Bài kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt (Phần Đọc) Lớp 4 - Năm học 2021-2022

docx 9 trang Hoài Anh 26/05/2022 3050
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt (Phần Đọc) Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_phan_doc_lop_4_nam.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt (Phần Đọc) Lớp 4 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2021 – 2022 TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc) - Lớp 4 Họ và tên: . Thời gian làm bài: 40 phút Lớp: Điểm Nhận xét của Giáo viên . I. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm, đọc đoạn kết hợp trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung một trong các bài đọc sau: 1. Bài “Ông Trạng thả diều” TV4 –Tập 1 trang 104 2. Bài: “ Vẽ trứng” - TV4 –Tập 1 trang 120 3. Bài “Văn hay chữ tốt”- TV4 –Tập 1 trang 129 4. Bài: “Cánh diều tuổi thơ ” TV4 –Tập 1 trang 146 5. Bài: “Kéo co” - TV4 –Tập 1 trang 155 1. Bài "Ông Trạng thả diều" Sách TV4, tập 1/ tr104. 2. Bài: “ Vẽ trứng” - TV4 –Tập 1 trang 120 3. Bài “Văn hay chữ tốt”- TV4 –Tập 1 trang 129
  2. 4. Bài: “Cánh diều tuổi thơ ” TV4 –Tập 1 trang 146 5. Bài: “Kéo co” - TV4 –Tập 1 trang 155
  3. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2021 – 2022 TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc) - Lớp 4 Họ và tên: . Thời gian làm bài: 40 phút Lớp: Điểm Nhận xét của Giáo viên I. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm, đọc đoạn kết hợp trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung một trong các bài đọc sau: 1. Bài "Ông Trạng thả diều" . Sách TV4, tập 1/ tr104. 2. Bài "Người tìm đường lên các vì sao" Sách TV4, tập 1/ tr125. 3. Bài "Cánh diều tuổi thơ" Sách TV4, tập 1/ tr146. 4. Bài "Kéo co" Sách TV4, tập 1/ tr155. II. Đọc hiểu: (7 điểm): a. Đọc thầm văn bản sau: NÓI LỜI CỔ VŨ Một cậu bé người Ba Lan muốn học đàn dương cầm, thế nhưng cha cậu bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể nào chơi đàn hay được. Ông khuyên cậu hãy thử học chơi kèn, thế rồi sau đó một nhạc công chuyên nghiệp lại nói rằng cậu không có được đôi môi thích hợp. Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên. Con người nổi tiếng này đã trao cho cậu một lời khích lệ mà trước đây cậu chưa từng được nghe : "Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy ! Ta nghĩ là chú có thể chơi được nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày." Ôi chao, đó mới thực là nguồn động viên lớn lao mà cậu cần đến. Ru-bin-xtên vĩ đại đã bảo là cậu có thể chơi đàn được ! Cậu sẽ phải bỏ rất nhiều thời gian để luyện tập nếu muốn chơi đàn, nhưng mà cậu có thể chơi được ! Thậm chí có thể chơi giỏi ! An-tôn Ru-bin-xtên đã nói như vậy mà! Cậu bé về miệt mài tập luyện, cậu bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày, và sau nhiều năm, công lao khó nhọc của cậu đã được tặng thưởng : Gian Pa-đơ-riêu-xki trở thành một trong những nghệ sĩ dương cầm lừng danh nhất thời bấy giờ. Một lời động viên đơn giản đã mang đến nội lực làm bừng lên ngọn lửa đam mê trong lòng một cậu bé, ngọn lửa ấy vẫn cháy sáng mãi trong nhiều năm trời.
  4. Hãy nhớ rằng những lời động viên mà bạn đang trao gửi hôm nay đôi khi làm thay đổi được mãi mãi một cuộc đời của người đã đón nhận nó. (Theo Thu Hà) b.Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1. Cậu bé người Ba Lan trong câu chuyện đã thử học chơi những nhạc cụ nào? (0.5 điểm) A. Ghi ta, dương cầm B. Dương cầm, kèn C. Ghi ta, kèn D. Kèn, trống Câu 2. Vì sao người cha khuyên cậu không nên học đàn dương cầm? (0.5 điểm) A. Vì cậu không biết cảm thụ âm nhạc B. Vì cậu không có đôi môi thích hợp. C. Vì các ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá. D. Vì thính giác của cậu không tốt. Câu 3. Nhạc công chuyên nghiệp đã nói gì khi cậu bé học chơi kèn? (0.5 điểm) A. Tay của cậu múp míp và ngắn quá. B. Thính giác của cậu không chịu được âm thanh của tiếng kèn C. Cậu không có đôi môi thích hợp. D. Cậu không có năng khiếu Câu 4. Nhạc dĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên đã nói gì với cậu bé? (0.5 điểm) A. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta nghĩ là chú có thể chơi được nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày. B. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta có thể dạy chú, cho tới khi chú thành tài. C. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Ta sẽ nhờ một nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng dạ cho chú mỗi ngày 7 tiếng. D. Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy! Sau này chú sẽ trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh. Câu 5. Theo em, nguyên nhân nào khiến cho chú bé trở thành một nhạc sĩ dương cầm lừng danh? (0.5 điểm) A. Vì cậu bé có năng khiến thiên bẩm B. Vì nhờ có lời cổ vũ của nghệ sĩ Pi-a-nô An-tôn Ru-bin-xtên C. Vì cậu bé tìm được một thầy giáo giỏi D. Vì lời động viên lớn lao của nghệ sĩ Pi-a-nô An-tôn Ru-bin-xtên đã khiến cậu tự tin và luyện tập miệt mài. Câu 6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm)
  5. A. Hãy trân trọng thời gian mình có trong ngày để làm những việc có ích. B. Hãy biết khen mọi người, những lời khen ấy làm cho người khác phấn khởi và tự tin trong cuộc sống. C. Hãy biết nói những lời động viên mọi người, vì có thể những lời động viên đó sẽ làm thay đổi cuộc đời của một con người. D. Hãy miệt mài học tập lao động thì sẽ đạt được thành công Câu 7. Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì? “Cô hỏi: “sao trò không chịu làm bài” Nó cứ làm thinh, mãi sau nó mới bảo “thưa cô, con không có ba””. A. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước. C. Báo hiệu một sự liệt kê. Câu 8. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của tiếng “hiền” trong các từ: hiền tài, hiền triết, hiền hoà. A. Người hiền lành và tốt tính. B. Người có đức hạnh và tài năng. C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 9. Em hiểu nghĩa của câu “lá lành đùm lá rách” là như thế nào? A. Người thân gặp nạn, mọi người khác đều đau đớn. B. Giúp đỡ san xẻ cho nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. C. Người may mắn giúp đỡ người gặp bất hạnh. Câu 10: Có mấy từ láy trong hai câu thơ sau? Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình. A. 1 B. 3 C. 4 Câu 11: Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ ghép tổng hợp? A. Trái cây, xe máy, đường sữa, xe dạp, đường bộ. B. Tươi ngon, nhà cửa, bát đũa, bàn ghế, tình nghĩa. C. Tàu hoả, đường biển, ôtô, dưa hấu, máy bay. Câu 12: Có bao nhiêu danh từ trong đoạn thơ sau? Mang theo truyện cổ tôi đi
  6. Nghe trong cuộc sống thì thầm tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi A.7 B. 9 C. 11 Câu 13: Có bao nhiêu động từ trong đoạn văn sau? Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi em giặt khăn mùi soa”. A. 5 động từ. B. 6 động từ. C. 7 động từ. Câu 14: Có bao nhiêu tính từ trong đoạn văn sau ? Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dãy đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét may mỡ gà vút dài, thanh mảnh. A. 9 tính từ. B. 11 tính từ. C. 13 tính từ. Chữ kí, tên Giáo viên trông thi Giáo viên chấm Chúc các em làm bài tốt!
  7. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2021 – 2022 TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Môn: TIẾNG VIỆT (Phần viết) - Lớp 4 Họ và tên: . Thời gian làm bài: 40 phút Lớp: Điểm Nhận xét của Giáo viên . I. Chính tả (2 điểm) Chiều trên quê hương Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi. Con chim sơn ca cất lên tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa ngậm đòng và hương sen. Theo Đỗ Chu II. Tập làm văn: (8 điểm): Đề bài: Hãy tả một một đồ chơi mà em yêu thích
  8. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2021 – 2022 Môn: TIẾNG VIỆT (ĐỌC) – Lớp 4 Thời gian làm bài: 40 phút I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm - Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu : 1 điểm - Trả lời sai hoặc không trả lời được, đọc quá 2 phút: 0 điểm. II. Đọc hiểu (7 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 B C C A D C A Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 C B A B A B C
  9. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2021 – 2022 Môn: TIẾNG VIỆT (VIẾT) – Lớp 4 Thời gian làm bài: 40 phút I. Chính tả (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng; trình bày đúng, sạch, đẹp: 2 điểm. - 5 lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, lỗi viết hoa ) trừ 1 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn: bị trừ không quá 0,5 điểm toàn bài. II. Tập làm văn (8 điểm) HS chọn 1 trong 2 đề để làm bài 1. Yêu cầu: - Học sinh xác định đúng đề bài, kiểu bài văn miêu tả đồ vật: viết được bài văn miêu tả đồ vật hoàn chỉnh đủ ba phần (phần mở bài, phần thân bài, phần kết bài), kết hợp bộc lộ cảm xúc của người viết. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch. 2. Cách đánh giá, cho điểm: * Phần mở bài (1 điểm) * Phần thân bài (4 điểm): - Nội dung (1,5 điểm) - Kĩ năng (1,5 điểm) - Cảm xúc (1 điểm) * Phần kết bài (1 điểm) * Chữ viết, chính tả (0,5 điểm). Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm). Sáng tạo (1điểm) - Đảm bảo các yêu cầu trên: 8 điểm - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm cho phù hợp với thực tế bài viết * Lưu ý: - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ; hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài. - Toàn bài kiểm tra trình bày sạch đẹp GV cho điểm tối đa.