45 Ngày chinh phục Hóa học Lớp 12 - Mục tiêu 7 điểm - Bài 11: Peptit và protein

doc 4 trang thaodu 5820
Bạn đang xem tài liệu "45 Ngày chinh phục Hóa học Lớp 12 - Mục tiêu 7 điểm - Bài 11: Peptit và protein", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc45_ngay_chinh_phuc_hoa_hoc_lop_12_muc_tieu_7_diem_bai_11_pep.doc

Nội dung text: 45 Ngày chinh phục Hóa học Lớp 12 - Mục tiêu 7 điểm - Bài 11: Peptit và protein

  1. 45 NGÀY CHINH PHỤC HÓA HỌC LỚP 12 MỤC TIÊU 7 ĐIỂM – BÀI 11: PEPTIT VÀ PROTEIN I. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau: 1. Peptit - Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc (1) liên kết với nhau bằng liên kết peptit. - Liên kết của nhóm –CO– với nhóm –NH– giữa hai đơn vị - amino axit được gọi là liên kết (2) . Ví dụ: đipeptit glyxylalanin - Oligopeptit gồm các peptit có từ (3) gốc - amino axit và được gọi tương ứng là đipeptit, tripeptit, đecapeptit. - Polipeptit gồm các peptit có từ (4) gốc - amino axit. Popipeptit là cơ sở tạo nên protein. - Phân tử peptit hợp thành từ các gốc - amino axit nối với nhau bởi liên kết peptit theo một trật tự nhất định. Amino axit đầu N còn nhóm (5) , amino axit đầu C còn nhóm (6) . - Biểu diễn (7) của các peptit bằng cách ghép từ tên viết tắt của các gốc - amino axit theo trật tự nhất định của chúng. Ví dụ: Hai đipeptit được tạo thành từ alanin và glixin là Ala-Gly và Gly-Ala. 2. Protein - Protein là những (8) cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. - Protein được phân thành 2 loại: + Protein (9) là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc - amino axit. Ví dụ như anbumin của lòng trắng trứng, fibroin của tơ tằm, + Protein (10) là những protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần “phi protein”, như axit nucleic, lipit, cacbohiđrat, - Phân tử protein được cấu tạo từ một hay nhiều chuỗi (11) kết hợp với nhau hoặc với các thành phần phi protein khác. - Các phân tử protein (12) về bản chất các mắt xích - amino axit, số lượng và trật tự sắp xếp của chúng, nên trong các sinh vật từ khoảng trên (13) thiên nhiên đã tạo ra một lượng rất lớn các protein khác nhau. - Nhiều protein tan được trong nước tạo thành (14) dung dịch keo và bị (15) đông tụ khi đun nóng. Ví dụ: hòa tan lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi, lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại. :Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau Bảng 1: Tính chất hóa học của peptit Công thức Phản ứng với Phản ứng với Phản ứng với Phản ứng với Phản ứng trùng ngưng dd NaOH dd HCl, dd Br2 Cu(OH)2 H2SO4, HNO3 Ala-Gly Ala-Gly-Ala Ala-Gly-Ala-Glu Anbumin (protein trong lòng trắng trứng gà) Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng ! 1
  2. 45 NGÀY CHINH PHỤC HÓA HỌC LỚP 12 MỤC TIÊU 7 ĐIỂM – Bảng 2: Phản ứng thủy phân peptit trong môi trường kiềm và môi trường axit H NCH CONHCH COOH HCl H O H NCH CONHCH(CH )COOH HCl H O 22 2 2 22 3 2 Gly Gly Gly Ala   H NCH CONHCH COOH NaOH H NCH CONHCH(CH )COOH NaOH 22 2 22 3 Gly Gly Gly Ala   Cáu 3: Phản ứng thủy phân peptit a. Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipetit thu được 63,6 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino 1 axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung 10 dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là bao nhiêu gam? b. Tripeptit X có công thức sau C8H15O4N3. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu gam? c. Khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit X mạch hở (X tạo bởi từ các amino axit có một nhóm amino và một nhóm cacboxylic) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng X là 78,2 gam. Xác định số liên kết peptit trong X. Câu 4: Phản ứng đốt cháy peptit a. Một peptit X mạch hở khi thuỷ phân hoàn toàn chỉ thu được glyxin. Khi đốt cháy 0,1 mol X thu được 12,6 gam nước. Xác định số nguyên tử oxi có trong 1 phân tử X. b. Một tripeptit no, mạch hở X có công thức phân tử C xHyO6N4. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Tính giá trị của m. c. Thủy phân hoàn toàn m gam pentapeptit M mạch hở, thu được hỗn hợp X gồm hai - amino axit X1, X2 (đều no, mạch hở, phân tử có một nhóm NH2 và một nhóm COOH). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên cần dùng vừa đủ 2,268 lít O2 (đktc), chỉ thu được H2O, N2 và 1,792 lít CO2 (đktc). Tính giá trị của m. II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Trắc nghiệm lý thuyết ● Mức độ nhận biết Câu 1: Chất nào sau đây là đipeptit? A. Glyl-Ala-Val. B. Lysin. C. Gly-gly. D. Val-Ala-Ala. Câu 2: Chất nào sau đây là tripeptit? A. Glyl-Ala-Val. B. Alanin. C. Gly-gly. D. Val-Ala-Ala-Gly. Câu 3: Trong phân tử Gly-Ala, amino axit đầu C chứa nhóm A. NO2. B. NH2. C. COOH. D. CHO. Câu 4: Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Gly-Ala-Gly là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 5: Dung dịch Ala-Gly phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. HCl. B. KNO3. C. NaCl. D. NaNO3. Câu 6: Các chất sau, chất nào không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường? A. Lys-Gly-Val-Ala. B. Glyxerol. C. Ala-Ala. D. Saccarozơ. Câu 7: Trong môi trường kiềm, protein có khả năng phản ứng màu biure với A. Mg(OH)2. B. Cu(OH)2. C. KCl. D. NaCl. ● Mức độ thông hiểu Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Đimetylamin có công thức CH3CH2NH2. B. Glyxin là hợp chất có tính lưỡng tính. C. Phân tử Gly-Ala-Val có 6 nguyên tử oxi. D. Valin tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa. 2 Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng !
  3. 45 NGÀY CHINH PHỤC HÓA HỌC LỚP 12 MỤC TIÊU 7 ĐIỂM – Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phân tử axit glutamic có hai nguyên tử oxi. B. Anilin tác dụng với nước brôm tạo kết tủa. C. Ở điều kiện thường, glyxin là chất lỏng. D. Phân tử Gly-Ala có một nguyên tử nitơ. Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phân tử lysin có một nguyên tử nitơ. B. Dung dịch protein có phản ứng màu biure. C. Phân tử Gly-Al-Al có ba nguyên tử oxi. D. Anilin là chất lỏng tan nhiều trong nước. Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Alanin là hợp chất có tính lưỡng tính. B. Gly-Ala có phản ứng màu biurê. C. Tripeptit mạch hở có ba liên kết peptit. D. Đimetylamin là amin bậc ba. Câu 12: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do: A. Sự đông tụ của protein do nhiệt độ. B. Phản ứng thủy phân của protein. C. Phản ứng màu của protein. D. Sự đông tụ của lipit. Câu 13: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. B. dung dịch NaCl. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH. Câu 14: Cho các chất: anilin, phenylamoni clorua, alanin, Gly-Ala. Số chất phản ứng được với NaOH trong dung dịch là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 15: Cho các dung dịch: glixerol, anbumin, saccarozơ, glucozơ. Số dung dịch phản ứng với Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 16: Cho các chất sau: saccarozơ, glucozơ, etyl fomat, Ala-Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 17: Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Gly-Ala, Phe- Val và Ala-Phe. Cấu tạo của X là A. Gly-Ala-Val-Phe. B. Ala-Val-Phe-Gly. C. Val-Phe-Gly-Ala. D. Gly-Ala-Phe-Val. Câu 18: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 19: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Quỳ tím Chuyển màu xanh Y Dung dịch I2 Có màu xanh tím Z Cu(OH)2 Có màu tím T Nước brom Kết tủa trắng Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là: A. Etylamin, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin. B. Anilin, etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột. C. Etylam, hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng. D. Etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, anilin. Câu 20: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở, thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Val. Cấu tạo của X là A. Gly-Ala-Gly-Gly-Val. B. Ala-Gly-Gly-Val-Gly. C. Gly-Gly-Val-Gly-Ala. D. Gly-Gly-Ala-Gly-Val. Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng ! 3
  4. 45 NGÀY CHINH PHỤC HÓA HỌC LỚP 12 MỤC TIÊU 7 ĐIỂM – 2. Trắc nghiệm tính toán ● Mức độ thông hiểu Câu 21: Lấy 8,76 gam một đipeptit tạo ra từ glyxin và alanin cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng là A. 0,12 lít. B. 0,24 lít. C. 0,06 lít. D. 0,1 lít. Câu 22: Cho 20,3 gam Gly-Ala-Gly tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chắt rắn. Giá trị của m là A. 11,2. B. 46,5. C. 48.3. D. 35,3. Câu 23: Khi thủy phân hoàn toàn một tetrapeptit X mạch hở chỉ thu được amino axit chứa 1 nhóm –NH 2 và 1 nhóm –COOH. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được 34,95 gam muối. Giá trị của m là A. 21,15. B. 24,30. C. 22,95. D. 21,60. Câu 24: Thủy phân hoàn toàn 314,25 gam protein X, thu được 877,5 gam valin. Biết rằng phân tử khối của X là 6285. Số mắt xích Val trong phân tử X là A. 192. B. 197. C. 20. D. 150. ● Mức độ vận dụng Câu 25: Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol 1 peptit X (mạch hở, được tạo bởi các - amino axit có 1 nhóm –NH 2 và 1 nhóm –COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 52,7 gam. Số liên kết peptit trong X là A. 14. B. 9. C. 11. D. 13. Câu 26: Khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit X mạch hở (tạo bởi các α – amino axit có một nhóm – NH2 và một nhóm – COOH) bằng dung dịch KOH (dư 50% so với lượng cần phản ứng). Cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp rắn có khối lượng nhiều hơn khối lượng X là 99 gam. Số liên kết peptit trong một phân tử X là A. 15. B. 16. C. 12. D. 11. Câu 27: Khi thuỷ phân hoàn toàn 43,4 gam một peptit X (mạch hở) thu được 35,6 gam alanin và 15,00 gam glixin. Số công thức có thể có của peptit X là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 28: Một peptit X mạch hở khi thuỷ phân hoàn toàn chỉ thu được glyxin. Khi đốt cháy 0,1 mol X thu được 12,6 gam nước. Số nguyên tử oxi có trong 1 phân tử X là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 29: Một tripeptit no, mạch hở X có công thức phân tử C xHyO6N4. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Giá trị của m là: A. 19,80. B. 18,90. C. 18,00. D. 21,60. Câu 30: Đipeptit X và tetrapeptit Y đều được tạo thành từ 1 amino axit no (trong phân tử chỉ có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Cho 19,8 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 33,45 gam muối. Để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y cần dùng số mol O2 là A. 1,15. B. 0,5. C. 0,9. D. 1,8. 4 Trên bước đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng !