Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTNT THCS và THPT huyện Đăkr'Lấp

docx 3 trang thaodu 2370
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTNT THCS và THPT huyện Đăkr'Lấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_1_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc_201.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTNT THCS và THPT huyện Đăkr'Lấp

  1. TRƯỜNG PTDTNT THCS’&THPT HUYỆN ĐĂKR’LẤP KIỂM TRA HỌC KÌ I. 2019 Họ và tên: Môn GDCD 8 Thời gian: 45 phút Đề bài: I. TRẮC NGHIỆM:(6đ) Chọn câu đúng nhất trong các bài tập sau: 1.Những việc làm nào sau đây thể hiện biết tôn trọng lẽ phải? A. Biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung . B. Không dám nói ra sự thật vì sợ bị trả thù. C. Tôn trọng lẽ phải sẽ gây mâu thuẫn, mất đoàn kết. D. Chỉ làm những việc có lợi cho bản thân 2. Liêm khiết là phẩm chất đạo đức thể hiện lối sống trong sạch, không A. vui vẻ, hạnh phúc. B. hám danh, hám lợi. C. tự tin, tự hào. D. hăng say lao động. 3.Hành vi nào thể hiện sự tôn trọng người khác? A. Chế giễu người khuyết tật B. Chia sẻ khó khăn với mọi người. C. Đổ lỗi cho người khác khi mất sai lầm. D. Bật nhạc to lúc đêm khuya. 4. Hành vi nào sau đây thể hiện giữ chữ tín? A. Hoàn thành nhiệm vụ được giao. B. Làm việc qua loa cho xong. C. Hứa sữa chữa lỗi lầm. D. Hủy hợp đồng bảo hiểm. 5. Giữ chữ tín là coi trọng của mọi người đối với minh, biết giữ lời hứa và biết tin tưởng lẫn nhau A.tình bạn B. tình yêu C. lòng tin. D. lòng tốt. 6. Việc làm nào sau đây là không giữ chứ tín? A. Trước khi hứa với ai phải suy nghĩ chín chắn. B. Luôn đúng hẹn với bất cứ ai. C. Chỉ giữ lời hứa với người lớn. D. Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 7. Hành vi nào sau đây giúp tạo nên tình bạn trong sáng, lành mạnh? A. Bao che, bảo vệ nhau trong mọi trường hợp. B. Bạn bè giúp đỡ nhau cùng học tập tiến bộ. C. Chỉ quan tâm đến bạn khi có việc cần bạn giúp. D. Bực bội khi bạn có thêm nhiều bạn mới. 8. Hành vi nào sau đây không tạo nên tình bạn trong sáng, lành mạnh? A. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi lầm. B. Chia sẻ với bạn những vui buồn trong cuộc sống. C. Luôn kết bạn để mở rộng quan hệ. D.Chấm dứt tình bạn khi bạn quan tâm đến người bạn khác. 9. Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác ? A. Bắt chước kiểu cách của những người nổi tiếng. B. Dùng tiếng Việt xen lẫn Tiếng Anh. C. Chỉ xem phim Hàn Quốc, không thích xem phim Việt Nam. D. Tìm hiểu phong tục tập quán của các dân tộc khác. 10. Hành vi nào sau đây không thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác ? A. Chỉ tôn trọng các dân tộc giàu có, phát triển. B. Quan tâm học hỏi các đân tộc khác trên mọi lĩnh vực. C. Thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng. D. Luôn ủng hộ bản sắc riêng của các dân tộc. 11. Trong quá trình học hỏi các dân tộc khác, chúng ta cần làm gì? A. Phá bỏ hết nét riêng của dân tộc mình B. Chỉ cần học tập trong lĩnh vực kinh tế. C. Luôn thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng. D. Chỉ học hỏi các dân tộc ở Châu Á. 12. Hoạt động nào sau đây thể hiện nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? A. Trẻ em tụ tập, la cà ở quán nhậu. B. Tổ chức cưới hỏi linh đình.
  2. C. Giữ gìn cảnh quan môi trường sạch, đẹp.D. Nghe tin đồn nhảm nhí. 13. Hoạt động nào sau đây không thể hiện nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? A. Thực hiện toàn dân đưa trẻ đến trường B. Thực hiện chính sách dân số. C. Chữa bệnh bằng bùa phép.D. Đoàn kết với xóm giềng 14. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? A. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau B. Lời chào cao hơn mâm cỗ. C. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.D. Chon bạn mà chơi. 15. Hành vi nào sau đây không thể hiện đức tính tự lập? A. Tự giải quyết công việc của mình. B. Không tự tin, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. C. Không cần ai nhắc nhở, phê bình. D. Không trông chờ, phụ thuộc vào người khác 16. Biểu hiện nào sau đây thể hiện đức tính tự giác trong học tập? A. Thầy cô nhắc mới làm bài tập. B. Chép bài giải ở sách tham khảo. C. Cố gắng học để nhận phần thưởng.D. Làm bài tập và học bài trước khi đến lớp. 17. Biểu hiện nào sau đây thể hiện đức tính sáng tạo trong học tập? A. Xem sách bài văn mẫu rồi thêm , bớt để làm bài tập văn. B. Rút kinh nghiệm sau mỗi bài kiểm tra để tìm ra cách giải khác nhau. C. Nhìn sách giáo khoa rồi xung phong phát biểu. D. Làm bài tập và học bài trước khi đến lớp. 18. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con là A. Nuôi dạy con thành công dân tốt, tôn trọng ý kiến của con. B. Nuôi dưỡng con suốt đời. C. Chửi mắng, đánh đập con khi con mắc lỗi lầm. D.Chỉ quan tâm đến con trai. 19. Hành vi nào của con đối với cha mẹ bị pháp luật cấm? A. Tôn trọng ý kiến của cha mẹ. B. Nuôi dưỡng cha mẹ khi già yếu. C. Ngăn cản cha mẹ làm điều xấu.D. Chửi mắng, đánh đập cha mẹ khi con không vừa ý. 20. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng lợi ích và . của các dân tộc,biết tiếp thu có chọn lọc và phù hớp với điều kiện và truyền thống của dân tộc mình. a. phát triển b. phong tục, tập quán c. nền kinh tế d. nền văn hóa 21.Tưởng rằng chị ngã em nâng Ai ngờ chị ngã em bưng cười (Ca dao) a. Chén b. miệng c. nón d. mâm 22.Pháp luật là hệ thống các do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện. a. Quy định b. quy tắc c. quy tắc xử sự d. quy tắc xử sự chung 23.Kỉ luật là những quy định của .về những hành vi cần phải tuân theo. a. Cộng đồng b. tập thể c. đơn vị d. chung cư 24.Hãy kết nối một ô ở cột trái (A) với cột phải (B) sao cho phù hợp nhất A. Biểu hiện B. Phẩm chất đạo đức a. Sản phẩm luôn đảm bảo yêu cầu về chất lượng 1. Tôn trọng lẽ phải b. Phê phán những việc làm sai trái 2. Liêm khiết c. Lắng nghe ý kiến của người khác 3. Giữ chữ tín d. Luôn mong muốn làm giàu bằng sức lực của mình 4. Tôn trọng người khác Nối : a - b - c - d -
  3. II. TỰ LUẬN:(4 đ). Câu 1.(1 đ) Nêu 2 biểu hiện về xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và ngược lại? Câu 2.(3 đ) Vai trò của gia đình ? (1 đ). Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình nhằm mục đích gì ? (2 đ). BÀI LÀM