Bài ôn tập Cuối năm môn Khoa học Lớp 4

pdf 2 trang hangtran11 12/03/2022 6721
Bạn đang xem tài liệu "Bài ôn tập Cuối năm môn Khoa học Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_on_tap_cuoi_nam_mon_khoa_hoc_lop_4.pdf

Nội dung text: Bài ôn tập Cuối năm môn Khoa học Lớp 4

  1. Họ và tên: Lớp: 4 BÀI TẬP ÔN TẬP CUỐI NĂM MÔN: KHOA HỌC – PHẦN CÂU HỎI VẬN DỤNG I. Phần trắc nghiệm: Câu 1. Không khí có ở đâu ? A. Có ở xung quanh mọi vật B. Có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật C. Có ở dưới nước D. Có ở trong chất rắn Câu 2. Những việc nên làm để giảm tác hại của bão là: A. Cắt điện ở những nơi cần thiết B. Chặt bớt các cành cây ở những cây to gần nhà, ven đường C. Đến nơi trú ẩn an toàn nếu cần thiết D. Ra khơi đánh bắt cá khi nghe tin bão sắp đến Câu 3. Vật nào có thể ngăn ánh sáng truyền qua ? A. Tấm kính B. Quyển vở, miếng gỗ C. Túi ni-lông trắng D. Nước Câu 4. Đúng (Đ) hay Sai (S) ? Khi thả viên đá lạnh vào cốc nước ấm, a. Cốc nước sẽ tỏa nhiệt còn viên đá thu nhiệt. b. Sau một thời gian viên đá sẽ lạnh hơn. Câu 5. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ chấm: a. Trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí . . và thải ra khí . b. Trong quá trình hô hấp, thực vật hấp thụ khí và thải ra khí . Câu 6. Đúng (Đ) hay Sai (S) ? a. Sử dụng các vật ngăn cách có thể làm giảm tiếng ồn đến tai. b. Xây dựng các nhà máy mới ở gần các khu nhà ở có thể hạn chế ảnh hương của tiếng ồn. c. Cần tuân thủ những quy định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng. Câu 7. Vẽ mũi tên vào sơ đồ sau để thể hiện sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. a. Cây rau Sâu Chim sâu b. Lá cây Sâu Cá c. Cỏ Cá Người Câu 8. Đúng (Đ) hay Sai (S) ? a. Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ mạnh lên. b. Càng đứng xa nguồn âm thì nghe thấy âm thanh càng nhỏ. c. Âm thanh chỉ có thể truyền qua chất khí và chất lỏng, không thể truyền qua chất rắn. d. Ở dưới đáy đại dương, người ta vẫn thấy âm thanh vì âm thanh truyền qua chất lỏng. e. Âm thanh yếu đi khi lan truyền xa nguồn âm. g. Càng đứng xa nguồn phát ra âm ta nghe càng rõ hơn. h. Mặt trời vừa là nguồn sáng, vừa là nguồn nhiệt. Câu 9. Những việc làm nào dưới đây bảo vệ bầu không khí trong lành ? A. Trồng và bảo vệ cây xanh. B. Sử dụng bếp than tổ ong khi đun nấu. C. Đổ rác thải trực tiếp xuống sông, hồ, kênh, rạch. D. Thực hiện đốt rác tại khu dân cư. E. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Câu 10. Thành phần quan trọng nhất trong không khí đối với hoạt động hô hấp của con người? A. Khí ô-xi B. Khí các-bô-níc C. Hơi nước D. Khí ni-tơ Câu 11. Hãy điền thông tin thích hợp vào chỗ chấm trong các sơ đồ chuỗi thức ăn dưới đây.
  2. a. > Sâu > Gà b. > Cá > Người Câu 12. Điền các từ: gà, lúa, diều hâu vào ô trống để chỉ ra mối quan hệ thức ăn trong sơ đồ: Câu 13. Xác định vật thu nhiệt và vật tỏa nhiệt trong các trường hợp sau: Trường hợp Vật thu nhiệt Vật tỏa nhiệt Rót nước sôi vào cốc, khi cầm ta thấy nóng. Cho đá vào cốc, cốc lạnh đi. Dùng bàn là làm phẳng quần áo. Chườm đá lên trán, trán lạnh đi. Câu 14. Các chất khoáng cần thiết cho thực vật là: A. Sắt, nước, không khí. B. Nước, ka-li, phốt-pho C. Ni-tơ, ka-li, phốt- pho. D. Không khí, nước và các chất dinh dưỡng. Câu 15. Vì sao chúng ta có thể nhìn thấy mọi vật xung quanh ? A. Vì trời đang sáng. B. Vì có ánh sáng truyền từ vật vào mắt ta. C. Vì ta tinh mắt. D. Vì mọi vật đều sáng. Câu 16. Đâu là vật tự phát sáng, đồng thời là nguồn nhiệt ? A. Mặt Trời B. Nồi nước đang sôi C. Lò than D. Bếp lửa E. Đèn điện đang sáng G. Con đom đóm Câu 17. Chuỗi thức ăn nào sau đây là đúng ? A. Ngô, châu chấu, ếch B. Ngô, ếch, lúa mì C. Châu chấu, ếch, nước D. Ếch, châu chấu, ngô Câu 18. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ đâu? A. Thực vật B. Động vật C. Con người D. Ánh sáng Câu 19. Loài vật cần ánh sáng để làm gì ? A. Di chuyển B. Trao đổi khí C. Tìm thức ăn, nước uống D. Phát hiện nguy hiểm Câu 20. Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước ? A. Mới cấy B. Đẻ nhánh C. Làm đòng D. Chín II. Phần tự luận: Câu 1. Trong thực tế cuộc sống, người ta thường trồng cây nhà kính để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Giải thích tại sao người ta lại sử dụng chất liệu kính nà không phải chất liệu khác khi xây tường xung quanh đất ? Câu 2. Giải thích vì sao khi nuôi cá trong bể người ta phải sử dụng máy sục khí bể cá ? Câu 3. Chạm tay vào một vật lấy từ tủ lạnh ra, ta thấy tay mát lạnh. Giải thích hiện tượng này ? Câu 4. Cho các sinh vật sau: cây non, gà, vi khuẩn, diều hâu, sâu. Em hãy vẽ sơ đồ bằng chữ và mũi tên thể hiện mối quan hệ thức ăn giữa chúng. Câu 5. Đốt ngọn nến, lấy cốc thủy tinh chụp kín lên cây nến đang cháy. Một lúc sau nến tắt. Giải thích nguyên nhân tại sao ? Câu 6. Vì sao khi đi các phương tiện công cộng lại góp phần bảo vệ bầu không khí trong lành? Câu 7. Giải thích vì sao ? a. Quai hoặc tay cầm của ấm đun nước, xoong nồi đun nấu thường được bọc nhựa ? b. Thân chảo thường được làm bằng kim loại ? Câu 8. Nước và các chất lỏng khác sẽ như thế nào khi nhiệt độ thay đổi? Kể tên một số vật dẫn nhiệt tốt và một số vật dẫn nhiệt kém. Câu 9. Có nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa không ? Vì sao ?