Bài tập Vật lí 10 sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023

docx 4 trang hoaithuk2 24/12/2022 3620
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Vật lí 10 sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_vat_li_10_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Bài tập Vật lí 10 sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023

  1. Bài tập vật lí 10 2022-2023 Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng về quá trình nghiên cứu và phát triển của vật lí? A. Đối tượng nghiên cứu của vật lí là các dạng vật chất và năng lượng B. Quá trình phát triển của vật lí trải qua 2 giai đoạn chính là vật lí cổ điển và vật lí hiện đại. C. Từ năm 350 TCN đến thế kỉ XVI được gọi là giai đoạn vật lí cổ điển. D. Từ năm 350 TCN đến thế kỉ XVI được gọi là giai đoạn vật lí hiện đại. Câu 2. Máy hơi nước do James Watt chế tạo là dựa vào kết quả nghiên cứu về A. nhiệt. B. động cơ. C. năng lương. D. cơ năng Câu 3. Kết quả nghiên cứu: “ Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, vật càng nặng rơi càng nhanh là dựa theo phương pháp nào? A. Phương pháp mô hình. B. Phương pháp thực nghiệm. C. Phương pháp suy luận chủ quan. A. Phương pháp quan sát. Câu 4. Những ứng dụng thành tựu vật lí vào công nghệ A. chỉ mang lại lợi ích cho nhân loại. B. có thể gây ô nhiễm môi tường và hủy hoại hệ sinh thái nếu không được sử dụng đúng phương pháp, đúng mục đích. C. không mang lại lợi ích cho nhân loại mà còn gây ô nhiễm môi tường và hủy hoại hệ sinh thái và sinh vật. D. không mang lại lợi ích cho nhân loại. Câu 5. Nhận định nào sau đây đúng? A. Vật lí và hóa học là hai môn học riêng biệt, chúng không có mối liên hệ gì với nhau. B. Máy hơi nước sử dụng động cơ điện. C. Một số loài chim di trú dựa vào nhận biết về từ trường trái đất để định hướng bay. D. Máy hơi nước sử dụng động cơ đốt trong. Câu 6. Dòng điện một chiều có kí hiệu là A. “-” hoặc màu xanh. B. DC. C. AC. D. Dấu “ – “. Câu 7. Nhận định nào sau đây đúng? A. Dụng cụ thí nghiệm là bình thủy tinh cực kỳ bền nên không lo bị nút, vỡ. B. Việc thực hiện sai thao tác có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. C. Việc thực hiện sai thao tác cùng lắm là thiết bị sẽ không hoạt động, không gây nguy hiểm tới người sử dụng. D. Dây điện bị sờn chỉ mất tính thẩm mỹ, ngoài ra không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Câu 8. Hành động nào sau đây không gây nguy hiểm cho người làm thực hành thí nghiệm? A. Để các kẹp điện gần nhau. B. Không đeo găng tay cao su khi thực hiện làm ths nghiệm với nhiệt độ cao. C. Để cồn gần thí nghiệm mạch điện. D. Khi thí nghiệm với ampe kế cần cắm dây đo vào chốt cắm phù hợp với chức năng đo. Câu 9. Hành động nào không tuôn thủ quy tắc an toàn trong phòng thực hành? A. Trước khi cắm, tháo thiết bị điện, sẽ tắt công tắc nguồn. B. Trước khi làm thí nghiệm với bình thủy tinh, cần kiểm tra bình có bị nứt vỡ hay không. C. Bố trí dây điện gọn gàng . D. Dùng tay không để làm thí nghiệm . Câu 10. Khi có sự cố chập cháy dây điện trong khi làm thí nghiệm ở phòng thực hành, điều ta cần làm trước tiên là A. ngắt nguồn điện. B. Dùng nước để dập tắt đám cháy. C. dùng CO2 để dập đám cháy. D. Thoát ra ngoài. Câu 11. Đâu là một phép đo gián tiếp? A. Phép đo chiều dài của một cái hộp hình chữ nhật. B. Phép đo chiều rộng của một cái hộp hình chữ nhật. C. Phép đo chiều cao của một cái hộp hình chữ nhật. D. Phép đo thể tích của một cái hộp hình chữ nhật.
  2. Câu 12. Sai số của phép đo bao gồm A. sai số ngẫu nhiên và sai số đơn vị. B. sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống. C. sai số hệ thống và sa số đơn vị. D. sai số đơn vị và sai số dụng cụ. Câu 13. Sai số ngẫu nhiên tuyệt đối của từng lần đo là A. trị tuyệt đối của hiệu số giữa giá trị trung bình các lần đo và giá trị của mỗi lần đo của phép đo trực tiếp. B. tổng sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ. C. tỉ lệ phần trăm giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng đo. D. hiệu số giữa giá trị trung bình các lần đo và giá trị của mỗi lần đo của phép đo trực tiếp. Câu 14. Nhận định nào sau đây sai khi nói về sai số? A. Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng. B. Sai số tuyệt đối của một hiệu bằng hiệu các sai số tuyệt đối của các số hạng. C. Sai số tỉ đối của một thương bằng tổng các sai số tỉ đối của các thừa số. D. Sai số tỉ đối của một tích bằng tổng các sai số tỉ đối của các thừa số. Câu 15. Tiến hành đo chuyển động của một viên bi khi được bắn ra xa, ta thu được số liệu như bảng sau: n s (m) ∆s (m) t (s) ∆t (s) 1 0,1 0,02 2 0,12 0,023 3 0,11 0,022 4 0,123 0,021 5 0,1 0,02 Trung bình 1. Giải thích tại sao để đo một đại lượng chính xác, người ta cần phải lặp lại phép đo nhiều lần và tính sai số. 2. Hãy tính ∆v của viên bi. Câu 16. Một người đo chiều dài một cuốn sách l = 22 1cm. Người thứ hai đo quãng đường từ SG đến Ban Mê Thuột s = 440 1 km. Người nào đo chính xác hơn? Câu 17. Cho bảng số liệu: Độ chia nhỏ nhất của đồng hồ là 0,001s a. Viết kết quả của thời gian? Phép đo này là trực tiếp hay gián tiếp? 2s b. Cho S 798 1mm và g m/s2 . Viết kết quả của gia tốc trọng t2 trường? Câu 18. Nhận định nào sau đây sai về độ dịch chuyển? A. Độ dịch chuyển là một đại lượng vecto, cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật. B. Khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được là bằng nhau. C. Khi vật chuyển động thẳng, có đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được không bằng nhau. D. Khi vật chuyển động thẳng, có đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được là bằng nhau. Câu 19. Hệ quy chiếu là A. hệ tọa độ kết hợp với mốc thời gian và đồng hồ đo thời gian. B. hệ tọa độ có điểm gốc O (vị trí của vật) và trục Ox trùng với quỹ đạo chuyển động của vật. C. hệ tọa độ địa lý. D. vị trí của vật mốc, trục hoành là đường nối 2 huớng địa lý Tây – Đông, trục tung là đường nối 2 huớng địa lý Bắc – Nam. Câu 20. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về quãng đường và độ dịch chuyển?
  3. A. Quãng đường đi được của vật là khoảng cách từ điểm đầu đến điểm cuối. B. Độ dịch chuyển và quãng đường vật đi được luôn luôn bằng nhau. C. Độ dịch chuyển thì luôn bé hơn quãng đường vật đi được. D. Độ dịch chuyển của vật là khoảng cách từ điểm đầu đến điểm cuối. Câu 21. Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không phải của độ dịch chuyển? A. Có phương và chiều xác định. B. Có đơn vị đo là mét. C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có thể có độ lớn bằng 0. Câu 22. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng và không đổi chiều. C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần. Câu 23. Một người đứng trên đường quan sát chiếc ô tô chạy qua trước mặt. Dấu hiệu nào cho biết ô tô đang chuyển động? A. Khói phụt ra từ ống thoát khí đặt dưới gầm xe. B. Khoảng cách giữa xe và người đó thay đổi. C. Bánh xe quay tròn. D. Tiếng nổ của động cơ vang lên. Câu 24. Một chiếc xe lửa đang chuyển động, quan sát chiếc va li đặt trên giá để hàng hóa, nếu nói rằng 1. Va li đứng yên so với thành toa. 2. Va li chuyển động so với đầu máy. 3. Va li chuyển động so với đường ray. thì nhận xét nào ở trên là đúng? A. 1 và 2. B. 2 và 3. C. 1 và 3. D. 1, 2 và 3. Câu 25. Trong các ví dụ dưới đây, trường hợp nào vật chuyển động được coi như là chất điểm? A. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. B. Đoàn tàu chuyển động trong sân ga. C. Em bé trượt từ đỉnh đến chân cầu trượt. D. Chuyển động tự quay của Trái Đất quanh trục. Câu 26. Khi chọn Trái Đất làm vật mốc thì câu nói nào sau đây đúng? A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời. B. Mặt Trời quay quanh Trái Đất. C. Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động. D. Cả Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động. Câu 27. Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Nhận định nào sau đây đúng? A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. Câu 28. Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng đông, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng bắc 4 km rồi quay sang hướng tây 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ô tô. Câu 29. Một người bơi ngang từ bờ tây sang bờ đông của một dòng sông rộng 20 m có dòng chảy hướng từ Bắc đến Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đên bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo dòng nước 40 m. Xác định độ dịch chuyển của người đó. Câu 30. Chọn đáp án đúng khi nói về tốc độ tức thời A. Tốc độ tức thời đại diện cho độ nhanh chậm của chuyển động trên cả quãng đường. B. Tốc độ tức thời chỉ mang tính đại diện cho độ nhanh chậm của chuyển động tại một thời điểm xác định. C. Tốc độ tức thời là tốc độ trung bình trong toàn bộ thời gian chuyển động D. Tốc độ tức thời là cách gọi khác của tốc độ trung bình.
  4. Câu 31. Chọn đáp án đúng A. Vận tốc trung bình là một đại lượng có hướng. B. Vận tốc trung bình là một đại lượng vô hướng. C. Tốc độ trung bình là một đại lượng có hướng. D. Tốc độ tức thời là một đại lượng có hướng. Câu 32. Đâu không phải là đặc điểm của vecto vận tốc ? Vecto vận tốc có A. Gốc nằm trên vật chuyển động. B. Hướng là hướng của độ dịch chuyển. C. Độ lớn tỉ lệ với độ lớn của vận tốc. D. Độ lớn tỉ lệ với độ lớn của tốc độ. Câu 33. Một người bơi trong bể bơi yên lặng có thể đạt tới vận tốc 1 m/s. Nếu người này bơi xuôi dòng sông có dòng chảy với vận tốc 1 m/s thì có thể đạt vận tốc tối đa là A. 0 m/s. B. 1 m/s. C. 2 m/s. D. -2 m/s. Câu 34. Một ca nô chạy hết tốc lực trên mặt nước yên lặng có thể đạt 21,5 km/h. Ca nô này chạy xuôi dòng sông trong 1 giờ rồi quay lại thì phải mất 2 giờ nữa mới về tới vị trí ban đầu. Vận tốc chảy của dòng sông là A. 7,17 km/h. B. 21,5 km/h. C. 30,7 km/h. D. 17 km/h. Câu 35. Từ A một chiếc xe chuyển động thẳng trên một quãng đường dài 10 km, rồi sau đó lập tức quay về về A. Thời gian của hành trình là 20 phút. Tốc độ trung bình của xe trong thời gian này là A. 20 km/h. B. 30 km/h. C. 60 km/h. D. 40 km/h. Câu 36. Một chiếc xe chạy trên đoạn đường 40 km với tốc độ trung bình là 80 km/h, trên đoạn đường 40 km tiếp theo với tốc độ trung bình là 40 km/h. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường 80 km này là A. 53 km/h. B. 65 km/h. C. 60 km/h. D. 50 km/h. Câu 37. Một chiếc xe chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB với tốc độ trung bình là v. Câu nào sau đây đúng? A. Xe chắc chắn chuyển động thẳng đều với tốc độ là v. B. Quãng đường xe chạy được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động. C. Tốc độ trung bình trên các quãng đường khác nhau trên đường thẳng AB có thể là khác nhau. D. Thời gian chạy tỉ lệ với tốc độ v. Câu 38. Một máy bay cất cánh từ Hà Nội đi Bắc Kinh vào hồi 9 giờ 30 phút theo giờ Hà Nội và đến Bắc Kinh vào lúc 14 giờ 30 phút cùng ngày theo giờ địa phương. Biết rằng giờ Bắc Kinh nhanh hơn giờ Hà Nội 1 giờ. Biết tốc độ trung bình của máy bay là 1000 km/h. Coi máy bay bay theo đường thẳng. Khoảng cách từ Hà Nội đến Bắc Kinh là A. 4000 km. B. 6000 km. C. 3000 km. D. 5000 km. Câu 39. Một ô tô chạy trên đường thẳng. Ở 1/3 đoạn đầu của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 40 km/h, ở 2/3 đoạn sau của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 60 km/h. Tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là A. 120/7 km/h. B. 360/7 km/h. C. 55 km/h. D. 50 km/h. Câu 40. Một chiếc xe từ A đến B mất một khoảng thời gian t với tốc độ trung bình là 48 km/h. Trong 1/4 khoảng thời gian đầu nó chạy với tốc độ trung bình là v1 = 30 km/h. Trong khoảng thời gian còn lại nó chạy với tốc độ trung bình bằng A. 56 km/h. B. 50 km/h. C. 52 km/h. D. 60 km/h.