Đề cương ôn tập thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 10 (Nâng cao) - Năm học 2019-2020

docx 8 trang thaodu 14770
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 10 (Nâng cao) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_thi_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_10_nang_cao_na.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 10 (Nâng cao) - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ I – SINH HỌC 10 NÂNG CAO NĂM HỌC: 2019 – 2020  I- TRẮC NGHIỆM: 1- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG: Câu 1: Sinh vật thuộc giới nào sau đây có đặc điểm cấu tạo nhân tế bào khác hẳn với các giới còn lại? A. Giới nấm B. Giới động vật C. Giới thực vật D. Giới khởi sinh Câu 2: Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự lớn dần: A. Loài - chi - bộ - họ - lớp - ngành - giới. B. Giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài. C. Loài - bộ - họ - chi - lớp - ngành - giới. D. Loài - chi- họ - bộ - lớp - ngành - giới. Câu 3: Sinh vật nhân thực được phân thành những giới: A. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới động vật, giới thực vật. B. Giới khởi sinh, giới tảo, giới động vật, giới thực vật. C. Giới nguyên sinh, giới nấm, giới động vật, giới thực vật. D. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới động vật, giới thực vật. Câu 4: Đặc điểm chung của giới thực vật: A. Sinh vật nhân thực, tự dưỡng hoặc dị dưỡng, thành tế bào cấu tạo bằng xenlulôzơ. B. Sinh vật nhân thực, tự dưỡng, thành tế bào cấu tạo bằng xenlulôzơ và kitin. C. Sinh vật nhân thực, tự dưỡng, sống cố định và phản ứng chậm. D. SV nhân thực, tự dưỡng, thành tế bào cấu tạo bằng xenlulôzơ, sống có định, có khả năng phản ứng chậm. Câu 5: Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới Nguyên sinh, giới Thực vật và giới Động vật: A. Tế bào cơ thể đều có nhân thực. B. Tế bào cơ thể đều có nhân sơ. C. Cơ thể đều có cấu tạo đơn bào. D. Cơ thể đều có cấu tạo đa bào. Câu 6: Một hệ thống tương đối hoàn chỉnh bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của nó được gọi là : A. Quần thể B. Loài sinh vật C. Hệ sinh thái D. Nhóm quần xã Câu 7: Các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới gồm : A. Khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng. B.Loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng. C. Cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể. D.Trình tự nuclêôtit, mức độ tổ chức cơ thể. Câu 8: Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung vì: A. Đều được cấu tạo từ tế bào. B. Đều có chung một tổ tiên. C. Sống trong những môi trường giống nhau. D. Đều có các đặc tính nổi trội. Câu 9: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là: A. Tế bào. B. Các đại phân tử . C. Mô. D. Cơ quan. Câu 10: Thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao được thể hiện: A. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, HST. B. Tế bào, cơ thể, quần xã, quần thể, HST. C. Cơ thể, quần thể, quần xã, HST. D. Quần xã, quần thể, HST, cơ thể, tế bào. Câu 11: Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì: A. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường. B. Có khả năng thích nghi với môi trường. C. Có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống. D. Phát triển và tiến hoá không ngừng. Câu 12: Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ: A. Khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường sống. B. Khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi.D. Khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật. D. Sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. 2- SINH HỌC TẾ BÀO: A, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO: Câu 1: Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật ngữ còn lại? A. Mônôsaccarit. B. Cacbonhiđrat. C. Đisaccarit. D. Polisaccarit. Câu 2: Trong phân tử prôtêin, số lượng và trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi polipeptit thể hiện cấu trúc: A. Bậc 1. B. Bậc 2. C. Bậc 3. D. Bậc 4. Câu 3: Điểm khác nhau giữa các nuclêôtit trên ADN: A. Đường C5H10O4. B. Bazơ nitơ. C. Axit photphoric. D. Đường C5H10O5 . Câu 4: Đường mía do hai phân tử đường nào sau đây kết hợp lại? A. Glucôzơ và Fructôzơ. B. Mantôzơ và tinh bột. C. Xenlulôzơ và Galactôzơ. D. Galactôzơ và tinh bột. Câu 5: Thành phần cấu tạo của Lipit: A. Glixêron và axit béo. B. Rượu và axit béo. C. Đường và rượu. D. Glucôzơ. Câu 6: Một đoạn phân tử ADN có 1800 nuclêôtit thì chiều dài là: A. 2040Ao. B. 4080Ao. C. 1020Ao. D. 3060Ao. Câu 7: Một đoạn phân tử ADN có 1800 nuclêôtit thì có chu kì xoắn là: A. 60. B. 120. C. 90. D. 900. Trang 1
  2. Câu 8: Một phân tử ADN có 2400 nuclêôtit. Số liên kết phôtphodieste giữa các nuclêotit là A. 2398 B. 2395 C. 2399 D. 2396 Câu 9: Trên một mạch của gen có 25% guanin và 35% xitôzin. Chiều dài của gen bằng 0,306 micrômet . Số liên kết hoá trị giữa các đơn phân của gen là: A. 798 liên kết. B. 898 liên kết. C. 1598 liên kết. D. 1798 liên kết Câu 10: Trên một mạch của gen có 25% guanin và 35% xitôzin. Chiều dài của gen bằng 0,306 micrômet Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là: A. A = T = 360; G = X = 540 B. A = T = 540; G = X = 360 C. A = T = 270; G = X = 630 D. A = T = 630; G = X = 270 Câu 11: Một gen có tỉ lệ từng loại nuclêôtit bằng nhau và có khối lượng 540000 đơn vị cacbon. Số liên kết hiđrô của gen bằng: A. 2340 liên kết. B. 2250 liên kết. C. 3120 liên kết. D. 4230 liên kết Câu 12: Gen có số cặp A – T bằng 2/3 số cặp G – X và có tổng số liên kết hoá trị giữa đường với axit phôtphoric bằng 4798. Khối lượng của gen và số liên kết hiđrô của gen lần lượt bằng: A. 720000 đ.v.C và 3120 liên kết. B. 720000 đ.v.C và 2880 liên kết C. 900000 đ.v.C và 3600 liên kết.D. 900000 đ.v.C và 3750 liên kết Câu 13: Một gen có chứa 132 vòng xoắn thì có chiều dài là bao nhiêu? A. 2244 A0 B. 4488 A0 C. 6732 A0 D. 8976 A0 Câu 14: Khoảng 34A0 là: A. Chiều dài của phân tử ADN B. Đường kính của phân tử ADN C. Chiều dài một vòng xoắn của ADN D. Chiều dài của một cặp đơn phân trong ADN Câu 15: Khoảng 20 ăngstron là chiều dài của: A. Một vòng xoắn của ADN B. Một đơn phân trong ADN C. Đường kính của ADN D. Một gen nằm trong phân tử ADN Câu 16: Giữa các đơn phân trong phân tử ADN có các loại liên kết hoá học nào sau đây? A. Liên kết peptit và liên kết hiđrô B. Liên kết hoá trị C. Liên kết hiđrô và liên kết hoá trị D. Liên kết hiđrô Câu 17: Câu có nội dung đúng trong các câu sau là: A. Đường có cấu tạo của ADN trong 6 nguyên tử cacbon. B. Trong ADN không có chứa bazơ timin mà có bazơ uraxin C. Tên gọi của đơn phân trong phân tử ADN được xác định bằng tên của bazơ nitơ trong đơn phân đó D. Mọi sinh vật đều chưa các phân tử ADN giống nhau Câu 18: ADN có tính chất nào sau đây? A. Tính ổn định tuyệt đối B. Tính luôn luôn biến đổi C. Tính đa dạng và tính đặc thù D. Cả ba tính chất trên Câu 19: Trong phân tử ADN, mạch được tạo từ các nuclêôtit liên kết nhau bằng liên kết hoá trị được gọi là: A. Mạch pôlinuclêôtit B. Mạch xoắn kép C. Mạch pôlipeptit D. Mạch xoắn cuộn Câu 20: Cho một đoạn mạch đơn của ADN có trình tự các nuclêôtit như sau: T – A – X – G – X – A Trật tự các nuclêôtit của đoạn mạch tương ứng còn lại là: A. A – T – G – X – G – T B. A – G – T – X – G – A C. T – A – X – G – X – A. D. A – X – G – X – A - T Câu 21: Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng ? A. Glucôzơ thuộc loại pôlisaccarit B. Đường mônôsaccarit có cấu trúc phức tạp hơn đường đisaccarit C. Galactôzơ còn được gọi là đường sữa D. Glicôgen là đường mônôsaccarit Câu 22: Nước có vai trò quan trọng đặc biệt với sự sống vì: A. Chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống. C. Có thể tồn tại ở nhiều dạng vật chất khác nhau. B. Cấu tạo từ 2 nguyên tố chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống. D. Có tính phân cực. Câu 23: Cấu trúc prôtêin có thể bị biến tính bởi: A. Liên kết phân cực của các phân tử nước. B.Nhiệt độ. C. Sự có mặt của O2 quá ít. D.Sự có mặt cuả CO2 quá nhiều. Câu 24: Trong ADN các nuclêôtit trên hai mạch đơn liên kết với nhau bằng: A. Liên kết hiđrô. B. Liên kết peptit. C. Liên kết cộng hóa trị. D. Liên kết glicôzit. Câu 25: Có 2 loại axit nuclêic chủ yếu là: A. tARN và rARN. B. mARN và ADN. C. ADN và ARN. D. ADN và tARN. Câu 26: Chất sau đây thuộc loại đường Pentôzơ A. Ribôzơ và fructôzơ B. Glucôzơ và đêôxiribôzơ C. Ribô zơ và đêôxiribôzơ D. Fructôzơ và Glucôzơ Câu 27: Phát biểu sau đây có nội dung đúng là: A. Trong mỡ chứa nhiều axít no B. Phân tử dầu có chứa 1glixêrol C. Trong mỡ có chứa 1glixêrol và 2 axit béo D. Dầu hoà tan không giới hạn trong nước. Câu 28: Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định bởi A. Số vòng xoắn. B. Chiều xoắn. C. Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các Nuclêôtit. D. Tỷ lệ A + T / G + X. Câu 29: Loại liên kết hoá học góp phần duy trì cấu trúc không gian của ADN là A. Cộng hoá trị. B. Hyđrô. C. Ion. D. Phôtphođieste. Câu 30: mARN được phiên mã từ và được dùng làm khuôn mẫu tổng hợp A. ADN / ARN. B. rARN / protein. C. ADN / protein. D. ADN / peptit Câu 31: Chức năng của ADN là Trang 2
  3. A. Cấu tạo nên riboxôm là nơi tổng hợp protein. B. Truyền thông tin tới riboxôm. C. Vận chuyển axit amin tới ribôxôm. D. Lưu trữ, truyền đạt thông tin di truyền. Câu 32: Loại liên kết hoá học chủ yếu giữa các đơn phân trong phân tử Prôtêin là: A. Liên kết peptit. B. Liên kết hoá trị. C. Liên kết este. D. Liên kết hiđrô Câu 33: Phân tử prôtêin có những đặc điểm: 1. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. 2. Cấu trúc nhiều bậc. 3. Cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N, P. 4. Các đơn phân liên kết nhau bằng liên kết peptit. 5. Có tính đa dạng và đặc trưng. Phương án trả lời đúng: A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 4, 5. C. 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 5. Câu 34: Khi nấu canh cua, thịt cua nổi lên thành từng mảng là nhờ A. Prôtêin bị đông tụ bởi nhiệt. B. Do các phân tử lipit kết vón và nổi lên trên. C. Các phân tử glucôzơ kết vón. D. Sự tương tác các chất hữu cơ khi gặp nhiệt độ cao. Câu 35: Cấu trúc của phân tử prôtêtin có thể bị biến tính bởi: A.Liên kết phân cực của các phân tử nước. B.Sự có mặt của khí oxi. C.Nhiệt độ. D.Sự có mặt của khí CO2. Câu 36: Hợp chất nào sau đây không phải là chất hữu cơ: A. Lipit. B. Muối cacbonat. C. Đường glucôzo. D. Axit amin Câu 37: Những chất hữu cơ chính cấu tạo nên tế bào: A. Cacbohidrat, lipit, protein, xenlulozo. B. Cacbohidrat, lipit, axitnucleic, glicogen. C. Cacbohidrat, lipit, protein, axit nucleic. D. Cacbohidrat, lipit, protein, axiamin Câu 38: Đường fructozo là gì ? A.Một loại axit béo. B. Một loại đường đôi. C. Một loại đường đơn. D.Một loại đường Câu 39: Tính đa dạng của protein được quy định bởi: A. Nhóm amin của các axitamin. B. Liên kết peptit. C. Nhóm R- của các axitamin. D. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của các axitamin trong phân tử protein Câu 40: Các nguyên tố chủ yếu trong tế bào ? A. C, H, O, N. B. C, H, O, P. C. C, H, O, Ca. D. C, O, P, Ca. Câu 41: Phần lớn các nguyên tố đại lượng cấu tạo nên A. Lipit, enzim. B. Prôtêin, vitamin. C. Đại phân tử hữu cơ. D. Glucôzơ, tinh bột, vitamin. Câu 42: Các nguyên tố vi lượng cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì A. Phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật. B. Chức năng chính của chúng là hoạt hóa các enzim. C. Chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật. D. Chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định. Câu 43: Loại hợp chất nào sau đây có các mối liên kết glicôzit không giống với liên kết glicôzit ở các hợp chất còn lại? A. Tinh bột. B. Glicôgen. C. Saccarôzơ. D. Xenlulôzơ. Câu 44: Điểm giống nhau giữa các pôlisaccarit và lipit là 1. Cấu tạo từ 3 nguyên tố hóa học. 2. Tham gia cấu trúc tế bào. 3. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Phương án trả lời đúng: A. 1, 2. B. 1, 3. C. 2, 3. D. 1, 2, 3. Câu 45: Hợp chất nào sau đây không có đơn vị cấu trúc là glucozo: A. Tinh bột. B. Glicôgen. C. Saccarôzơ D. Phôtpholipit. Câu 46: Trong tế bào, prôtêin được cấu tạo từ các nguyên tố: A. C, H, O, N, P. B. C, H, O, N, đôi khi có S, P. C. C, H, O. D. C, H, O, N. Câu 47: Lactôzơ là loại đường có trong: A. Mạch nha. B. Mía. C. Sữa động vật. D. Nho. Câu 48: Một trong số các đơn phân chủ yếu cấu tạo nên các loại Cacbohiđrat là: A. Đường đơn 6C. B. Đường đôi. C. Đường đa. D. Đường đơn 5C. Câu 49: Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng mối liên kết glicôzit và loại 1 phân tử nước tạo thành: A. Đisaccarit. B Mônôsaccarit. C. Pôlisaccarit. D. Xenlulôzơ Câu 50: Cacbon là nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì: A. Có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử ( cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hoá trị với nguyên tử khác). B. Là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống. C. Chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống. D. Nguyên tố trung tâm của các hợp chất hữu cơ. Câu 51: Các chức năng của cacbon trong tế bào: A. Dự trữ năng lượng, là vật liệu cấu trúc tế bào. B.Cấu trúc tế bào, cấu trúc các enzim. C. Điều hoà trao đổi chất, tham gia cấu tạo tế bào chất. D.Thu nhận thông tin và bảo vệ cơ thể. Câu 52: Một đoạn gen có nuclêôtit loại A = 900, loại G = 600 thì số liên kết hidro và khối lượng của gen là: A. 3600 và 90.104đvC. B. 3000 và 90.103đvC. C. 1500 và 45.104đvC. D. 2999 và 45.103đvC. Câu 53: Dựa vào điều kiện nào để phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng? A.Vai trò của nguyên tố đó trong tế bào. B. Hàm lượng của nguyên tố đó trong khối lượng chất sống của cơ thể. C. Mối quan hệ của các nguyên tố đó trong tế bào. D. Chất lượng và tầm quan trọng của các nguyên tố đó trong tế bào. Trang 3
  4. B, CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO: Câu 1: Cấu trúc không tìm thấy trong tế bào nhân sơ : A. Roi. B. Màng sinh chất. C. Ti thể. D. Riboxom. Câu 2: Đặc điểm chung của tế bào: A. Kích thước nhỏ hoặc lớn. B. Hình dạng có thể giống hoặc khác nhau. C. Thành phần chính gồm: màng sinh chất, tế bào chất, nhân (vùng nhân) D. Có cấu trúc phức tạp. Câu 3: Cấu trúc của lưới nội chất: A. Một hệ thống xoang dẹp thông với nhau. B. Một hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau. C. Một hệ thống ống và xoang dẹp xếp cạnh nhau và tách biệ nhau. D. Một hệ thống ống phân nhánh. Câu 4: Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi: A. Các phân tử prôtêin và phôtpholipit. B. Các phân tử prôtêin và axit nuclêic. C. Các phân tử phôtpholipit và axit nuclêic. D. Các phân tử prôtêin. Câu 5: Những nhận định nào không đúng về ribôxôm: A. Được bao bọc bởi màng đơn. B. Thành phần hóa học gồm rARN và prôtêin. C. Là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào. D. Đính ở lưới nội chất và nằm rải rác trong tế bào. Câu 6: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa Lizôxôm và không bào: A. Bào quan có lớp màng kép bao bọc B. Đều có kích thước rất lớn C Được bao bọc chỉ bởi một lớp màng đơn D. Đều có trong tế bào của thực vật và động vật Câu 7: Những cấu trúc không có ở Thực vật ? A. Thành peptiđôglican, trung thể và không bào bé. B. Trung thể, bộ máy Gôngi. C. Không bào bé, thành peptiđôglican. D. Trung thể, thành peptiđôglican. Câu 8: Chức năng của thành tế bào: A. Bảo vệ tế bào, xác định hình dạng và kích thước tế bào. D. Nhận biết các tế bào lạ. B. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường. Câu 9: Cấu trúc có mặt trong cả tế bào thực vật, tế bào động vật và tế bào vi khuẩn: A. Lưới nội chất và lục lạp. C. Lưới nội chất và không bào. B. Màng sinh chất và thành tế bào. D. Màng sinh chất và ribôxôm. Câu 10: Vai trò cơ bản nhất của tế bào chất: A. Nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào. C. Bảo vệ nhân. B. Nơi chứa đựng tất cả thông tin di truyền của tế bào. D. Nơi thực hiện trao đổi chất trực tiếp của tế bào với môi trường. Câu 11: Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo chủ yếu từ: A. Peptiđôglican. B. Colesteron. C. Xenlulôzơ. D.Phôtpholipit và prôtêin. Câu 12: Cụm từ “ tế bào nhân sơ ” dùng để chỉ: A. Tế bào chưa có màng ngăn cách giữa vùng nhân với tế bào chất. B. Tế bào không có nhân. C. Tế bào có nhân phân hoá. D. Tế bào nhiều nhân. Câu 13: Cấu trúc trong tế bào bao gồm các ống và xoang dẹt thông với nhau gọi là: A. Lưới nội chất. B. Chất nhiễm sắc. C. Khung tế bào. D. Màng sinh chất. Câu 14: Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó: A. Ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt. B. Dễ di chuyển. C. Dễ thực hiện trao đổi chất. D. Không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh. Câu 15: Màng tế bào điều khiển các chất ra vào tế bào: A. Một cách có chọn lọc. B. Một cách tùy ý. C. Chỉ cho các chất vào.D. Chỉ cho các chất ra. Câu 16: Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào " lạ " là nhờ: A. Màng sinh chất có “dấu chuẩn”. B. Màng sinh chất có prôtêin thụ thể. C. Màng sinh chất có khả năng trao đổi chất với môi trường. D. Màng sinh chất là màng khảm động. Câu 17: Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì: A. Nhân chứa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào. B. Nhân chứa đựng tất cả các bào quan của tế bào. C. Nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào. D. Nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất. Câu 18: Đặc điểm nào của TB nhân thực khác với TB nhân sơ: A. Có các bào quan, có màng nhân. B. Có màng sinh chất. C. Có các bào quan như bộ máy Gôngi, lưới nội chất. D. Có màng nhân. Câu 19: Bào quan chỉ có ở tế bào động vật không có ở tế bào thực vật: A. Trung thể. B. Ti thể. C. Lưới nội chất. D. Bộ máy Gôngi. Câu 20: Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật không có ở tế bào động vật: A. Lục lạp. B. Ti thể. C. Trung thể. D. Lưới nội chất hạt. Trang 4
  5. Câu 21: Tế bào thực vật không có trung thể nhưng vẫn tạo thành thoi vô sắc để các nhiễm sắc thể phân li về các cực của tế bào là nhờ: A. Các vi ống. B. Ti thể. C. Lạp thể. D. Mạch dẫn. Câu 22: Trong tế bào, các bào quan có 2 lớp màng bao bọc bao gồm: A. Nhân, ti thể, lục lạp. B.Nhân, ribôxôm, lizôxôm. C.Ribôxôm, ti thể, lục lạp. D.Lizoxôm, tithể, peroxixôm. Câu 23: Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuyếch tán là: A. Chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng B. Chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương C. Là hình thức vận chuyển chỉ có ở TB thực vật D. Dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng Câu 24: Các bào quan có màng đơn là: A. Bộ máy Gôngi và lục lạp. B. Ti thể và Lizôxôm. C. Bộ máy Gôngi và Lizôxôm. D. Ti thể và lục lạp. Câu 25: Trong các tế bào nhân thực, ADN không tìm thấy trong: A. Nhân. B. Ti thể. C. Lục lạp. D. Ribôxôm. Câu 26: Khi tế bào mất Lizoxom thì điều gì xảy ra: A. Tế bào tích nhiều chất thải không được phân giải. B.Tế bào chết vì các cơ chế tổng hợp ATP trục trặc. C. Tế bào chết vì thiếu enzym để xúc tác các phản ứng chuyển hóa. D. Tế bào không có khả năng tự sản sinh. Câu 27: Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều lizôxôm nhất? A. Tế bào bạch cầu. B. Tế bào hồng cầu. C. Tế bào cơ. D. Tế bào thần kinh. Câu 28: Phần gấp nếp ở màng trong của ti thể gọi là: A. Chất nền ti thể B. Enzym hô hấp. C. Mào ti thể. D. Hạt grana. Câu 29: Lizôxôm được hình thành từ: A. Bộ máy Gôngi. B. Lưới nội chất. C. Khung xương tế bào. D. Riboxom. Câu 30: Cấu tạo của nhân bao gồm: A. Màng nhân, chất nhiễm sắc, dịch nhân. B. Màng nhân, chất nhiễm sắc, nhân con. C. Màng nhân, ADN, nhân con. D. Dịch nhân, nhân con. Câu 31: Ribôxôm có nhiều ở tế bào chuyên sản xuất: A. Lipit. B. Glucôzơ. C. Prôtêin. D. Cacbonhiđrat. Câu 32: Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất: A. Tế bào bạch cầu. B. Tế bào hồng cầu. C. Tế bào biểu bì. D. Tế bào cơ. Câu 33: Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất: A. Tế bào cơ tim. B. Tế bào xương. C. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào biểu bì. Câu 34: Lizoxom cuả tế bào tích trữ chất gì? A. Glicoprotein đang được xử lí để tiết ra ngoài tế bào. B.Vật liệu tạo riboxom. C. Enzym thủy phân. D. ARN. Câu 35: Hai loại bào quan làm nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng trong tế bào thực vật là: A. Ti thể và lục lạp. B. Ti thể và lạp thể. C. Ti thể và lưới nội chất. D. Ti thể và perôxixôm. C, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO: Câu 1: Bào quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hô hấp của tế bào: A. Ti thể. B. Lạp thể. C. Bộ máy Gôngi. D. Ribôxôm. Câu 2: Enzim có bản chất là:A. Pôlisaccarit B. Prôtêin C. Mônôsaccrit D. Photpholipit Câu 3: Phát biểu sau đây có nội dung đúng là: A. Enzim là một chất xúc tác sinh học. B. Enzim được cấu tạo từ các đisaccarit. C. Enzim sẽ biến đổi khi tham gia vào phản ứng. D. Ở động vật, enzim do các tuyến nội tiết tiết ra. Câu 4: Nồng độ chất tan trong tế bào thực vật khoảng 0,8M. Co nguyên sinh xảy ra khi cho tế bào vào trong dung dịch nào sau đây? A. Nước cất. B. 0,4M. C. 0,8M. D. 1,0M. Câu 5: Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarozơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch A. Saccarôzơ ưu trương. B. Urê nhược trương. C. Saccarôzơ nhược trương. D. Urê ưu trương. Câu 6: Khẳng định không đúng với hiện tượng khuếch tán là: A. Không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng. B. Là quá trình vận chuyển thụ động. C. Có thể cần phải có sự trợ giúp của Protein. D. Thể hiện khi các phân tử vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. Câu 7: Bạch cầu vây bắt và nuốt vi khuẩn bằng cách: A. Thực bào. B. Nhập bào. C. Xuất bào. D. Ẩm bào. Câu 8: Nhập bào là hiện tượng vận chuyển vật chất tế bào thông qua A. Vào / khuếch tán tế bào. B. Vào / bóng thực bào. C. Vào / Protein vận chuyển. D. Ra khỏi / khuếch tán. Trang 5
  6. Câu 9: Nồng độ canxi trong tế bào là 0,3%, nồng độ canxi trong dịch ngoại bào là 0,1%. Tế bào lấy canxi bằng cách nào? A. Vận chuyển thụ động. B. Khếch tán. C. Vận chuyển chủ động. D. Thẩm thấu. Câu 10: Ôxi tự do trong không khí được vận chuyển qua màng tế bào theo cơ chế A. Khuếch tán trực tiếp. B. Thẩm thấu. C. Khuếch tán gián tiếp. D. Thẩm tách. Câu 11: Các ion có thể qua màng tế bào bằng cách 1. Khuếch tán qua kênh prôtêin( thuận chiều gradien nồng độ). 2. Vận chuyển (chủ động) qua kênh prôtêin ngược chiều gradien nồng độ. 3. Khuếch tán qua lớp phôtpholipit. 4. Biến dạng màng tế bào. Phương án trả lời đúng: A. 1, 2. B. 2, 4. C. 2, 3. D. 1, 3, 4. Câu 12: Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là A. Vận chuyển thụ động. B. Vận chuyển chủ động. C. Vận chuyển qua kênh prôtêin. D. Sự thẩm thấu. Câu 13: Vận chuyển thụ động có đặc điểm A. Tiêu tốn năng lượng. B. Không tiêu tốn năng lượng. C. Cần các bơm đặc biệt trên màng. D. Cần kênh prôtêin. Câu 14: Tính thấm chọn lọc của màng tế bào có ý nghĩa gì? A. Chỉ cho 1 số chất xác định đi vào tế bào. B. Không cho chất độc đi vào tế bào. C. Giúp tế bào có thể trao đổi chất với môi trường. D. Bảo vệ tế bào. Câu 15: Cách vận chuyển nào sau đây thuộc hình thức vận chuyển chủ động? 1. Vận chuyển nước qua màng tế bào nhờ kênh prôtêin. 