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Trích trong tập Vầng trăng-Quầng lửa) là một trong những bài thơ để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc về hình ảnh những người lính và sự kế thừa của biết bao thế hệ THÂN BÀI *. Phân tích hai khổ thơ 1. Hình tượng thơ gắn liền với cái đẹp, vẻ chau chuốt sự kì vĩ đi cùng năm tháng đó chính là hình ảnh những chiếc xe không kính - Bình thường, những chiếc xe không kính không thể gọi là cái đẹp. ấy thế mà tác giả đã lấy hình tượng đó làm cảm hứng xuyên suốt của bài thơ. Hình tượng độc đáo nhưng hợp lý này đã có tác dụng gây ấn tượng mạnh, là cơ sở để làm nổi bật phẩm chất dũng cảm, sự lạc quan và quyết tâm dành chiến thắng của anh lính lái xe thời chống Mĩ. - Hình tượng những chiếc “xe không kính” đã gợi lên những nguy hiểm cận kề. Những “ bom giật, bom rung” làm vỡ kính xe. Sự hi sinh, cái chết đã ở đâu đó, rất gần những người lính. Lời thơ bình dị: “Không kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi ” Hoàn cảnh chiến trường khó khăn, cái chết là những thử thách lớn với những người lái xe trên con đường Trường Sơn khói lửa. - Điệp ngữ “không có kính” ở đầu các khổ thơ vừa có tác dụng nhấn mạnh cho ta cảm nhận được gian khổ, hiểm nguy sự khốc liệt của hiện thực cuộc chiến đối với người lính Trường Sơn vừa khắc họa được nét tiêu biểu của con người Việt Nam, dù thiếu thốn, khó khăn vẫn kiên cường chiến đấu. 2. Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn: - Tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu vì miền Nam. - Trong bom đạn khốc liệt của chiến tranh, anh chiến sĩ vẫn dữ vững tư thế hiên nghang hướng về phía trước, thực hiện khẩu hiệu: “tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Câu thơ chuyển giai điệu, thanh thản, tự tin: “Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. - Những từ ngữ chọn lọc “ung dung”, “nhìn đất”, “nhìn trời”, “nhìn thẳng” thể hiện tư thế, phong cách anh bộ đội lái xe trên đường ra trận. - Tư thế hiên ngang, lòng tự tin của anh bộ đội còn được biệu lộ ở chỗ bất chấp “bom giật, bom rung” của kẻ thù, vẫn cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, của đất nước, những nét đẹp lãng mạng, mặc dù cái chết còn lẩn quẩn, rình rập đâu đó quanh anh. 3. Liên hệ hình ảnh người lính trong bài thơ đồng chí. 16
  17. Bài thơ Đồng chí sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia hoạt động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính. Những điểm chung giữa hai tác phẩm là đều nói về hình ảnh vẻ đẹp của người lính nên 2 bài thơ đều mang những vẻ đẹp chung về: - Yêu nước, yêu quê hương, yêu đồng chí. - Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ. - Lạc quan tin tưởng. KẾT BÀI Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong 2 khổ thơ và liên hệ hình ảnh người lính trong thời kháng chiến. Hình tượng người lính dù ở thời kì kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mĩ đều mang phẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội Cụ Hồ” thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ những nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tạo nên những hình tượng làm xúc động lòng người. Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người chân thật và sinh động. Đề 2: 1. Giới thiệu vấn đề: Những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách 2. Giải thích vấn đề - “Những ngọn lửa” ở đây được sử dụng mang nghĩa ẩn dụ, đó là tượng trưng cho những giá trị mà văn chương đem lại. - Những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách là những ngọn lửa của tình yêu thương, của lòng căm thù, của niềm tự hào và hơn hết, văn chương giúp chúng ta biết đến thế giới của một người khác, biết đồng cảm với “tha nhân” để đem tâm hồn mình đến gần hơn với tâm hồn mọi người. Xét cho cùng, giá trị của văn chương như Leptonytoi đã nói “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, tước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại.” hay “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên ; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. (Thạch Lam) - Nhận định đã đề cập đến giá trị to lớn của văn chương, hướng con người đến chân-thiện-mĩ. 3. Giải quyết vấn đề - Văn chương nuôi dưỡng trong lòng ta những tình cảm tốt đẹp: + Tình yêu thương, đồng cảm với con người: Chuyện Người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Đồng chí, + Tình yêu nước, tự hào dân tộc: Làng, Nói với con, + Tình cảm gia đình: Bếp lửa, Chiếc lược ngà, Con cò, Nói với con, Ngoài ra văn chương còn cho ta lòng dũng cảm, sự vị tha. - Vì yêu thương nên căm thù, lên án những người, thế lực chà đạp lên sự sống, chà đạp lên cuộc đời con người. - Văn chương hướng chúng ta đến những suy ngẫm giàu tính triết lí, những triết lí ấy có giá trị ngàn đời, nhiều khi gợi ra cho chúng ta những câu hỏi, chính những câu hỏi ấy làm nên sức sống cho tác phẩm, kích thích bạn đọc đi tìm câu trả lời. 4. Mở rộng- nâng cao - Để hiểu được giá trị của văn chương, người đọc phải có tầm đón nhận để hiểu những điều nhà văn ấp ủ. - Giá trị của tác phẩm phụ thuộc vào bạn đọc, chính người đọc là người quyết định số phận tác phẩm, quyết định giá trị của văn chương. “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật. ” 17
  18. ĐỀ 7 PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm). Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi ở dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB Giáo dục, 2002, tr. 28 - 29) 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 2. Trong bài thơ, những âm thanh nào được tác giả nhắc đến? 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN Câu 1 (2.0 điểm). Em hãy viết một bài văn (khoảng 200 chữ) bàn về lòng hiếu thảo. Câu 2 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: Cổ ông lão nghẹn ắng hằn lại, da mặt tê rần rần. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở có, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại [ ] Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng [ ] Ông Hai củi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến vụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sặm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu Ông lão năm chặt hai tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Ông lão bỗng ngừng lại, ngơ ngơ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy! Nhưng sao lại nẩy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa thì sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa? (Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo Dục, 2014, tr 165 - 166) 18
