Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt (Phần đọc) Lớp 4 - Năm học 2021-2022

docx 6 trang Hoài Anh 4800
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt (Phần đọc) Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_phan_doc_lop_4_nam.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt (Phần đọc) Lớp 4 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD – ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2021 – 2022 Họ và tên: MÔN: TIẾNG VIỆT (Phần đọc) - LỚP 4 Lớp 4 . (Thời gian : 35 phút) Điểm Nhận xét của Giáo viên chủ nhiệm I. Đọc thành tiếng (3 điểm) 1/ Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh 2/ Nội dung kiểm tra đọc: Học sinh đọc 1 đoạn văn (hoặc thơ) khoảng 115 chữ thuộc các chủ điểm đã học (GHKI) và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do GV nêu (GV lựa chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Ghi tên bài, số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng). Trả lời nội dung bài đọc. II. Đọc hiểu (7 điểm): HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ: - Bác Tủ gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng. Cốc Nhỏ nhanh nhảu: - Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy: - Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà. Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua: - Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống. Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng: - Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng, ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng. Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù: - Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ. Theo Lê Ngọc Huyền Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời con cho là đúng trong mỗi câu sau hoặc làm theo yêu cầu:
  2. Câu 1. Trong truyện có những nhân vật nào ? A. Cốc Nhỏ, Bát Sứ B. Chai Nhựa, Đũa Kều C. Tủ Gỗ D. Tất cả các nhân vật trên Câu 2. Cốc Nhỏ, Chai Nhựa, Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì? A. Tác dụng của nước B. Hình dáng của nước C. Mùi vị của nước D. Màu sắc của nước Câu 3. Ý kiến của Cốc nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau? A. Nước có hình chiếc cốc B. Nước có hình cái bát C. Nước có hình như vật chứa nó D. Nước có hình cái chai Câu 4. Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước? A. Nước không có hình dáng cố định B. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó C. Nước tồn tại ở thể rắn và thể lỏng D. Nước tồn tại ở thể lỏng và thể khí Câu 5. Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: “Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc .à?” A. nhỏ xinh B. xinh xinh C. xinh tươi D. xinh xắn Câu 6. Câu: “Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ” thuộc mẫu câu nào? A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? D. Không thuộc kiểu câu nào Câu 7. Dòng nào dưới đây toàn các từ láy ? A. đường đua, tiếp sức, khập khiễng, bền bỉ, cuối cùng, lo lắng. B. khập khiễng, rạng rỡ, âu yếm, đám đông, khó khăn, đau ốm. C. rạng rỡ, lo lắng, đau đớn, bền bỉ, đường đua, đau ốm, âu yếm. D. khập khiễng, rạng rỡ, bền bỉ, lo lắng, khó khăn, đau đớn. Câu 8. Câu văn “Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù.” có mấy từ ghép? A. 3 từ B. 4 từ
  3. C. 5 từ D. 6 từ Câu 9. Tìm danh từ có trong câu văn sau: “Nước không có hình dạng cố định.” A. Nước B. Hình dạng C. A và B đúng D. Nước, hình dạng, cố định Câu 10. Tìm động từ có trong câu văn sau: “Màn đêm đã buông xuống.” A. Màn đêm B. Đã C. Buông xuống D. Tất cả các đáp án trên Câu 11. Tìm tính từ có trong câu văn sau: “Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt.” A. Cuộc tranh cãi B. Ngày càng C. Gay gắt D. Tất cả các đáp án trên Câu 12. Từ nghi vấn trong câu hỏi “Bác Tủ gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?” là: A. Có B. Gì C. Nhỉ D. Cả B và C đều đúng. Câu 13. Dấu hai chấm trong bài có tác dụng gì? A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của một nhân vật. B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận câu đứng trước. C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là phần liệt kê. Câu 14. Sau khi nghe bác Tủ Gỗ giải thích, các bạn đã nói “Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.” Em hãy đặt một câu hỏi để khen ngợi các bạn. A. Các bạn thật ngoan và lễ phép phải không? B. Các bạn ngoan và lễ phép chứ? C. Các bạn ngoan và lễ phép với ai? D. Tất cả các đáp án trên
  4. PHÒNG GD – ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG YÊN Năm học: 2021 – 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT (Phần viết) - LỚP 4 Thời gian làm bài: 40 phút I. Chính tả: (2 điểm) Nghe viết: Sau trận mưa rào Ánh sáng chan hòa làm cho vạn vật đầy tin tưởng. Nhựa ngọt, mùi thơm, khí ấm, cuộc sống tràn trề. Nhờ có cát nên không có một vết bùn, nhờ có mưa nên không có bụi trên lá. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thứ như nhung gấm bạc, vàng, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên ngập tràn hạnh phúc, vắng lặng thần tiên, vắng lặng mà dung hòa với nghìn thứ âm nhạc; có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá. II. Tập làm văn: (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Em hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích. Đề 2: Em hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.
  5. ĐÁP ÁN I. Đọc tiếng (3 điểm) - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 0,5 điểm ( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm. ( Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm: ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm ) - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm ( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm: giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm) - Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 0,5 điểm ( Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm: đọc quá 2 phút: 0 điểm - Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm ( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0, 5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm ) II. Đọc – hiểu (7 điểm): Câu Đáp án Điểm 1 D 0.5đ 2 B 0.5đ 3 C 0.5đ 4 A 0.5đ 5 C 0.5đ 6 B 0.5đ 7 D 0.5đ 8 B 0.5đ 9 C 0.5đ 10 C 0.5đ 11 C 0.5đ 12 D 0.5đ 13 A 0.5đ 14 A 0.5đ
  6. B/ KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm Trong đó: + Tốc độ viết đạt yêu cầu (75 chữ/15 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ. + Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, trừ 0, 2 điểm/ 1 lỗi. Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần. 2. Tập làm văn (8 điểm) Bài văn viết đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài cho: 3 điểm Bài văn viết đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài . Câu văn có hình ảnh, viết không sai lỗi chính tả cho 8 điểm. Cụ thể: - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm: - Học sinh tả được một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi yêu thích. - Viết được bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Phần mở bài: Giới thiệu được đồ dùng học tập hoặc đồ chơi định tả. - Phần thân bài: Tả được bao quát ; Tả được một số bộ phận - Phần kết bài: Nêu được ích lợi, cách bảo quản, - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.