2. Vận chuyển glucôzơ đồng thời với natri qua màng tế bào. 3. Vận chuyển các chất có kích thước lớn qua màng tế bào. 4. Vận chuyển O2 qua màng tế bào. 5. Vận chuyển Na+ và K+ bằng bơm prôtêin qua màng tế bào. Phương án trả lời đúng: A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 2, 3, 5. D. 1, 3, 4. Câu 16: Các chất vận chuyển qua màng sinh chất thực chất là đi qua: A. Lớp phôtpholipit và kênh prôtêin. B. Lớp phôtpholipit và glicôprôtêin. C. Prôtêin và glicôprôtêin. D. Glicôprôtêin và peptiđôglican. Câu 17: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào gọi là môi trường: A. Ưu trương. B. Đẳng trương. C. Nhược trương. D. Bão hoà. Câu 18: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan nhỏ hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào gọi là môi trường: A. Nhược trương. B. Ưu trương. C. Bão hoà. D. Đẳng trương. Câu 19: Vật chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào? A. Hoà tan trong dung môi. B.Dạng tinh thể rắn. C. Dạng khí. D. Dạng tinh thể rắn và khí. Câu 20: Thí nghiệm để xác định tế bào đó còn sống hay đã chết cần dựa vào hiện tượng nào sau đây: A. Co và phản co nguyên sinh. B. Co nguyên sinh. C. Phản co nguyên sinh. D. Cách biểu hiện của tế bào với môi trường. Câu 21: Có hai dạng năng lượng được phân chia dựa trên trạng thái tồn tại của chúng là A. Động năng và thế năng. B.Hóa năng và điện năng. C.Điện năng và thế năng. D.Động năng và hóa năng. Câu 22: Thế năng là: A. Năng lượng giải phóng khi phân giải chất hữu cơ. B. Năng lượng ở trạng thái tiềm ẩn. C. Năng lượng mặt trời D. Năng lượng cơ học Câu 23: Năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi là A. Hóa năng. B. Nhiệt năng. C. Điện năng. D. Động năng. Câu 24: Năng lượng của ATP tích luỹ ở : A. Hai liên kết phôtphat gần phân tử đường. B. Cả 3 nhóm phôtphat. C. Chỉ một liên kết phôtphat ngoài cùng. D. Hai liên kết phôtphat ở ngoài cùng. Câu 25: Thành phần cơ bản của enzim là: A. Prôtêin. B. Lipit. C. Cacbohiđrat. D. Axit nuclêic. Câu 26: Khi enzim xúc tác các phản ứng, cơ chất sẽ liên kết với A. Trung tâm hoạt động của enzim. B. Enzim. C. Côenzim. D. Chất xúc tác. Câu 27: Enzim phức tạp có thành phần cấu trúc gồm A. Prôtêin và vitamin. B. Prôtêin và axit nuclêic. C. Prôtêin và côenzim. D. Axit nuclêic và côenzim. Câu 28: Tế bào cơ thể điều hòa tốc độ chuyển hóa vật chất bằng việc tăng giảm A. Nồng độ enzim trong tế bào. B. Nhiệt độ TB. C. Nồng độ cơ chất. D. Độ pH của TB. Câu 29: Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa trong tế bào là: A. Điều hòa bằng ức chế ngược. B. Điều chỉnh nhiệt độ của TB. C. Xuất hiện triệu chứng bệnh lí trong TB. D. Điều chỉnh nồng độ các chất trong TB. Câu 30: Ađênôzin triphotphat là tên đầy đủ của hợp chất nào sau đây? A. ATP B. ADP C. AMP D. ADN Câu 31: ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì ATP A. Có các liên kết phôtphat cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. B. Mang nhiều năng lượng. C. Có các liên kết phôtphat cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá hủy. D. Dễ dàng thu nhận được năng lượng từ môi trường ngoài cơ thể. Câu 32: Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? Trang 6
  7. A. Nhiệt độ, độ pH B. Nồng độ cơ chất C. Nồng độ enzim D. Sự tương tác giữa các enzim. Câu 33: Điều nào dưới đây không phải là vai trò của ATP A. Tổng hợp các chất hoá học cho tế bào B. Phân giải các chất hữu cơ trong tế bào. C. Vận chuyển các chất qua màng D. Sinh công cơ học, dẫn truyền xung thần kinh. Câu 34: Trong phân tử enzim, vùng cấu trúc đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất được gọi là: A. Trung tâm hoạt động.B. Trung tâm xúc tác. C. Trung tâm liên kết. D. Trung tâm phản ứng. Câu 35: Cơ chất là: A. Sản phẩm tạo ra từ phản ứng do emzim xúc tác B. Chất tham gia phản ứng do emzim xúc tác C. Chất tham gia cấu tạo enzim D. Chất tạo ra do nhiều enzim liên kết lại Câu 36: Chức năng quan trọng nhất của quá trình đường phân trong hô hấp tế bào là: A. Thu được mỡ từ glucôzơ. B. Lấy năng lượng từ glucozo một cách nhanh chóng. C. Cho phép cacbohidrat xâm nhập vào chu trình Crep. D. Phân chia đường glucozo thành tiểu phần nhỏ Câu 37: Chuỗi chuyền electron hô hấp diễn ra ở: A. Màng lưới nội chất trơn. B. Màng lưới nội chất hạt. C. Màng ngoài của ti thể. D. Màng trong cuả ti thể. Câu 38: Quá trình đường phân xảy ra ở A.Trên màng của ti thể. B. Trong tế bào chất. C. Trên chất nền của ti thể. D. Trong nhân tế bào. Câu 39: Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng: A. Oxy hóa khử. B. thủy phân. C. Tổng hợp. D. Phân giải. Câu 40: Trong quá trình hô hấp tế bào, từ 1 phân tử glucozo phân giải hoàn toàn được: A. 38 ATP B. 20 ATP C. 2 ATP D. 4 ATP Câu 41: Tốc độ của quá trình hô hấp phụ thuộc vào: A. Nhu cầu năng lượng trong tế bào. B. Tỉ lệ giữa CO2 / O2. C. Nồng độ cơ chất. D. Hàm lượng oxy trong tế bào. Câu 42: Quá trình hô hấp có ý nghiã sinh học là: A. Tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống cuả tế bào và cơ thể. B. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển. C. Chuyển hóa glucozo thành CO2, H2O và năng lượng. D. Thải các chất độc hại ra khỏi tế bào. Câu 43: Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong: A. Chuỗi chuyền electron hô hấp. B. quá trình đường phân. C. Chu trình Crep. D. Chu trình Canvin. Câu 44: Chất mang điện tử (proton) trong hô hấp nội bào: A. NADH, FADH2 B. ATP. C. Tinh bột. D. NADH, FADH2, ATP Câu 45: Một phân tử glucozo bị oxy hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng hai quá trình này chỉ tạo ra một ít ATP. Phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ ở: + A. Trong NADH và FADH2. B. Trong O2. C. Trong FAD và NAD . D. Mất dưới dạng nhiệt. Câu 46: Trong chu trình Crep, 1 phân tử Axêtyl CoA có thể tạo ra: A. 2ATP, 6NADH, 2FADH2. B. 2ATP, 6NADH. C. 6NADH, 2FADH2. D. 1ATP, 3NADH, 1FADH2. Câu 47: Trong chu trình Crep, 1 phân tử Axit piruvic tạo ra các sản phẩm: A. 2CO2, 1ATP, 3NADH, 1FADH2. B. 3CO2, 2ATP, 6NADH. C. 2CO2, 6NADH, 2FADH2. D. 3CO2, 1ATP, 4NADH, 1FADH2. Câu 48: Vì sao chu trình Crep được gọi là 1 chu trình: A. Vì glucôzơ luôn được tái tổng hợp. B. Vì NAD+ và FAD được quay vòng. C. Vì NADH được quay vòng trong chuỗi vận chuyển điện tử. D. Vì hợp chất Axêtyl - CoA cùng với 1 hợp chất 4C được phục hồi ở cuối chu trình. Câu 49: Trong tế bào, các axit piruvic được ôxi hóa để tạo thành chất A. Chất A sau đó đi vào chu trình Crep. Chất A đó là: A. Axit Ôxalôaxêtic. B. Axit Axêtic. C. Axêtyl CoenzimA. D. Axit Lactic. Câu 50: Trong hoạt động hô hấp tế bào, nước được tạo ra từ giai đoạn nào sau đây: A. Đường phân. B. Chu trình Crep. C.Đường phân và chu trình Crep. D. Chuỗi chuyền điện tử. Câu 51: Điện tử được tách ra từ glucôzơ trong hô hấp nội bào cuối cùng có mặt trong: A. Nước. B. Nhiệt. C. Glucôzơ. D. ATP. Câu 52: Trong quá trình hô hấp tế bào, nguyên liệu tham gia trực tiếp vào chu trình Crep là: A. Axetyl CoA. B. Glucozo. C. Axit pyruvic. D. NADH, FADH. Câu 53: Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong: A. Chuỗi chuyền electron hô hấp. B. quá trình đường phân. C. Chu trình Crep. D. Chu trình Canvin. Câu 54: Hô hấp hiếu khí được diễn ra trong: A. Ti thể. B. Lizoxom. C. Lục lạp. D. Lưới nội chất. Câu 55: Chất khí được thải ra trong quá trình hô hấp là: A. CO2. B. O2. C. H2. D. N2. Câu 56: Chất khí cần thiết cho quá trình hô hấp là: A. O2. B. CO2. C. H2. D. O2 và H2. Câu 57: Chất khí cần thiết cho quá trình quang hợp là: A. H2 B. O2 C. CO2 D. N2 Câu 58: Các sắc tố quang hợp có nhiệm vụ là: A. Tiếp nhận CO2. B. Hấp thu năng lượng ánh sáng. C. Tổng hợp glucozo. D. Phân giải chất hữu cơ. Câu 59: Chất nào sau đây được cây xanh sử dụng làm nguyên liệu của quá trình quang hợp? A. Khí ôxi và đường. B. Khí cacbonic và nước. C. Đường và khí cacbonic. D. Đường và nước. Câu 60: Loại sắc tố quang hợp mà cơ thể thực vật nào cũng có là: Trang 7
  8. A. Clorophyl a. B. Xantôphin. C. Antôxian. D. Phicôbilin. Câu 61: Quang hợp được thực hiện ở: A. Tảo, thực vật và một số VK. B. Tảo, thực vật và động vật. C. Tảo, thực vật và nấm. D. Thực vật, nấm và một số VK. Câu 62: Quang hợp là quá trình A. Biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học. B. Biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp. C. Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ( CO2, H2O ) với sự tham gia của ánh sáng và hệ sắc tố. D. Tạo ra các phản ứng hóa học từ CO2 và nước nhờ ánh sáng mặt trời. Trang 8