  19. HẾT ĐÁP ÁN THAM KHẢO ĐỀ 7 Câu 1: a) Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát b) Trong bài thơ, những âm thanh được tác giả nhắc đến là: tiếng ve, tiếng võng kêu, tiếng mẹ hát ru. c) Biện pháp tu từ: - Ẩn dụ: "giấc tròn" => Cách nói ẩn dụ "giấc tròn" không phải chỉ là giấc ngủ của con mà còn mang ý nghĩa cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi, che chở cho con, dành tất thảy yêu thương. Câu 2: Tham khảo dàn ý sau I. Mở đoạn: Nêu vấn đề cần bàn luận “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” - Đây là những câu tục ngữ nói về lòng hiếu thảo của con người, không chỉ chúng ta có lòng biết ơn đối với cha mẹ mà lòng biết ơn còn được thể hiện với ông bà và đất nước. - Hiếu thảo là là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay, là một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam ta. II. Thân đoạn 1. Hiếu thảo là gì ? - Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà cha mẹ, luôn yêu thương họ - Lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi ốm yếu và già cả 2. Biểu hiện của lòng hiếu thảo như thế nào? - Những người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính và tôn trọng ông bà, cha mẹ - Biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được yên tâm. - Luôn biết sống đúng chuẩn mực với đạo đức xã hội, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. - Lòng hiếu thảo là hành vi vô cùng ý nghĩa mang lại danh tiếng tốt cho ông bà cha mẹ và tổ tiên. 3. Vì sao cần phải có long hiếu thảo với ông bà cha mẹ? - Ông bà cha mẹ là người đã sinh ra ta, đã mang lại cuộc sống này cho chúng ta - Hiếu thảo là một chuẩn mực đạo đức của xã hội - Sống hiếu thảo với ông bà cho mẹ là thể hiện sống có trách nhiệm của mỗi người - Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến và quý trọng - Khi bạn hiếu thảo thì con cái của bạn sau này sẽ hiếu thảo với bạn - Giá trị của bạn sẽ được nâng cao nếu sống có hiếu thảo - Lòng hiếu thảo gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêu thương gia đình 4. Cần làm gi để có được lòng hiếu thảo? - Phải biết kính trọng và yêu thương ông bà cha mẹ - Chăm sóc, phụng cha mẹ ông bà khi về già - Cư xử tốt với ông bà cha mẹ, không cãi lại - Yêu thương anh em trong nhà 5. Liên hệ - Em đã làm những gì để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ - Phê phán những người không hiếu thảo trong xã hội hiện nay: sống bất hiếu, vô lễ, thậm chí còn đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Đó là một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi, đáng chê trách. III. Kết đoạn - Phải sống hiếu thảo với ông bà cha mẹ 19
  20. - Cần thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay. Câu 3: Tham khảo: A. Mở bài: - Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh - Truyện ngắn Làng sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948. -Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai. B.Thân bài a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai. - Ông Hai tự hào sâu sắc về làng quê Trước Cm T 8 tự hào về làng với một tinh cảm tự nhiên, ngộ nhận vì ông khoe cả cái làm tổn hại đến công sức của người dân trong làng - Cái làng đó với người nông dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần. Khi phải xa làng đi tản cư b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm. - Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, về việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái không khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá ”; rồi ông lo “cái chòi gác, những đường hầm bí mật, ” đã xong chưa? - Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bình luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc. - Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi. - Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân. - Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cái tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Không khí nặng nề bao trùm cả nhà. - Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt. - Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biểu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng: có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu. - Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường. - Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông. 3. Nhân vật ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả 20
  21. tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân. - Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng. - Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. - Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động. C-Kết bài: - Qua truyện ngắn Làng người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường. - Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý. ĐỀ 8 Câu 1 (1,0 điểm). Cho khổ thơ sau: Từ hồi về thành phố quen ánh điện,cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường (Ngữ văn 9 Tập 1, NXB Giáo dục, 2015) a. Khổ thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Nêu ngắn gọn nội dung chính của khổ thơ trên. Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra những từ ngữ làm phương tiện liên kết và các phép liên kết câu trong đoạn trích sau: Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hàng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. (Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi) Câu 3 (2,0 điểm). Có ý kiến cho rằng: Tình bạn chân chính là viên ngọc quý. Qua ý kiến trên, hãy viết bài văn ngắn (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tình bạn chân chính. Câu 4 (6,0 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (Phần trích Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục, 2015). Hết GỢI Ý THAM KHẢO ĐỀ 8 Câu 1: 21
