Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ học để phòng dịch Covid-19 môn Giáo dục công dân Khối 8

doc 10 trang thaodu 4530
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ học để phòng dịch Covid-19 môn Giáo dục công dân Khối 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_on_tap_o_nha_trong_thoi_gian_nghi_hoc_de_phong_dich.doc

Nội dung text: Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ học để phòng dịch Covid-19 môn Giáo dục công dân Khối 8

  1. BÀI TẬP- ÔN TẬP Ở NHÀ TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC ĐỂ PHÒNG DỊCH COVID- 19 MÔN GDCD KHỐI 8 Bài 7 TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Phần 1: Câu hỏi/Bài tập A. Bài tập trắc nghiệm I. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Bài tập 1: Hãy lựa chọn một đáp án đúng nhất (hoặc đúng duy nhất) trong các câu sau: 1. Hoạt động nào sau đây thuộc loại hoạt động chính trị - xã hội ? a) Tham quan du lịch. b) Tham gia các hoạt động gia đình. c) Giữ gìn vệ sinh cá nhân. d) Tham gia giữ gìn trật tự trị an. 2. Hoạt động nào sau đây không thuộc loại hoạt động chính trị - xã hội? a) Tuyên truyền về nếp sống văn hóa b) Giúp đỡ lực lượng an ninh săn bắt cướp. c) Học tập văn hóa ở trường d) Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. 3. Tham gia hoạt động chính trị - xã hội sẽ đem lại điều gì cho mỗi cá nhân ? a) Hình thành và phát triển những kỹ năng sống có ích b) Giúp đỡ người thân trong gia đình. c) Tốn thời gian d) Tạo ra nhiều của cải vật chất. II. Trắc nghiệm điền khuyết
  2. Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho đúng với kiến thức đã học: - Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và (1) Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội. 1.a. giữ vững b. bảo vệ c. giữ gìn d. bảo đảm - Hoạt động chính trị - xã hội là (2) để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện và phát triển khả năng cá nhân và đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội. 2.a. tiền đề b. cơ sở c. môi trường d. điều kiện - Học sinh cần tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để hình thành và phát triển các (3) giao tiếp ứng xử, tổ chức quản lý, hợp tác, 3.a. kỹ năng b. hành vi c. thói quen d. tính cách III. Trắc nghiệm đúng sai Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng: Phương án lựa chọn Đúng Sai 1. Sinh hoạt trong các tổ chức Đoàn, Hội cũng là tham gia các x hoạt động chính trị - xã hội. 2. Để lập nghiện chỉ cần học văn hóa và rèn luyện kỹ năng lao x động là đủ. 3. Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội chỉ mang lại lợi ích x cho cộng đồng, xã hội 4. Học sinh vẫn có thể tham gia các hoạt động chính trị - xã hội x dù còn nhỏ tuổi 5. Chỉ nên tham gia các hoạt động chính trị - xã hội do nhà x trường phát động và tổ chức 6. Để tham gia các hoạt động chính trị - xã hội một cách tích x cực, chúng ta cần nêu cao tinh thần tự nguyện và kỷ luật
  3. B. Bài tập tự luận Bài tập 1.Câu hỏi trong phần gợi ý của bài học a) Em đồng tình với quan niệm nào? Tại sao? b) Hãy kể những hoạt động chính trị - xã hội mà em thường tham gia. Vì sao gọi những hoạt động đó là hoạt động chính trị - xã hội. c) Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội sẽ có lợi gì cho cá nhân và xã hội? Bài tập 2: 2. Em hãy phân loại những biểu hiện dưới đây thành hai loại: thể hiện sự tích cực và không tích cực khi tham gia hoạt động chính trị - xã hội. a) Luôn luôn tham gia đúng giờ; b) Luôn luôn phải nhắc nhở; c) Bị bạn bè lôi kéo; d) Nhờ người khác tham gia để được nghỉ; đ) Làm việc để được nhận xét tốt; e) Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân; g) Lo lắng đến công việc được phân công; h) Tham gia vì thầy cô giáo yêu cầu; i) Vận động các bạn cùng tham gia; k) Luôn xác định mục tiêu và kiểm tra đánh giá lại kết quả hoạt động; l) Suy nghĩ, cải tiến, sáng tạo trong hoạt động. Bài 8 TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC Phần 1: Câu hỏi/Bài tập A. Bài tập trắc nghiệm I. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Bài tập 1: Hãy lựa chọn một đáp án đúng nhất (hoặc đúng duy nhất) trong các câu sau: 1. Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác a) Bắt chước kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh
  4. b) Chỉ quan tâm và xem phim truyện nước ngoài c) Tìm hiểu phong tục, tập quán của các dân tộc khác d) Dùng tiếng Việt xen lẫn tiếng nước ngoài 2. Hành vi nào sau đây không thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác a) Chỉ tôn trọng và học hỏi các dân tộc giàu có, phát triển b) Quan tâm học hỏi các dân tộc khác trên tất cả các lĩnh vực c) Vẫn học hỏi các dân tộc khác khi đất nước đã phát triển vượt bậc d) Thể hiện tinh thần cầu tiến trong quá trình học hỏi. 3. Trong quá trình học hỏi các dân tộc khác, chúng ta phải như thế nào ? a) Tiếp thu tất cả những những nét khác biệt của tất cả dân tộc khác b) Phá bỏ hết những nét riêng của dân tộc mình c) Luôn thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng d) Chỉ quan tâm tiếp thu, học hỏi những nét tiến bộ trên lĩnh vực văn hóa. II. Trắc nghiệm điền khuyết Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho đúng với kiến thức đã học: - Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc; tìm hiểu và (1) những điều tốt đẹp trên các lĩnh vực của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng (2) dân tộc chính đáng của mình. 1.a. thu hoạch b. cảm nhận c. ghi nhận d. tiếp thu 2.a. tin tưởng b. tự hào c. biết ơn d. nhơ ơn - Chúng ta phải tích cực tìm hiểu và học tập đời sống và nền (3) của các dân tộc trên thế giới những phải tiếp thu một cách có (4) để phù hợp với điều kiện và truyền thống của dân tộc. 1.a. kinh tế b. chính trị c. văn hóa d. xã hội
  5. 2.a. tuyển lựa b. suy nghĩ c. phê phán d. chọn lọc III. Trắc nghiệm đúng sai Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng: Phương án lựa chọn Đúng Sai 1. Chỉ nên tôn trọng và học hỏi các nước đang phát triển x 2. Học hỏi các dân tộc khác sẽ giúp phát triển bản sắc của x dân tộc mình 3. Chỉ có những dân tộc chậm phát triển mới cần học hỏi x các dân tộc khác. 4. Khi đất nước đã phát triển vượt bậc vấn cần tiếp tục tôn x trọng và học hỏi các dân tộc khác 5. Để học hỏi các dân tộc khác, chúng ta phải bỏ đi những X nét tạo nên bản sắc của dân tộc mình B. Bài tập tự luận Bài tập 1.Câu hỏi trong phần gợi ý của bài học a) Việt Nam đã có những đóng góp gì đáng tự hào vào nền văn hoá thế giới? Em hãy nêu thêm một vài ví dụ. b) Lí do quan trọng nào giúp nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ? c) Theo em, chúng ta có cần phải tôn trọng, học hỏi và tiếp thu những thành tựu của các nước trong khu vực và trên thế giới không? Vì sao? Bài tập 2 Chúng ta nên học tập, tiếp thu gì ở các dân tộc khác trên thế giới? Hãy nêu ví dụ. Bài tập 3 Toàn và Hoà đang tranh luận với nhau. Toàn nói: “Ở những nước đang phát triển không có gì đáng học tập vì họ lạc hậu lắm, chủỉở những nước phát triển có kinh tế, khoa học - kỹ thuật tiên tiến mới có nhiều thành tựu đáng cho ta học tập”. Trái lại, Hoà bảo: “Ngay cả ở những nước đang phát triển cũng có nhiều mặt mà ta cần học tập”.
  6. Bài 9 GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Phần 1: Câu hỏi/Bài tập A. Bài tập trắc nghiệm I. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Bài tập 1: Hãy lựa chọn một đáp án đúng nhất (hoặc đúng duy nhất) trong các câu sau: 1. Hoạt động nào sau đây thể hiện nếp sống văn hóa ở cồng đồng dân cư ? a) Trẻ em tụ tập ở quá xá, la cà b) Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình c) Xây dựng nhiều điểm vui chơi trẻ em d) Nghe tuyên truyền tin đồn nhảm 2. Hoạt động nào sau đây không phải là nếp sống văn hóa ở cồng đồng dân cư ? a) Chữa bệnh bằng cúng bái, phù phép b) Bỏ trồng cây thuốc phiện c) Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường d) Trồng cây ở đường làng ngỏ xóm 3. Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây thể hiện văn hóa ứng xử trong cộng đồng ? a) Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau b) Lời chào cao hơn mâm cổ c) Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở d) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng II. Trắc nghiệm điền khuyết
  7. Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho đúng với kiến thức đã học: - Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống (1) ngày càng lành mạnh, phong phú. 1.a. vật chất b. tinh thần c. văn hóa d. văn hóa tinh thần - Để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, chúng ta phải xây dựng tình (2) xóm giềng; bài trừ (3) và tích cực phòng chống (4) 2.a. gắn bó b. đoàn kết c. chia sẻ d. giúp đỡ 3.a. phong tục b. tập quán c. truyền thống d. mê tín dị đoan 4.a. tập quán lạc hậu b. mê tín dị đoan c. tệ nạn xã hội d. hủ tục lạc hậu III. Trắc nghiệm đúng sai Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng: Phương án lựa chọn Đúng Sai 1. Tập thể lớp học cũng được xem là một cộng đồng dân x cư 2. Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân x cư là việc làm của người lớn 3. Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là góp x phần phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc 4. Xây dựng gia đình văn hóa cũng là cách góp phần xây x dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư 5. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc nếp sống X văn hóa ở cộng đồng dân cư B. Bài tập tự luận Bài tập 1.Câu hỏi trong phần gợi ý của bài học
  8. a) Theo em, những hiện tượng nêu ở mục 1 có ảnh hưởng gì tới cuộc sống của người dân? b) Vì sao làng Hinh được cộng nhận là làng văn hoá? c) Những thay đổi ở làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của mỗi người dân và cả cộng động ? Bài tập 2 Để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, chúng ta phải thực hiện được những nội dung gì ? Bài tập 3 Kể một số phong tục tập quán lạc hậu hiện còn tồn tại làm ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ? Bài 10 TỰ LẬP Phần 1: Câu hỏi/Bài tập A. Bài tập trắc nghiệm I. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Bài tập 1: Hãy lựa chọn một đáp án đúng nhất (hoặc đúng duy nhất) trong các câu sau: 1. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của đức tính tự lập ? a) Tự giải quyết lấy công việc của mình b) Tự lo liệu cho cuộc sống của mình c) Không tìm kiếm sự hỗ trợ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. d) Không trông chờ, phụ thuộc vào người khác 2. Hành vi nào sau đây thể hiện đức tính tự lập ? a) Chỉ nói theo ý kiến của các bạn khác khi phát biểu b) Đọc lời giải sau khi đã tự mình giải bài tập c) Tham khảo bài của bạn trong giờ kiểm tra để sửa chữa d) Nhờ người nhắc hộ trong quá trình triển khai công việc
  9. 3. Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây thể hiện đức tính tự lập ? a) Muốn ăn cá phải thả câu b) Vụng ăn vụng tiêu, vơi nêu vơi nồi c) Cái khó ló cái khôn d) Mạnh dùng sức, yếu dùng chước II. Trắc nghiệm điền khuyết Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho đúng với kiến thức đã học: - Tự lập thể hiện sự tự tin, dám đương đầu với những (1) trong cuộc sống. 1.a. thử thách b. thời cơ c. nguy cơ d. cơ hội - Người có tính tự lập thường (2) trong cuộc sống và nhận được sự (3) của mọi người vì đã tư mình nổ lực, phấn đấu. 2.a. thành công b. thất bại c. đơn độc d. cô đơn 2.a. chê bai b. kính trọng c. phê phán d. yêu mến III. Trắc nghiệm đúng sai Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng: Phương án lựa chọn Đúng Sai 1. Rèn luyện tính tự lập không phải dễ dàng x 2.Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập x 3. Người tự lập thường có được thành công trong cuộc x sống 4. Người có tính tự lập không bao giờ cần đến sự giúp đõ x khi gặp khó khăn 5. Chúng ta chưa thể rèn luyện tính tự lập khi còn ngồi trên X ghế nhà trường
  10. B. Bài tập tự luận Bài tập 1.Câu hỏi trong phần gợi ý của bài học a) Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn tay không? b) Tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội? Bài tập 2 Em hãy nêu những biểu hiện của tính tự lập trong học tập, trong công việc và trong sinh hoạt hằng ngày. Bài tập 3 Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến dưới đây? Vì sao? a) Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập; b) Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự nỗ lực phấn đấu của bản thân; c) Những thành công chỉ do nhờ sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững; d) Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng; đ) Những người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, mặc dù phải trải qua nhiều gian khổ, khó khăn; e) Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn;