Bộ 21 Đề thi Sinh học 10 Cánh Diều cuối kì 2 (Kèm đáp án)

pdf 177 trang Thái Huy 30/04/2025 2530
Bạn đang xem 25 trang mẫu của tài liệu "Bộ 21 Đề thi Sinh học 10 Cánh Diều cuối kì 2 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbo_21_de_thi_sinh_hoc_10_canh_dieu_cuoi_ki_2_kem_dap_an.pdf

Nội dung text: Bộ 21 Đề thi Sinh học 10 Cánh Diều cuối kì 2 (Kèm đáp án)

  1. Bộ 21 Đề thi Sinh học 10 Cánh Diều cuối kì 2 (Kèm đáp án) - DeThi.edu.vn (3). Nguyên phân tạo ra tế bào mang bộ NST đơn bội (n) còn giảm phân tạo ra các tế bào mang bộ NST lưỡng bội (2n). (4). Giảm phân có kì trung gian giống với kì trung gian của nguyên phân. (5). Kì giữa của giảm phân II và nguyên phân là giống nhau, các NST cùng co xoắn cực đại và xếp 1 hàng trên mặ phẳng xích đạo Số nhận định không đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 28: Hình bên mô tả một tế bào đang ở kì nào của giảm phân? A. Kì giữa II. B. Kì sau II. C. Kì sau I. D. Kì đầu I. ----------------------------------------------- PHẦN B. TỰ LUẬN (4 Câu = 3.0 Điểm) Câu 29 (1. 0 điểm): Nêu ý nghĩa của quá trình phân giải polysaccharide đối với vi sinh vật? Con người đã ứng dụng khả năng phân giải polysaccharide của vi sinh vật để làm gì? Câu 30 (1. 0 điểm): Kể tên một số thuốc kháng sinh trên thị trường mà em biết. Nêu ý nghĩa của việc dùng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn? Câu 31 (0,5 điểm): Ở vi khuẩn Lactic, trong điều kiện nuôi tối ưu thì thời gian thế hệ (g) của chúng là 30 phút. Nếu mật độ vi khuẩn Lactic ban đầu ở pha lũy thừa là 10 tế bào/ml được nuôi trong điều kiện tối ưu thì sau bao lâu sẽ tạo ra 640 tế bào/ml? Câu 32 (0,5 điểm): Để sản xuất các enzyme có thể hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao thì sử dụng nhóm vi sinh vật nào? Vì sao? ----------------HẾT------------------ (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) DeThi.edu.vn
  2. Bộ 21 Đề thi Sinh học 10 Cánh Diều cuối kì 2 (Kèm đáp án) - DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN PHẦN A: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (28 Câu = 7.0 Điểm) 1. A 2. A 3. D 4. B 5. A 6. D 7. A 8. A 9. D 10. C 11. C 12. B 13. A 14. C 15. B 16. D 17. A 18. C 19. D 20. C 21. B 22. B 23. B 24. D 25. C 26. C 27. B 28. D PHẦN B: TỰ LUẬN (3.0 Điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm Nêu ý nghĩa của quá trình phân giải polysaccharide đối với vi sinh vật? Con người đã ứng dụng khả năng phân giải polysaccharide của vi sinh vật để làm gì? Ý nghĩa của quá trình phân giải polysaccharide đối với vi sinh vật: Nhờ có quá trình phân giải polysaccharide, vi sinh vật có khả năng phân giải các polysaccharide thành các phân tử đường, phân tử đường sau đó được 0.5 điểm Câu 29 sử dụng làm nguyên liệu xây dựng tế bào, chuyển hoá thành pyruvic (1.0 điểm) acid, phân giải tiếp thành CO2, H2O theo theo con đường hô hấp để thu năng lượng hoặc được chuyển hoá thành hợp chất hữu cơ. Con người đã ứng dụng khả năng phân giải polysaccharide của vi sinh vật để: Phân hủy xác thực vật thành phân bón hữu cơ nhằm làm giàu chất 0.5 điểm dinh dưỡng cho đất, sản xuất ethanol sinh học, làm sữa chua, muối rau, củ, thịt, cá, tôm, Kể tên một số thuốc kháng sinh trên thị trường mà em biết. Nêu ý nghĩa của việc dùng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn? - Các thuốc kháng sinh trên thị trường như penicilin, tetracylin, 0.5 điểm amocxicilin, phenicol,lincosamid,... Câu 30 Ý nghĩa của việc dùng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh nhiễm (1.0 