Bài kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt (Phần đọc) Khối 4 - Năm học 2021-2022

docx 7 trang Hoài Anh 26/05/2022 4632
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt (Phần đọc) Khối 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_phan_doc_khoi_4_na.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt (Phần đọc) Khối 4 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2021 – 2022 Họ và tên: Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc) - Lớp 4 . Thời gian làm bài: 40 phút Lớp: Điểm Nhận xét của Giáo viên . I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn (khoảng 75 tiếng/ phút) 1 trong 5 bài tập đọc, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu: 1. Bài “Ông Trạng thả diều” TV4 –Tập 1 trang 104 2. Bài: “ Vẽ trứng” - TV4 –Tập 1 trang 120 3. Bài “Văn hay chữ tốt”- TV4 –Tập 1 trang 129 4. Bài: “Cánh diều tuổi thơ ” TV4 –Tập 1 trang 146 5. Bài: “Kéo co” - TV4 –Tập 1 trang 155 II. Đọc hiểu văn bản: Mài rìu Ngày xửa ngày xưa, có một tiều phu khỏe mạnh đến tìm gặp ông chủ xưởng gỗ để tìm việc làm và anh được nhận vào làm một công việc phù hợp với khả năng: đốn gỗ. Tiền lương được trả thật sự cao và điều kiện làm việc rất tốt. Chính vì lí do đó mà người tiều phu đã làm việc hết sức mình. Ông chủ đưa cho anh một cái rìu và chỉ anh nơi để đốn gỗ. Ngày đầu tiên, người tiều phu mang về 18 cây. “Thật tuyệt vời, hãy tiếp tục như thế!” - Ông chủ khích lệ.
  2. Nghe những lời khuyến khích của ông chủ, người tiều phu càng gắng sức làm việc, trong ngày tiếp theo nhưng anh ta chỉ mang về có 15 cây. Ngày thứ ba anh cố gắng làm việc hơn nữa nhưng nhưng cũng chỉ mang về được 10 cây. Những ngày tiếp theo số cây anh mang về ngày càng ít hơn. “Tôi đánh mất sức mạnh của mình” - người tiều phu nghĩ thế. Anh tìm đến gặp ông chủ để nói lời xin lỗi và giải thích rằng anh không hiểu được tại sao lại như thế. “Lần cuối cùng anh mài cái rìu của anh là vào khi nào?”- ông chủ hỏi. “Mài rìu ư? Tôi không có thời gian để mài nó. Tôi đã rất bận trong việc gắng sức đốn những cái cây này”. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm bài tập. Câu 1. Lí do nào khiến người tiều phu làm việc hết mình? A. Vì anh đã hứa với ông chủ B. Tiền lương cao, điều kiện làm việc tốt C. Vì anh có sức khỏe rất tốt D. Lời khích lệ, động viên của ông chủ Câu 2. Vì sao ngày đầu tiên anh đốn được 18 cây? A. Vì anh thấy đốn củi quá dễ, anh lại thành thạo công việc B. Vì ông chủ đưa cho anh cái rìu mới và chỉ bảo tận tình nơi có nhiều cây C. Vì ông chủ luôn ở bên cạnh anh để khích lệ, động viên D. Vì anh khỏe mạnh, các cây không quá to nên đốn nhanh hơn Câu 3. Những ngày tiếp theo, số lượng cây anh đốn được thế nào? A. Duy trì số lượng như ngày đầu B. Tăng dần so với ngày đầu C. Giảm dần so với ngày đầu D. Có hôm tăng, có hôm giảm Câu 4. Theo em, lí do dẫn đến kết quả ở câu 3 là gì? A. Lưỡi rìu mỗi ngày một cùn dần B. Anh quen việc nên làm nhanh hơn, tốt hơn C. Anh đánh mất sức mạnh của mình D. Số lượng cây ở nơi đốn không còn nhiều
  3. Câu 5. Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì? A. Phải có lời động viên, khuyến khích thường xuyên của những người xung quanh thì mới làm việc tốt được B. Phải giữ sức khỏe, nếu làm quá sức trong ngày đầu thì không còn sức để làm những ngày tiếp theo C. Phải tìm chỗ có điều kiện tốt thì mới học tập và làm việc tốt được D. Phải thường xuyên bảo dưỡng những vật dụng để phát huy tốt nhất công dụng của chúng Câu 6. Các dấu ngoặc kép trong bài có tác dụng gì? A. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước C. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt D. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời trích dẫn Câu 7. Từ nào là từ ghép trong các từ sau: A. Cố gắng, siêng năng, cần cù. B. Mạnh khỏe, dẻo dai, siêng năng. C. Cố gắng, mạnh khỏe, siêng năng. D. Khuyến khích. Cổ vũ, động viên. Câu 8. Từ nào không cùng nghĩa với các từ còn lại A.Trung bình B. Trung du C. Trung điểm D. Trung thực E. Trung thu Câu 9. Xác định danh từ trong câu sau: “Nghe những lời khuyến khích của ông chủ, người tiều càng gắng sức làm việc.” A. Lời, khuyến khích, ông chủ, sức, việc. B. Nghe lời, ông chủ, sức, làm việc C. Lời, ông chủ, tiều phu, gắng sức, việc. D. Lời, ông chủ, tiều phu, gắng sức, làm việc.
  4. Câu 10. Trong câu sau từ nào là động từ: “Tôi đã rất bận trong việc gắng sức đốn những cái cây này.” A. Bận B. Gắng C. Đốn D. Đã Câu 11: Tiếng “khỏe” trong các từ dưới đây là tính từ: A. Sức khỏe B. Khỏe mạnh C. Chóng khỏe D. Khỏe ra Câu 12: Câu hỏi “Mài rìu ư? Tôi không có thời gian để mài nó.”. Câu hỏi dùng để làm gì? A. Tỏ thái độ khen,chê B. Yêu cầu, mong muốn C. Phủ định D. Khẳng định Câu 13: Câu chuyện được mở bài theo cách nào? A. Mở bài trực tiếp B. Mở bài gián tiếp Câu 14: Xác định câu kể “Ai làm gì” trong các câu sau? A. Chàng tiều phu là một người khỏe mạnh. B. Chàng tiều phu đã nhận được công việc phù hợp với khả năng của mình C. Ông chủ là người luôn quan tâm, khích lệ tới chàng tiều phu
  5. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2021 – 2022 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần viết) - Lớp 4 Lớp: Thời gian làm bài: 50 phút 1. Chính tả (2 điểm) (15 phút) Hương làng Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm chân chất, mộc mạc. Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, thoáng bay đến, rồi thoáng cái lại đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viện trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn. 2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút) Đề bài: Hãy tả một đồ chơi mà em thích
  6. TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2021 – 2022 A. Phần kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Tổng điểm đọc: 3 điểm, trong đó: 1. Đọc (2 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ trong đoạn văn: 0,5 điểm + Đọc sai 3 tiếng đến 5 tiếng: 0,25 điểm + Đọc sai 6 tiếng trở lên: 0 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 3 đến 4 chỗ: 0,25 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm + Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm + Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 75 tiếng/phút): 0,5 điểm + Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,25 điểm + Đọc trên 2 phút: 0 điểm 2. Trả lời câu hỏi (1 điểm) Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (tùy theo mức độ có thể ghi 0,75 – 0,5 – 0,25 điểm. II. Đọc hiểu văn bản (7 điểm) Câu 1: (1 điểm): B Câu 2: (1 điểm): B Câu 3: (1 điểm): C Câu 4: (1 điểm): A Câu 5: (1 điểm): D Câu 6: (1 điểm): A Câu 7: (1 điểm): C Câu 8: (1 điểm): D Câu 9: (1 điểm): B Câu 10: (1 điểm): B,C,D Câu 11: (1 điểm): B Câu 12: (1 điểm): D Câu 13: (1 điểm): A Câu 14: (1 điểm): B
  7. B. Phần kiểm tra viết 1. Chính tả (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm Trong đó: + Tốc độ viết đạt yêu cầu (75 chữ/15 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ. + Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, trừ 0, 2 điểm/ 1 lỗi. Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần. 2. Tập làm văn (8 điểm) Bài văn viết đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài cho: 3 điểm Bài văn viết đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài . Câu văn có hình ảnh, viết không sai lỗi chính tả cho 8 điểm. Cụ thể: - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm: - Học sinh tả được một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi yêu thích. - Viết được bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Phần mở bài: Giới thiệu được đồ dùng học tập hoặc đồ chơi định tả. - Phần thân bài: Tả được bao quát ; Tả được một số bộ phận - Phần kết bài: Nêu được ích lợi, cách bảo quản, - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.