  22. a. Khổ thơ trên được trích trong tác phẩm Ánh Trăng của nhà thơ Nguyễn Duy. b. Nội dung chính của khổ thơ trên: Trước đây, tác giả sống với sông, với bể, với rừng, bây giờ môi trường sống đã thay đổi. Tác giả về sống với thành phố. Đời sống cũng thay đổi theo, “quen ánh điện”, “cửa gương". “Ánh điện”, "cửa gương" tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đầy đủ sang trọng dần dần "cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào bị tác giả lãng quên. “Vầng trăng" ở đây tượng trưng cho những tháng năm gian khổ. Đó là tình bạn, tình đồng chí được hình thành từ những năm tháng gian khổ ấy. “Trăng" bây giờ thành “người dưng". Con người ta thường hay đổi thay như vậy. Bởi thế người đời vẫn thường nhắc nhau: “ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”. Ở thành phố vì quen với "ánh điện, cửa gương”, quen với cuộc sống đầy đủ tiện nghi nên người đời không thèm để ý đến“vầng trăng" từng là bạn tri kỉ một thời. Câu 2: "Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hàng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống." Đoạn trích sử dụng phương pháp lặp từ ngữ "con người", "tư tưởng", "cuộc sống" Câu 3: Các em có thể dựa trên các ý sau để nêu ra bình luận của mình: - Ngọc là một trong những vật trang sức đẹp, cứng, màu sắc óng ánh tuyệt đẹp và có giá trị về kinh tế cũng như giá trị tồn tại. - Còn tình bạn chân chính là tình bạn đẹp trong sáng, thủy chung. Bạn bè tâm đầu ý hợp, yêu thương, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, chia sẻ với nhau những niềm vui, những nỗi buồn. Những người bạn tri kỉ của nhau thường tôn trọng nhau và hiểu nhau. - Tình bạn là một tài sản vô giá, tuyệt vời nhất, vĩ đại nhất do con người kì công tạo dựng trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại. Một tình bạn đẹp còn thể hiện ở niềm tin dành cho nhau. Và chính vì giá trị vĩnh cửu của tình bạn, ta có thể hiểu được tại sao tình bạn chân chính là viên ngọc quý. Câu 4: Dàn bài văn tham khảo: Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. a, Mở bài - Truyện ngắn “Ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê ngợi ca tinh thần dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong, của thế hệ trẻ trong những ngày mưa bom bão đạn. - Cô gái Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” đó là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong xinh đẹp, trong sáng, giàu tình cảm và dũng cảm, ngoan cường. b, Thân bài * Hoàn cảnh sống và chiến đấu - Xuất thân là con gái Hà Nội,Phương Định tham gia thanh niên xung phong sống giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn.Công việc của chị là đo khối lượng đất lấp vào hố bom,đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ.Công việc hết sức nguy hiểm. * Giữa chiến trường khói lửa,chị vẫn hồn nhiên,ngây thơ,trẻ con đôi khi nhạy cảm,mơ mộng,thích hát. - Chị vẫn hay nhớ về những kỉ niệm bên mẹ trong căn gác nhỏ,nhớ về thành phố tuổi thơ. - Là cô gái yêu đời,hồn nhiên,giàu cá tính,hay hát hay cười một mình,hay ngắm mình trong gương.Tự đánh giá mình là một cô gái khá,có hai bím tóc dài,tương đối mềm,một cái cổ cao,kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.Mắt dài,màu nâu hay nheo lại như chói nắng và được các anh chiến sĩ nhận xét là “có cái nhìn sao mà xa xăm”. - Chị có cái điệu đà của một cô gái Hà Nội nhưng đáng yêu,hồn nhiên và chân thực.Điểm xinh xắn và điệu đà được cánh pháo thủ và lái xe quan tâm,khi đó chị cảm thấy ấm lòng và tự tin hơn. * Bản chất anh hùng,nghiêm túc trong công việc,tinh thần dũng cảm,luôn có thần chết rình rập. 22
  23. - Phương Định là một cô gái có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc. - Tinh thần dũng cảm trong cuộc phá bom đầy nguy hiểm,chị dũng cảm,bình tĩnh tiến đến quả bom,đàng hoàng mà bước tới cùng xới xẻ đào đất,có lúc lưỡi xẻng chạm trúng vào quả bom. Đó là cuộc sống thường nhật của họ. - Có những lúc chị nghĩ đến cái chết nhưng chỉ “Mờ nhạt”, mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên. => Ấy vậy mà Phương Định vẫn đùa vui trong gian khổ,coi thường thương tích, coi rằng công việc của mình cũng có cái thú vị riêng. * Tình cảm gắn bó với đồng chí, đồng đội. - Yêu mến đồng đội,quan tâm,tôn trọng tất cả những người bạn,người anh em cùng sống và chiến đấu với mình. - Phương Định miêu tả chị Nho và chị Thao đầy trìu mến,khi miêu tả các anh bộ đội ,khi Phương Định chăm sóc chị Nho. - Lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. c, Kết bài - Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sinh động,tác giả đã làm hiện lên cô nữ thanh niên xung phong vô cùng đáng yêu,trẻ trung và đầy nhiệt huyết,hào hùng. - Ca ngợi những người con gái Việt Nam anh hùng là những ngôi sao xa xôi mãi lung linh,tỏa sáng. ĐỀ 9 Câu 1. (2,0 điểm) a) Xác định lời dẫn trong đoạn thơ sau. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!". (Trích Bếp lửa - Bằng Việt, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.144) b) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: Ngoài cửa sổ bây giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. (Trich Bến quê - Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.100) c) Đặt câu trong đó có sử dụng một thành phần biệt lập. Câu 2. (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. (Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.139) a) Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b) Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. c) Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ trong hai câu thơ sau: Mặt trời xuống biển như hòn lửa, Sóng đã cài then, đêm sập cửa. d) Từ nội dung đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về biển đảo quê hương. Câu 3. (5,0 điểm) 23
  24. Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Qua đó làm nổi bật được tình cảm của nhà văn đối với những người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc. Hết ĐÁP ÁN ĐỀ 9 Câu 1: a) Đây là lời dẫn trực tiếp b) Thành phần biệt lập: Phụ chú (- cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.) c) Các em tự đặt câu: Ví dụ: Chao ôi, tôi muốn mang hết cả rừng hoa này về. Cái áo ấy (áo hoa màu xanh) là của tôi. Câu 2: a) Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận b) Phương thức biểu đạt: Miêu tả c) Phép tu từ: So sánh nhân hóa Cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa . Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm khi mặt trời lặn. d) Các em viết đoạn văn về: Hình ảnh mặt trời xuống biển và cảnh hoàng hôn Câu 3. Dàn ý tham khảo I. Mở bài: Vài lời giới thiệu để tác giả, tác phẩm và nhân vật anh thanh niên. Tác giả: - Nguyễn Thành Long là nhà văn quê ở Quảng Nam - Ông có nhiều đóng góp cho nền văn học hiện đại Việt Nam ở thể loại truyện ngắn và kí. Ông thường đi nhiều nơi nên có một vốn sống vô cùng phong phú. Tác phẩm: - Lặng lẽ Sa Pa truyện của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai - Nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước. II. Thân bài * Xuất hiện anh thanh niên Xuất hiện trong cuộc gặp gỡ với 3 người đó là anh lái xe, ông họa sĩ và một cô gái trẻ. Đồng thời anh còn để lại nhiều ấn tượng với ông họa sỹ và các nhân vật khác. * Công việc thực hiện – Anh sống trên núi cao, thực hiện công việc trên trạm khí tượng. Cuộc sống thiếu thốn, khổ cực. – Công việc thực hiện trong điều kiện thời tiết khó khăn, thử thách với mưa sương gió lạnh. – Anh có những suy nghĩ đẹp về ý nghĩa của cuộc sống, công việc mà mình đang thực hiện. – Công việc là niềm đam mê, công việc của anh dù thầm lặng ít người biết đến nhưng anh vẫn rất yêu công việc. * Phong cách sống đẹp – Tâm hồn anh thanh niên luôn yêu đời, yêu con người, khiêm tốn với người khác: + Yêu con người, yêu thiên nhiên, quý trọng tình cảm của con người với con người. + Trung thực với công việc (tự giác tự nguyện với công việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao phó), đức tính khiêm nhường. – Chủ động trong công việc thực hiện, lối sống khoa học, nề nếp. *Anh thanh niên là hình tượng đại diện chung cho người lao động 24
  25. – Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư. – Những con người khiến tốn, giản dị, trung thực. Âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao. III. Kết bài Nêu cảm nhận của em hình tượng anh thanh niên. Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa tác giả đã ca ngợi những con người như anh thanh niên với nhân cách và tâm hồn, lí tưởng sống rất đẹp, sống cống hiến âm thầm không đòi hỏi tư lợi và đó cũng chính là thành công của tác giả Nguyễn Thành Long khi phác họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường mà cao đẹp. Tham khảo thêm bài Văn mẫu: Mở bài:. - Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp. - Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Ông là một cây bút cần mẫn và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật, lại rất coi trọng thâm nhập thực tế đời sống. Sáng tác của Nguyễn Thành Long hầu như chỉ viết về những vẻ đẹp bình dị của con người và thiên nhiên đất nước. - Truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972. - Cảm nhận chung của em về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. b. Thân bài: - Truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” viết về những con người sống đẹp, có ích cho đời, có lí tưởng ước mơ, niềm tin yêu vững bền vào nghề nghiệp, kiến thức, trình độ khoa học mà nhân vật anh thanh niên là hiện thân vẻ đẹp đó. - Nhân vật anh thanh niên, ở tuổi đời hai mươi bảy tự nguyện rời nơi phồn hoa đô hội lên công tác ở đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Điều kiện làm việc vô cùng khắc nghiệt, vất vả nhưng bằng lòng yêu nghề, tình yêu cuộc sống đã khiến anh quyết định gắn bó với công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu. - Khó khăn nhất mà anh phải vượt qua chính là sự cô đơn lạnh lẽo đến mức “thèm người” và được bác lái xe mệnh danh là “người cô độc nhất thế gian”. - Ngoài là người có học thức, có trình độ, anh thanh niên còn có một tâm hồn trong sáng, yêu đời, yêu cuộc sống. - Có niềm vui đọc sách, trồng rau, trồng hoa, nuôi gà cải thiện cuộc sống. Biết sắp xếp công việc, cuộc sống một cách ngăn nắp, chủ động. - Ở anh thanh niên còn toát lên bản tính chân thành, khiêm tốn, cởi mở, hiếu khách, luôn biết sống vì mọi người. - Qua lời kể của anh thanh niên, ông kĩ sư nông nghiệp ở vườn ươm su hào, anh kĩ sư lập bản đồ chống sét đều là những người sống thầm lặng trên mảnh đất SaPa mà lao động cần mẫn, say mê quên mình vì công việc. - Bác lái xe trong vai người dẫn truyện là điểm dừng cho mọi cuộc gặp gỡ. Tạo nên sự hấp dẫn, tò mò tìm hiểu của người đọc. Ông họa sĩ là nhân vật hóa thân của nhà văn - người xem đây là một chuyến đi may mắn trong cuộc đời nghệ thuật của mình. Cô kĩ sư đã phát hiện ra nhiều điều mới mẻ trong chuyến đi đầu đời. - Nghệ thuật: Xây dựng tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận. c. Kết bài: Nguyễn Thành Long đã góp một tiếng nói ca ngợi cuộc sống và tái hiện một cách đầy đủ những vẻ đẹp của con người. Khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Niềm hạnh phúc của con người trong lao động có ích. 25
  26. ĐỀ 10 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận [ ] Tháng 3- 2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người được nhận thận quê ở Hà Nam, đã bị suy thận nhiều năm và cần được ghép thận để tiếp tục được sống. [ ] Để tặng được quả thận, từ khi quyết định hiến tặng đến khi lên bàn mổ, bà Thảo đã phải hơn 10 lần một mình một xe máy từ Bắc Ninh ra bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội để làm các xét nghiệm. Con gái bà Thảo cũng vậy, và cuối năm 2016 khi mẹ con bà được mời lên truyền hình để nói về ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng, hai mẹ con lại chở nhau bằng xe máy từ Bắc Ninh lên Hà Nội rồi vội vã trở về ngay trong đêm Nếu có ai hỏi về chuyện hiến thận đã qua, bà chỉ phẩy tay cười: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng phải đang rất khỏe là gì ”. Và nhờ cái “bình thường” của mẹ con bà Thảo, giờ đây có thêm hai gia đình được hạnh phúc vì người thân của họ khỏe mạnh trở lại. Ở Bắc Ninh, gia đình bà Thảo cũng đang rất vui vẻ. Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình. Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kỳ lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kỳ lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được! (Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, Báo Tuổi Trẻ ngày 31/5/2018) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích. Câu 3. (1,0 điểm) Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chúng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình. a. Xét về mặt cấu trúc, câu trên thuộc kiểu câu gì? b. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu trên. Câu 4. (1.0 điểm) Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kỳ lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kỳ lạ chút nào, họ chỉ muốn tăng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được! a. Xác định thành phần biệt lập có trong câu trên. b. Theo em thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào định danh được là gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,5 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ theo cách lập luận tổng - phân - hợp bàn về tâm niệm của Trịnh Công Sơn: "Sống trong đời sông cần có một tấm lòng”. Trong đó sử dụng ít nhất 2 phép liên kết. (Gọi tên và xác định từ ngữ liên kết) Câu 2. (4,5 điểm) Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích dưới đây [ ] Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. 26
