Bài tập ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 8

docx 3 trang Hoài Anh 7602
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_thi_hoc_sinh_gioi_ngu_van_8.docx

Nội dung text: Bài tập ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 8

  1. BÀI TẬP ÔN THI HSG NGỮ VĂN 8 TUẦN 1 Bài 1. Đọc – hiểu: 1/ Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi để làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi. Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Thế nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả. ( .) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ càng những báo cáo hay những lời than thở về bệnh trạng. Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa? (Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.160- 162) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên Câu 2. Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có thái độ như thế nào? Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ”? Câu 4. Theo anh/chị, chúng ta cần lưu ý điều gì khi lắng nghe ai đó? 2/ Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Cách đây hàng triệu năm, sa mạc Sahara còn là những khu rừng xanh tốt, cây cối um tùm. Các loài cây đều thỏa thuê hút và tận hưởng dòng nước ngầm dồi dào mát lành và thi nhau đâm cành trổ lá xum xuê. Riêng có cây sồi Tenere là vẫn chịu khó đâm xuyên những chiếc rễ của mình xuống tận sâu dưới lòng đất. Cho đến một ngày kia khi nguồn nước ngỡ như vô tận bỗng cạn kiệt dần rồi biến mất hẳn, các loài cây đều không chịu nổi hạn hán và chết dần, duy chỉ có cây sồi Tenere là vẫn còn tồn tại giữa sa mạc Sahara. Tên tuổi của nó được cả thế giới biết đến khi một mình đứng giữa sa mạc, xung quanh bán kính 400km không một bóng cây nào bầu bạn. Người ta kinh ngạc khi phát hiện ra rễ cây đã đâm sâu xuống đất tận 36m để tìm nước. Bạn có thấy rằng trong cuộc sống cũng có một dòng chảy luôn vận động không ngừng không? Đó chính là thời gian; nó quan trọng như là nước đối với cây cối.
  2. Sẽ có những người chỉ sử dụng thời gian để lớn lên, hưởng những thú vui đời thường và rồi những thách thức cuộc đời sẽ đánh gục họ, khiến họ phải đau khổ, giống như những cái cây chỉ biết “hút và tận hưởng”. Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cầy sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình. Họ hiểu triết lí: Bộ rễ yếu ớt không thể nào giữ được cái thân to khoẻ. Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kĩ năng và kiến thức nền tảng. (Phỏng theo Hạt giống tâm hồn – Câu chuyện về cây sồi, Câu 1. Theo tác giả thời gian quan trọng như thế nào? Câu 2. Theo em, câu văn sau có ý nghĩa gì: “Nhưng có những người có sự chuẩn bị tốt, họ học cách sử dụng thời gian hiệu quả, họ đầu tư cho sự phát triển bản thân cũng giống như cây sồi đầu tư cho sự phát triển bộ rễ của mình”. Câu 3. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa biểu tượng của hai hình ảnh: Hình ảnh cây sồi Tenere với bộ rễ đâm sâu xuống lòng đất để tìm kiếm nguồn nước và hình ảnh những loài cây khác chỉ biết “hút và tận hưởng”? Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao? 3/ Đọc đoạn thơ dưới đây: Tự do trước hết là chính mình Không chiều lụy mình Ngóng cổ nghe lời khen ngợi Với tôi Sự ân thưởng một câu nói vui với bạn bè Chiếc lá xanh bên đường Chân mây chiều rạng rỡ Tự do là tất cả Những ràng buộc trong sạch Giữa con người và con người Con người cùng ngoại vật Không ngã giá Thật bình dị Tự do làm hồn ta lớn lên Trong chiều kích vũ trụ (Tự do – Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Sông Hương, số 292, tháng 6/2013) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật có trong đoạn trích trên. Câu 3. Em hiểu như thế nào về nội dung hai dòng thơ: Tự do làm hồn ta lớn lên/Trong chiều kích vũ trụ? Câu 4. Em có đồng tình với quan niệm sau không? Vì sao? :
  3. Tự do trước hết là chính mình Không chiều lụy mình Ngóng cổ nghe lời khen ngợi Bài 2. Nghị luận xã hội: Đề 1: Trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau của G.Welles: “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ” bằng 01 đoạn văn khoảng 200 chữ Đề 2: Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?. Quan điểm của em bằng 01 đoạn văn khoảng 200 chữ Bài 3. Lí luận văn học: Bắt rễ từ cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho con người. (Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi) cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, hãy làm sáng tỏ nhận định trên