Bài tập Hóa học Lớp 11: Tính số mol - Liên kết pi

doc 2 trang thaodu 4480
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học Lớp 11: Tính số mol - Liên kết pi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_hoa_hoc_lop_11_tinh_so_mol_lien_ket_pi.doc

Nội dung text: Bài tập Hóa học Lớp 11: Tính số mol - Liên kết pi

  1. BÀI TOÁN VỀ SỐ MOL LK PI Cho hỗn hợp X gồm a mol hiđrocacbon không no mạch hở A và b mol H2. Thực hiện phản ứng hidro hóa một thời gian được hỗn hợp Y(đã biết MY). Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng brom tham gia phản ứng. Bước 1: Gọi x, x’ lần lượt là số mol và số liên kết ban đầu trong X x = a.x’. Bước 2: Theo định luật bảo toàn khối lượng, tính mY = mX = a.MA + 2b nY = mY / MY Bước 3: + Tính độ giảm số mol: y = nX – nY = nH2.pư + Số mol liên kết bị đứt khi phản ứng với H 2 = số mol H2 phản ứng = y. + Và số mol brom tác dụng với Y bằng số mol còn lại = x – y. Hay: n = n + n pi trong hidrocacbon đầu H 2 p.ư Br 2 Thí dụ: Hỗn hợp khí X gồm 0,6 mol H2 và 0,15 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là: A. 16. B. 0. C. 24. D. 8. Ta có: nX = 0,6 + 0,15 = 0,75 mol Gọi y là số mol H2 phản ứng. nY = 0,75 – y = 0,45 y = 0,3 mol Số mol liên kết phản ứng với H2 = 0,3 mol Phân tử Vinylaxetilen có 3 liên kết Số mol liên kết phản ứng với brom là 0,15 . 3 – 0,3 = 0,15 = n Br 2 m = 0,15 . 160 = 24 gam Đáp án C Br 2 Ví dụ 1 : Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với không khí là 1. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là: A. 16. B. 32. C. 24. D. 8. Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm 0,4 mol H2 và 0,2 mol axetilen. Nung nóng hỗn hợp X(xúc tác Ni) sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hidro bằng 7,5. Dẫn Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là: A. 0 gam. B. 16 gam. C. 24 gam. D. 32 gam. Ví dụ 3: Hỗn hợp X gồm 0,5 mol H2 ; 0,1 mol etilen và 0,2 mol axetilen. Nung nóng hỗn hợp X(xúc tác Ni) sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hidro bằng 12,85. Dẫn Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là: A. 8,03 gam. B. 16,06 gam. C. 24,09 gam. D. 32,12 gam. Ví dụ 4: Hỗn hợp khí X gồm 0,45 mol H2 và 0,15 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng d. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 16 gam. Giá trị của d là: A. 29. B. 14,5 C. 17,4. D. 8,7. Ví dụ 5: Hỗn hợp khí A gồm 0,5 mol H2 và 0,3 mol ankin X. Nung A một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 16,25. Dẫn hỗn hợp B qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 32 gam. X là ? A. axetilen . B. propilen. C. propin. D. but – 1 – in. Bài tập vận dụng: Bài 1. Hỗn hợp khí X gồm 0,5 mol H2 và 0,3 mol buta – 1,3 - đien. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 21,5. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng brom tham gia phản ứng là A. 8 gam. B. 16 gam. C. 32 gam. D. 24 gam. Đáp số: C Bài 2. Hỗn hợp khí X gồm 0,5 mol H2 và 0,15 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng d. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 16 gam. Giá trị của d là A. 29,33. B. 14,67. C. 13,54. C. 6,77. Đáp số: B 1
  2. Bài 3. Hỗn hợp khí A gồm 0,4 mol H2 và 0,1 mol điaxetilen. Nung A một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 14,5. Dẫn hỗn hợp B qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng brom tham gia phản ứng là A. 8 gam. B. 32 gam. C. 16 gam. D. 24 gam. Đáp số: C Bài 4. Hỗn hợp khí X gồm H2, axetilen, etilen và propilen có tỉ lệ thể tích theo thứ tự là 6 : 2 : 1 : 1. Nung 22,4 lít X (đktc) một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 13,4. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng brom tham gia phản ứng là? A. 8 gam. B. 24 gam. C. 32 gam. D. 16 gam. Đáp số: D Bài 5. Hỗn hợp khí X gồm 0,6 mol H2 và a mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 28,4. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 24 gam. Giá trị của a là A. 0,25. B. 0,15. C. 0,45 D. 0,75. Đáp số: A Bài 6. Hỗn hợp khí A gồm x mol H2 và 0,3 mol vinylaxetilen. Nung A một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 17. Dẫn hỗn hợp B qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 64 gam. Giá trị của x là A. 0,4. B. 0,9. C. 0,7. D. 0,3. Đáp số: C Bài 7. Hỗn hợp khí A gồm 0,4 mol H2 và 0,2 mol ankin X. Nung A một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 12. Dẫn hỗn hợp B qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 8 gam. Công thức phân tử của X là A. C3H4 . B. C2H4. C. C4H6. D. C2H2. Đáp số: D Bài 8. Hỗn hợp khí A gồm 0,5 mol H2 và 0,25 mol hai ankin X, Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng(MX x=0,25 ; y=0,1; z=0,1=>m=0,25×240+0,1×159+0,1×161=92 Câu 10. Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol C2H2; 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là : A. 0,1.B. 0,2.C. 0,4D. 0,3. Câu 11: Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 24 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch? A. 0,10 mol. B. 0,20 mol. C. 0,25 mol. D. 0,15 mol Câu 12: Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là A. 0,070 mol B. 0,015 mol C. 0,075 mol D. 0,050 mol 2