  27. Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, ca khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rồi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc Một ngày anh chưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” Những đêm nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía, rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trồi lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi. (Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập I) -HẾT- ĐÁP ÁN ĐỀ 10 I. Đọc Hiểu Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận. Câu 2: Lời dẫn trực tiếp: "Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang rất khỏe là gì " Câu 3: a) Câu ghép b) Phép tu từ được sử dụng trong câu là: so sánh "như" Tác dụng: + Khẳng định giá trị của những vết thương mà hai mẹ con phải chịu đựng. + Hai vết sẹo ấy là bằng chứng sáng rõ nhất của tinh thần làm việc thiện, sẵn sàng cho đi một phần thân thể của mình mà không cần đáp lại. => Khẳng định tinh thần hiến dâng, biết sống vì người khác của hai mẹ con. Câu 4: a) Thành phần biệt lập tình thái: "Có lẽ" b) Theo em, thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào định danh được đó là niềm vui và hạnh phúc của việc cho đi, của tinh thần sẻ chia, biết sống vì người khác, biết yêu thương với những số phận bất hạnh trong cuộc đời. II. Làm văn. Câu 1: Tham khảo dàn bài gợi ý sau đây (có sử dụng ít nhất 2 phép liên kết) 1. Mở đoạn: giới thiệu được vấn đề nghị luận. 2. Thân đoạn: a. Giải thích: - “Tấm lòng”: Là tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ yêu thương với mọi người xung quanh; hay đơn giản là biết cảm thông và động lòng trắc ẩn trước những cảnh ngộ, những mảnh đời. => Tâm niệm của Trịnh Công Sơn nhắn nhủ con người sống trên đời sống, cần phải biết quan tâm, chia sẻ, biết giúp đỡ động viên mọi người xung quanh; có như vậy cuộc sống mới trở nên đáng yêu, đáng quý, tươi đẹp và giàu ý nghĩa. b. Bàn luận: - Sự cần thiết của một tấm lòng trong đời sống: + Trong cuộc sống, không phải ai cũng luôn gặp những điều may mắn, không phải ai cũng thành công ngay từ lần đầu tiên và không phải ai sinh ra cũng đều hạnh phúc. + Đó chính là lí do tại sao chúng ta cần “tấm lòng”, sự quan tâm, chia sẻ trong cuộc sống 27
  28. + Tấm lòng cũng như tình yêu thương của con người với con người. Đời sống chỉ có ý nghĩa khi chúng ta biết cho đi tấm lòng của mình thật trong sáng, vô tư, không vụ lợi, vẩn đục,không tô vẽ, ghi danh - Tấm lòng trong cuộc sống hôm nay? + Ngày nay con người luôn ý thức về sự cần thiết của tấm lòng. Các tổ chức nhân đạo ra đời và liên tục mở rộng quy mô góp phần giảm bớt những tổn thất, xoa dịu những nỗi đau, hàn gắn rạn nứt trong quan hệ xã hội, đặc biệt trong tâm hồn con người. + Bên cạnh đó, cuộc sống vẫn còn quá nhiều bất ổn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm họa từ thiên nhiên, từ chính lòng tham và sự đố kị, ích kỉ, thói nhẫn tâm của con người vẫn tồn tại trong cuộc sống. + Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm, thờ ơ 3. Kết đoạn: Khái quát lại vấn đề nghị luận. + Tâm niệm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không chỉ nêu lên sự cần thiết của một tấm lòng trong đời sống, mà còn nói lên cách ứng xử đầy nhân văn của con người. + Phải biết cho cuộc đời này những gì tốt đẹp nhất: sự yêu thương, trân trọng, cảm thông giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần mà không vì mục đích vụ lợi, hi vọng được báo đáp, trả ơn Câu 2: I. Mở bài: - Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm “Chiếc lược ngà”. - Giới thiệu cảm nghĩ khái quát về nhân vật ông Sáu. - Giới thiệu về vấn đề nghị luận: Tình yêu của ông Sáu dành cho bé Thu, được thể hiện trong đoạn văn kể chuyện khi ông trở về khu căn cứ và làm cho con cây lược ngà. II. Thân bài: 1. Khái quát - Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái ông lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không chịu nhận cha vì vết theo trên mặt làm ba em không giống với người chụp chung với má trong bức ảnh mà em đã biết. - Thu đối xử với ba như người xa lạ, đến lúc hiệu ra, tình cảm cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường. - Ở khu căn cứ, bao nỗi nhớ thương con sông dồn vào việc làm cho con cây lược. Ông hi sinh trong một trận càn của Mỹ nguy. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho một người bạn. 2. Tình cảm của ông Sáu dành cho con khi ông ở căn cứ kháng chiến. - Kiếm được ngà voi, mặt ông “hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Những lúc rỗi, ông “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc”. Trên sống lưng cây lược, ông đã tận mẩn khắc một dòng chữ nhỏ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Dòng chữ nhỏ mà chứa bao tình cảm lớn lao. => Việc làm chiếc lược vừa là cách ông giải tỏa tâm trạng mong nhớ, ân hận vừa là cách gửi vào đó những yêu thương khao khát cháy bỏng dành cho đứa con gái yêu của mình. Chiếc lược ngà giờ đây đã trở thành một vật quí giá thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của của người cha đối với đứa con xa cách. - Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ trở thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời. Ông gửi vào đó bao lời nhắn nhủ thiêng liêng, gửi vào đó bao nỗi nhớ mong con. - Chiếc lược ngà là kết tinh tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, đơn sơ mà diệu kì là hiện hữu của tình cha con bất hủ giữa ông Sáu và bé Thu. Tình thương ông dành cho con cháy bỏng, như một dòng sông chảy mãi từ suối nguồn, như dòng máu chảy sâu vào tim ông, vào tâm hồn ông đến phút cuối vẫn bùng cháy chẳng nguôi. - Một tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu; trong một trận càn của quân Mỹ ngụy, ông Sáu bị một viên đạn bắn vào ngực và ông đã hi sinh. “Trong giờ phút cuối cùng, không còn 28
  29. đủ sức trăng trồi lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông làm một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu. => Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời di chúc. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử. Chiếc lược ngà như là biểu tượng của tình thương yêu, săn sóc của người cha dành cho con gái, cho dù đến khi không còn nữa anh chưa một lần được chải tóc cho con. - Những dòng cuối cùng của đoạn trích khép lại trong nỗi buồn mênh mang mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Chiến tranh là hiện thực đau xót của nhân loại. Chiến tranh đã làm cho con người phải xa nhau, chiến tranh làm khuôn mặt ông Sáu biến dạng, chiến tranh khiến cuộc gặp gỡ của hai cha con vô cùng éo le, bị thử thách rồi một lần nữa chiến tranh lại khắc nghiệt để ông Sáu chưa kịp trao chiếc lược ngà đến tận tay cho con mà đã phải hi sinh trên chiến trường. => “Chiếc lược ngà” như một truyện cổ tích hiện đại dẫn người đọc dõi theo số phận của nhân vật. Người còn, người mất những kỉ vật gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại là chiếc lược ngà nói với chúng ta nhiều điều về tình người, tình đồng chí, tình cha con. Cảm động nhất, đề lại ấn tượng nhiều nhất cho người đọc là tình phụ tử thiêng liêng, sâu đậm – tình yêu thương mà ông Sáu dành cho đứa con gái. 3. Đặc sắc nghệ thuật: - Có thể nói nhân vật ông Sáu được nhà văn xây dựng bằng những nét nghệ thuật đặc sắc, ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế đã phát