Bài kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2021-2022

docx 6 trang Hoài Anh 26/05/2022 4520
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_khoi_4_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I I TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2021 – 2022 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc) - Lớp 4 Lớp: Thời gian làm bài: 40 phút Điểm Nhận xét của Giáo viên . I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn (khoảng 75 tiếng/ phút) 1 trong 5 bài tập đọc, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu: 1. Bài “Hoa học trò” TV4 –Tập 2 trang 41 2. Bài: “Khuất phục tên cướp biển ” - TV4 –Tập 2 trang 66 3. Bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- TV4 –Tập 2 trang 71 4. Bài: “ Thắng biển” TV4 –Tập 2 trang 77 5. Bài: “Ga- v rốt ngoài chiến lũy” - TV4 –Tập 2 trang 80 II. Đọc hiểu văn bản: (7 điểm) Cho bài văn sau: CHIẾC LÁ Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! Lá nói rằng: “ Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu”. - Bạn đừng giấu ! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa rất biết ơn bạn? - Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ. - Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa? - Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường. - Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện. - Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến. Theo Trần Hoài Dương Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài. Câu 1. Trong câu chuyện trên có những nhân vật nào nói với nhau? A. Chim sâu và bông hoa B. Chim sâu và chiếc lá
  2. C. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá Câu 2. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá? A. Vì là suốt đời chỉ là chiếc lá bình thường. B. Vì lá đem lại sự sống cho cây. C. Vì lá có lúc biến thành mặt trời. D. Vì chim sâu rất yêu chiếc lá. Câu 3. Trong câu “Chim sâu hỏi chiếc lá” sự vật nào được nhân hóa? A. Chỉ có chiếc lá được nhân hóa B. Chỉ có chim sâu được nhân hóa C. Cả chim sâu và chiếc lá được nhân hóa D. Không có sự vật nào Câu 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? A. Hãy biết quý trọng những người bình thường. B. Vật bình thường mới đáng quý. C. Lá đóng vai trò quan trọng đối với cây. D. Hãy biết giữ gìn các loài cây. Câu 5. Theo em trong câu chuyện trên dấu gạch ngang có những tác dụng gì? A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại B. Đánh dấu phần chú thích trong câu C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê D. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại vầ phần chú thích trong câu Câu 6. Câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu văn sau là: “Bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày” A. Bác gió làm gì? B. Bác gió thế nào? C. Bác gió là gì? Câu 7. Câu “Cuộc đời tôi vốn rĩ rất bình thường” thuộc kiểu câu kể nào? A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? Câu 8. Chủ ngữ trong câu “Ngày nhỏ phải chăng tôi là một búp non.” Là: A. Ngày nhỏ B. Tôi C. Một búp non D. Ngày nhỏ phải chăng tôi Câu 9: Trong câu: Lá nói rằng:“ Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu”. Dấu ngoặc kép có tác dụng: A. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật B. Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt. C. Liệt kê Câu 10: Vị ngữ trong câu “Tôi không bịa chút nào đâu.” Là: A. bịa chút nào đâu B. Tôi
  3. C. Tôi không D. không bịa chút nào đâu. Câu 11: Câu “Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?” Có mấy danh từ: A. 10 danh từ B. 11 danh từ C. 12 danh từ D. 13 danh từ Câu 12: Lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống. a) Chúng ta cần phát hiện sớm và bồi dưỡng những cho đất nước (tài năng/ tài hoa) b) Người nghệ sĩ ấy đang dùng bàn tay của mình để tạo hình cho tác phầm (tài trí/ tài hoa) Chúc em làm bài tốt! Chữ kí, tên Giáo viên trông thi Giáo viên chấm
  4. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2021 – 2022 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần viết) - Lớp 4 Lớp: Thời gian làm bài: 50 phút 1. Chính tả (2 điểm) (15 phút) Vùng đất duyên hải Đến Ninh Thuận, chỉ cần dậy thật sớm ra biển Ninh Chữ đón bình minh lên, bạn sẽ được trải nghiệm sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài. Trên hành trình rong ruổi khám phá Ninh Thuận, bạn sẽ được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi. Ngoài những vườn nho xanh mướt, tháp Chàm cổ kính hay với biển xanh cát trắng, Ninh Thuận còn có những cánh đồng cừu rộng lớn 2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút) Thiên nhiên xung quanh em rất nhiều cây xanh. Hãy tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả hoặc cây ra hoa mà em yêu thích.
  5. TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2021 – 2022 A. Phần kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Tổng điểm đọc: 3 điểm, trong đó: 1. Đọc (2 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ trong đoạn văn: 0,5 điểm + Đọc sai 3 tiếng đến 5 tiếng: 0,25 điểm + Đọc sai 6 tiếng trở lên: 0 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 3 đến 4 chỗ: 0,25 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm + Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm + Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 75 tiếng/phút): 0,5 điểm + Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,25 điểm + Đọc trên 2 phút: 0 điểm 2. Trả lời câu hỏi (1 điểm) Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (tùy theo mức độ có thể ghi 0,75 – 0,5 – 0,25 điểm. II. Đọc hiểu văn bản (7 điểm) Câu 1: (1 điểm): C Câu 2: (1 điểm): B Câu 3: (1 điểm): C Câu 4: (1 điểm): A Câu 5: (1 điểm): D Câu 6: (1 điểm) A Câu 7: (1 điểm): B Câu 8: (1 điểm) B Câu 9: (1 điểm) A Câu 10: (1 điểm): D Câu 11: (2 điểm): C Câu 12: (2 điểm):tài năng/tài hoa. B. Phần kiểm tra viết 1. Chính tả (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm Trong đó:
  6. + Tốc độ viết đạt yêu cầu (75 chữ/15 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ. + Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, trừ 0, 2 điểm/ 1 lỗi. Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần. 2. Tập làm văn (8 điểm) 1. YÊU CẦU a. Thể loại: Tả cây cối b. Nội dung: - Trình bày đầy đủ ý miêu tả cây ra hoa hoặc cây bóng mát hoăc cây ăn quả theo yêu cầu của đề bài. c. Hình thức: - Trình bày được bài văn gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. - Dùng từ chính xác, hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả. 2. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 7,5 - 8: Bài làm thể hiện rõ kĩ năng quan sát, có sự sáng tạo, gây được cảm xúc cho người đọc, lỗi chung không đáng kể. - Điểm 6 - 7: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 6 lỗi chung. - Điểm 4 - 5: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, nội dung chưa đầy đủ hoặc dàn trải, đơn điệu, không quá 8 lỗi chung. - Điểm 2 - 3: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, diễn đạt lủng củng, quá nhiều lỗi chung, bố cục không rõ ràng. - Điểm 0,5 - 1: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang. Lưu ý: Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm bài văn tả cây cối. Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo.