Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt (phần Đọc) Lớp 4 - Năm học 2021-2022

docx 6 trang Hoài Anh 26/05/2022 4800
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt (phần Đọc) Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_phan_doc_lop_4_na.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt (phần Đọc) Lớp 4 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2021 – 2022 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc) - Lớp 4 Lớp: Thời gian làm bài: 40 phút Điểm Nhận xét của Giáo viên . A. KIỂM TRA ĐỌC. I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn (khoảng 75 tiếng/ phút) 1 trong 5 bài tập đọc, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu: 1. Bài “Hoa học trò” TV4 –Tập 2 trang 41 2. Bài: “Khuất phục tên cướp biển ” - TV4 –Tập 2 trang 66 3. Bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- TV4 –Tập 2 trang 71 4. Bài: “ Thắng biển” TV4 –Tập 2 trang 77 5. Bài: “Ga- v rốt ngoài chiến lũy” - TV4 –Tập 2 trang 80 II. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi : (7 điểm) THI NHẠC Giáo sư Vàng Anh ngồi trên bục giảng. Cái áo đuôi tôm của ông quết xuống đất. - Các con đến đủ chưa? - Ông hỏi giọng trang nghiêm khác hẳn. Hôm nay, một ngày đáng ghi nhớ, sau bao năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ, giờ đây ông sẽ thấy kết quả của mình. Giáo sư nghe tim đập hồi hộp. Nhưng hồi hộp hơn là những người ngồi trước mặt ông kia. - Ve Sầu, anh lên đi! -Giọng ông vang lên. Một chàng trai mặc măng tô trong suốt đầy vẻ tự tin đứng dậy, đôi mắt lấp lánh nhìn khắp lượt. - Hãy trình bày tác phẩm tốt nghiệp của anh. - Vâng, thưa giáo sư. Đây là bản giao hưởng mùa hạ. -Ve Sầu nói. Mọi người nín thở. Và lập tức ngay sau đấy gian phòng tràn ngập mênh mang một âm thanh sáng chói. Tiếng vi-ô-lông réo rắt, tiếng cở-la-ri-nét trong sáng, xen-lô ấm áp, kèn co chói lên từng khúc gây hiệu quả đột ngột khá tốt. Trước mắt giáo sư là màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông. Bên hàng giậu, hoa mướp vàng và những cánh ong rù rì. Thoáng mùi hoa thiên lí trong những cơn gió và cảm giác mát rượi của miếng dưa hấu như miếng trăng vàng. - Ôi tuyệt quá! - Ai đó không kìm được, thốt lên đầy thán phục. Một trăm phút trôi qua, Ve Sầu đã trình diễn xong, giáo sư vẫn ngây ra, ông sực nhớ và nói: - Thôi được rồi, anh về chỗ ! Ông cúi ghi điểm, mắt hay háy sau kính trắng, cố tỏ vẻ bình thản nhưng giọng thì đã khàn đặc đi vì xúc động. Theo Nguyễn Phan Hách /5 điểm
  2. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Đối với giáo sư Vàng Anh, vì sao hôm nay là một ngày đáng nhớ? A. Vì có nhiều người dự thi nhạc. B. Vì hôm nay ông là người chấm thi. C. Vì hôm nay ông sẽ nhìn thấy kết quả của mình sau bao năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ học trò. D. Vì ông trang nghiêm khác mọi ngày. Câu 2: Bản “Giao hưởng mùa hạ” chính là: A. Chủ đề của cuộc thi nhạc. B. Tác phẩm tốt nghiệp của Ve Sầu. C. Tên bài nhạc mọi thí sinh đều phải trình bày. D. Cả ý a và ý c. Câu 3: Màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông, hoa mướp vàng và những cánh ong rù rì, cơn gió thoảng mùi hoa thiên lí. A. Đó là những hình ảnh được gợi lên từ bản giao hưởng mùa hạ của Ve Sầu. B. Đó là những âm thanh được gợi lên từ bản giao hưởng mùa hạ. C. Đó là thứ ánh sáng được gợi lên từ bản giao hưởng mùa hạ. D. Đó là cảm xúc của Ve Sầu. Câu 4: Vì sao khi nghe Ve Sầu trình diễn xong, giáo sư vẫn ngồi ngây ra rồi giọng khàn đi vì xúc động? A. Vì ông quá mệt sau thời gian chấm thi. B. Vì ông vẫn còn chìm đắm trong giai điệu tuyệt vời của bản nhạc. C. Vì ông quá vui sướng và bất ngờ trước kết quả học tập của học trò mình. D. Cả ý B và ý C. Câu 5: Trong đoạn văn sau: “Một trăm phút trôi qua, Ve Sầu đã trình diễn xong, giáo sư vẫn ngây ra, ông sực nhớ và nói: - Thôi được rồi, anh về chỗ!”. Dấu hai chấm dùng để đánh dấu: A. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật. B. Các ý trong một đoạn liệt kê. C. Phần chú thích. D. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 6: Bài đọc : “Thi nhạc” đã sử dụng kiểu câu nào? A. Câu kể, câu hỏi. B. Câu kể, câu hỏi, câu khiến. C. Câu cảm, câu khiến. D. Cả ý A và C. Câu 7: Trong câu: “Cái áo đuôi tôm của ông quết xuống đất” có chủ ngữ là: A. Cái áo B. Cái áo đuôi tôm C. Cái áo đuôi tôm của ông D. Ông Câu 8: Trong câu: “- Vâng, thưa giáo sư. Đây là bản giao hưởng mùa hạ. -Ve sầu nói.” Hai dấu gạch ngang có tác dụng gì? A.Đánh dấu bắt đầu lời nói trực tiếp của nhân vật trong đối thoại.
  3. B. Đánh dấu phần chú thích. C. Các ý trong một đoạn liệt kê. D. Đánh dấu bắt đầu lời nói trực tiếp của nhân vật trong đối thoại. Đánh dấu phần chú thích. Câu 9: Thêm trạng ngữ cho câu sau: , Cái áo đuôi tôm của ông quết xuống đất. A. Trời nắng B. Trong nhà C. Trên bục giảng D. Mùa hè Câu 10: Dấu hai chấm trong câu: “ -Vâng, thưa giáo sư. Đây là bản giao hưởng mùa hạ.” dùng để đánh dấu: A. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật. B. Các ý trong một đoạn liệt kê. C. Phần chú thích. D. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 11: Trong câu “Bên hàng giậu, hoa mướp vàng và những cánh ong rù rì”, ong được nhân hóa bằng cách nào? A. Ong có hoạt động như người. B. Gọi ong với một từ dùng để gọi người. C. Ong có đặc điểm như người. D. Xưng hô với ong thân thiện như người. Câu 12: Từ cùng nghĩa với từ "bao la" là: A. Cao vút B. Thăm thẳm C. Bát ngát D. Mát mẻ Câu 13: Câu "Những cánh diều mềm mại như cánh bướm." thuộc mẫu câu nào đã học? A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? Câu 14: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu: “Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh.” A. Chủ ngữ: Chiều hè ; Vị ngữ: ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. B. Chủ ngữ: Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ ; Vị ngữ: và cũng thật là yên tĩnh. C. Chủ ngữ: Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật ; Vị ngữ: là yên tĩnh. D. Chủ ngữ: Chiều hè ở ngoại ô ; Vị ngữ: thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. -HẾT-
  4. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2021 – 2022 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần viết) - Lớp 4 Lớp: Thời gian làm bài: 40 phút Điểm Nhận xét của Giáo viên B. KIỂM TRA VIẾT. I. Chính tả ( Nghe- viết) Hoa tóc tiên Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là bốn viền xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm.Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế. Theo Băng Sơn II.Tập làm văn. Đề bài : Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại cây, nào là cây ăn quả, cây hoa, hay cây bóng mát. Em hãy tả lại một cây mà em yêu thích. - HẾT -
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT 4 - NĂM HỌC 2021 - 2022 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II Lớp 4 A.KIỂM TRA ĐỌC. I.Đọc thành tiếng: (3 điểm) 1 Bài “Hoa học trò” TV4 –Tập 2 trang 41 2 Bài: “Khuất phục tên cướp biển ” - TV4 –Tập 2 trang 66 3 Bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- TV4 –Tập 2 trang 71 4 Bài: “ Thắng biển” TV4 –Tập 2 trang 77 5 Bài: “Ga- vrốt ngoài chiến lũy” - TV4 –Tập 2 trang 80 II.Đọc hiểu: (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1`4 Đáp án C B A D A D C D C A B C B D Điểm 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 B.KIỂM TRA VIẾT. I.Chính tả: (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2 điểm. - 5 lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,25 điểm, lỗi thứ sáu trừ 0,5 điểm II.Tập làm văn: (8 điểm) -Điểm 7,5 - 8: Bài làm thể hiện rõ kĩ năng quan sát, có sự sáng tạo, gây được cảm xúc cho người đọc, lỗi chung không đáng kể. -Điểm 6 - 7: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 6 lỗi chung. -Điểm 4 - 5: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, nội dung chưa đầy đủ hoặc dàn trải, đơn điệu, không quá 8 lỗi chung.
  6. -Điểm 2 - 3: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, diễn đạt lủng củng, quá nhiều lỗi chung, bố cục không rõ ràng. -Điểm 0,5 - 1: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang. *Lưu ý: -Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm bài văn tả cây cối./.