Bài tập ở nhà chống dịch Covid 19 Toán lớp 5 – Đợt 2

docx 13 trang hangtran11 12/03/2022 3360
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ở nhà chống dịch Covid 19 Toán lớp 5 – Đợt 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_o_nha_chong_dich_covid_19_toan_lop_5_dot_2.docx

Nội dung text: Bài tập ở nhà chống dịch Covid 19 Toán lớp 5 – Đợt 2

  1. Bài tập ở nhà chống dịch Covid 19 Toán lớp 5 – Đợt 2 Đề 1 Bài 1. Viết các phân số hoặc hỗn số sau dưới dạng số thập phân: a. 3 4 b. 7 15 c. 2 1 4 Bài 2. Chữ số 5 trong mỗi số thập phân sau có giá trị bằng bao nhiêu a/ 2,35 c/ 1,567 c/ 0,205 Bài 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a/ 2m 7cm = cm ; 2,5 km = .m b/ 3 tấn 58 kg = kg ; 3/4 kg = g c/ 3m2 2 dm2 = cm2 ; 1,5 ha = m2 Bài 4. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: a/ 2km 75m = km; 12m 45cm = m b/ 13 tạ 24kg = tạ; 2485 g = .kg c/ 4m2 56dm2 = m2 ; 356 hm2 = km2 Bài 5. Đặt tính rồi tính: a/ 32 – 12,75 b/ 35,6 x 2,7 c/ 28,8 : 0,45 Bài 6. Tính bằng cách thuận tiện nhất: a/ 17,5 x 4 x 3 x 25 b/ 25,6 x 7,5 + 25,6 x 2,5 c/ 4,52 x 12,5 – 2,5 x 4,25 d/ 7,7 x 9 + 7,7 Đề 2 Khoanh tròn vào chữ A, B, C, D trước câu trả lời đúng.
  2. Câu 1. Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 5,12; 5,21; 5,102; 5,201: A. 5,201; 5,21; 5,120; 5,102 B. 5,201; 5,21; 5,102; 5,12 C. 5,12; 5,102; 5,21; 5,201 D. 5,21; 5,201; 5,12; 5,102 Câu 2. Chữ số 9 trong số 0,129 có giá trị là: A. 9 10 B. 9 100 C. 9 1000 D. 9 Câu 3. Mua 2 cây kẹo hết 15 000 đồng. Hỏi mua 6 cây kẹo như thế hết bao nhiêu tiền? A. 45 000 đồng B. 5 000 đồng C. 30 000 đồng D. 15 000 đồng Câu 4. Chuyển hỗn 5 3 số ta được phân số: 8 Câu 5. Tỉ số phần trăm của hai số 5,2 và 16 là: A. 0,325% B. 3,25% C. 32,5% D. 325% Câu 6. Kết quả của phép tính 508,68 x 0,01 là: A. 5,0868 B. 50,868 C. 508,68 D. 5086,8 Câu 7. Diện tích của hình tam giác có độ dài đáy 6cm và chiều cao 4,5cm là: A. 13,5cm B. 27cm C. 13,5cm2 D. 27cm2 Câu 8. Số gồm 6 chục, 8 phần trăm được viết thành: A. 6,08 B. 60,08 C. 6,8
  3. D. 60,8 Câu 9. Số thích hợp để điền vào chỗ trống 5,88 m2 = dm2 là: A. 5088 B. 58,8 C. 588 D. 50,88 Câu 10. Chu vi của hình tròn có đường kính 8cm là: A. 50,24cm B. 251,2cm C. 25,12cm D. 3,14cm Đề 3 Bài 1. Viết vào ô trống: Độ dài đáy 2/3 cm 32dm 4,5m Chiều cao 6/7 cm 24dm 2,5m Diện tích hình tam giác Bài 2 Bài 4. Khoanh tròn vào chữ số trước ý đúng. 1. Muốn tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 3. 2. Muốn tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2. Bài 3. Viết vào ô trống: Đáy lớn 24cm 34dm 40,5m Đáy nhỏ 18cm 28dm 35,7m Chiều cao 15cm 25dm 20,5m Diện tích hình thang Bài 4. Khoanh tròn vào chữ số trước ý đúng. 1. Các bán kính của một hình tròn đều bằng nhau. 2. Các đường kính của một hình tròn đều bằng nhau. 3. Trong một hình tròn, mỗi đường kính dài gấp hai lần bán kính. 4. Muốn tìm chu vi hình tròn, ta lấy bán kính nhân với số 3,14. 5. Muốn tìm chu vi hình tròn, ta lấy đường kính nhân với số 3,14. 6. Muốn tìm diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân bán kính rồi nhân với 3,14.
  4. 7. Muốn tìm diện tích hình tròn ta lấy đường kính nhân đường kính rồi nhân với 3,14. Bài 5. Viết vào ô trống: Bán kính 1/4 cm 12,5m hình tròn Đường kính 8dm hình tròn Chu vi hình 12,56cm tròn Diện tích hình tròn Bài 6. Đường kính một bánh xe đạp bằng 68cm. Tính quãng đường bánh xe đó lăn 100 vòng theo đơn vị mét. Bài 7. Một khu đất hình thang có đáy nhỏ bằng 12,4m. Biết đáy nhỏ bằng một nửa đáy lớn và kém chiều cao 12,5dm. Diện tích khu đất đó là: A. 463,14m2 B. 463,14dm2 C. 253,89m2 D. 207,39m2 Bài 8. Một thửa ruộng hình thang có đáy nhỏ 45,5m; đáy lớn gấp hai lần đáy nhỏ và chiều cao là 50,4m. Người ta trồng hoa trên thửa ruộng đó. Trung bình mỗi mét vuông thu hoạch bán được 120 000 đồng tiền hoa. Tính số tiền bán hoa thu hoạch được trên thửa ruộng đó. Bài tập ở nhà phòng chống dịch bệnh môn Tiếng việt lớp 5 Bài 1. Xác định các quan hệ từ nối các vế câu ghép và mối quan hệ mà chúng biểu thị trong các ví dụ sau: Mối quan hệ Câu Quan hệ từ được biểu thị 1. Vì trời mưa nên hôm nay chúng em không đi lao động được.
  5. 2. Nếu ngày mai trời không mưa thì chúng em sẽ đi cắm trại. 3. Chẳng những gió to mà mưa cũng rất dữ. 4. Bạn Hoa không chỉ học giỏi mà bạn còn rất chăm làm. 5. Tuy Hân giàu có nhưng hắn rất tằn tiện. Bài 2. Xác định chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) và trạng ngữ (TN) nếu có trong các câu trên. Bài 3. Mỗi câu sau đây là câu đơn hay câu ghép? Phân tích cấu tạo các câu đó? a. Gió càng to, con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển. b. Học sinh nào chăm chỉ thì học sinh đó có kết quả cao trong học tập. c. Mặc dù nhà nó xa nhưng nó không bao giờ đi học muộn. d. Mây tan và mưa lại tạnh . đ. Bé thích làm kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo như mẹ. . Bài 4. Xác định chủ ngữ - vị ngữ trong câu a, Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. b, Hoa loa kèn mở rộng cánh, rung rinh dưới nước. c, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Bài 5. Điền quan hệ từ hoặc dấu câu thích hợp vào mỗi chỗ chấm: a) nó hát hay nó còn vẽ giỏi . b) Hoa cúc đẹp nó còn là một vị thuốc đông y . c) Bọn thực dân Pháp không đáp ứng chúng còn thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn trước. d) nhà An nghèo quá nó phải bỏ học. e) nhà An nghèo nó vẫn cố gắng học giỏi. g) An bị ốm nó rãi nắng cả ngày hôm qua. h) An không rãi nắng nó đã không bị ốm. Bài 6. Chép lại các câu ghép có trong đoạn văn sau vào vở luyện Tiếng Việt rồi phân tích những câu đó: Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ cây gầy nhẳng trơ ra. Cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cất ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những cái lá ụp xuống, ủ ê. Bài 7. Đặt 2 câu ghép: a) Có quan hệ nguyên nhân – kết quả. b) Có mối quan hệ giả thuyết – kết quả (hoặc điều kiện – kết quả)
  6. c) Có mối quan hệ tương phản. d) Có mối quan hệ tăng tiến. Bài 8. Phân tích các câu ghép em vừa đặt ở bài tập 6. Bài 9. Em kể lại một câu chuyện em biết về Bác Hồ với thiếu nhi. Bài 10. Em kể lại một việc làm tốt em đã làm hoặc chứng kiến làm về tình bạn . Hướng dẫn: + Đề nghị các bậc phụ huynh kiểm tra, giúp các em hoàn thành trước khi đến trường. Phiếu bài tập môn Tiếng việt lớp 5 - Số 1 Đọc bài Người công dân số Một (SGK Tiếng Việt 5, tập 2, trang 4) và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Anh Lê đến để thông báo với anh Thành về việc gì ? (khoanh tròn vào các chữ cái trước ý đúng) A. Anh đã xin được việc làm cho anh Thành. B. Anh đã giúp anh Thành có nhà mới. C. Anh đã được nhận công việc mới. Câu 2. Anh Lê đã nói với anh Thành điều gì nếu như anh Thành nhận làm công việc mà anh Lê đã tìm giúp? A. Có cơm nuôi B. Có tiền lương C. Có thêm quần áo D. Cả A, B và C Em tưởng tượng xem nếu được chọn một công việc, em sẽ chọn việc gì? Vì sao? Câu 3. Câu nói của anh Thành: “Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống.” có ý nghĩa gì? A. Ở Phan Thiết dễ kiếm sống hơn. B. Anh Thành vào Sài Gòn còn vì anh có đam mê và khát vọng khác chứ không chỉ vì mục đích kiếm sống. C. Ở Sài Gòn, việc kiếm sống rất khó khăn. Câu 4. Vì sao câu chuyện của anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau? A. Vì anh Thành không muốn trả lời anh Lê. B. Vì hai người theo đuổi ý nghĩ khác nhau. Anh Lê nghĩ đến công việc sinh sống của bạn, còn anh Thành lại nghĩ đến việc theo đuổi đam mê tìm đường cứu nước. C. Vì hai anh không muốn hiểu nhau. Câu 5. Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây. Xác định vế của từng câu ghép.
  7. (1) Anh Thành từ chối làm việc ở Phan Thiết, anh quyết tâm đến một vùng đất mới. (2) Với sức lực, trí tuệ và lòng quyết tâm, anh Thành sẽ mang lại sự đổi thay cho quê hương. (3) Anh Thành là người Việt Nam, anh yêu đất nước bằng tình yêu sâu sắc. (4) Anh cũng mong muốn truyền cảm hứng yêu nước đó đến với những người bạn của mình. (5) Anh Thành là người yêu nước, anh cũng chính là người công dân số Một. a. Các câu số là câu ghép. b. Các vế của từng câu ghép là: - Câu số : vế 1: vế 2: - Câu số : vế 1: vế 2: - Câu số : vế 1: vế 2: Câu 6. Từ nào có tiếng “công” không cùng nghĩa với tiếng công của các từ còn lại (có nghĩa là thuộc về nhà nước, chung cho mọi người)? A. Công dân B. Công cộng C. Công viên D. Tiến công Câu 7. Xếp những từ chứa tiếng công cho dưới đây vào cột thích hợp trong bảng: lao công, công dân, tấn công, công chúng, phản công, công cộng, nhân công, tiến công. Công có nghĩa là “của nhà Công có nghĩa là “đánh, Công có nghĩa là “thợ” nước, của chung” phá” . . Câu 8. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau: a. Em và bố đi tắm biển, mẹ và chị lại đi leo núi. b. Liên mời Hoa vào nhà mình chơi . Hoa không vào. c. Em thích học môn Toán . em thích học môn Tiếng Việt? Câu 9. Khoanh vào dấu câu hoặc quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong các câu ghép sau: a. Sáng nay tôi dậy sớm, tôi bước ra vườn và ngồi xuống gốc bưởi. b. Nếu con thương mẹ thì con phải cố gắng học hành chăm chỉ hơn.
  8. c. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay, tôi đi học. Câu 10. Hãy quan sát bức hình sau và đọc đoạn miêu tả dưới Anh ấy: - Có dáng người cao gầy. - Có chỏm tóc lưa thưa trên đỉnh đầu. Mỗi khi có gió thổi, tóc ngả rạp sang một bên giống như hoa lau ngả theo chiều gió. - Rất hay cười. Mỗi khi cười là khuôn mặt bừng sáng. - Luôn ăn mặc chỉnh tề, lịch sự. Đố em, những câu văn trên miêu tả nhân vật nào trong bức hình? Em hãy vẽ và miêu tả một người mà em yêu quý bằng những câu miêu tả thật ngộ nghĩnh và đáng yêu nhé! Phiếu bài tập môn Tiếng việt lớp 5 - Số 2 Lời nói và những vết đinh Một cậu bé tính tình rất nóng nảy và cộc cằn. Một hôm, cha cậu cho cậu một túi đinh và dặn rằng mỗi khi cậu nổi nóng hay nặng lời với ai, hãy đóng một cái đinh vào hàng rào gỗ phía sau vườn và suy nghĩ về việc mình đã làm. Sau ngày đầu tiên, cậu bé đã phải đóng đến hai mươi ba chiếc đinh lên hàng rào. Những ngày sau, cậu đã cố gắng kìm chế cơn giận của mình thì số đinh cậu đóng lên tường rào ngày một giảm. Và cậu nhận ra rằng việc giữ bình tĩnh còn dễ hơn là việc đóng những chiếc đinh. Cho đến một ngày, khi không cần phải dùng đến chiếc đinh nào thì cậu bé tin là mình đã thay đổi và không còn nóng nảy như trước nữa. Cậu kể với cha về điều này và người cha đưa ra một đề nghị : “Mỗi ngày con giữ được bình tĩnh, hãy nhổ một chiếc đinh ra khỏi hàng rào, con sẽ có khả năng điều khiển cảm xúc của mình.” Nhiều ngày trôi qua, cuối cùng, cậu bé vui mừng thông báo với cha rằng tất cả những chiếc đinh đều đã được nhổ. Người cha dẫn cậu đến hàng rào và nói : - Con đã làm rất tốt, con trai ạ ! Nhưng con hãy nhìn vào những cái lỗ chi chít trên hàng rào kia xem. Cái hàng rào này sẽ chẳng bao giờ lành lặn như trước nữa. Những điều con thốt ra trong cơn giận dữ sẽ để lại trong lòng người khác những vết thương giống như những vết đinh này. Cho dù con có nói lời xin lỗi bao nhiêu lần thì vết
  9. thương vẫn còn đó. Vết thương tâm hồn rất khó hàn gắn và chỉ có thể lành được khi có tình yêu thương chân thành và thực sự. Theo bản dịch của Thảo Nguyên Học sinh tự đọc bài Lời nói và những vết đinh rồi khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Mỗi khi cậu bé nóng nảy, người cha bảo cậu làm gì? a. Không được nóng nảy nữa. b. Đếm đinh trên hàng rào c. Đóng một cái đinh vào hàng rào gỗ phía sau vườn. d. Đóng một cái đinh vào hàng rào gỗ phía sau vườn và suy nghĩ về việc mình đã làm. Câu 2. Sau khi thực hiện yêu cầu của cha, cậu bé nhận ra điều gì? a. Đóng một chiếc đinh là việc quá khó. b. Giữ bình tĩnh cho bản thân là việc cậu không thể thực hiện được. c. Việc giữ bình tĩnh còn dễ hơn là việc đóng những chiếc đinh lên hàng rào. d. Việc giữ bình tĩnh còn khó hơn là việc đóng những chiếc đinh lên hàng rào. Câu 3. Khi cậu bé đã học được cách giữ bình tĩnh, người cha yêu cầu cậu làm gì? a. Tiếp tục đóng đinh lên hàng rào. b. Không đóng đinh lên hàng rào nữa. c. Nhổ hết đinh ra khỏi hàng rào. d. Mỗi ngày nhổ một chiếc đinh ra khỏi hàng rào. Câu 4. Người cha cho cậu thấy điều gì khi những chiếc đinh đã được nhổ khỏi hàng rào? a. Cậu làm vậy là tốt rồi. b. Hàng rào có những lỗ thủng, không còn lành lặn như trước. c. Hàng rào trở lại nguyên lành như cũ. d. Hàng rào không còn kiên cố nữa. Câu 5. Cậu bé đã nhận được bài học gì? Câu 6. Thành ngữ nào dưới đây nói về quan hệ bạn bè ? a. Chị ngã em nâng b. Máu chảy ruột mềm c. Kính trên, nhường dưới
  10. d. Buôn có bạn, bán có phường Câu 7. Tìm chủ ngữ trong câu: Cậu bé vui sướng báo cho cha mình biết rằng mình không còn cảm thấy cáu giận. Câu 8. Tìm đại từ trong các câu sau: Người cha dẫn con trai đến chỗ hàng rào. Ông vui mừng vì con trai đã tiến bộ.” Đại từ đó dùng làm gì ? Câu 9. Đặt 1 câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản. Bài ôn tập ở nhà môn Tiếng việt lớp 5 tuần 20 I – Bài tập về đọc hiểu Cây xương rồng Ngày xưa, người ta sinh ra, lớn lên và cứ thế trẻ mãi. Khi đã sống trọn vẹn cả một cuộc đời thì lặng lẽ chết đi. Tất cả các cô gái đều biến thành loài hoa còn tất cả những chàng trai đều biến thành đại thụ. Vào lúc câu chuyện này xảy ra, trên trái đất đã đầy cây cối, hoa cỏ song chưa hề có loài cây xương rồng. Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, xinh đẹp nết na nhưng bị câm từ khi mới lọt lòng. Cô sống cô đơn một mình. Về sau một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng anh cũng chỉ ở với cô được vài năm thì mất, để lại cho cô một đứa con trai. Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều, cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ hư đốn. Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và cũng rượu chè bê tha như những kẻ bất trị. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình. Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà mẹ hóa thành một loài cây không lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng. Lúc đó người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết ở dọc đường. Cậu không hóa thành cây mà biến thành những hạt cát bay đi vô định. Ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy. Ngày nay, người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu. (Theo Văn 4 – Sách thực nghiệm CNGD) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Ngày xưa cuộc đời của con người có điều gì đặc biệt?
  11. a- Con người sinh ra, lớn lên và trẻ mãi, khi chết đều biến thành cây b- Con người trẻ mãi, khi chết đi đều biến thành các loài hoa c- Con người sinh ra, lớn lên, sống mãi không bao giờ chết d- Con người sinh ra cứ trẻ mãi, khi chết biến thành cây đại thụ Câu 2. Hình ảnh người mẹ có đứa con hư khi chết biến thành cây xương rồng muốn nói lên điều gì? a- Sự vươn lên mạnh mẽ của người mẹ có đứa con trở nên hư đốn b- Sự cằn cỗi, khô héo, nỗi khổ đau của người mẹ khi có con hư c- Người mẹ bị trừng phạt vì đã chiều con, khiến nó trở nên hư hỏng d- Người mẹ muốn trừng phạt đứa con hư hỏng, không nghe lời mẹ Câu 3. Khi chết, người con biến thành gì? a- Người con biến thành ngọn gió lang thang b- Người con cũng biến thành cây xương rồng c- Người con biến thành cát, làn thành sa mạc d- Người con biến ngay thành một cây đại thụ Câu 4. Việc chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng muốn nói lên điều gì? a- Sa mạc là nơi vô cùng cằn cỗi, các loài cây khác không thể mọc lên được b- Lòng mẹ thương con làm cây xương rồng mọc lên khiến đứa con sa mạc bớt quạnh hiu c- Người mẹ có đứa con hư đến lúc chết vẫn chỉ có thể được ở nơi khô cằn d- Xương rồng và sa mạc như hai mẹ con sống chết lúc nào cũng ở bên nhau II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làm văn Câu 1. Điền vào chỗ trống: a) r hoặc d, gi: Ó o từ gốc cây ơm Chú gà phát lệnh thổi cơm khắp vùng Ông trời bật lửa đằng đông Cả làng nhóm bếp bập bùng ban mai Mẹ ra kéo nước ếng khơi Chị mây ậy muộn ngượng cười lên theo Cùng em tinh nghịch chú mèo Meo meo thể ục bài trèo cây cau. (Theo Nguyễn Ngọc Oánh) b) o hoặc ô D ng s ng qua trước cửa Nước rì rầm ngày đêm S ng mở những cánh buồm Thuyền về xuôi lên ngược.
  12. R n rã c n tàu dắt Kéo cả đoàn sà lan G nứa từ trên ngàn Thả bè chơi r ng rắn. (Theo Việt Tâm) Câu 2. Xếp những từ chứa tiếng công cho dưới đây vào từng cột thích hợp trong bảng: lao công, công dân, tấn công, công chúng, phản công, công cộng, nhân công, tiến công Công có nghĩa là “của Công có nghĩa là “đánh, Công có nghĩa là “thợ” nhà nước, của chung” phá” Câu 3. Dùng gạch chéo (/) tách các vế câu và gạch dưới các quan hệ từ nối các vế của mỗi câu ghép sau: a) Tất cả các cô gái đều biến thành loài hoa còn tất cả những chàng trai đều biến thành đại thụ. b) Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều, cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm c) Vì người con đã biến thành sa mạc nên người mẹ mãi mãi làm cây xương rồng mọc trên cát bỏng cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu. Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) tả hình dáng một người mà em yêu mến, trong đoạn văn có ít nhất 1 câu ghép sử dụng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ để nối các vế câu. Câu 5. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện chương trình hoạt động của lớp em: Chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3 (Lớp ) I – Mục đích II – Phân công chuẩn bị 1. Hoa tặng cô giáo chủ nhiệm và các bạn học sinh nữ: 2. Trang trí lớp: 3. Làm báo tường:
  13. 4. Chương trình văn nghệ: - Dẫn chương trình: - Các tiết mục văn nghệ: + + + + + 5. Kê bàn ghế và dọn lớp sau buổi lễ: III – Chương trình cụ thể 1. Đọc lời chào mừng, tặng hoa cô giáo và các bạn nữ: 2. Giới thiệu báo tường: 3. Chương trình văn nghệ: - Giới thiệu chương trình: - Biểu diễn: + + + + + 4. Phát biểu kết thúc buổi lễ: