Bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

doc 6 trang Hoài Anh 24/05/2022 2991
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2021.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ SỐ 01 BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Năm học: 2021 - 2022 Họ và tên học sinh: Lớp Điểm bài kiểm tra Nhận xét của giáo viên chấm bài kiểm tra A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thầm đoạn văn và làm bài tập Ông Trạng thả diều Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy. Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng Nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng Nguyên trẻ nhất nước của nước Nam ta. (Theo Trinh Đường) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất Câu 1: Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên vào đời vua nào ? A. Trần Hoàng Tông C. Trần Thái Tông B. Trần Vân Tông D. Trần Nhân Tông Câu 2: Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên năm bao nhiêu tuổi ?
  2. A. Năm 13 tuổi B. Năm 14 tuổi C. Năm 15 tuổi D. Năm 16 tuổi Câu 3: Vì sao Nguyễn Hiền phải bỏ học ? A. Vì mải chơi thả diều C. Vì nhà nghèo B. Vì bố mẹ mất sớm D. Vì học kém Câu 4: Tối đến, chú bé Hiền A. Đi chăn trâu. B. Đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. C. Đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. D. Đến nhà bạn học nhóm. Câu 5: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều” ? A. Vì chú rất ham thả diều. B. Vì chú biết làm diều từ lúc còn bé. C. Chú bé ham thích chơi diều Thành phố. D. Vì chú đỗ Trạng Nguyên khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều. Câu 6: Chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền là: Câu 7: Câu: “Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao.” Có: Động từ là: Tính từ là: Câu 8: Câu : " Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học." thuộc kiểu câu nào? Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu đó? Câu 9: Đặt hai câu hỏi khác nhau về những điều liên quan đến câu kể sau: “Nguyễn Hiền thường đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.” II. Đọc thành tiếng:
  3. B. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả (nghe - viết): II. Tập làm văn: Đề bài: Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 NĂM HỌC: 2021 - 2022 A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng (3 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Đáp án C A C B D Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm Câu 6 (1 điểm) : Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền là: Chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Câu 7(1 điểm): Câu: “Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao.” Có: Động tứ là: làm, học, bay Tính từ là: cao Câu 8(1 điểm): - Thuộc kiểu câu kể Ai làm gì? (0,5 điểm) - Xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ (0,5 điểm) Tối đến, chú /đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. CN VN Câu 9(1 điểm): HS đặt đúng mỗi câu cho 0,5 điểm - Nguyễn Hiền thường đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.” + Ai thường đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ? +Nguyễn Hiền làm gì? B. KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả (2 điểm) Bài viết : Mùa đông trên rẻo cao (SGK Tiếng Việt 4 tập I trang 165) Tiêu chuẩn cho điểm Điểm Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, 1 điểm trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp. Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) 1 điểm Cộng 2 điểm * Chú ý: Chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp trừ 0.25 điểm toàn bài.
  5. 2. Tập làm văn (8,0 điểm ) Tiêu chuẩn cho điểm Điểm * Mở bài: Giới thiệu được đồ chơi mà em định tả. 1 điểm * Thân bài: - Tả khái quát đồ chơi. - Tả chi tiết từng bộ phận. 4 điểm - Công dụng của đồ dùng. - Cách giữ gìn, bảo quản đồ chơi. * Kết bài: Tình cảm của em đối với đồ chơi đó. (hoặc cách giữ 1 điểm gìn, bảo quản) - Chữ viết, chính tả: Trình bày đúng qđ, viết sạch, đẹp, viết đúng. 0,5 điểm - Dùng từ, đặt câu: Viết đúng ngữ pháp, diễn đạt câu văn hay, rõ 0,5 điểm ý, lời văn tự nhiên, chân thực. - Bài viết có sự sáng tạo. 1 điểm Cộng 8 điểm