Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đăng Lưu

doc 3 trang thaodu 8000
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đăng Lưu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_10_ma_de_132_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Phan Đăng Lưu

  1. SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2017-2018 TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU MÔN VẬT LÍ - LỚP 10 (Đề kiểm tra có 03 trang) Thời gian làm bài : 45 phút Họ và tên học sinh : Số báo danh : Mã đề 132 Câu 1: Một vật có khối lượng m = 5(kg) trượt từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng có chiều dài S = 20(m) và nghiêng góc 300 so với phương ngang. Công của trọng lực tác dụng lên vật khi vật đi hết dốc có độ lớn là A. 850(J). B. 500(J). C. 1000(J). D. 0,5(J). Câu 2: Một vòng nhôm mỏng có đường kính 50 (mm) và có trọng lượng P = 68.10 -3 (N) được treo vào một lực kế lò xo sao cho đáy của vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Biết hệ số căng mặt ngoài của nước là 72.10-3 (N/m), lực tối thiểu để kéo vòng nhôm ra khỏi mặt nước bằng A. 1,13.10-2 (N). B. 9,06.10-2 (N). C. 22,6.10-2 (N). D. 2,26.10-2 (N). Câu 3: Cách đọc kết quả phép đo hệ số căng bề mặt của nước trong trường hợp nào sau đây là đúng? A.  = 0,0734 0,01 (N/m). B.  = 0,0734 0,002 (N/m). C.  = 0,0734 0,0002 (N/m). D.  = 0,0734 0,005 (N/m). Câu 4: Một viên đạn có khối lượng m đang bay theo phương ngang với vận tốc v = 500 (m/s) thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh một bay lên hợp với phương ngang một góc 60 0, mảnh hai bay xuống hợp với phương ngang một góc 300. Độ lớn vận tốc của mảnh thứ hai là A. 400( m/s). B. 500 (m/s). C. 250 (m/s). D. 866 (m/s). Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự nở vì nhiệt của vật rắn? A. Giữa hai đầu thanh ray bao giờ cũng có một khe hở. B. Sự nở vì nhiệt của vật rắn chỉ có hại. C. Ống dẫn khí hay chất lỏng trên những đường ống dài phải tạo ra các vòng uốn. D. Tôn lợp nhà phải có hình lượn sóng. Câu 6: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng? A. Bong bóng xà phòng lơ lửng có dạng gần hình cầu. B. Chiếc đinh ghim dính mỡ có thể nổi trên mặt nước. C. Giọt nước đọng trên lá sen. D. Nước chảy từ vòi ra ngoài. Câu 7: Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng? A. Nội năng là nhiệt lượng. B. Nội năng của một vật có thể tăng thêm hoặc giảm đi. C. Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác. D. Nội năng là một dạng năng lượng. Câu 8: Đường đẳng tích trong hệ trục tọa độ OPT là A. một đường thẳng song song với trục OT. B. một đường hypebol. C. một đường thẳng nếu kéo dài thì đi qua gốc tọa độ. D. một đường thẳng song song với trục OP. Câu 9: Một khối khí lí tưởng được nén đẳng nhiệt từ thể tích 25 (lít) đến thể tích 5 (lít) thì áp suất tăng thêm 1(atm). Áp suất ban đầu của khí là A. 4 (atm) B. 0,25 (atm) C. 0,16 (atm) D. 0,75 (atm) Câu 10: Một vật có khối lượng 1 (kg), trượt không ma sát và không vận tốc đầu từ đỉnh B của mặt phẳng nghiêng một góc α = 30 0 so với mặt phẳng ngang. Đoạn BC = 50 (cm). Lấy g = 10 (m/s 2), vận tốc tại chân dốc C là A. 7,07 (m/s). B. 3 (m/s). C. 10(m/s). D. 2,24 (m/s). Trang 1/3 - Mã đề 132
  2. Câu 11: Phân loại chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng? A. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. B. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình. C. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể. D. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình. Câu 12: Biểu thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng tích? 1 p p p A. p  T B. p  C. =const D. 1 = 2 T T T1 T2 Câu 13: Từ điểm M có độ cao so với mặt đất là 0,8 (m) ném xuống một vật với vận tốc đầu 2(m/s). Biết khối lượng của vật bằng 0,5 (kg), lấy g = 10( m/s 2), mốc thế năng tại mặt đất. Khi đó cơ năng của vật bằng A. 1( J). B. 8 (J). C. 4( J). D. 5 (J). Câu 14: Một cái bơm chứa 100 (cm 3) không khí ở nhiệt độ 27 0C và áp suất 105 (Pa). Khi không khí bị nén xuống còn 20 (cm3) và nhiệt độ tăng lên tới 3270 C thì áp suất của không khí trong bơm là 5 5 5 5 A. p2 = 9.10 (Pa). B. p2 = 10.10 (Pa). C. p2 = 7.10 (Pa). D. p2 = 8.10 (Pa). Câu 15: Chọn phát biểu sai khi nói về thế năng trọng trường: A. Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức Wt = mgz. B. Thế năng trọng trường của một vật là năng lượng mà vật có do nó được đặt tại một vị trí xác định trong trọng trường của Trái đất. C. Thế năng trọng trường có đơn vị là N/m2. D. Khi tính thế năng trọng trường, có thể chọn mặt đất làm mốc tính thế năng. Câu 16: Hệ thức nào sau đây không đúng với phương trình trạng thái khí lý tưởng? pT p V p V pV A. = const. B. 1 1 2 2 C. = const. D. pV ~ T. V T1 T2 T Câu 17: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên, trong quá trình chuyển động của vật thì A. động năng tăng, thế năng tăng. B. động năng tăng, thế năng giảm. C. động năng giảm, thế năng giảm. D. động năng giảm, thế năng tăng. Câu 18: Khi giữ nguyên nhiệt độ nhưng tăng thể tích thì áp suất khí A. không thay đổi. B. chưa kết luận được. C. giảm. D. tăng. Câu 19: Trong các hệ thức sau, hệ thức biểu diễn quá trình nung nóng đẳng tích một lượng khí là A. ∆U = Q. B. ∆U = 0. C. ∆U = A + Q. D. ∆U = A. Câu 20: Một động cơ điện cung cấp công suất 15(kW) cho 1 cần cẩu nâng vật 1000(kg) chuyển động đều lên cao 30(m). Lấy g = 10(m/s2). Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó là A. 5 (s). B. 15 (s). C. 20 (s). D. 10 (s). Câu 21: Chọn phát biểu đúng. Khi vận tốc của một vật tăng gấp hai, thì A. gia tốc của vật tăng gấp hai. B. thế năng của vật tăng gấp hai. C. động lượng của vật tăng gấp bốn. D. động năng của vật tăng gấp bốn. Câu 22: Kết luận nào sau đây là đúng? A. Chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng giống như chất rắn đơn tinh thể. B. Chất rắn vô định hình có tính dị hướng giống như chất rắn đa tinh thể. C. Chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng giống như chất rắn đa tinh thể. D. Chất rắn vô định hình có tính dị hướng giống như chất rắn đơn tinh thể. Câu 23: Thế năng hấp dẫn là đại lượng A. véctơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không. B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không. C. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. D. véctơ có cùng hướng với véctơ trọng lực. Câu 24: Một thước thép ở 20 ( 0C) có độ dài 1000 (mm). Biết hệ số nở dài của thép là 11.10 -6 (K-1). Khi nhiệt độ tăng thêm 40 (0C), thước thép này dài thêm A. 0,44 (mm) B. 0,32 (mm). C. 0,22 (mm). D. 4,2 (mm). Trang 2/3 - Mã đề 132
  3. Câu 25: Nhận xét nào sau đây không phù hợp với khí lí tưởng? A. Các phân tử chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao. B. Thể tích các phân tử có thể bỏ qua. C. Khối lượng các phân tử có thể bỏ qua. D. Các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm. Câu 26: Trong một động cơ điezen, khối khí có nhiệt độ ban đầu là 32 0C được nén để thể tích giảm bằng 1/16 thể tích ban đầu và áp suất tăng bằng 48 lần áp suất ban đầu. Nhiệt độ khối khí sau khi nén sẽ bằng A. 6420C B. 9150C C. 1320C D. 642 K Câu 27: Một ôtô khối lượng 1000( kg) chuyển động với vận tốc 72 (km/h). Động năng của ôtô có giá trị A. 51,84.105 (J). B. 25,92.105 (J). C. 2.105( J). D. 105 (J). Câu 28: Người ta dùng tấm vải bạt che mưa vì A. lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước chui qua các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt. B. nước dính ướt vải bạt. C. nước không dính ướt vải bạt. D. hiện tượng mao dẫn đã ngăn cản không cho nước thấm qua các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt. Câu 29: Một quả cầu khối lượng 2,0 (kg) chuyển động với vận tốc 3,0 (m/s) tới va chạm vào quả cầu thứ hai khối lượng 3,0 (kg) đang chuyển động với vận tốc 1,0 (m/s) cùng chiều với quả cầu thứ nhất. Sau va chạm, hai quả cầu dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Vận tốc của hai quả cầu sau khi va chạm là A. 1,5 (m/s). B. 0,6 (m/s). C. 1,8 (m/s). D. 2 (m/s). Câu 30: Chọn phát biểu sai Hệ số căng bề mặt chất lỏng A. có đơn vị là N/m. B. phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. C. phụ thuộc vào nhiệt độ. D. phụ thuộc vào bề mặt của chất lỏng. HẾT Học sinh không được sử dụng tài liệu; Giáo viên không được giải thích gì thêm. Trang 3/3 - Mã đề 132