Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án)

docx 124 trang Thái Huy 28/09/2023 580311
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_25_de_thi_hoc_sinh_gioi_sinh_10_co_dap_an.docx

Nội dung text: Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án)

  1. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn DeThi.edu.vn
  2. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 1 SỞ GD & ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 VĨNH PHÚC MÔN : SINH HỌC (Dành cho THPT chuyên) ĐỀ ĐỀ XUẤT Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1 điểm) a. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” có trên màng sinh chất. Theo em dấu chuẩn là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất như thế nào? b. Một loại polisaccarit được cấu tạo từ các phân tử glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết - 1,4- glycozit thành mạch thẳng không phân nhánh.Tên của loại polisaccarit này là gì? Ở tế bào nấm, chất hóa học nào thay thế vai trò của loại polisaccarit này? Hãy cho biết đơn phân cấu tạo nên chất hóa học này? Câu 2 (1 điểm) Trong tế bào có một bào quan được ví như “hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên đồng ruộng”? Hãy cho biết tên gọi, cấu tạo, chức năng của loại bào quan này trong tế bào nhân thực? Câu 3 (1 điểm) a.Vì sao nói quang hợp ở vi khuẩn lam tiến hóa hơn quang hợp ở vi khuẩn lưu huỳnh? b. Để phân giải một phân tử glucozơ tế bào cần bao nhiêu phân tử NAD + và FAD? Câu 4 (1 điểm) a.Hệ số hô hấp là gì? Xét trên cùng số nguyên tử C thì dầu thực vật hay mỡ động vật sẽ có hệ số hô hấp cao hơn? Giải thích. b.Bằng chứng nào liên quan đến enzim ATP syltetaza để chứng minh ti thể bắt nguồn từ sinh vật nhân sơ theo con đường nội cộng sinh? Câu 5 (1 điểm) Chất adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành glucôzơ, nhưng khi tiêm adrênalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó. a. Tại sao có hiện tượng trên? b. Trong con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen, chất AMP vòng (cAMP) có vai trò gì? Câu 6 (1 điểm) Nêu 3 sự kiện chỉ xảy ra trong quá trình phân bào giảm phân mà không xảy ra trong phân bào nguyên phân? Giải thích tại sao 3 sự kiện đó lại dẫn đến sự đa dạng di truyền. Câu 7 (1 điểm) a.Các vi khuẩn cố định đạm có những đặc điểm cấu tạo nào đặc biệt giúp chúng thực hiện được việc cố định nitơ khí quyển? b.Ở vi sinh vật có 2 dạng quang hợp: Quang hợp thải O2 và quang hợp không thải O2. Nêu tên 1 số vi sinh vật thuộc 2 dạng này? Trong 2 dạng này, dạng nào tiến hóa hơn, vì sao? Câu 8 (1 điểm) Hãy nêu kiểu phân giải, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm khử của vi khuẩn lam, vi khuẩn sinh mê tan, vi khuẩn sunfat, nấm men rượu . Câu 9 (1 điểm) Phagơ SP01 là loại phagơ độc đối với vi khuẩn Baccillus subtilis. DeThi.edu.vn
  3. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Phagơ độc và phagơ ôn hòa là gì? Trình bày chu trình gây tan của SP01 đối với Bac. subtilis? - Một dịch huyền phù Bac. subtilis trong môi trường được đường hóa 2mol/l. Tiếp tục bổ sung lizôzim vào dịch nuôi cấy của vi khuẩn này. Các vi khuẩn có bị nhiễm bởi phagơ SP01 không? Vì sao? Câu 10 (1 điểm) Quan sát thấy 1 tế bào động vật có màng sinh chất nguyên vẹn, các bào quan tham gia quá trình tổng hợp protein không bị hỏng nhưng không thấy có protein xuất bào. Nêu giả thuyết tại sao có hiện tượng như vậy ? Trình bày thí nghiệm chứng minh ? ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 10 – MÔN SINH Câu Ý Nội dung Điểm 1 a a. - Dấu chuẩn là hợp chất glycoprotein. 0,25 - Protein được tổng hợp ở các riboxom trên mạng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào trong xoang của mạng lưới nội chất hạt tạo thành túi bộ 0,25 máy Golgi. Tại đây protein được hoàn thiện cấu trúc gắn thêm hợp chất saccarit glicoprotein hoàn chỉnh đóng gói đưa ra ngoài màng b bằng xuất bào. b. 0,25 a. Xellulozơ b. Kitin 0,25 Đơn phân: Glucozơ liên kết với N-axetylglucozamin. 2 - Lưới nội chất 0,25 - Cấu tạo + Là hệ thống màng đơn, có cấu tạo giống màng sinh chất 0,5 + Gồm một hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau tạo thành mạng lưới phân bố khắp tế bào, ngăn cách với phần còn lại của tế bào chất. + Xuất phát từ màng nhân, có thể nối liền màng sinh chất, liên hệ với bộ máy golgi, thể hoà tan thành một thể thống nhất. + Lưới nội chất hạt mặt ngoài còn gắn các riboxom, lưới nội chất trơn thì đính rất nhiều các enzim. 0,25 - Chức năng: + Chức năng chung : là hệ thống trung chuyển nhanh chóng các chất ra vào tế bào đồng thời đảm bảo sự cách li của các quá trình khác nhau diễn ra đồng thời trong tế bào. + Lưới nội chất hạt: Nơi tổng hợp protein + Lưới nội chất trơn: Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy các chất độc hại. 3 a a. QH ở VK lam tiến hóa hơn VK lưu huỳnh do: 0,5 - Thải ôxi → thúc đẩy tiến hóa của SV hiếu khí khác + - - Nguồn H ; e : H2O - phổ biến và rất dồi dào trong tự nhiên so với S, H2S - Sắc tố quang hợp là Chl (không phải khuẩn diệp lục) nên hấp thu ánh sáng hiệu quả hơn b DeThi.edu.vn
  4. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Bước đầu xuất hiện sự chuyên hóa về chức năng do đã xuất hiện các 0,25 tylacôid. b. Để phân giải một phân tử glucozơ - Trong điều kiện có O 2, O2 là chất nhận điện tử cuối cùng trên màng + trong của ti thể và kết hợp với H tạo thành H2O; glucozơ sẽ được phân + giải hoàn toàn thành H2O và CO2. Lượng NAD và FAD cần để tạo chất NADH và FADH2 là: 0,25 + Giai đoạn đường phân: 2NAD+ +Giai đoạn Decacboxy tạo axetyl coA: 2NAD+ + Trong chu trình Crep : 6NAD+ và 2FAD Tổng cộng cần 10 NAD+ và 2 FAD - Khi không có O2: con đường dẫn truyền Hydro và điện tử bị ức chế, sẽ không có NAD+ để tái sử dụng do đó 2NADH tạo ra trong đường phân sẽ nhường 2H+ để tạo thành axit lactic hoặc rượu etylic (sự lên men); do đó quá trình này chỉ cần 2NAD+ để sử dụng tuần hoàn. 4 a a. – Hệ số hô hấp là tỉ số giữa số phân tử CO2 được giải phóng ra với số 0,5 phân tử oxi tiêu thụ khi ôxi hoàn toàn nguyên liệu hô hấp xác định. - Với cùng số nt C thì dầu thực vật có hệ số hô hấp cao hơn mỡ động vật do dầu thực vật là các axit béo không no khi oxi hóa sẽ cần ít O2 b hơn so với mõ động vật. 0,5 b. – ATP syltetaza của sinh vật nhân sơ nằm ở màng tế bào còn ATP syltetaza trong ti thể nằm ở màng trong của ti thể được tiến hóa từ màng của sinh vật nhân sơ nguyên thủy trong quá trình nội cộng sinh. 5 a. Adrênalin (epinephrin) tác động lên tế bào gan bằng cách liên kết đặc 0,5 thù với thụ thể màng, phức hệ [adrênalin/thụ thể] hoạt hóa prôtêin G, prôtêin G hoạt hóa enzym adênylat – cyclaza, enzym này phân giải ATP → AMP vòng (cAMP), cAMP hoạt hóa các enzym kinaza, các enzym này chuyển nhóm phosphat và hoạt hoá enzym glicôgen phosphorylaza là enzym xúc tác phân giải glicôgen thành glucôzơ. Tiêm adrênalin trực tiếp vào trong tế bào không gây đáp ứng do thiếu thụ thể màng. 0,5 b. cAMP có vai trò là chất thông tin thứ hai có chức năng hoạt hóa enzym photphorilaza phân giải glycogen → glucôzơ, đồng thời có vai trò khuếch đại thông tin: 1 phân tử adrênalin → 104 phân tử cAMP → 108 phân tử glucôzơ. 6 – Sự trao đổi chéo các cromatit ở kì đầu của giảm phân 1 tạo các NST 0,25 có sự tổ hợp mới của các alen. - Kì sau của giảm phân I có sự phân li độc lập của các NST có nguồn 0,5 gốc từ mẹ và bố trong cặp tương đồng ngẫu nhiên về hai cực tế bào tạo sự tổ hợp khác nhau của các NST có nguồn gốc từ bố và mẹ. - Kì sau của giảm phân II có sự phân li của các NST chị em trong cặp 0,25 tương đồng ngẫu nhiên về các tế bào con. 7 a a. 0,5 - Có hệ enzim Nitrogenaza xúc tác cho phản ứng khử N2 thành NH3. - Có những cấu trúc đặc biệt để tạo ra và duy trì môi trường kị khí cho hoạt động của hệ enzim Nitrogenaza (hình thành tế bào màng dày ở vi khuẩn lam, hình thành LegHb có ái lực cao với O2 ở vi khuẩn nốt sần ). 0,5 DeThi.edu.vn
  5. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn b b. - Quang hợp thải O2: tảo lam, vi khuẩn lam - Quang hợp không thải O2: Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục - Dạng quang hợp thải O2 tiến hóa hơn do: + Sử dụng chất cho electron là H2O phổ biến hơn các hợp chất vô cơ + Thải O2 thúc đẩy cho sự tiến hóa của các sinh vật khác + Có sắc tố là diệp lục nên sử dụng năng lượng hiệu quả hơn 8 Vi sinh vật Kiểu phân giải Chất nhận điện Sản phẩm khử tử 0,25 0,25 Vi khuẩn lam Hô hấp hiếu khí O2 H2O Vi khuẩn sinh Hô hấp kị khí CO 2- CH 3 4 0,25 mê tan 2- Vi khuẩn khử Hô hấp kị khí SO4 H2S 0,25 sunfat Nấm men rượu Lên men Chất hữu cơ. Êtanol 9 - Bacteriophagơ là virut nhiễm vào vi khuẩn, có tính đặc trưng đối với 0,25 vi khuẩn, cài xen vật chất di truyền vào NST của vi khuẩn. - Bacteriophagơ độc là loại virut sau khi nhiễm vào vi khuẩn thì gây ra 0,25 chu trình tan bằng cách nhân nhanh thành các phagơ trong tế bào và làm tan tế bào. 0,25 - Chu trình diễn ra theo 5 giai đoạn: hấp phụ, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp, phóng thích. 0,25 - Lizôzim trong môi trường sẽ làm tan tế bào vi khuẩn, nhưng vì môi trường có đường (đẳng trương) nên vi khuẩn sau khi mất thành sẽ biến thành tế bào trần. Các tế bào này không có thụ thể để cố định các phagơ, do đó không thể là đích tấn công của các SP01. 10 * Giả thuyết: Tế bào đó bị hỏng bộ khung xương tế 0,25 bào * Thí nghiệm chứng minh giả thuyết: - Lấy 1 tế bào bình thường và 1 tế bào bị hỏng khung xương nuôi cấy 0,25 trong môi trường dinh dưỡng - Sau 1 thời gian quan sát: 0,25 + Tế bào bị hỏng bộ khung xương không xảy ra quá trình phân chia tế bào nên số lượng tế bào không thay 0,25 đổi + Tế bào bình thường xảy ra hiện tượng phân chia tế bào nên số lượng tế bào tăng lên DeThi.edu.vn
  6. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH VĨNH PHÚC LỚP 10 Môn: SINH HỌC - THPT ĐỀ ĐỀ XUẤT Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (1.0 điểm) Có giả thuyết cho rằng, ti thể và lục lạp có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ, ẩn nhập vào tế bào nhân thực bằng con đường thực bào. Bằng những hiểu biết về cấu trúc và chức năng của hai bào quan này, hãy chứng minh giả thuyết trên? Câu 2 (1.0 điểm) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? Tại sao khi qua nhiệt độ tối ưu của enzim, nếu tăng nhiệt độ thì sẽ làm giảm tốc độ phản ứng và có thể gây biến tính enzim? Câu 3 (1.0 điểm) a. Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở các tế bào cơ của người, vốn là loại tế bào cần nhiều ATP? b. Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao? Câu 4: ( 1.5 điểm) a. Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng. Pha sáng và pha tối xảy ra ở đâu trong lục lạp? Hãy giải thích vì sao lại xảy ra ở đó. b. Để tổng hợp một phân tử glucozo, chu trình Canvin cần sử dụng bao nhiêu phần tử CO2 , bao nhiêu phân tử ATP, NADPH? c. Giải thích tại sao khi chất độc ức chế một enzim của chu trình Canvin thì cũng ức chế các phản ứng của pha sáng. Câu 5 (1.0 điểm) Nêu chức năng mỗi thành phần hoá học chính cấu tạo nên màng sinh chất theo mô hình khảm động . Câu 6 (1.5 điểm) Người ta thực hiện một thí nghiệm sau: phá bỏ thành tế bào cầu khuẩn, trực khuẩn, phẩy khuẩn. Sau đó cho chúng phát triển trong môi trường đẳng trương. a. Xác định hình dạng của các loại vi khuẩn trên? Qua thí nghiệm ta có thể rút ra kết luận gì? b. Vi khuẩn có các đặc điểm gì để thích nghi cao độ với môi trường sống? Câu 7 ( 1.0 điểm) a. Giải thích vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này? b. Vì sao lại có thể vừa dùng đường để nuôi cấy vi sinh vật và vừa dùng đường để ngâm các loại quả? Câu 8 ( 1.0 điểm) DeThi.edu.vn
  7. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Trong cơ thể động vật, hai tế bào nhận biết nhau dựa vào đặc điểm cấu tạo nào trên tế bào? Nêu một số vai trò quan trọng của sự nhận biết tế bào trong các hoạt động sống của động vật? Câu 9 (1.0 điểm). Chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân sơ khác với chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân thực ở những điểm nào? Hết HƯỚNG DẪN CHẤM SINH HỌC 10 THPT Câu Ý Nội dung Điểm 1 1.0 * Về cấu trúc - Màng kép, trong đó màng ngoài rất giống màng tế bào nhân thực → màng ngoài là màng của tế bào nhân thực, màng trong là của VSV nhân sơ đã ẩn nhập vào. 0.25 - Có 1 ADN vòng, kép, có riboxom riêng (Riboxom 70S) , do đó có thể tự tổng hợp protein riêng → có thể tự sinh sản bằng cách tự sinh tổng hợp mới các thành phần và phân chia giống như hình thức sinh sản của vi khuẩn 0.25 * Về chức năng - Lục lạp có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ quá trình quang hợp, do đó có nguồn gốc từ vi sinh vật tự dưỡng quang năng 0.25 - Ti thể có khả năng phân giải chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí do đó có nguồn gốc từ sinh vật dị dưỡng hiếu khí 0.25 2 1.0 - Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim: nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, 0.25 nồng độ enzim, chất ức chế enzim. Vì: - Enzim có bản chất là protein, cấu hình không gian ba chiều của protein được ổn định nhờ các liên kết yếu (liên kết hidro, liên kết đisunfua ). 0.25 - Ở nhiệt độ cao, các liên kết yếu này bị phá vỡ làm thay đổi cấu hình không gian của enzim, do đó trung tâm hoạt động của enzim bị biến đổi không phù hợp với cơ 0.5 chất nên enzim mất khả năng xúc tác. 3 1.0 a - Mặc dù hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng tế bào cơ của người nói riêng và của động vật nói chung lại rất cần kiểu hô hấp này vì nó không tiêu tốn oxi. Khi 0.25 cơ thể vận động mạnh như chạy, nâng vật nặng các tế bào cơ trong mô cơ co cùng một lúc thì hệ tuần hoàn chưa kịp cung cấp đủ lượng ôxi cho hô hấp hiếu khí. Khi đó giải pháp tối ưu là hô hấp kị khí kịp đáp ứng ATP mà không cần ô xi. 0.25 b - Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh, vì khi tập luyện các tế bào cơ cần nhiều năng lượng, do đó quá trình hô hấp tế bào phải được tăng cường. 0.25 DeThi.edu.vn
  8. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Nếu tập luyện quá sức, nhiều khi quá trình hô hấp ngoài không cung cấp đủ ô xi cho hô hấp ở tế bào, các tế bào cơ phải sử dụng quá trình lên men tạo ATP. Khi đó có sự tích luỹ axit lactic trong tế bào dẫn đến đau mỏi cơ. 0.25 4 1.5 a - Pha tối của quang hợp phụ thuộc vào pha sáng vì trong pha tối xảy ra sự tổng hợp glucô cần năng lượng từ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp. 0.25 - Pha sáng xảy ra ở tilacốit của lục lạp trong màng tilacôit chứa hệ sắc tố quang hợp dãy chuyền điện tử, phức hệ ATP - synthetaza, do đó đã chuyển hoá NLAS thành năng lượng tích trong ATP và NADPH. 0.25 - Pha tối xảy ra trong chất nền lục lạp, trong chất nền lục lạp chứa các enzim và cơ chất của chu trình Canvis do đó glucô được tổng hợp từ CO2 với năng lượng từ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp. 0.25 b Để tổng hợp 1 phân tử gluco, chu trình Canvin cần sử dụng 6 phân tử CO2, 18 0.25 phân tử ATP, 12 phân tử NADPH. c Giải thích tại sao khi chất độc ức chế 1 enzim của chu trình canvin thì cũng ức chế 0.5 các phản ứng của pha sáng. - Vì pha sáng cần ADP và NADP+, nhưng những chất này lại không được sinh ra khi chu trình canvin ngừng hoạt động. 5 1.0 Chức năng mỗi thành phần hoá học chính cấu tạo nên MSC theo mô hình khảm động . - Phốt phô lipit: là chất lưỡng cực không cho các chất tan trong nước cũng như các chất tích điện đi qua, và cho các phân tử kích thước nhỏ, không phân cực hay các phân tử tan trong lipit đi qua. 0.25 - Các prôtêin màng: Các kênh vận chuyển các chất, thụ để thu nhập thông tin, các prôtêin làm nhiệm vụ ghép nối các tế bào trong 1 mô, các enzim tham gia trao đổi chất 0.25 - Colesteron: Làm tăng độ ổn định của MSC. 0.25 - Cacbonhidat: Kết hợp với protein làm thành những dấu chuẩn để nhận biết tế bào lạ và tế bào của chính cơ thể mình 0.25 6 1.5 a - Các vi khuẩn đều có hình cầu: 0.25 - Kết luận: thành tế bào quy định hình dạng của tế bào vi khuẩn: 0.25 b - Tỉ lệ S/V lớn → hấp thụ và chuyển hóa vật chất nhanh 0.25 - Hệ gen đơn giản → dễ phát sinh đột biến trong đó có các đột biến có lợi, đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình 0.25 - Thành tế bào giúp duy trì áp suất thẩm thấu 0.25 - Có khả năng hình thành nội bào tử khi gặp điều kiện sống không thuận lợi 0.25 7 1.0 * Khi nuôi cấy không liên tục: vi khuẩn cần có thời gian để làm quen với môi trường, hình thành các emzim cảm ứng để phân giải cơ chất. 0.25 - Khi nuôi cấy liên tục: do môi trường ổn định, vi khuẩn đã có emzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát 0.25 * Dùng để nuôi cấy vi sinh vật vì đường là nguồn dinh dưỡng cho VSV 0.25 DeThi.edu.vn
  9. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Dùng để ngâm các loại quả với nồng độ quá cao sẽ gây co nguyên sinh ở tế bào 0.25 VSV (diệt VSV để bảo quản nông sản). 8 1.0 Trong cơ thể động vật, hai tế bào nhận biết nhau dựa vào đặc điểm cấu tạo nào trên tế bào? Nêu một số vai trò quan trọng của sự nhận biết tế bào trong các hoạt động sống của động vật? - Các tế bào nhận biết các tế bào khác bằng các chuỗi hidratcacbon trên màng sinh chất. Chuỗi hidratcacbon thường ngắn, nhô ra phía ngoài màng. Hầu hết chuỗi hidratcacbon liên kết cộng hóa trị với prôtêin màng tạo thành glicôprôtêin. Một số liên kết cộng hóa trị với lipit màng tạo thành các phân tử glicolipit 0.25 - Tính đa dạng và vị trí của các phân tử hidratcacbon trên bề mặt màng tế bào giúp cho chúng có chức năng như những dấu chuẩn để phân biệt tế bào này với tế bào khác. 0.25 - Các hidratcacbon là khác nhau giữa các loại tế bào của cùng một cá thể, giữa các cá thể cùng loài và giữa các loài. 0.25 - Một số vai trò: phân loại các tế bào vào các mô và các cơ quan ở phôi động vật; cơ sở để loại bỏ các tế bào lạ nhờ hệ thống miễn dịch; tinh trùng nhận ra tế bào trứng trong quá trình thụ tinh v v 0.25 9 1.0 Chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân sơ khác với chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân thực ở những điểm sau: - Về vị trí: Ở sinh vật nhân sơ chuỗi chuyền electron nằm ở màng sinh chất, còn ở sinh vật nhân thực chuỗi chuyền electron nằm ở màng trong của ti thể. 0.25 - Về chất mang (chất truyền điện tử): Ở sinh vật nhân sơ, chất mang đa dạng hơn so với ở sinh vật nhân thực nên chúng có thể thích nghi với nhiều loại môi trường 0.25 - Về chất nhận electron cuối cùng: Ở sinh vật nhân sơ, chất nhận điện tử cuối cùng rất khác nhau, có thể là nitrat, sunfat, ôxi, fumarat và dioxitcacbon (oxi liên kết), còn ở sinh vật nhân thực chất nhận là ôxi phân tử ()2) 0.5 DeThi.edu.vn
  10. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 3 ĐỀ LUYỆN HSG 10 - 10 Câu 1 (2,0 điểm) a. Trong tế bào có các loại đại phân tử: pôlisaccarit, prôtêin, axit nuclêic. Hãy cho biết: - Đơn phân và thành phần hóa học của các đại phân tử trên. - Vai trò của mỗi đại phân tử. b. Phân biệt cấu trúc mARN, tARN, rARN. Từ đặc điểm về cấu trúc của các loại ARN hãy dự đoán về thời gian tồn tại của mỗi loại trong tế bào? Giải thích tại sao? Câu 3 (3.,0 điểm) a. Phân biệt phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật. Hãy giải thích về sự xuất hiện vách ngăn trong quá trình phân chia tế bào chất. b. Bộ NST lưỡng bội của mèo 2n = 38. Tổng số tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng bằng 320. Tổng số NST đơn trong các tinh trùng tạo ra nhiều hơn các NST đơn trong các trứng 18240. Các trứng tạo ra đều được thụ tinh. Một trứng thụ tinh với 1 tinh trùng tạo ra 1 hợp tử. 1. Nếu các tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng nói trên đều được tạo ra từ 1 tế bào sinh dục đực sơ khai và từ 1 tế bào sinh dục cái sơ khai thì mỗi loại tế bào phải trải qua mấy đợt nguyên phân? 2. Tìm hiệu suất thụ tinh của tinh trùng? 3. Số lượng NST đơn mới tương đương mà môi trường cung cấp cho tế bào sinh dục sơ khai để tạo trứng? Câu 5 (1,0 điểm) a. Vì sao màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động?. b. Tiến hành ngâm tế bào hồng cầu người, tế bào biểu bì vảy hành vào dung dịch ưu trương, nhược trương. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích. Câu 6 (1,0 điểm) a. Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa bằng cách nào? b. Phân biệt đường phân và chu trình Crep với chuỗi truyền elêctrôn hô hấp về mặt năng lượng ATP. Giải thích tại sao tế bào cơ nếu co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa? Câu 8 (1,0 điểm) a. Trong quá trình làm sữa chua, vì sao sữa đang ở trạng thái lỏng trở thành sệt? b. Vì sao ăn sữa chua lại có ích cho sức khoẻ? Hết DeThi.edu.vn