hiện bao cung bậc cảm xúc của tình phụ tử. - Ngôn ngữ kể chuyện vừa truyền cảm, vừa mang đậm chất địa phương Nam Bộ đem đến cho người đọc nhiều xúc động. - Những chi tiết nghệ thuật rất đắt giá như lời dặn mua cho con cây lược của bé Thu, ông Sáu hớn hở khi kiếm được chiếc ngà voi Tất cả đã góp phần tô đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ Cách mạng, của người cha yêu con nồng thắm. III. Kết bài: - Khẳng định thành công của tác giả trong việc thể hiện tình phụ tử thiêng liêng. - Khẳng định giá trị tác phẩm. ĐỀ 11 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (điểm3.0 ) Đọc đoạn trích sau và tra lời các câu hỏi “Bà con của một người bà con dẫn cô lên giúp việc nhà họ vào một bữa trời mưa. Cô vắt đối tà áo ướt đẫm nước, tròn con mắt phân trần, "xứ gì ngộ quá, đầu có cũng nhà mà không có chỗ đụt mưa. Ở đâu cũng tường rào kín mít, kiểm đỏ Con mắt mới gặp được mái hiên, tui mới đáng chút xíu đã bị kêu tránh ra cho người ta buôn bán. Phải ở dưới quê bà con còn đem ghế cho ngồi " Ngay cái ngày đầu tiên đó cô đã mang một chuẩn mực mới đến với gia đình họ, tạm gọi là "phải ở dưới quê ". Ngó mấy con cá rô nằm cạnh rổ cải bắp, cô thẫn thờ, trời ơi, phải ở dưới quê, mình nấu cá rô với bông so đũa, ngọt nước dữ lắm. Bông So đũa mùa này trổ trắng trên mấy bờ kinh, mật ơi là mật. Hàng xóm cãi nhau, cô ngó qua rào, "phải ở dưới quê thể nào cũng có người chạy tới can, người ngoài nói tiếng ngọt tiếng lạt, cũng đỡ căng lắm ". Sau mỗi bữa ăn, cô tần ngần, "phải ở dưới quê, đồ ăn dư như vầy là nuôi được mấy con heo " ( )Mỗi người có một chuẩn mực của riêng mình để vịn vào, đối chiếu, so sánh. Chủ nhà từng nghĩ cuộc sống hiện đại, sung túc là thiên đường. Nhưng bây giờ thì họ hoang mang, thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ trước cô giúp việc ” (Biển cửa mỗi người, Nguyễn Ngọc Tư, NXB Kim Đồng, 2016, Tr. 5,6,7) 1.Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích trên? 2. Tại sao chủ nhà lại "hoang mang" và cảm thấy "thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ" trước cô giúp việc. 29
  30. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN Câu 1. (2 điểm) Thời gian Quà tặng kỳ diệu của cuộc sống! Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 300 - 400 chữ) bàn về ý nghĩa của thời gian đối với lứa tuổi học trò hiện nay. Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận về hình ảnh người lính trong đoạn thơ sau: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay! Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặt tới Đầu súng trăng treo. (Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập một, NXBGDVN, 2014, tr. 129) ĐÁP ÁN ĐỀ 11 PHẦN I: a) Phương thức biểu đạt: Miêu tả, tự sự b) Chủ nhà hoang mang bởi vì trước đó đã nghĩ rằng cuộc sống hiện tại sung túc đầy đủ là thiên đường nhưng mà sau khi có sự xuất hiện của cô giúp việc trong gia đình, họ lại nghĩ tới một cuộc thư thái và thoải mái mới là hạnh phúc. PHẦN II Câu 1: Giải thích - Thời gian: không định nghĩa được rõ ràng, nhưng vẫn biết có cái gì đó đang chảy trôi làm thay đổi mọi vật (nước có thể làm mòn đá phải trải qua ngày này đến ngày khác thì mới mòn được). Cái sự trải qua đó, ta tạm gọi là thời gian. - Thời gian: sẽ không bao giờ giống nhau vì nó không quay trở lại. Ngày hôm qua sẽ không giống ngày hôm nay là vậy. - Thời gian vô cùng quan trọng, vì cái duy nhất không lặp lại. Vì vậy nó là điều độc đáo - là quà tặng kì diệu của tạo hoá. 2. Bình luận - Ai cũng có một quỹ thời gian không bao giờ nhiều hơn tuổi thọ của mình. Thời gian làm cho ta khôn lớn lên, nhưng cũng làm cho ta già và chết đi. - Thời gian sẽ không trở lại, nên ai biết gìn giữ, đón nhận và trân trọng nó, thì ta làm được nhiều điều có ý nghĩa trong đời. - Ai lãng phí thời gian, sẽ từng bước rơi vào sự lạc lõng và chán nản - trở thành đời thừa. - Thời gian là chứng nhân cho những giá đích thực. - Liên hệ bản thân. Bài văn mẫu Trong toàn thể vũ trụ này, có lẽ thời gian có sức mạnh hơn cả, là báu vật quý nhất trong cuộc đời con người. Thời gian tạo nên cuộc sống, tạo nên vô vàn những sự đổi thay và thời gian luôn được gọi là quà tặng kì diệu của cuộc sống. Đây là món quà to lớn, ai cũng được trao tặng nhưng không phải ai cũng biết gìn giữ, dang đôi tay đón nhận. Ngày nay, lắm lúc ta phải trầm tư một mình, suy nghĩ về thời gian - về món quà kì diệu của cuộc sống. Thời gian là gì, dù xã hội loài người có tiến bộ đến đâu mãi mãi cũng không thể đưa ra khái niệm chính xác và đầy đủ nhất cho vấn đề này. Hiểu nôm na thời gian chính là vật liệu tạo dựng nên cuộc sống, như gạch xây nên ngôi nhà hay ngôn từ tạo nên tác phẩm văn chương vậy. Thời gian là vô tận, thời gian luôn là minh chứng trung thực nhất cho những gì gọi là bất tử. Đối với con người, thời gian là có hạn nhưng thời gian - cuộc sống thế nào thì hoàn toàn tuỳ 30
  31. thuộc vào cách sống và cái nhìn của riêng mỗi con người, và chính vì thế thời gian mang tính kì diệu mà ta không bao giờ lường trước được. Thời gian thật sự rất quan trọng, là tài sản, là báu vật của con người. Thời gian giúp ta khôn lớn, trưởng thành, lao động, làm tất cả những việc cần thiết và quan trọng trong đời. Nhưng điều đặc biệt tạo nên vị trí, vai trò của thời gian là tính chất một đi không trở lại, như lời đã nói ra, như tên đã bắn. Một giây, một phút, một giờ đều có nhiều sự thay đổi, trôi đi tạo nên quá khứ không bao giờ lấy lại được. Giá trị và ý nghĩa của thời gian to lớn thế nhưng nhận thức của mỗi con người về vấn đề này lại rất khác nhau. Có những người hằng ngày luôn tự nhủ phải sống như chưa từng được sống, tận dụng từng phút giây học tập, lao động, cống hiến để rồi tạo nên nhiều thành quả tốt đẹp và quan trọng hơn cả là cảm giác hài lòng, vui sướng khi chạy đua cùng thời gian. Thế nhưng bên cạnh đó những con người không biết trân trọng, lãng phí thời gian vẫn còn khá nhiều và có xu hướng gia tăng, dần trở thành thực trạng đáng lo ngại cho xã hội, nhất là khi đó đa phần là những thanh niên - lực lượng nòng cốt của đất nước. Không học hành, lao động, tự vun đắp tương lai cho bản thân, cho TỔ quốc mà chơi bời lêu lổng, sa đà vào tệ nạn xã hội là những dấu hiệu tiêu biểu của những con người ấu trĩ, sống phó mặc và chỉ biết rung đùi hưởng thụ. Món quà của cuộc sống - thời gian - có lẽ đã được phân phát một cách quá rộng lựơng bởi lẽ có vô sô' những con người hầu như không hề biết đến hai chữ “trân trọng”. Lãng phí thời gian, không biết giữ gìn món quà quý giá này có hậu quả vô cùng to lớn với biểu hiện chẳng có gì ghê gớm nhưng thực chất lại là con sâu gặm nhấm tâm hồn một khi biết đến hối hận. hối hận xưa nay là điều đáng sợ nhất đối với con người