điểm) khuẩn: Thuốc kháng sinh là chế phẩm có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu sự sinh trưởng của một hoặc một vài nhóm vi sinh vật giúp điều 0.5 điểm trị các bệnh gây ra bởi vi khuẩn, cứu sống nhiều người và thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Ở vi khuẩn Lactic, trong điều kiện nuôi tối ưu thì thời gian thế hệ (g) của chúng là 30 phút. Nếu mật độ vi khuẩn Lactic ban đầu ở pha lũy thừa là 10 tế bào/ml được Câu 31 nuôi trong điều kiện tối ưu thì sau bao lâu sẽ tạo ra 640 tế bào/ml? (0.5 điểm) Thời gian thế hệ (g) là thời gian tính từ khi một tế bào sinh ra cho đến 0.25 khi tế bào đó phân chia. Như vậy sau thời gian thế hệ, số tế bào trong điểm quần thể sẽ tăng gấp đôi. Gọi N0 là số lượng tế bào của quần thể vi sinh DeThi.edu.vn
  3. Bộ 21 Đề thi Sinh học 10 Cánh Diều cuối kì 2 (Kèm đáp án) - DeThi.edu.vn vật ban đầu (N0 = 10 tế bào/ml); Nt là số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật sau thời gian t (Nt = 640 tế bào/ml); n là số lần phân chia của vi sinh vật sau thời gian t; g là thời gian thế hệ của vi sinh vật đang xét (g = 30 phút). Ta có biểu thức mô phỏng mối liên hệ giữa các yếu tố trên như t/g n sau: Nt = N0.2 = N0.2 . t/g n n n Áp dụng công thức: Nt = N0.2 = N0.2 Ta có: 640 = 10 x 2 → 2 = 0.25 640/10 = 64 → n = 6 t = g x n = 30 x 6 = 180 (phút) điểm Để sản xuất các enzyme có thể hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao thì sử dụng nhóm vi sinh vật nào? Vì sao? Câu 32 Để sản xuất các enzyme có thể hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao thì (0.5 điểm) sử dụng các vi sinh vật có khả năng ưa nhiệt (ví dụ vi khuẩn ưa nhiệt 0.5 điểm Thermus aquaticus) vì chúng có thể hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao. DeThi.edu.vn
  4. Bộ 21 Đề thi Sinh học 10 Cánh Diều cuối kì 2 (Kèm đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 3 SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN DỤC MÔN SINH HỌC LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 15 câu) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 401 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không thuộc virut? A. Có thể sống trong môi trường ngoại bào có các chất hữu cơ. B. Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ. C. Chỉ có vỏ là protein và lõi là nucleic acid. D. Một dạng sống đặc biệt chưa có cấu trúc tế bào. Câu 2: Một trong những phương pháp nghiên cứu vi sinh vật là? A. Tiểu phẫu. B. Sát trùng. C. Vi phẫu. D. Soi tươi. Câu 3: Một trong những vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên? A. Tổng hợp một số vitamin, amino acid. B. Cộng sinh trong cơ thể người. C. Sử dụng trong chế biến thực phẩm. D. Cộng sinh với nhiều loài sinh vật. Câu 4: Hình thức sinh sản nào sau đây không xuất hiện ở vi sinh vật? A. Phân đôi. B. Sinh sản sinh dưỡng. C. Nảy chồi. D. Hình thành bào tử. Câu 5: Kháng sinh ức chế và tiêu diệt vi khuẩn theo cơ chế gì? A. Ức chế tổng hợp thành tế bào, protein hay nucleic acid. B. Ức chế tổng hợp thành tế bào, protein hay carbohydrate. C. Ức chế tổng hợp thành tế bào, lipit hay nucleic acid. D. Ức chế tổng hợp màng tế bào, protein hay nucleic acid. Câu 6: Nhóm sinh vật nào sau đây là vi sinh vật? A. Vi khuẩn, Archaea, vi nấm, vi tảo, nấm đơn bào, côn trùng, động vật nguyên sinh. B. Vi khuẩn, động vật đa bào, vi nấm, vi tảo, nấm đơn bào, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh. C. Vi khuẩn, Archaea, vi nấm, vi tảo, nấm đơn bào, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh. D. Vi khuẩn, virus, vi nấm, vi tảo, nấm đơn bào, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh. Câu 7: Công nghệ tế bào thực vật là: A. quy trình ứng dụng di truyền học vào trong tế bào. B. quy trình nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra các cây có kiểu gen giống nhau. C. quy trình sản xuất để tạo ra cây hoàn chỉnh. D. quy trình nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra các cây có kiểu gen khác nhau. Câu 8: Khi nói về phân bào giảm phân, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất cả mọi tế bào đều có thể tiến hành giảm phân. B. Quá trình giảm phân luôn tạo ra tế bào con có bộ NST đơn bội. C. Sự phân bào giảm phân luôn dẫn tới quá trình tạo giao tử. D. Từ 1 tế bào (2n) qua giảm phân bình thường sẽ tạo ra bốn tế bào (n). Câu 9: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, sản phẩm chuyển hóa DeThi.edu.vn
  5. Bộ 21 Đề thi Sinh học 10 Cánh Diều cuối kì 2 (Kèm đáp án) - DeThi.edu.vn tăng lên sẽ dẫn đến hiện tượng: A. số vi sinh vật tăng lên theo cấp số nhân. B. số vi sinh vật sinh ra bằng số sinh vật chết đi. C. quần thể vi sinh vật bị suy vong. D. tăng tốc độ sinh trưởng của vi sinh vât. Câu 10: Virus được cấu tạo từ 2 thành phần chính gồm: A. vỏ ngoài và vỏ capsid. B. lõi nucleic acid và vỏ capsid. C. gai glycoprotein và lõi nucleic acid. D. lõi nucleic acid và vỏ ngoài. Câu 11: Nguyên phân là hình thức phân bào xảy ra ở các tế bào: A. tế bào mầm sinh dục và tế bào sinh dục chín. B. tế bào sinh dưỡng và sinh dục sơ khai. C. tế bào mầm sinh dục trong quá trình sinh giao tử. D. tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục chín. Câu 12: Sản phẩm được tạo ra từ quá trình lên men lactic là? A. Bia. B. Rượu vang. C. Dưa muối. D. Dấm ăn. Câu 13: Kì nào sau đây của phân bào nguyên phân có thời gian ngắn nhất? A. Kì đầu. B. Kì cuối. C. Kì sau. D. Kì giữa. Câu 14: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật? A. Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm. B. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi. C. Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loại. D. Nuôi cấy hạt phấn. Câu 15: Sự trao đổi chéo của các chromatid của các NST tương đồng xảy ra vào kì nào trong giảm phân? A. Kì sau I. B. Kì đầu I. C. Kì giữa I. D. Kì đầu II. II. TỰ LUẬN: Câu 1: (2,5 điểm) Trình bày sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở pha tiềm phát (pha lag) và pha lũy thừa (pha log) trong môi trường nuôi cấy không liên tục? Ở vi khuẩn E. coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi một lần. Tính số tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli có được sau 3 giờ 20 phút từ một tế bào vi khuẩn ban đầu? Câu 2: (2,5 điểm) Trình bày giai đoạn hấp phụ và giai đoạn xâm nhập ở chu trình nhân lên của virus trong tế bào vật chủ? Tại sao dùng chế phẩm thể thực khuẩn phun lên rau quả lại có thể bảo vệ được rau quả lâu dài hơn? Dùng chế phẩm này liệu có an toàn cho người dùng? Giải thích? ------ HẾT ------ DeThi.edu.vn
  6. Bộ 21 Đề thi Sinh học 10 Cánh Diều cuối kì 2 (Kèm đáp án) - DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM 1. A 2. D 3. D 4. B 5. A 6. C 7. B 8. D 9. C 10. B 11. B 12. C 13. C 14. D 15. B II. TỰ LUẬN Câu Đáp án Điểm Câu 1 - Pha tiềm phát (pha lag): Tính từ khi vi khuẩn được nuôi cấy cho đến khi chúng bắt 1đ đầu sinh trưởng (phân chia). Ở pha này, vi khuẩn dần thích nghi với môi trường, tổng hợp vật chất chuẩn bị cho sự phân chia. - Pha lũy thừa (pha log): Vi sinh vật phân chia mạnh mẽ theo tiềm năng, số lượng tế 1đ bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đại ở cuối pha. - 3 giờ 20 phút = 200 phút. Cứ 20 phút vi khuẩn E. coli lại phân đôi một lần → Số lần 0,5đ phân chia của tế bào vi khuẩn E. coli trong 3 giờ 20 phút là: 200 : 20 = 10 → Số tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli có được sau 3 giờ 20 phút từ một tế bào vi khuẩn ban đầu là 210 = 1024. Câu 2 - Giai đoạn hấp phụ: Virus bám lên bề mặt tế bào chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ 1đ thể của tế bào chủ. - Giai đoạn xâm nhập: Với phagơ: Phá huỷ thành tế bào nhờ enzim, bơm nuclêic acid 1đ vào tế bào, vỏ nằm ngoài. Với virus động vật: Đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chủ, sau đó cởi vỏ để giải phóng nuclêic acid. - Vì thực khuẩn thể có thể xâm nhập tiêu diệt vi khuẩn gây hại, do đó làm chậm quá 0,5đ trình bị thâm hay hư hỏng của rau quả. Tùy vào trường hợp, nếu sử dụng chế phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng thì không ảnh hưởng đến chất lượng hoa quả cũng như người tiêu dùng. Nhưng nếu lạm dụng để thu được lợi nhuận cao thì sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng cho người sử dụng. DeThi.edu.vn
  7. Bộ 21 Đề thi Sinh học 10 Cánh Diều cuối kì 2 (Kèm đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 4 SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN DỤC MÔN SINH HỌC LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 15 câu) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 402 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Kì nào sau đây của phân bào nguyên phân có thời gian ngắn nhất? A. Kì cuối. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì sau. Câu 2: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, sản phẩm chuyển hóa tăng lên sẽ dẫn đến hiện tượng: A. quần thể vi sinh vật bị suy vong. B. số vi sinh vật tăng lên theo cấp số nhân. C. số vi sinh vật sinh ra bằng số sinh vật chết đi. D. tăng tốc độ sinh trưởng của vi sinh vât. Câu 3: Kháng sinh ức chế và tiêu diệt vi khuẩn theo cơ chế gì? A. Ức chế tổng hợp thành tế bào, lipit hay nucleic acid. B. Ức chế tổng hợp màng tế bào, protein hay nucleic acid. C. Ức chế tổng hợp thành tế bào, protein hay carbohydrate. D. Ức chế tổng hợp thành tế bào, protein hay nucleic acid. Câu 4: Một trong những phương pháp nghiên cứu vi sinh vật là? A. Vi phẫu. B. Tiểu phẫu. C. Sát trùng. D. Soi tươi. Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không thuộc virut? A. Chỉ có vỏ là protein và lõi là nucleic acid. B. Một dạng sống đặc biệt chưa có cấu trúc tế bào. C. Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ. D. Có thể sống trong môi trường ngoại bào có các chất hữu cơ. Câu 6: Nhóm sinh vật nào sau đây là vi sinh vật? A. Vi khuẩn, virus, vi nấm, vi tảo, nấm đơn bào, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh. B. Vi khuẩn, Archaea, vi nấm, vi tảo, nấm đơn bào, côn trùng, động vật nguyên sinh. C. Vi khuẩn, Archaea, vi nấm, vi tảo, nấm đơn bào, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh. D. Vi khuẩn, động vật đa bào, vi nấm, vi tảo, nấm đơn bào, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh. Câu 7: Một trong những vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên? A. Cộng sinh trong cơ thể người. B. Cộng sinh với nhiều loài sinh vật. C. Sử dụng trong chế biến thực phẩm. D. Tổng hợp một số vitamin, amino acid. Câu 8: Sản phẩm được tạo ra từ quá trình lên men lactic là? A. Dấm ăn. B. Dưa muối. C. Bia. D. Rượu vang. Câu 9: Công nghệ tế bào thực vật là: A. quy trình sản xuất để tạo ra cây hoàn chỉnh. B. quy trình nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra các cây có kiểu gen giống nhau. DeThi.edu.vn
  8. Bộ 21 Đề thi Sinh học 10 Cánh Diều cuối kì 2 (Kèm đáp án) - DeThi.edu.vn C. quy trình nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra các cây có kiểu gen khác nhau. D. quy trình ứng dụng di truyền học vào trong tế bào. Câu 10: Khi nói về phân bào giảm phân, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Từ 1 tế bào (2n) qua giảm phân bình thường sẽ tạo ra bốn tế bào (n). B. Tất cả mọi tế bào đều có thể tiến hành giảm phân. C. Quá trình giảm phân luôn tạo ra tế bào con có bộ NST đơn bội. D. Sự phân bào giảm phân luôn dẫn tới quá trình tạo giao tử. Câu 11: Nguyên phân là hình thức phân bào xảy ra ở các tế bào: A. tế bào sinh dưỡng và sinh dục sơ khai. B. tế bào mầm sinh dục và tế bào sinh dục chín. C. tế bào mầm sinh dục trong quá trình sinh giao tử. D. tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục chín. Câu 12: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật? A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loại. C. Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm. D. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi. Câu 13: Virus được cấu tạo từ 2 thành phần chính gồm: A. lõi nucleic acid và vỏ ngoài. B. lõi nucleic acid và vỏ capsid. C. gai glycoprotein và lõi nucleic acid. D. vỏ ngoài và vỏ capsid. Câu 14: Hình thức sinh sản nào sau đây không xuất hiện ở vi sinh vật? A. Nảy chồi. B. Phân đôi. C. Hình thành bào tử. D. Sinh sản sinh dưỡng. Câu 15: Sự trao đổi chéo của các chromatid của các NST tương đồng xảy ra vào kì nào trong giảm phân? A. Kì sau I. B. Kì đầu II. C. Kì giữa I. D. Kì đầu I. II. TỰ LUẬN: Câu 1: (2,5 điểm) Trình bày sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở pha cân bằng và pha suy vong trong môi trường nuôi cấy không liên tục? Ở vi khuẩn lactic, khi sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất thì thời gian thế hệ (g) của chúng là 100 phút. Hỏi nếu một nhóm vi khuẩn lactic gồm 15 vi khuẩn được nuôi cấy trong điều kiện tối ưu thì sau bao lâu sẽ tạo ra 960 cá thể ở thế hệ cuối cùng? Câu 2: (2,5 điểm) Trình bày giai đoạn tổng hợp và giai đoạn lắp ráp ở chu trình nhân lên của virus trong tế bào vật chủ? Nếu vật chất di truyền của virus là RNA thì mỗi hạt virus, ngoài các phân tử RNA và lớp vỏ capsid còn có thêm những protein gì? Giải thích? ------ HẾT ------ DeThi.edu.vn
  9. Bộ 21 Đề thi Sinh học 10 Cánh Diều cuối kì 2 (Kèm đáp án) - DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM 1. D 2. A 3. D 4. D 5. D 6. C 7. B 8. B 9. B 10. A 11. A 12. A 13. B 14. D 15. D II. TỰ LUẬN Câu Đáp án Điểm Câu 1 - Pha cân bằng: Dinh dưỡng trong môi trường giảm, chất độc hại tăng. Tốc độ sinh 1đ trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. Lượng tế bào sinh ra bằng lượng tế bào chết đi. - Pha suy vong: Số lượng tế bào trong quần thể ngày càng giảm do chất dinh dưỡng 1đ cạn kiệt, chất độc hại tích lũy ngày càng nhiều. t/g n - Ta có: Nt = No.2 = No.2 0,5đ Đề bài đã cho : Nt = 960 ; No = 15 ; g = 100 phút . Thay các số liệu này vào biểu thức trên, ta được : 960 = 15.2t/100 = 15.2n => t = 600 phút, n = 6 lần. Vậy nếu một nhóm vi khuẩn lactic gồm 15 cá thể được nuôi cấy trong điều kiện tối ưu thì sau 600 phút sẽ tạo ra 960 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Câu 2 - Giai đoạn tổng hợp: Virus sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp 1đ nuclêic acid và prôtêin cho mình. - Giai đoạn lắp ráp: Lắp nuclêic acid vào prôtêin vỏ để tạo thành virus hoàn chỉnh. 1đ - Enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp RNA như enzyme sao chép ngược (tổng 0,5đ hợp phân tử DNA từ mạch khuôn là RNA), enzyme giúp tích hợp hệ gene virus vào hệ gene tế bào chủ và một số enzyme giúp lắp ráp và giải phóng virus ra khỏi tế bào. DeThi.edu.vn
  10. Bộ 21 Đề thi Sinh học 10 Cánh Diều cuối kì 2 (Kèm đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II BẮC GIANG MÔN: SINH HỌC LỚP 10, THPT Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Đề kiểm tra có 03 trang Mã đề: 401 A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Câu 1: Dạng năng lượng được sử dụng chủ yếu cho các hoạt động sống của tế bào là A. hóa năng. B. nhiệt năng. C. cơ năng. D. điện năng. Câu 2: Enzyme có bản chất là A. nucleic acid. B. protein. C. carbohydrate. D. phospholipid. Câu 3: Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng được gọi là quá trình A. dị hóa. B. hô hấp tế bào. C. lên men. D. quang hợp. Câu 4: Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở A. màng ngoài của lục lạp. B. màng trong của lục lạp. C. màng thylakoid của lục lạp. D. chất nền của lục lạp. Câu 5: Phương thức truyền thông tin giữa các tế bào phụ thuộc vào A. kích thước của tế bào đích. B. hình dạng của tế bào đích. C. khoảng cách giữa các tế bào. D. kích thước của các phân tử tín hiệu. Câu 6: Cho các giai đoạn sau đây (1) Giai đoạn truyền tin. (2) Giai đoạn đáp ứng. (3) Giai đoạn tiếp nhận. Quá trình truyền tin giữa các tế bào diễn ra theo trình tự nào dưới đây? A. (3) → (1) → (2). B. (1) → (3) → (2). C. (1) → (2) → (3). D. (3) → (2) → (1). Câu 7: Sự kiện nào dưới đây khởi đầu cho quá trình truyền tin giữa các tế bào? A. Thay đổi hình dạng của thụ thể. B. Hoạt hóa đáp ứng đặc hiệu ở tế bào đích. C. Chuỗi phản ứng sinh hóa trong tế bào diễn ra. D. Tế bào phát hiện ra phân tử tín hiệu bên ngoài. Câu 8: Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào dựa trên đặc tính nào sau đây? A. Tính đặc thù của các tế bào. B. Tính đa dạng của các tế bào giao tử. C. Tính ưu việt của các tế bào nhân thực. D. Tính toàn năng của tế bào. Câu 9: Cừu Dolly được tạo ra bằng phương pháp nhân bản vô tính không có đặc điểm nào sau đây? A. Tuổi thọ ngắn hơn các cá thể cùng loài được sinh ra bằng phương pháp tự nhiên. B. Mang các đặc điểm di truyền giống hệt cá thể cừu mẹ đã mang thai và sinh ra nó. C. Được sinh ra từ tế bào soma, không cần có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. D. Có giai đoạn phôi thai diễn ra trong tử cung của con cừu cái như các cá thể cùng loài. Câu 10: Trong chu kì tế bào pha nào sau đây không thuộc kì trung gian? A. Pha G1. B. Pha S. C. Pha M. D. Pha G2. Câu 11: Trong giảm phân nhiễm sắc thể xếp thành hàng trên mặt phẳng của thoi phân bào ở A. kì giữa I và kì sau II. B. kì đầu I và kì giữa II. C. kì giữa II và kì sau II. D. Kì giữa I và kì giữa II. Câu 12: Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là vi sinh vật? A. Vi khuẩn. B. Vi nấm. C. Nguyên sinh động vật. D. Côn trùng. Câu 13: Một loại vi khuẩn chỉ cần amino acid loại methionine làm chất dinh dưỡng hữu cơ và sống trong hang động không có ánh sáng. Kiểu dinh dưỡng của loại vi khuẩn này là A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. hóa dị dưỡng. D. hóa tự dưỡng. Câu 14: Sản phẩm nào sau đây không phải là sản phẩm của công nghệ vi sinh vật? A. Sữa chua. B. Lúa mì. C. Vaccine. D. Chất kháng sinh. DeThi.edu.vn