  11. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 a. * Thành phần hoá học: Pôlisacarit: C, H, O ; Prôtêin: C, H, O, N, S, P ; Axit 0,5 nuclêic: C, H, O, N, P * Đơn phân: của pôlisacarit là glucô, của prôtêin là axit amin, của axit nuclêic là 0,25 nuclêôtit * Vai trò: Prôtêin hình thành nên các đặc điểm, tính chất của cơ thể; Axit nuclêic 0,25 là vật chất mang thông tin di truyền. b. * Phân biệt cấu trúc: mARN có cấu trúc mạch thẳng, tARN có cấu trúc xoắn tạo 0,5 ra những tay và thuỳ tròn, một trong các thuỳ tròn có mang bộ ba đối mã, rARN cũng có cấu tạo xoắn tương tự như tARN nhưng không có các tay, các thuỳ, có số cặp nu liên kết bổ sung nhiều hơn. * Thời gian tồn tại trong tế bào của rARN là dài nhất, tiếp theo là tARN, ngắn 0,25 nhất là của mARN. * Giải thích: vì rARN có nhiều liên kết hiđrô hơn cả và được liên kết với 0,25 prôtêin nên khó bị enzim phân huỷ, mARN không có cấu tạo xoắn, không có liên kết hiđrô nên dễ bị enzim phân huỷ nhất. 3 a. Điểm khác nhau : - Ở tế bào động vật là sự hình thành eo thắt ở vùng xích đạo của tế bào bắt đầu 0,5 co thắt từ ngoài (màng sinh chất) vào trung tâm. - Ở tế bào thực vật là sự hình thành vách ngăn từ trung tâm đi ra ngoài (vách tế 0,5 bào). * Giải thích sự hình thành vách ngăn: Vì tế bào thực vật có thành (vách) tế bào bằng xenlulôzơ vững chắc, làm cho tế bào không thắt eo lại được. b. 1,0 Crômatit Nhiễm sắc thể Kì giữa 32 16 NST kép Kì sau 0 32 NST đơn 4 a/ Gọi: Số tế bào sinh tinh trùng là x, số tế bào sinh trứng là y (x, y nguyên 2,0 dương). x y 320 x 256 Ta có hệ: 19.4x 19y 18240 y 64 Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục đực sơ khai: 2k 256 k 8 (lần) Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục cái sơ khai: 2k 64 k 6 (lần) 64 1,0 b/ Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng: 100% 6,25% 256 4 c/ Số NST đơn mới tương đương mà môi trường cung cấp cho tế bào sinh dục 1,0 cái sơ khai để tạo trứng: 26 1 38 26 (2 1) 38 4826(NST ) 5 a/ * Cấu trúc khảm động - Khảm vì: Ngoài 2 lớp phốt pho lipit của màng, còn có nhiều phân tử prôtêin, 0,5 côlestêrôn nằm xen kẽ và các phân tử cacbohiđrat liên kết trên bề mặt màng - Động vì: các phân tử phôtpholipit và prôtêin có khả năng di chuyển trên màng 0,5 DeThi.edu.vn
  12. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn b/ * Hiện tượng 0,5 Môi trường Hồng cầu Tế bào biểu bì hành Ưu trương Nhăn nheo Co nguyên sinh Nhược trương Vỡ Màng sinh chất áp sát thành tế bào (tế bào trương nước) * Giải thích 0,5 - Tế bào hồng cầu: trong môi trường ưu trương, do không có không bào trung tâm, tế bào mất nước ở chất nguyên sinh nên nhăn nheo lại; trong MT nhược trương, tế bào hút nước, do không có thành tế bào nên tế bào no nước và bị vỡ - Tế bào biểu bì hành: MT ưu trương, do có không bào trung tâm nên TB mất nước ở không bào. Khi đó, màng sinh chất tách dần khỏi thành tế bào (co nguyên sinh). MT nhược trương, TB hút nước, màng sinh chất áp sát thành tế bào. 7 Phân biệt đường phân, chu trình crep, chuỗi chuyền êlêctrôn + Quá trình đường phân là quá trình biến đổi glucôzơ trong tế bào chất. Từ 0,5 một phân tử glucôzơ bị biến đổi tạo ra 2 phân tử axit piruvic (C3H4O3) và 2 phân tử ATP + Chu trình Crep: Hai phân tử axit piruvic bị ôxi hoá thành hai phân tử 0,5 axêtyl côenzim A, tạo ra 2 ATP + Chuỗi truyền êlêctrôn hô hấp xảy ra trên màng trong của ti thể, tạo ra 0,5 nhiều ATP nhất 34 ATP - Nếu tế bào cơ co liên tục sẽ bị “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa vì 0,5 khi cơ làm việc cơ hấp thụ nhiều ôxi và glucô, thải nhiều CO2 và axit lactic, nên cơ cần cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và mang đi chất thải. Khi cơ làm việc nhiều, cơ sẽ thiếu chất dinh dưỡng (nếu không được cung cấp kịp thời). Mặt khác axit lactic ứ đọng đầu độc cơ làm cho biên độ co cơ giảm, dần dần cơ không thể tiếp tục co nữa gây cảm giác mỏi, mệt nhọc 8 a/ Sữa từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái sệt là do khi axit lăctíc được hình 1,0 thành, pH của dung dịch sữa giảm, prôttêin của sữa đã kết tủa. b/ Trong đường ruột có nhiều loại vi khuẩn có hại (như vi khuẩn gây thối). Khi 2,0 ăn sữa chua, vi khuẩn lactíc trong sữa chua sẽ ức chế vi khuẩn gây thối phát triển. Vì vậy sữa chua không những cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn đề phòng vi khuẩn gây thối gia tăng, bảo đảm quá trình tiêu hoá bình thường không gây hiện tượng đầy hơi chướng bụng. 1,0 DeThi.edu.vn
  13. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 4 ĐỀ LUYỆN HSG 10 - 2 Câu 1: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tự tổng hợp được 112 mạch polinucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là: A. 6 B. 3 D. 4 C. 5 Câu 2: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai? A. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’ B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y Câu 3: Hoạt động nào sau đây là yếu tố đảm bảo cho các phân tử ADN mới được tạo ra qua nhân đôi, có cấu trúc giống hệt với phân tử ADN mẹ? A. Sự tổng hợp liên tục xảy ra trên mạch khuôn của ADN có chiều 3'→ 5' B. Sự liên kết giữa các nucleotit của môi trường nội bào với các nucleoti của mạch khuôn theo đúng nguyên tắc bổ sung C. Hai mạch mứi của phân tử ADN được tổng hợp đồng thời và theo chiều ngược với nhau D. Sự nối kết các đoạn mạch ngắn được tổng hợp từ mạch khuôn có chiều 5' → 3' do một loại enzim nối thực hiện Câu 4: Khi nói về quá trình nhân đôi ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ B. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi C. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại D. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN Câu 5: Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi của ADN ở E. coli về: 1. Chiều tổng hợp. 2. Các enzim tham gia. 3. Thành phần tham gia. 4. Số lượng các đơn vị nhân đôi. 5. Nguyên tắc nhân đôi. Phương án đúng là : A. (1) và (2) B. (2), (3) và (4) C. (2) và (4) D. (2), (3) và (5) Câu 6: Mô tả nào dưới đây đúng về quá trình dịch mã? A. Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là AUG liên kết đực với bộ ba khởi đầu trên mARN B. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang một axit quan đặc biệt gắn vào với bộ ba kết thúc trên mARN C. Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit chỉ thực sự bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là UAX liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN D. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp vào với bộ ba kết thúc trên mARN Câu 7: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: DeThi.edu.vn
  14. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 1. (ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã). 2. ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ → 5’. 3. ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ → 5’. 4. Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, cặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là: A. (1) → (4) → (3) → (2) B. (1) → (2) → (3) → (4) C. (2) → (1) → (3) → (4) D. (2) → (3) → (1) → (4) Câu 8: Chiều dài của gen D ở sinh vật nhân sơ là 510 nm. Mạch 1 của nó có 400 nucleotit loại A, 500 nucleotit loại T và 400 nucleotit loại G. Phân tử mARN có chiều dài tương ứng vừa được tổng hợp trên mạch 2 của gen D có số nucleotit từng loại là bao nhiêu? A. U=300; G=400; X=200; A=600 B. U=200; G=400; X=200; A=700 C. U=400; G=200; X=400; A=500 D. U=500; G=400; X=200; A=400 Câu 9: Photpholipit có tính lưỡng cực là vì: A. Trong cấu trúc có phần đầu phophat ưa nước, phần đuôi axit béo kị nước B. Trong cấu trúc có phần đầu phophat kị nước, phần đuôi axit béo ưa nước C. Trong cấu trúc có glixerol ưa nước, phần đuôi axit béo kị nước D. Trong cấu trúc có glixerol kị nước, phần đuôi axit béo ưa nước Câu 10: Protein không có chức năng nào sau đây? A. Điều hòa thân nhiệt B. Cấu trúc nên hệ thống màng tế bào C. Tạo nên kênh vận động chuyển các chất qua màng D. Cấu tạo nên một số loại hoocmon Câu 11: Khi nói về cấu trúc của protein, phát biểu nào sau đây là sai? A. Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các axit amin B. Mọi phân tử protein đều có cấu trúc không gian 4 bậc C. Cấu trúc không gian được duy trì bằng các liên kết yếu D. Mỗi protein được cấu tạo từ một hoặc nhiều chuỗi polipeptit Câu 12: Loại protein nào sau đây làm nhiệm vụ tiêu diệt các mầm bệnh, bảo vệ cơ thể? A. Preotein vận chuyển B. Protein kháng thể C. Protein enzym D. Protein hoocmon Câu 13: Khi nói về chuỗi polinucleotit, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nhiều nucleotit liên kết lại với nhau theo một chiều nhất định B. Nhiều axit amin liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định C. Nhiều bazo nito liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định D. Nhiều phân tử axit nucleotit liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định Câu 14: Các nucleic trên một mạch đơn của phần tử ADN liên kết với nhau bằng: A. Liên kết phốtphodieste B. Liên kết hidro C. Liên kết glicozo D. Liên kết peptit Câu 15: Liên kết phôtphodieste là liên kết giữa A. Các axit phôtphoric của các nucleotit trên một mạch đơn của phân tử ADN B. Các nucleotit giữa hai mạch đơn của phân tử ADN C. Đường của nucleotit này với axit phôtphoric của nucleotit kế tiếp trên một mạch đơn của phân tử ADN D. Liên kết giữa hai bazo nito đối diện nhau của phân tử ADN Câu 16: Một gen có tổng số nucleotit loại G với 1 loại nucleotit khác chiếm tỷ lệ 70% tổng số nucleotit của gen. Trên mạch 1 của gen có số nucleotit T= 150 và bằng 1 nửa số nucleotit loại A. Nhận xét nào sau đây đúng về gen nói trên? A. Số nucleotit loại A, T trên mạch 2 của gen lần lượt là: 300, 150 B. Gen có 4050 liên kết hidro DeThi.edu.vn
  15. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn C. Số liên kết hóa trị trong các nucleotit của gen là 2998 D. Số nucleotit loại A chiếm 35% tổng số tổng số nucleotit của gen Câu 17: Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, người ta chia vi khuẩn ra thành 2 loại: A. kị khí bắt buộc và hiếu khí B. sống kí sinh và sống tự do C. có và không có thành tế bào D. Gram dương và Gram âm Câu 18: Cho các phát biểu sau: 1.Các vi khuẩn được cấu tạo bằng tế bào nhân sơ 2.Tế bào nhân sơ có cấu trúc nhân chưa hoàn chỉnh 3.Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ là các phân tử ADN vòng, trần 4.Tế bào nhân sơ chỉ có bào quan duy nhất là lizoxom 5.Màng nhân của tế bào nhân sơ là loại màng kép Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về tế bào nhân sơ? A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 19: Bằng phương pháp nhân bản vô tính động vật, người ta đã chuyển nhân của tế bào sinh dưỡng ở loài ếch A vào trứng (đã bị mất nhân) của loài ếch B. Nuôi cấy tế bào này trong môi trường đặc biệt thì nó phát triển thành con ếch có phần lớn đặc điểm của loài A. Thí nghiệm này cho phép kết luận: A. Kiểu hình của cơ thể chủ yếu do yếu tố có trong tế bào chất đóng vai trò quyết định B. Kiểu hình của cơ thể chủ yếu do yếu tố có trong nhân tế bào quyết định C. Cả nhân và tế bào chất đều đóng vai trò ngang nhau trong việc quy định kiểu hình D. Kiểu hình của cơ thể phụ thuộc chủ yếu vào môi trường mà ít phụ thuộc kiểu gen Câu 20: Nhân điều khiển mọi họa động trao đổi chất của tế bào bằng cách: A. ra lệnh cho các bộ phận, các bào quan ở trong tế bào hoạt động B. thực hiện tự nhân đôi ADN và nhân đôi NST để tiến hành phân bào C. điều hòa sinh tổng hợp protein, protein sẽ thực hiện các chức năng D. thực hiện phân chia vật chất di truyền một cách đồng đều cho tế bào con Câu 21: Điều nào sau đây là chức năng chính của ti thể? A. Chuyển hóa năng lượng trong các hợp chất hữu cơ thành ATP cung cấp cho tế bào hoạt động B. Tổng hợp các chất để cấu tạo nên tế bào và cơ thể C. Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian cung cấp cho quá trình tổng hợp các chất D. Phân hủy các chất độc hại cho tế bào Câu 22: Trong các loại tế bào ở cơ thể người sau đây, loại tế bào nào có chứa nhiều ti thể nhất? A. Tế bào cơ tim B. Tế bào da C. Tế bào xương D. Tế bào hồng cầu Câu 23: Cho các đặc điểm về thành phần và cấu tạo màng sinh chất 1. Lớp kép photpholipit có các phân tử protein xen giữa 2. Liên kết với các phân tử protein và lipit còn có các phân tử cacbohidrat 3. Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên chuyển động quanh vị trí nhất định của màng 4. Xen giữa các phân tử photpholipit còn có các phân tử colesteron 5. Xen giữa các phân tử photpholipit là các phân tử glicoprotein Có mấy đặc điểm đúng theo mô hình khảm – động của màng sinh chất? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 24: Khi nói về cholesteron trong màng sinh chất, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Ở mọi tế bào, hàm lượng cholesteron là không đổi B. Cholesteron quy định tính thấm chọn lọc của màng C. Cholesteron được tổng hợp từ lưới nội chất hạt DeThi.edu.vn
  16. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn D. Cholesteron làm giảm tính linh động của màng Câu 25: Khi nói về phương thức vận chuyển thụ động, phát biểu nào sau đây là Đúng? A. Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao B. Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp C. Có tiêu tốn năng lượng, các chất di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao D. Diễn ra đối với tất cả các chất khi có sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài màng tế bào Câu 26: Cho các nhận định sau về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai? A. CO2 và O2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit B. Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là “aquaporin” C. Các ion Na+, Ca+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất D. Glucozo khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên màng Câu 27: Khi nói về chuyển hóa vật chất trong tế bào, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong quá trình chuyển hóa vật chất , các chất được di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trong tế bào B. Chuyển hóa vật chất là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác C. Chuyển hóa vật chất là quá trình quang hợp và hô hấp xảy ra trong tế bào D. Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào Câu 28: Thế năng là năng lượng tiềm ẩn, là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. Thế năng được tiềm ẩn dưới các dạng nào sau đây? 1. Có ở các liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ 2. Có ở các phản ứng trong tế bào 3. Có được do sự chênh lệch nồng độ H+ ở trong và ở ngoài màng Có được do sự chênh lệch điện tích ở hai bên màng tế bào A. 1, 2 B. 1, 3, 4 C. 1, 2, 3 D. 2, 3, 4 Câu 29: Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào các việc chính như: 1. Phân hủy các chất hóa học cần thiết cho cơ thể 2. Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào 3. Vận chuyển các chất qua màng 4. Sinh công cơ học Những khẳng định đúng trong các khẳng định trên là A. (1), (2) B. (1), (3) C. (1), (2), (3) D. (2), (3), (4) Câu 30: Enzym không có đặc điểm nào sau đây? A. Hoạt tính xúc tác mạnh B. Tính chuyên hóa cao C. Sử dụng năng lượng ATP D. Thực hiện nhiều phản ứng trung gian Câu 31: Chỉ cần một loại enzym nào đó không hoạt động thì sẽ gây bệnh rối loạn chuyển hóa, nguyên nhân là do sự thiếu vắng của enzym này sẽ làm cho: A. tất cả các quá trình trao đổi chất trong tế bào bị ngưng trệ B. dư thừa nguyên liệu và thiếu sản phẩm của phản ứng C. các phản ứng sinh hóa ở trong tế bào không diễn ra D. tế bào không diễn ra các hoạt động sống và bị chết Câu 32: Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào? A. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng cách tăng nhiệt độ B. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế C. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng cách giảm nhiệt độ D. Điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất tham gia phản ứng DeThi.edu.vn
  17. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 33: Những hoạt động nào sau đây xảy ra trong pha tối 1. Giải phóng oxi 2. Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat 3. Giải phóng electron từ quang phân li nước 4. Tổng hợp nhiều phân tử ATP 5. Sinh ra nước mới Những phương án trả lời đúng là A. (1), (4) B. (2), (3) C. (3), (5) D. (2), (5) Câu 34: Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân C. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau Câu 35: Trường hợp nào sau đây được gọi là giảm phân? A. Tế bào mẹ 2n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n B. Tế bào mẹ 4n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n C. Tế bào mẹ n tạo ra các tế bào con có bộ NST n D. Tế bào vi khuẩn tạo ra các tế bào vi khuẩn Câu 36: Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST là A. Làm tăng số lượng NST trong tế bào B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền C. Tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST Câu 37: Ruồi giấm 2n= 8. Vào kì sau của giảm phân 1 có 1 cặp NST không phân li. Kết thúc lần giảm phân 1 sẽ tạo ra: A. hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST đơn B. hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST kép C. một tế bào có 3 NST kép, một tế bào có 5 NST kép D. một tế bào có 2 NST đơn, một tế bào có 5 NST đơn Câu 38: Phát biểu nào sau đây phản ánh đúng bản chất của môi trường bán tổng hợp? A. Môi trường chứa các chất tự nhiên như: Cao thịt, nấm men, cơm, vói số lượng và thành phần không xác thịt B. Môi trường chứa các chất đã biết rõ số lượng và thành phần C. Môi trường chứa một số chất tự nhiên với số lượng và thành phần không xác định và một số hợp chất khác với số lượng thành phần xác định D. Môi trường chứa một số chất tự nhiên với số lượng và thành phần không xác định và thạch Câu 39: Động vật nguyên sinh có kiểu dinh dưỡng nào sau đây? A. Hóa tự dưỡng B. Quang tự dưỡng C. Hóa dị dưỡng D. Quang dị dưỡng Câu 40: Virut gây hại cho cơ thể vật chủ vì những nguyên nhân nào sau đây? 1. Virut không có cấu trúc tế bào như tế bào vật chủ 2. Virut sử dụng nguyên liệu và năng lượng của tế bào vật chủ 3. Virut phá hủy tế bào vật chủ khi chúng giải phóng ra ngoài A. 1, 2, 3 B. 1, 3 C. 2, 3 D. 1, 2 II. Tự luận Câu 1(2 điểm). Cho các chất sau đây: nước, etanol, metan, clorofoc, clorua natri. - Các chất trên được vận chuyển qua màng theo hình thức nào? Giải thích? - Nêu đặc điểm của cơ chế vận chuyển các chất trên. DeThi.edu.vn
  18. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Sự vận chuyển các chất qua màng phụ thuộc vào các yếu tố nào? Câu 2: (2 điểm) a. Trong giảm phân nếu hai NST trong một cặp NST tương đồng không tiếp hợp và tạo thành các thể vắt chéo ( trao đổi chéo ) với nhau ở kỳ đầu của giảm phân I thì sự phân ly của các NST về các tế bào con sẽ như thế nào ? b. Trong vùng sinh sản của 1 cơ thể động vật có 4 tế bào sinh dục sơ khai gọi là A, B, C, D. Trong cùng 1 thời gian cả 4 tế bào này trải qua sinh sản liên tục để tạo ra các tế bào sinh dục sơ khai khác đã đòi hỏi môi trường cung cấp 2652 NST đơn. Các tế bào sinh dục sơ khai này vào vùng chín hình thành các tế bào sinh giao tử. Trong quá trình tạo giao tử lại đòi hỏi môi trường cung cấp 2964 NST đơn. Các giao tử tạo ra có 12,5% tham gia thụ tinh tạo được 19 hợp tử. Xác định tên và giới tính của động vật này. Câu 3: (2 điểm). a, (0,5 điểm) Một chủng vi khuẩn kỵ khí được phân lập từ đất. Người ta tiến hành nuôi cấy chủng vi khuẩn này trong 4 môi trường nước thịt khác nhau: - Môi trường 1: nước thịt có peptone - Môi trường 2: nước thịt có amoniac - Môi trường 3: nước thịt có nitrate - Môi trường 4: nước thịt có nitrite Sau 7 ngày nuôi cấy, người ta thấy chủng vi khuẩn này chỉ mọc được trên môi trường - 4 và kết quả phân tích hóa sinh cũng cho thấy ở môi trường 2 có xuất hiện NO3 . Chủng vi khuẩn này có hình thức dinh dưỡng gì? Chúng đóng vai trò như thế nào trong chu trình Nitơ? Hãy cho ví dụ 1 đối tượng có thể là chủng vi khuẩn được dùng làm thí nghiệm. Câu 4. (2 điểm) a. Trình bày quá trình nhân lên của virut cúm trong tế bào vật chủ? b. Tại sao khi bị cúm bác sĩ lại cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh? DeThi.edu.vn
  19. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Hướng dẫn chấm tự luận: Câu 1(2 điểm). Cho các chất sau đây: nước, etanol, metan, clorofoc, clorua natri. - Các chất trên được vận chuyển qua màng theo hình thức nào? Giải thích? -nước: vận chuyển qua màng tế bào theo hình thức khuếch tán qua kênh aquapuarin từ nơi có mật độ phân tử cao(nhược trương) sang nơi có mật độ phân tử thấp(ưu trương) - etanol: không phân cực nên khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit - metan:không phân cực nên khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit, - clorofooc: Là hợp chất khôngphân cực nên khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit, - natriclorua là chất phân cự nên vận chuyển qua màng qua kênh protein có thể thụ động hoặc chủ động tùy vào sự chênh lệch nồng độ - Nêu đặc điểm của cơ chế vận chuyển các chất trên. + Vận chuyển thụ động - Là phương thức vận chuyển các chất qua màn từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. - Phải có sự chênh lệch nồng độ, không tiêu tốn năng lượng. - Vận chuyển có chọn lọc cần có kênh prôtêin đặc hiệu. - Kích thước chất vận chuvển phải nhỏ hơn đường kính lỗ màng. + Vận chuyển chủ động - Là phương thức vận chuyển qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. - Phải sử dụng năng lượng (ATP). - Phải có prôtêin vận chuyển đặc hiệu. - Sự vận chuyển các chất qua màng phụ thuộc vào các yếu tố nào? + Sự chênh lệch về nồng độ bên trong và bên ngoài màng tế bào. + Đặc