nhưng cũng là điều ta ít nghĩ đến nhất. Con người rất giàu có về mặt vật chất lẫn tinh thần, có khả năng chinh phục mọi thứ nhưng lại ít trân trọng để rồi khi đánh mất mới tỉnh ngộ. Chính vì thế, nhìn lại quá khứ ta thường tiếc nuối những chuỗi ngày dài đã lãng phí và phát hiện ra chính những điều đơn giản nhất lại mang đến hạnh phúc lớn lao nhất. Tất cả những cảm giác khi nhận thức được vai trò, ý nghĩa của thời gian chính là hình phạt to lớn nhất cho những ai đánh mất, không trân trọng món quà này. Thời gian là cuộc sống và cuộc sống chúng ta ra sao chỉ có thể do chính chúng ta tạo dựng và thay đổi được mà thôi. Hỡi những ai đang lãng phí thời gian, hãy dừng lại đôi chút trong cuộc đùa vui với số phận của mình, hãy dừng lại và tự suy ngẫm về những gì mình đã làm trước khi quá muộn để kịp quay đầu lại với cuộc sống đích thực, tự hỏi mình đã thực sự sống giây phút nào chưa khi đối diện với những tấm gương sáng trong cuộc đời, và tự hỏi mình có đáng được sinh ra và ban tặng món quà thời gian? Còn những người mãi lặng thinh trong cái bóng của mình với những sai lầm trong quá khứ, hãy lau sạch hết những giọt nước mắt đau khổ và mỉm cười đứng dậy đi tiếp vì nếu cứ hoài niệm mãi về thời xa xưa thì khi ngoảnh lại tương lai đã bỏ đi thật xa. Cách nhìn sự việc quan trọng hơn những gì đã và đang xảy ra, bản chất của cuộc sống là luôn thay đổi và việc của chúng ta chỉ là tìm cách bước qua mà thôi. Nên nhớ rằng: dù tình hình có tồi tệ đến mức nào sẽ không có sự bất đầu lại nào tốt hơn là ngay từ bây giờ. Thời gian thật sự là món quà kì diệu của cuộc sống! Thời gian tạo nên những đổi thay và đứng nhìn ta vượt qua những đổi thay đó. Thời gian cũng là minh chứng cho những tình cảm chân thật, sâu sắc nhất và đồng thời cũng là thước đo nhân cách, bản lĩnh của con người. Thời gian không quay trở lại, hãy ghi nhớ và dang tay đón nhận, ra sức giữ gìn món quà kì diệu này trước khi quá muộn. Hãy quan sát xung quanh để thấy ta cần thời gian đến mức nào, để sống thật ý nghĩa trong đời và hãy luôn nhớ rằng: đừng tiếc nuối hôm qua, đừng trông đợi ngày mai và đừng lảng tránh hôm nay. Thời gian món quà kì diệu của cuộc sống, thực sự là món quà quý báu và ý nghĩa nhất cần được trân trọng và giữ gìn. Hãy sống thật tích cực để xứng đáng với món quà ý nghĩa này, bạn nhé! Sống ý nghĩa từng phút, từng giây mới là đáng quý. Hãy để hôm qua là tài sản quý báu, ngày mai là sự bí ẩn đang chờ đón và hôm nay là món quà theo đúng nghĩa của nó. Câu 2: I. Mở bài : 31
  32. - Giới thiệu tác phẩm: Đồng chí, tác giả: Chính Hữu. - Hoàn cảnh sáng tác: Đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt bắc. Vào những năm kháng chiến chống Pháp, đất nước ta sục sôi ý chí, quyết tâm đánh giặc. Hoà mình vào khí thế ấy đã có hàng vạn, hàng triệu thanh niên nhập ngũ. Những chiến sĩ dũng cảm, can trường ấy đã trở thành một hình tượng, một đề tài trong thơ ca thời đó. Một trong những bài thơ rất hay về người chiến sĩ, về tình đồng đội là bài Đồng chí của nhà thơ lính Chính Hữu. II. Thân bài: Phân tích từng đoạn thơ: - Bỏ lại nỗi nhớ, niềm thương, rời xa quê hương những người lính chiến đấu trong gian khổ: "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi Áo anh rách vai Quần anh có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày" Câu thơ chầm chậm vang lên nhưng lại đứt quãng, phải chăng sự khó khăn, vất vả, thiếu thốn của những người lính đã làm cho nhịp thơ Chính Hữu sâu lắng hơn. Đất nước ta còn nghèo, những người linha còn thiếu thốn quân trang, quân dụng,phải đối mặt với sốt rét rừng,cái lạnh giá của màn đêm Chỉ đôi mảnh quần vá,cái áo rách vai, người lính vẫn vững lòng theo kháng chiến, mặc dù nụ cười ấy là nụ cười giá buốt, lặng câm. Tình đồng đội quả thật càng trong gian khổ lại càng tỏa sáng,nó gần gũi mà chân thực, không giả dối, cao xa Tình cảm ấy lan tỏa trong lòng của tất cả những người lính. Một nụ cười lạc quan, một niềm tin tất thắng, một tình cảm chân thành đã được Chính Hữu cô lại chỉ với nụ cười - biểu tượng của người lính khi chiến đấu, trong hòa bình cũng như khi xây dựng Tổ quốc, một nụ cười ngạo nghễ, yêu thương, một nụ cười lạc quan chiến thắng. "Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giác tới" Nhịp thơ đều đều 2/2/2 - 2/2/3 cô đọng tất cả nét đẹp của những người lính. Đó cũng chính là vẻ đẹp ngời sáng trog gian khổ của người lính. Vượt lên trên tất cả, tình đồng đội, đồng chí như được sưởi ấm bằng những trái tim người lính đầy nhiệt huyết. Vẫn đứng canh giư cho bầu trời Việt Nam dù đêm đã khuya, sương đã xuống, màn đêm cũng chìm vào quên lãng. Hình ảnh người lính bỗng trở nên đẹp hơn, thơ mộng hơn. Đứng cạnh bên nhau sẵn sàng chiến đấu. Xem vào cái chân thực của cả bài thơ,câu thơ cuối cùng vẫn trở nên rất nên thơ: "Đầu súng trăng treo" Một hình ảnh nên thơ, lãng mạn nhưng cũng đậm chất chân thực, trữ tình. Một sự quyện hòa giữa không gian, thời gian,ánh trăng và người lính. Cái thực đan xen vào cái mộng, cái dũng khí chiến đấu đan xen vào tình yêu làm cho biểu tượngngười lính không những chân thực mà còn rực rỡ đến lạ kì. Chất lính hòa vào chất thơ, chất trữ tình hòa vào chất cách mạng, chất thép hòa vào chất thi ca. Độ rung động và xao xuyến của cả bài thơ có lẽ chỉ nhờ vào hình ảnh ánh trăng này. Tình đồng chí cũng thế, lan tỏa trong không gian, xoa dịu nỗi nhớ, làm vơi đi cái giá lạnh của màn đêm. người chiến sĩ như cất cao tiếng hát ngợi ca tình đồng chí. Thiêng liêng biết nhường nào, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội cụ Hồsát cạnh vai nhau "kề vai sát cánh" cùng chiến hào đấu tranh giành độc lập. III. Kết bài. Quả thật, đoạn thơ đã thể hiện một một xúc cảm thiêng liêng, là một tình yêu rộng lớn, trong cái lớn lao nhất của đời người. Gặp nhau trên cùng một con đường Cách mạng, tình đồng chí như được thắt chặt hơn bằng một sợi dây yêu thương vô hình. Bài thơ "Đồng chí" với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, nụ cười ngạo nghễ của các chiến sĩ đã lay động biết bao trái tim con người. Tình đồng chí ấy có lẽ sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau. ĐỀ 12 32
  33. I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. (Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn - Phạm Lữ, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.24) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn, Câu 3 (0,5 điểm). Nêu tên một biện pháp tu từ có trong những câu in đậm. Câu 4 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) Đừng xấu hổ khi không biết, chi xấu hổ khi không học. Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 2 (5,0 điểm). Thí sinh chỉ chọn một trong hai đề sau: Đề 1 Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích sau: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tẩm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm, (Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.93 - 94) Đề 2 Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong đoạn trích sau: Không có tính không phải vì xe không có kính Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thắng, Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.131) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ 12 Phần I: Đọc hiểu Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận. Câu 2: Thành phần biệt lập trong câu: "chắc chắn" Câu 3: Biện pháp tu từ: điệp từ ("nhưng"), lặp cấu trúc câu "bạn có thể không nhưng " 33
  34. Câu 4: Nội dung chính của đoạn trích trên: Mỗi con người trong chúng ta đều có những giá trị riêng và chính bản thân chúng ta cần biết trân trọng những giá trị đó. Phần 2. Làm Văn Câu 1: a.Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ Nga “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”. b.Thân bài: *Giải thích: - Từ “xấu hổ”: Đó là trạng thái tâm lí bình thường của con người khi cảm thấy ngượng ngùng, e thẹn hoặc hổ thẹn khi thấy kém cỏi trước người khác. - Ý nghĩa cả câu: chỉ ra sự khác nhau giữa “không biết” và ‘không học”, đồng thời khuyên con người phải ham học hỏi và biết “xấu hổ khi không học”. *Bàn luận: - Dùng lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định sự đúng đắn của câu ngạn ngữ: + Tại sao lại nói: “Đừng xấu hổ khi không biết”? Tri thức của nhân loại là vô hạn, khả năng nhận thức của con người là hữu hạn. Không ai có thể biết được mọi thứ, không ai tự nhiên mà biết được. Không biết vì chưa học là một điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả. + Tại sao nói: “chỉ xấu hổ khi không học”? Vì việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong nhận thức, trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Không học thể hiện sự lười nhác về lao động, thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội. Việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn như “kinh bang tế thế” , đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, phát triển vũ bão về khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn,hoàn hảo hơn. *Có thể mở rộng về hiện tượng: “giấu dốt, thói tự kiêu, tự mãn. *Bài học rút ra: - Muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn, phong phú: học ở trường, ở gia đình, ở xã hội, ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Học phải kết hợp với hành biến nó trở thành sức mạnh phục vụ cho cuộc sống của chính mình và xã hội, có như vậy, việc học mới có ý nghĩa thực sự đúng đắn. - Không giấu dốt, không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để từ đó cố gắng học tập, tích cực rèn luyện, và không ngừng vươn lên. - Khẳng định việc học là vô cùng quan trọng, không chịu học là điều đáng xấu hổ. c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa sâu xa của ý kiến này và những bài học mà bản thân em cần ghi nhớ qua đó. Câu 3: Dàn ý tham khảo: Đề 1: + Mở bài: – Giới thiệu về tác phẩm và đoạn trích: Tác phẩm “Truyện Kiều” là một tuyệt phẩm của tác giả Nguyễn Du. Ông đã đóng góp cho nền thi ca Việt Nam cổ đại một tác phẩm tuyệt vời có sức sáng tạo, vang xa tới nhiều thế hệ sau. – Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy Kiều. – Tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh ngụ tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau. - Giới thiệu đoạn thơ. + Thân bài: – Giới thiệu qua về hoàn cảnh của Thúy Kiều vì đâu mà nàng lại có mặt tại lầu Ngưng Bích này: Sau khi gia đình lâm biến và bị Mã Giám Sinh dùng mưu hèn kế bẩn, gạ gẫm lừa tình rồi bị bán 34
  35. vào thanh lâu, Thúy Kiều đã định tự kết liễu đời mình, nhưng kế hoạch của nàng không thành công. - Tác giả đưa nhịp bài thơ nhanh hơn, chuyển hướng tâm trạng của Thúy Kiều hồi tưởng lại những ngày xưa bình yên hạnh phúc. “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” – Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi nhớ về Kim Trọng mối tình đầu của nàng trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục này người nàng nhớ về đầu tiên chính là chàng Kim Trọng, nhớ người đã thề hẹn ước nguyện với nàng. “Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?” – Tâm trạng của Kiều khi nghĩ về cha mẹ. Nàng nghĩ về những người sinh thành ra mình, cảm thấy xót xa. Kiều lo lắng vì hiện thời ở nhà hai em vẫn còn thơ ngây và cha mẹ không lấy ai phụng dưỡng. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”trong câu hỏi tu từ"Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?" nói rõ sự lo lắng của Kiều. Các điển tích “sân Lai”, “gốc tử” đều nói đúng tâm trạng nhớ thương và lòng hiếu thảo đó của Kiều. Từ khi xa nhà đến nay "Sân Lai cách mấy nắng mưa", có lẽ " nắng mưa"(hoán dụ chỉ thời gian) đã làm cho cảnh quê nhà thay đổi nhiều. Cụm từ "cách mấy nắng mưa" vừa diễn tả được thời gian xa cách, vừa nói lên được sức mạnh tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với cảnh vật và con người. Và rồi nàng tưởng tượng cảnh đổi thay lớn nhất là "gốc tử đã vừa người ôm", nghóa là cha mẹ ngày một thêm già yếu, mà nỗi xót thương và lo lắng ở nàng càng thêm bội phần. => Trong cảnh ngộ hiện tại ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất. Thế mà, nàng đã quên cảnh ngộ của mình để nghó về người thân, thế mới biết Kiều là con người vò tha. Điều đó cũng dễ hiểu thôi : Kiều quên mình để chỉ nghó về Kim Trọng, bởi Kiều là người tình thủy chung. Kiều quên mình để nghó về cha mẹ, bởi Kiều là ngừi con hiếu thảo. Kết bài: Số phận hẩm hiu của Kiều khi bị bán đến lầu xanh. Ở đây, kiều buồn tủi, nhớ thương người yêu và gia đình, qua đoạn trích ta thấy được kiều là một người chung thủy và rất có hiếu. ĐỀ 13 PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: MÙA GIÁP HẠT Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường xuyên. Ba anh em tôi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế, bố mẹ luôn ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tôi không để ý đến những hành động đó. Trong bữa cơm, thường có một bát mắm tôm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ bằm thật nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng. Chỉ đơn sơ vậy thôi, là anh em tôi thấy ngon biết mấy. Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với biết bao lo lắng. Tóc bố ngày một bạc thêm như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỉ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lòng không khỏi cảm thấy rưng rưng. Quê tôi không còn cảnh phải ăn cơm độn sắn khoai. Nhưng tôi vẫn nhớ lắm những mùa giáp hạt 35