Bài giảng môn Đạo đức Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực

doc 6 trang Hoài Anh 25/05/2022 5410
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Đạo đức Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_mon_dao_duc_lop_2_chan_troi_sang_tao_bai_10_kiem_c.doc

Nội dung text: Bài giảng môn Đạo đức Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực

  1. Đạo đức BÀI 10: KIỀM CHẾ CẢM XÚC TIÊU CỰC (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nêu được cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực. - Thực hiện được việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực phù hợp. 2.Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra được cảm xúc tiêu cực của bản thân, lựa chọn và thực hiện được những việc làm để làm chủ cảm xúc tiêu cực. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống; thực hiện các việc làm cần thiết để làm chủ được cảm xúc tiêu cực. + Năng lực điều chỉnh hành vi: Có kế hoạch để kiềm chế những cảm xúc tiêu cực. + Năng lực phát triển bản thân: Nêu được các bước làm chủ cảm xúc tiêu cực. 3. Phẩm chất: + Trách nhiệm: Chủ động thực hiện những việc làm để làm chủ cảm xúc tiêu cực II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK, kéo, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, hộp bìa hoặc lọ nhựa, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: Kể lại một tình huống khiến em tức giận. Mục tiêu: HS chia sẻ được trải nghiệm của bản thân về một lần có cảm xúc tiêu cực, từ đó tự nhận thấy cẩn phải làm chủ được các cảm xúc tiêu cực. Tổ chức thực hiện: - GV cho HS quan sát tranh trong SGK Đạo đức2, trang 42 và trả lời câu -HS làm việc cá nhân: hỏi: + Quan sát tranh. + Trả lời câu hỏi: + Bức tranh vẽ gì? + Cảm xúc của các bạn trong tranh như thế nào? Vì sao em biết? - GV nhận xét câu trả lời của HS và
  2. tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi để chia sẻ kỉ niệm của cá nhân về một lần có cảm xúc tiêu cực theo gợi ý trong SGK: + Kể lại một tình huống khiến em tức giận. - HS thảo luận theo cặp. + Khi đó em đã có lời nói, hành động như thế nào? + Nêu cảm nghĩ của em về lời nói, hành động của em lúc đó. -GV mời một số HS chia sẻ về tình - 2-3 HS đại diện nhóm trả lời. huống của mình trước lớp. - HS nhận xét. - GV tổng kết và dẫn dắt sang hoạt động sau: Làm chủ được cảm xúc giúp chúng ta thấy thoải mái và bình tĩnh để ứng xử phù hợp trong cuộc sống. Vậy, cần làm gì và làm như thế nào để làm chủ cảm xúc? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay nhé! 2. Kiến tạo kiến thức mới: Hoạt động 1: Nêu hoặc thể hiện bằng ngôn ngữ cơ thể (vẻ mặt, hơi thở, suy nghĩ, cử chỉ) khi em buồn chán, sợ hãi, thất vọng, tự ti, tức giận. Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của những cảm xúc tiêu cực. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS xem video -HS cùng xem video - GV tổ chức cho HS làm việc theo - Làm việc theo nhóm: Mỗi nhóm được nhóm: Yêu cầu các em thể hiện các nhận một bộ thẻ gồm có 5 cảm xúc cảm xúc bằng vẻ mặt, hơi thở, cử như trong SGK. Các thẻ cảm xúc được chỉ, úp xuống bàn. Mỗi HS chọn cho mình một thẻ cảm xúc và lần lượt thể hiện để các bạn trong nhóm cùng đoán. -Tổ chức cho HS thể hiện theo - HS cùng nhau thi đua thể hiện nhóm - Nhận xét. - GV tổng kết và chuyển tiếp sang - hoạt động sau. THƯ GIAN
  3. Hoạt động 2: Nêu những cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực của các bạn trong tranh. Mục tiêu: HS nêu được cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực. -HS thảo luận nhóm đôi: Tổ chức thực hiện: +Khi tức giận, buồn bực, em làm thế - GV tổ chức cho HS quan sát các nào để giải toả câm xúc? tranh và trao đổi theo nhóm đôi . (hít thở thật sâu, nghe nhạc, trò chuyện -GV mời đại diện nhóm báo cáo kết với người khác, chơi thể thao, chơi quả thảo luận. chung cùng nhóm bạn, viết nhật kí). 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống. - Nhận xét giờ học. Đạo đức BÀI 10: KIỀM CHẾ CẢM XÚC TIÊU CỰC (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức, kĩ năng: - Nêu được cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực. - Thực hiện được việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực phù hợp. 2.Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra được cảm xúc tiêu cực của bản thân, lựa chọn và thực hiện được những việc làm để làm chủ cảm xúc tiêu cực. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống; thực hiện các việc làm cần thiết để làm chủ được cảm xúc tiêu cực. + Năng lực điều chỉnh hành vi: Có kế hoạch để kiềm chế những cảm xúc tiêu cực. + Năng lực phát triển bản thân: Nêu được các bước làm chủ cảm xúc tiêu cực. 3. Phẩm chất: + Trách nhiệm: Chủ động thực hiện những việc làm để làm chủ cảm xúc tiêu cực II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK, kéo, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, hộp bìa hoặc lọ nhựa, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS
  4. 1. Luyện tập Hoạt động 1 : Em chọn hành động nào? Vì sao? Mục tiêu: HS lựa chọn được cách ứng xử phù hợp khi có cảm xúc tiêu cực; tập kiềm chế cảm xúc tiêu cực qua việc sắm vai xử lí tình huống. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS quan sát tranh -HS quan sát tranh và thảo luận + Các nhân vật trong tranh đã làm -GV lưu ý HS quan sát nét mặt, cử gì? chỉ, hành động của các bạn trong tranh + Em sẽ chọn cách ứng xử nào? Vì khi đối diện với các cảm xúc tiêu cực. sao? - HS trình bày ý kiến về các tình huống ứng xử phù hợp trước lớp. +Tình huống 1: Khi tức giận với bạn, em chọn cách không tranh cãi, tạm bỏ đi chỗ khác, vì cãi vã tiếp sẽ làm em và bạn bực mình hơn, giận nhau hơn.Tạm bỏ đi chỗ khác sẽ giúp em và bạn cùng bình tĩnh lại. +Tình huống 2: Khi gặp chuyện buồn, em chọn cách nói chuyện với -Nhận xét bạn vì điều đó làm em cảm thấy được chia sẻ và tâm trạng nhẹ nhàng hơn. Hoạt động 2: sắm vai xử lí tình huống. Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp với tình huống. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS thảo luận theo -HS thảo luận theo nhóm 6 HS: tình huống và sắm vai xử lý tình huống + Chuyện gì xảy ra với Na? Na cảm thấy như thế nào? + Nếu là các bạn của Na, em sẽ làm gì? Nếu là Na em sẽ làm gì? -HS phân vai xử lý tình huống trước - GV lưu ý HS sử dụng các cách lớp giải toả cảm xúc đã học. -HS nhận xét về phần sắm vai của nhóm bạn: về cách ứng xử, cử chỉ, nét mặt, lời nói.
  5. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động và dẫn dắt sang hoạt động sau. - THƯ GIÃN 2.Vận dụng Hoạt động 1 : Chia sẻ cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực của em. Mục tiêu: HS thực hiện được những việc làm để kiềm chế cảm xúc tiêu cực. Tổ chức thực hiện: - GV đưa ra các tình huống và -HS làm việc theo nhóm: giao nhiệm vụ cho các nhóm ( Mỗi + Khi tình huống đó xảy ra, em sẽ nhóm 1 tình huống): cảm thây thế nào? + Tinh huống 1: Em buồn vì không + Em sẽ làm gì để giải toả các cảm đạt được kết quả học tập như mong xúc tiêu cực? muốn. * Tinh huống 1: Em buồn vì không đạt + Tinh huống 2: Em lo sợ một điều được kết quả học tập như mong muốn. gì đó. Nên để bản thân được buồn và tìm + Tinh huống 3: Em thất vọng với sự yên tĩnh để suy nghĩ xem vì sao kết chính mình. quả học tập của mình chưa tốt, nên tìm sự hỗ trợ từ ai. Sau đó, chia sẻ với người thân, người mình tin tưởng để có được lời khuyên và sự giúp đỡ tốt nhất. *Tinh huống 2: Em lo sợ một điều gì đó. Nên hít thở sâu để bình tĩnh lại và suy nghĩ xem điều gì làm mình lo sợ. Sau đó, chia sẻ với người thân, người mình tin tưởng để có được lời khuyên và sự giúp đỡ tốt nhất. Lựa chọn một việc làm mà mình yêu thích để giảm căng thẳng, lo sợ. * Tinh huống 3: Em thất vọng với chính mình. Nên để cảm giác đó diễn ra một chút và suy nghĩ xem điều gì khiến mình thấy thất vọng về bản thân. Từ đó có thể tìm đến người thân, người mình tin tưởng để chia sẻ hoặc tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao theo sở thích, năng khiếu để tìm được sựthoải mái, tự tin về bản thân.
  6. - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận bằng nhiều cách khác nhau: nhóm đóng vai, nhóm đưa ra ý kiến, - GV nhận xét và đưa ra những lưu ý cho HS trong từng tình huống về cách làm chủ cảm xúc. Hoạt động 2: Làm hộp niềm vui. Mục tiêu: HS làm được hộp niềm vui để lưu giữ những kỉ niệm, những việc làm tốt và để giải toả các cảm xúc tiêu cực. Tổ chức thực hiện: -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (giấy, kéo, hồ/keo dán, hộp bìa/lọ nhựa, ). - GV cho xem video: Hướng dẫn làm hộp. - GV tổ chức cho HS làm hộp niềm vui và quan sát, hỗ trợ HS nếu cần. - GV mời một số HS lên giới thiệu vể hộp niềm vui của mình và yêu cẩu cả lớp về nhà hoàn thiện hộp niềm vui để sử dụng sau tiết học này. GV Hộp niềm vui dùng để lưu giữ những kỉ niệm, những điều làm em thấy vui vẻ. Khi gặp những cảm xúc tiêu cực, em có thể xem lại những điều làm mình thấy vui để giải toả cảm xúc tiêu cực, 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống. - Nhận xét giờ học. Rút kinh nghiệm: .