Bài kiểm tra 1 tiết môn Địa lý Lớp 9

doc 4 trang thaodu 5160
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra 1 tiết môn Địa lý Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_1_tiet_mon_dia_ly_lop_9.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra 1 tiết môn Địa lý Lớp 9

  1. Họ và tên : KIỂM TRA 1 TIẾT Lớp : Thời gian: 45 phút. Điểm Lời phê của giáo viên. Khoanh tròn chỉ một chữ cái đầu ý em cho là đúng nhất: Câu 1 Sự phân bố của các dân tộc chủ yếu do: A. Điều kiện tự nhiên. B. Tập quán sinh hoạt và sản xuất. C. Nguồn gốc phát sinh. D. Chính sách của nhà nước. Câu 2: Các dân tộc ít ngưới chủ yếu sống tập trung ở: A. Đồng bằng B. Miền núi C. Trung du D. Duyên Hải Câu 3: Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu: A. Đồng bằng, duyên hải B. Miền Núi C. Hải đảo D. Nước Ngoài Câu 4: Trung du niền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc: A. Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông. B. Cơ - ho, Ê –Đê, Ba –Na. C. Kinh, mường. D. Khơ me, Chăm, Hoa. Câu 5: Duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc: A. Chăm, Khơ-me. B. Vân Kiều, Thái. C. Ê –đê, mường. D. Ba-na, cơ –ho. Câu 6: Ở vùng thấp từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả là địa bàn cư trú chủ yếu của: A. Dân tộc Tày; Nùng. B. Dân tộc Thái, Mường . C. Dân tộc Mông. D. Dân tộc Ê-đê, Gia rai. Câu 7: Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh: A. Tương đối thấp B. Trung bình C. Cao D. Rất cao Câu 8: Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay không có đặc điểm: A. Tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng. C. Mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người. D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở đồng bằng cao hơn ở miền núi và nông thôn. Câu 9: Dân số ở nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách nào? A. Xây dựng các nhà dưỡng lão, các khu dân trí. B. Văn hóa, y tế, giáo dục và giải quyết việc làm trong tương lai. C. Giải quyết việc làm, vấn đề xã hội, an ninh. D. Các vấn đề trật tự an ninh và các vấn đề văn hóa, giáo dục.
  2. Câu 10: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với: A. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống. B. Môi Trường, chất lượng cuộc sống. C. Chất lượng cuộc sống và các vấn đề khác.D. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường. Câu 11: Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ: A. Rất thấp B. Thấp C. Trung bình D. Cao Câu 12: Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô: A. Vừa và nhỏ B. Vừa C. Lớn D. Nhỏ Câu 13: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về: A. Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động. B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn. C. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. D. Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật. Câu 14: Vùng nào có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2002 thấp nhất cả nước? A. Tây Nguyên B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 15: Để giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp nào? A. Phân bố lại dân cư và lao động. B. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn. C. Đa dạng các loại hình đào tạo. D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị. Câu 16: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ? A. Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. B. Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh. C. Kinh tế cá thể được thừa nhận và ngày càng phát triển.D. Công nghiệp là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất. Câu 17: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: A. Từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế tập trung nhà nước và tập thể. B. Cả nước hình thành 3 vùng kinh tế phía Bắc, miền Trung và phía Nam. C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ. D. Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần. Câu 18: Tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là: A. Đất đai B. Khí hậu C. Nước D. Sinh vật Câu 19: Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong môt năm là nhờ: A. Có nhiều diện tích đất phù sa. B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. C. Có mạng lưới sông ngòi, ao, hồ dày đặc. D. Có nguồn sinh vật phong phú. Câu 20: Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là:
  3. A. Các vùng trung du và miền núi. B. Vùng Đồng bằng sông Hồng. C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. D. Các đồng bằng ở duyên hải Miền Trung. Câu 21: Tuyến đường nào sau đây đi qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta: A. Đường sắt Thống Nhất B. Quốc lộ 1A và Đường Hồ Chí Minh. C. Đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 1A. D. Đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 1A. Câu 22: Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì: A. Nông nghiệp nước ta mang tính chất mùa vụ. B. Nguồn nước phân bố không đồng đều trong năm. C. Nông nghiệp nước ta chủ yếu là trồng lúa. D. Tài nguyên nước của nước ta hạn chế, không đủ cho sản xuất. Câu 23: Nền nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì: A. Tài nguyên đất nước ta phong phú. B. Nước ta có thể trồng được cây nhiệt đới đến cây cận nhiệt và ôn đới. C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa. D. Lượng mưa phân bố không đều trong năm. Câu 24: Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào là tài nguyên du lịch thiên nhiên: A. Các công trình kiến trúcB. Các lễ hội truyền thốngC. Văn hóa dân gianD. Các bãi tắm đẹp Câu 25: Mở rộng thị trường có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp: A. Thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm. B. Thu hẹp sản xuất, chuyên môn hóa sản phẩm C. Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm . D. Khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất nông nghiệp. Câu 26: Ở nước ta cây lúa được trồng chủ yếu ở: A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu long. B. Các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ. Câu27: Ở nước ta, chăn nuôi trâu chủ yếu ở: A. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu long. B. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ. C. Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ. Câu 28: Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho sản xuất là: A. Rừng sản xuất B. Rừng đặc dụng C. Rừng nguyên sinh D. Rừng phòng hộ câu 29: Nghề cá ở nước ta phát triển mạnh ở: A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ B. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ C. Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ D. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Câu 30: Sản lượng thủy sản nước ta tăng khá mạnh do: A. Tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu. B. Tăng người lao động có tay nghề.
  4. C. Tăng cường đánh bắt xa bờ. D. Tăng số làng nghề làm tàu, thuyền và dựng cụ bắt cá. Câu 31: Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác hải sản là: A. Ninh Thuận, Bình Thuận, Long An, Quảng Ninh. B. Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau. C. Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Ninh Thuận. D. Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận. Câu 32: : Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phải dựa trên cơ sở chủ yếu nào? A. Dân cư và nguồn lao động. B. Thu hút đầu tư nước ngoài. C. Trình độ công nghệ, lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt. D. Chính sách phát triển ngành dịch vụ của nhà nước. Câu 33: Cho biết, khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng loại hình giao thông vận tải nào nhiều nhất? A. Đường sắt B. Đường bộ C. Đương sông D. Đường biển. Câu 34: Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào không phải là tài nguyên du lịch nhân văn: A. Các công trình kiến trúc B. Các vườn quốc gia C. Văn hóa dân gian D. Các di tích lịch sử Câu 35: Các nguồn tài nguyên khoáng sản như than, dầu, khí là nguyên liệu cho ngành công nghiệp: A. Công nghiệp luyện kim đen B. Công nghiệp luyện kim màu C. Công nghiệp năng lượng, hóa chất D. Công nghiệp vật liệu xây dựng Câu 36: Các nguồn tài nguyên khoáng sản như sắt, mangan, crom, chì, kẽm, là nguyên liệu cho ngành A. Công nghiệp chế biến thực phẩm B. Công nghiệp luyện kim . C. Công nghiệp năng lượng, hóa chất D. Công nghiệp vật liệu xây dựng Câu 37: Các nhân tố có vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp của nước ta là: A. Dân cư và lao động. B. Thị trường, chính sách phát triển công nghiệp C. Các nhân tố kinh tế - xã hội. D. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng Câu 38: Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn là cơ sở để phát triển mạnh ngành: A. Công nghiệp dầu khí. B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. C. Công nghiệp cơ khí và hoá chất. D. Công nghiệp điện tử. Câu 39: Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp : A. Nguồn lao động B. Cơ sở hạ tầng C. Chính sách, thị trường D. Nguồn tài nguyên khoáng sản Câu 40: Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác? A. Công nghiệp điện tử. B. Công nghiệp hoá chất. C. Công nghiệp thực phẩm. D. Công nghiệp năng lượng.