Bài kiểm tra cuối học kì I môn Hóa học 8 - Năm 2021-2022

docx 4 trang Hoài Anh 16/05/2022 4480
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì I môn Hóa học 8 - Năm 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_8_nam_2021_2022.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì I môn Hóa học 8 - Năm 2021-2022

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN HÓA 8 Năm học: 2021 – 2022 GV: Phan Công Minh Nhận Biết Thông Hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng Mức độ Chủ đề Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm 1. Chất - nguyên tử - phân tử. Số câu 2 1 1 4 Điểm 0,8đ 0.4đ 0.4đ 1,6đ 2. Phản ứng hóa học. Số câu 3 1 4 Điểm 1,2đ 0,4đ 1,6đ 3.Mol và tính toán hóa học. Số câu 5 5 5 2 17 Điểm 2đ 1đ 2đ 0,4đ 6,8đ Tổng Câu 10 7 5 3 25 Điểm 4đ 2,8đ 2đ 1,2đ 10 đ Tỉ lệ 40% 28% 20% 12% 100% BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM 2021 - 2022 MÔN HÓA HỌC 8; Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ rồi lọc? A. Bột đá vôi và muối ăn. B. Bột than và bột sắt. C. Đường và giấm. D. Giấm và rượu. Câu 2: Nếu trong nguyên tử của một nguyên tố có tổng số hạt là 28, thì số hạt có trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó là
  2. A. 18. B. 19. C. 21. D. 23. Câu 3: Dựa vào dấu hiêụ nào sau đây để phân biệt phân tử của đơn chất với phân tử của hợp chất? A. Hình dạng của phân tử B. Kích thước của phân tử C. Số lượng nguyên tử trong phân tử. D. Nguyên tử cùng loại hay khác loại Câu 4: Hãy chọn công thức hoá học đúng trong số các công thức hóa học sau đây: A. CaPO4 B. Ca2(PO4)2 C. Ca3(PO4)2 D. Ca3(PO4)3 Câu 5: Nến được làm bằng parafin, khi đốt nến, xảy ra các quá trình sau: 1. Parafin nóng chảy 2. Parafin lỏng chuyển thành hơi 3. Hơi parafin cháy biến đổi thành khí CO2 và hơi nước Quá trình nào có sự biến đổi hoá học? A. 1 B. 2 C. 3 D. Cả 1, 2, 3 Câu 6: Trong một phản ứng hoá học, các chất phản ứng và chất tạo thành phải chứa cùng: A. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố B. Số nguyên tử trong mỗi chất C. Số phân tử trong mỗi chất D. Số nguyên tố tạo ra chất Câu 7: Hiđro và oxi tác dụng với nhau tạo thành nước. Phương trình hoá học ở phương án nào dưới đây đã viết đúng? A. 2H + O  H2O B. H2 + O  H2O C. H2 + O2  2H2O D. 2H2 + O2  2H2O Câu 8: Cho 5,6g Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra 12,7g sắt (II) clorua FeCl2 và 0,2g khí H2. Khối lượng HCl đã dùng là: A. 14,2g B. 7,3g C. 8,4g D. 9,2g Câu 9: Câu nào đúng trong số các câu sau: A. Khối lượng mol phân tử của hiđro là 1 đvC B. 12g cacbon phải có số nguyên tử ít hơn số nguyên tử trong 23g natri C. Số Avogađro có giá trị là 6.1023.
  3. D. Nước cất là đơn chất vì nó tinh khiết Câu 10: Khối lượng mol của Fe2O3 là: (Biết: Fe = 56, O = 16) A. 155 gam. B. 160 gam. C. 166 gam. D. 170 gam. Câu 11: Hai chất khí khác nhau có thể tích bằng nhau (đo cùng nhệt độ và áp suất) thì: A. Khối lượng của 2 khí bằng nhau. B. Số mol của 2 khí bằng nhau. C. Có cùng tính chất hóa học. D. Có cùng tính chất vật lí. Câu 12: Khí nào nặng nhất trong các khí sau? (Biết: N = 14, C = 12, O = 16, H = 1) A. CO2. B. CH4. C. N2. D. H2. Câu 13: Tỉ khối của khí X đối với không khí nhỏ hơn 1. X là khí nào? (Biết: S = 32; N = 14, C = 12, O = 16, H = 1) A. O2. B. H2S. C. CO2. D. N2. Câu 14: Tỉ khối của khí X đối với khí hiđro bằng 16. Khí X có khối lượng mol bằng: A. 16 gam. B. 32 gam. C. 64 gam. D. 8 gam. Câu 15: Một lá nhôm nặng 54 gam. Số nguyên tử Al trong lá nhôm đó là: (Biết Al = 27) A. 6.1023 nguyên tử. B. 15.1023 nguyên tử. C. 12.1023 nguyên tử. D. 12.1024 nguyên tử. Câu 16: Thể tích (đktc) của 280 gam khí nitơ là: (Biết N = 14) A. 112 lít. B. 336 lít. C. 168 lít. D. 224 lít. Câu 17: Ở điều kiện tiêu chuẩn, hỗn hợp gồm 11,2 lít H2 và 5,6 lít O2 có khối lượng là A. 8 gam. B. 9 gam. C. 10 gam. D. 12 gam. Câu 18: Số mol nguyên tử hiđro có trong 36 gam nước là: (Biết: H= 1; O = 16) A. 1 mol. B. 1,5 mol. C. 2 mol. D. 4 mol. Câu 19: Khối lượng axit sunfuric (H2SO4) trong đó số phân tử bằng số phân tử có trong 11,2 lít khí hiđro H2 ở đktc là: (Biết S = 32; H = 1; O = 16) A. 49g B. 80g C. 98g D. 40g Câu 20: Chất nào giàu nitơ nhất trong các chất sau? (Biết: N = 14, O = 16) A. NO. B. N2O. C. NO2. D. N2O5.
  4. Câu 21: Hợp chất trong đó oxi chiếm 20% về khối lượng là: (Biết: Mg = 24; Zn = 65; Cu = 64; Fe = 56; O = 16) A. MgO. B. ZnO. C. CuO. D. FeO. Câu 22: Trong số các chất sau: CuO, Cu2O, CuS, Cu2S, hai chất có phần trăm khối lượng Cu bằng nhau là: (Biết Cu = 64; S = 32; O = 16) A. Cu2O và Cu2S. B. CuO và CuS. C. CuO và Cu2S. D. CuS và Cu2S t Câu 23: Cho phương trình: CaCO3  CaO + CO2. Số mol CaCO3 cần dùng để điều chế được 11,2 gam CaO là: (Biết Ca = 40, O = 16) A. 0,2 mol. B. 0,3 mol. C. 0,4 mol. D. 0,1 mol. t Câu 24: Cho sơ đồ phản ứng sau: KClO3  KCl + O2. Giả sử phản ứng hoàn toàn, từ 73,5gam KClO3 sẽ thu được bao nhiêu lít khí oxi (đktc)? (Biết K = 39; Cl = 35,5; O = 16) A. 20,16 lit. B. 10,08 lit. C. 13,44 lit. D. 8,96 lit. Câu 25: Đốt cháy 5,4 gam bột Al trong bình đựng 9,6 gam khí O2. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng Al2O3 thu được là: (Biết: Al = 27; O = 16) A. 11,8 gam. B. 15 gam. C. 10,2 gam. D. 20,4 gam. HẾT Đáp án 1.A 2.B 3.D 4.C 5.C 6.A 7.D 8.B 9.C 10.B 11.B 12.A 13.D 14.B 15.C 16.D 17.B 18.D 19.A 20.D 21.C 22.C 23.A 24.A 25.C