Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt (Phần đọc) Khối 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học An Hòa
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt (Phần đọc) Khối 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học An Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_phan_doc_khoi_4_n.docx
Nội dung text: Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt (Phần đọc) Khối 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học An Hòa
- PHÒNG GD – ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2021 – 2022 Họ và tên: MÔN: TIẾNG VIỆT (Phần đọc) - LỚP 4 Lớp 4 . (Thời gian : 40 phút) Điểm Nhận xét của Giáo viên chủ nhiệm I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn (khoảng 75 tiếng/ phút) 1 trong 5 bài tập đọc, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu: 1. Bài “Hoa học trò” TV4 –Tập 2 trang 41 2. Bài: “Khuất phục tên cướp biển ” - TV4 –Tập 2 trang 66 3. Bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- TV4 –Tập 2 trang 71 4. Bài: “ Thắng biển” TV4 –Tập 2 trang 77 5. Bài: “Ga- v rốt ngoài chiến lũy” - TV4 –Tập 2 trang 80 II. Đọc hiểu (7 điểm): BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới, lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự vẫn rất lo cho những kì thi sắp tới. Tiết Toán đầu tiên, vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề bài khác nhau rồi nói: - Đề thứ nhất gồm những câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá nâng cao, nếu làm hết các em sẽ được điểm mười. Đề thứ hai có điểm cao nhất là tám với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm sáu với những bài toán rất dễ. Các em được quyền chọn một trong ba loại đề này. Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là mười lăm phút nên tôi quyết định chon dạng đề thứ hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa phần chon dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn dạng đề thứ ba. Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của đề đó, bất kể đúng sai. Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy: - Thưa thầy, tại sao lại thế ạ? Thầy khẽ mỉn cười rồi nghiêm nghị trả lời: - Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước được điểm mười nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ
- ấy thành hiện thực. Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công. Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học: Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ! Linh Nga Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời con cho là đúng trong mỗi câu sau hoặc làm theo yêu cầu: 1. Thầy đã cho cả lớp làm gì trong tiết học đầu tiên? a. Thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra. b. Thầy cho cả lớp học bài toán mới. c. Thầy trò chuyện cùng các bạn học sinh. 2. Việc làm của thầy nhằm mục đích gì? a. Kiểm tra chất lượng học toán của học sinh. b. Kiểm tra nếp làm bài của học sinh. c. Thử thách sự tự tin của học sinh. 3. Tại sao phần lớn học sinh trong lớp lại chọn dạng đề thứ hai? a. Vì dạng đề thứ hai được nhiều điểm. b. Vì dạng đề thứ hai ở mức độ tương đối, chọn làm cho chắc ăn. c. Vì học sinh trong lớp thiếu tự tin. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Khi kiểm tra nên chon dạng đề được điểm cao. b. Nên chọn đề vừa sức với mình. c. Cần tự tin đối đầu với thử thách để biết được khả năng của mình và có cơ hội vươn tới thành công. 5. Câu “Cả lớp đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề bài khác nhau.” thuộc kiểu câu kể gì? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? 6. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy? a. dễ dàng, đỉnh điểm, rụt rè, nghiêm nghị, khó khăn
- b. dễ dàng, rụt rè, nghiêm nghị, khó khăn, tự tin c. đối đầu, rụt rè, nghiêm nghị, khó khăn, tự tin 7. Các dấu gạch ngang trong bài được dùng để làm gì? a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. b. Đánh dấu phần chú thích. c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. 8. Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? do từ loại nào tạo thành? a. Danh từ (cụm danh từ) b. Động từ (cụm động từ) c. Tính từ (cụm tính từ) 9. Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? do từ loại nào tạo thành? a. Danh từ (cụm danh từ) b. Động từ (cụm động từ) c. Tính từ (cụm tính từ) 10. Xác định chủ ngữ trong câu văn sau: “Các em được quyền chọn một trong ba loại đề này.” 11. Xác định vị ngữ trong câu sau: “Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra.” 12. Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm: - Kim Đồng là chú bé liên lạc (dũng cảm,dũng khí) - Trường em rất quan tâm đến việc phát hiện và bồi dưỡng (tài nghệ, tài năng) trẻ. a. dũng cảm, tài nghệ b. dũng cảm, tài năng c. dũng khí, tài nghệ d. dũng khí, tài năng 13. Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong câu sau: “Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học: Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ!” a. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật. b. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó. c. Báo hiệu phần liệt kê 14. Điền vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu văn sau: Ai viết cẩu thả chắc chắn a. đẹp người, đẹp nết
- b. mặt tươi như hoa c. chữ như gà bới
- PHÒNG GD – ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học: 2021 – 2022 Họ và tên: MÔN: TIẾNG VIỆT (Phần viết) - LỚP 4 Lớp 4 . Thời gian làm bài: 40 phút I. Chính tả: (2 điểm) Một buổi bình minh trên quê hương Trời còn sớm, nhưng mình đã thức dậy, bước ra sân. Khi trời se se lạnh, gió thoảng khẽ lay động cành cây để lộ những giọt sương mai trong vắt trên lá. Cả làng xóm dường như bồng bềnh trong biển sương sớm. Ở phía đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng, còn nấp sau hàng bạch đàn, tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rẽ quạt nhiều màu rực rỡ. Trên không, từng đám mây trắng, xanh với các hình thù kì lạ đang nhè nhẹ trôi. II. Tập làm văn: (8 điểm) Tả một loài cây mà em yêu thích.
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM TIẾNG VIỆT GIỮA HKII - LỚP 4 Năm học: 2021 - 2022 A KIỂM TRA ĐỌC I/ Đọc thành tiếng (3 điểm) - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 0,5 điểm ( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm. ( Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm: ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm ) - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm ( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm: giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm) - Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 0,5 điểm ( Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm: đọc quá 2 phút: 0 điểm - Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm ( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0, 5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm ) II/Đọc hiểu (7 điểm): ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 Ý A C B C C B A đúng (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) Câu 8 9 10 11 12 13 14 Ý A B,C Các em trả bài kiểm tra B B C đúng (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ)
- B/ KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm Trong đó: + Tốc độ viết đạt yêu cầu (75 chữ/15 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ. + Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, trừ 0, 2 điểm/ 1 lỗi. Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần. 2. Tập làm văn (8 điểm) Bài văn viết đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài cho: 3 điểm Bài văn viết đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài . Câu văn có hình ảnh, viết không sai lỗi chính tả cho 8 điểm. Cụ thể: - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm: - Học sinh tả được một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi yêu thích. - Viết được bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Phần mở bài: Giới thiệu được loài cây định tả. - Phần thân bài: Tả được bao quát ; Tả được một số bộ phận - Phần kết bài: Nêu được ích lợi, tình cảm, - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.