điểm lí hóa của chất được vận chuyển như kích thước, phân cự hay không phân cực . Câu 2: (2 điểm) a. Nếu tiếp hợp không xuất hiện và các thể vắt chéo không hình thành giữa hai NST trong cặp NST tương đồng thì sẽ có hiện tượng sắp xếp sai ( không thành hai hàng ) trên mặt phẳng phân bào ,dẫn đến sự phân ly ngẫu nhiên về các tế bào con trong giảm phân + Kết quả là các giao tử hình thành mang số lượng NST bất thường . b. - Gọi x là số NST của mỗi tế bào sinh dục sơ khai -> tổng số NST của 4 tế bào A, B, C, D là 4x. Khi 4 tế bào này sinh sản đã đòi hỏi môi trường cung cấp 2652 NST. Vậy : Tổng số NST ở các tế bào sinh giao tử là : 4x + 2652 = 2964 -> x = 78. -> 2n = 78 NST -> đó là loài gà. - Tỉ lệ thụ tinh là 12,5% nên tổng số giao tử được tạo ra do giảm phân là : 19.100/12,5 = 152 giao tử. - Tổng số tế bào sinh giao tử là: 2964/78 = 38 tế bào - Số giao tử được tao ra từ 1 tế bào là: 152: 38 = 4 giao tử -> con gà mang 4 tế bào A, B, C, D là gà trống. Câu 3. (2 điểm) - Hình thức dinh dưỡng: hóa dị dưỡng. - Vai trò trong chu trình Nitơ: + Tham gia quá trình nitrat hóa giai đoạn 2, là giai đoạn oxy hóa nitrit thành nitrat. + Việc biến đổi nitrit thành nitrat làm giảm sự tích tụ của nitrit (là một chất gây ngộ độc cho thực vật) ở trong đất. - Ví dụ: vi khuẩn nitrobacter (hoặc nitrococcus) Câu 4: (2 điểm) DeThi.edu.vn
  20. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn a.Quá trình nhân lên của virus cúm trong tế bào vật chủ: - Hấp phụ: gai H gắn với thụ thể của tế bào chủ là axit sialic còn gọi là axit neuraminic . - Xâm nhâp: nhập bào tạo endosome rồi dung hợp với lizoxom. Enzim của lizoxom phân giải vỏ capsit giải phóng gennom virut - Tổng hợp các thành phần và lắp ráp: + Tiến hành sao chép, phiên mã trong nhân vì chúng cần cắt một đoạn mARN của tế bào chủ làm mồi + Virus tổng hợp ARN (+) trên khuôn ARN (-) nhờ ARN polimeraza phụ thuộc ARN do virus mang theo. + Sợi ARN (+) lai làm khuôn để tổng hợp cá sợi ARN (-) mới . Một số ARN (-) được dùng làm gennom để lắp ráp, số khác dùng làm khuôn để tổng hợp mARN + mARN ra khỏi nhân tổng hợp protein : Gồm proten sớm vào nhân để tổng hợp thêm ARN (-) và protein muộn ( protein cấu trúc) để lắp ráp nucleocapsit trong nhân. Proten cấu trúc khác (protein H và N) được bao bởi màng Gongi đưa ra cắm cào màng sinh chất - Giải phóng: Virus ra khỏi tế bào theo lối nảy chồi . b. Khi bị cúm: vi rút cúm gây ra các tổn thương trong các mô, hệ miễn dịch tập trung diệt virut nên các vi khuẩn gây bệnh cơ hội xâm nhập và gây bệnh. Uống thuốc kháng sinh giúp diệt các vi khuẩn gây bệnh cơ hội. . DeThi.edu.vn
  21. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 5 SỞ GD VÀ ĐT ĐỀ THI CHỌN HSG 10 CẤP TỈNH VĨNH PHÚC MÔN THI: SINH HỌC . (Dành cho HS không chuyên) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 a. Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích? b. Nêu vai trò của mỗi nhóm nguyên tố hóa học có trong tế bào? Câu 2 a. Vì sao phôtpholipit có tính lưỡng cực? b. Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Hãy giải thích về sự khác nhau đó ? Câu 3 a. Nước được hình thành trong quang hợp ở pha sáng hay pha tối? Bằng cách nào có thể chứng minh trong quá trình quang hợp nước sinh ra ở pha đó? b. Để tạo ra 20 phân tử glucôzơ, pha tối cần sử dụng bao nhiêu ATP, NADPH từ pha sáng? Câu 4 a. Vì sao nói hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men đều là quá trình dị hoá? Căn cứ vào đặc điểm nào người ta phân biệt 3 quá trình này? b. Quá trình vận chuyển H+ từ xoang gian màng vào chất nền ti thể để tổng hợp ATP được thực hiện theo phương thức vận chuyển nào? Điều kiện để xẩy ra phương thức vận chuyển đó? Câu 5 a. Cho biết các quá trình chuyển hoá vật chất có thể xẩy ra trong tế bào? Enzim làm giảm nă ng lượng hoạt hóa bằng cách nào? b. Nêu điểm khác biệt giữa hóa tổng hợp và quang tổng hợp về đối tượng thực hiện và nguồn năng lượng? Câu 6 a. Nhà khoa học tiến hành phá nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi A rồi lấy nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi B cấy vào. Ếch con được tạo ra mang đặc điểm chủ yếu của nòi nào? Thí nghiệm chứng minh điều gì? b. Tế bào cơ, tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu, loại tế bào nào có nhiếu lizôxôm nhất? Tại sao? Câu 7 Nêu các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất? Điều kiện để xẩy ra vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất? Câu 8 a. Trong nước mắm và trong tương có rất nhiều axit amin. Chất này có nguồn gốc từ đâu, do vi sinh vật nào tác động để tạo thành? b. Làm nước sirô quả trong bình nhựa kín, sau một thời gian thì bình sẽ căng phồng. Hãy giải thích tại sao? Câu 9 a. Trong quá trình hô hấp nội bào, có 2 giai đoạn xẩy ra tại ti thể. Đó là giai đoạn nào và xẩy ra ở đâu? b. Trong quá trình hô hấp nội bào có 5 phân tử glucôzơ được phân giải. Tính số NADH và FADH2 tạo ra? Câu 10 DeThi.edu.vn
  22. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Ở ruồi giấm, một tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần, các tế bào con tạo ra đều qua giảm phân tạo giao tử. Các giao tử hình thành tham gia thụ tinh với hiệu suất là 12,5% đã tạo ra 16 hợp tử. Tổng số nguyên liệu tương đương với số nhiễm sắc thể đơn mà môi trường cung cấp cho quá trình trên là 504. Xác định số lần nguyên phân của tế bào ban đầu và giới tính của ruồi giấm. - Hết - Họ và tên thí sinh SBD DeThi.edu.vn
  23. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM HSG 10 NĂM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: SINH HỌC (Không chuyên) Câu Nội dung Điểm 1 a. Giải thích: (1.0đ) - Quả chuối khi chưa cho vào tủ lạnh, các tế bào chưa bị vỡ liên kết với nhau tạo độ cứng nhất định 0,25 - Khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào quả chuối đông thành đá -> tế bào bị vỡ -> khi đá tan tế bào đã vỡ không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa => quả chuối sẽ mềm hơn 0,25 b. Vai trò của mỗi nhóm nguyên tố: - Nguyên tố đa lượng: Tham gia cấu tạo tế bào 0,25 - Nguyên tố vi lượng: Tham gia trao đổi chất: Vì cấu tạo enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào 0,25 2 a. Phôtpholipit có tính lưỡng cực vì : (1.0đ) - Phôtpholipit có cấu trúc gồm: 1 phân tử glixeron liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat (nhóm này nối glixeron với 1 ancol phức) 0,25 - Đầu ancol phức ưa nước, đuôi axit béo kị nước 0,25 b. Giải thích : - Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết bắt màu 0,25 - Tế bào sống có khả năng thấm chọn lọc chỉ cho các chất cần thiết đi qua màng vào trong tế bào, còn phôi chết không có đặc tính này. 0,25 3 a. (1,0đ) - Nước được hình thành trong pha tối của quang hợp 0,25 - Chứng minh nước sinh ra từ pha tối dựa trên phản ứng quang hợp đầy đủ: 6CO2 + 12H2O -> C6H12O6 + 6O2 + 6H2O Dùng ôxi nguyên tử đánh dấu trong CO2, khi quang hợp thấy ôxi nguyên tử đánh dấu có trong glucozơ và nước => Như vậy, ôxi của nước là ôxi từ CO 2. Vì CO2 chỉ tham gia vào pha tối 0,25 b. Tạo 20 glucôzơ, pha tối đã dùng: 20X18 = 360 ATP 0,25 20X12 = 240 NADPH . 0,25 4 a. (1,0đ) * Vì: Cả 3 quá trình này đều là quá trình phân giải chất hữu cơ, đồng thời giải phóng năng lượng 0,25 * Căn cứ vào chất nhận e cuối cùng: Hô hấp hiếu khí (Chất nhận e cuối cùng là O2),hô hấp kị khí (Chất nhận e cuối cùng là ôxi liên kết), lên men (Chất nhận e cuối cùng là chất hữu cơ) 0,25 b. - Phương thức: Bị động (thụ động) 0,25 - Điều kiện: Cần phải có chênh lệch nồng độ 0,25 5 a. (1,0đ) * Các quá trình chuyển hoá có thể xẩy ra: Đồng hoá và dị hoá 0,25 * Enzim làm giảm năng lượng hoạt hoá bằng cách: Tạo nhiều phản ứng trung gian 0,25 b. Phân biệt: Chỉ tiêu so sánh Hóa tổng hợp Quang tổng hợp DeThi.edu.vn
  24. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Đối tượng Vi khuẩn hóa tổng hợp Vi khuẩn quang hợp, trùng roi, tảo, thực vật Nguồn năng lượng Phản ứng hóa học Năng lượng ánh sáng 0,25 0,25 6 a. (1,0đ) - Kết quả: Ếch con này mang đặc điểm của nòi B 0,25 - Qua thí nghiệm chuyển nhân chứng minh được rằng nhân là nơi chứa thông tin di truyền của tế bào (Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào) 0,25 b. - Tế bào bạch cầu có nhiều lizoxom nhất 0,25 - Giải thích: Do tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các tế bào vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí, tế bào già nên nó phải có nhiều lizoxom nhất 0,25 7 * Các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất: (1.0đ) - Vận chuyển trực tiếp qua lớp kép phôtpholipit 0,25 - Vận chuyển qua kênh prôtêin 0,25 * Điều kiện: - Phải có kênh prôtêin 0,25 - Phải được cung cấp năng lượng ATP 0,25 8 a. (1.0đ) - Axit amin trong nước mắm có nguồn gốc từ protein của cá, vi sinh vật tác động để tạo thành là: vi khuẩn 0,25 - Axit amin trong tương có nguồn gốc từ đậu tương, vi sinh vật tác động để tạo thành là: Nấm sợi (nấm vàng hoa cau) 0,25 b. Giải thích: - Trên vỏ quả có rất nhiều tế bào nấm men. Nấm men sẽ lên men đường thành rượu etilic và CO2 0,25 - Khí CO2 được tạo thành không thể thoát ra khỏi bình kín nên làm cho bình căng phồng lên 0,25 9 a. Các giai đoạn hô hấp xẩy ra tại ti thể: (1.0đ) - Chu trình crep: Xẩy ra tại chất nền ti thể 0,25 - Chuỗi vận chuyển điện tử: Xẩy ra ở màng trong ti thể . 0,25 b. Số NADH và FADH2 tạo ra: - Số NADH tạo ra: 5 x 10 = 50 0,25 - Sô FADH2 tạo ra: 5 x 2 = 10 0,25 10 Xác định số lần nguyên phân và giới tính (1.0đ) - Số giao tử tạo ra : (16 x 100) : 12,5 = 128 0,25 - Gọi k là số lần guyên phân của tế bào ban đầu (k nguyên, dương) + Số NST môi trường cung cấp cho nguyên phân : (2k – 1)2n = (2k – 1)8 + Số NST cung cấp cho quá trình giảm phân : 2k.2n = 2k . 8 => Từ giả thiết ta có : (2k – 1)8 + 2k . 8 = 504 < Số lần nguyên phân k = 5 0,25 5 - Số tế bào tạo ra qua nguyên phân (tế bào sinh giao tử) : 2 = 32 0,25 - Số giao tử sinh ra từ một tế bào sinh giao tử : 128/32 = 4 Một tế bào sinh giao tử qua giảm phân tạo ra 4 giao tử Ruồi giấm đực . 0,25 DeThi.edu.vn
  25. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Hết . DeThi.edu.vn
  26. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 6 TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Môn: Sinh học 10 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (2 điểm) a. Nêu chức năng của các thành phần cấu tạo màng sinh chất ở tế bào nhân thực? b. Ngâm tế bào hồng cầu người và tế bào biểu bì rễ hành vào trong các dung dịch sau: - Dung dịch ưu trương - Dung dịch nhược trương Dự đoán điều gì sẽ xảy ra? Giải thích? Câu 2: (2điểm) Phân biệt Axit đêôxiribônuclêic (ADN) và Axit ribônuclêic (ARN) về cấu tạo và chức năng? Câu 3: (2điểm) Nêu cấu tạo của ti thể và lục lạp phù hợp với chức năng? Nêu đặc điểm chung của ADN của ti thể và lục lạp? Câu 4: (2điểm) a. Nêu cơ chế tác động của enzim? b. Nếu một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt thì gây hậu quả gì đối với sinh vật? Câu 5: (2điểm) Nêu điểm khác nhau giữa quá trình hô hấp và quang hợp về các đặc điểm sau: phương trình tổng quát, bào quan thực hiện, năng lượng và sắc tố? Câu 6: (2điểm) Trình bày diễn biến hoạt động của NST trong giảm phân I? Thực chất của giảm phân là ở lần phân bào nào? Câu 7: (2điểm) Trong môi trường tự nhiên (đất, nước) pha lũy thừa (log) có diễn ra không? Giải thích? Vì sao nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát (lag) còn nuôi cấy liên tục thì không có? Câu 8: (2điểm) + 2+ NO, CO2, O2, Na , Ca , C6H12O6, H2O vận chuyển qua màng sinh chất bằng những con đường nào? Phân biệt khuyếch tán của NO và Na+? Câu 9: (3 điểm) Ở chuột bộ NST 2n = 40 a. Nếu có 1 nhóm tế bào sinh dưỡng đang nguyên phân, người ta đếm được 400 NST ở dạng sợi. Xác định số tế bào của nhóm? b. Giả sử có 1 nhóm tế bào ở vùng chín của ống dẫn sinh dục của chuột đực giảm phân người ta đếm được có 1100 NST kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. DeThi.edu.vn
  27. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Trong đó, số NST kép xếp thành 2 hàng nhiều hơn số NST kép xếp thành 1 hàng là 600 NST. Xác định các tế bào của nhóm và số tế bào con tạo ra khi kết thúc giảm phân nói trên. Câu 10: (1 điểm) Giả sử có 3 lá cây trên một cây đặt trong bóng tối 3 ngày, sau đó đem chiếu sáng 2 giờ bằng các tia sáng đơn sắc khác nhau và có cùng cường độ: Lá thứ nhất chiếu ánh sáng đỏ. Lá thứ 2 chiếu ánh sáng vàng. Lá thứ 3 chiếu ánh sáng xanh tím. Không cần làm thí nghiệm, hãy giải thích và sắp xếp 3 lá trên theo thứ tự giảm dần hàm lượng tinh bột? HẾT DeThi.edu.vn
  28. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG ĐÁP ÁN THI CHỌN HSG LỚP 10 Môn: Sinh học 10 Thời gian làm bài: 150 phút Câu Ý Nội dung Điểm 1 a Chức năng của các thành phần: - Lớp phôtpholipit kép: Tạo khung cho màng sinh chất, tạo tính “động” cho 0,25đ màng và cho một số chất khuyếch tán qua. - Prôtêin màng: Tạo tính bán thấm của màng sinh chất (tạo kênh vận chuyển 0,25đ các chất, tạo các chất mang vận chuyển các chất), tạo các thụ thể thu nhận thông tin, ghép nối các tế bào trong mô. - Colesterôn: có ở tế bào động vật và người, hạn chế sự dịch chuyển của lớp 0,25đ photpholipit kép ổn định cấu trúc màng tế bào. - Glicôprôtêin: Tạo các dấu chuẩn đặc trưng cho từng loại tế bào giúp tế bào 0,25đ nhận biết nhau và nhân biết các tế bào lạ. b Ngâm tế bào hồng cầu người và tế bào biểu bì rễ hành vào trong các dung dịch sau: Dung dịch ưu trương; Dung dịch nhược trương - Hiện tượng: + Tế bào hồng cầu: Môi trường ưu trương: tế bào co lại, nhăn nheo Môi trường nhược trương: tế bào trương lên → vỡ 0,5đ + Tế bào biểu bì rễ hành: Môi trường ưu trương: Co nguyên sinh, tế bào không thay đổi hình dạng. Môi trường nhược trương: Màng tế bào áp sát thành tế bào, tế bào không thay đổi hình dạng. - Giải thích: + Do hiện tượng co nguyên sinh trong môi trường ưu trương, hiện tượng phản co nguyên sinh trong môi trường nhược trương. 0,5đ + Tế bào hồng cầu không có thành tế bào nên thay đổi hình dạng, tế bào biểu bì rễ hành có thành tế bào nên không bị thay đổi hình dạng chỉ biến dạng nguyên sinh chất. 2 Phân biệt ADN và ARN: Đặc điểm ADN ARN Số mạch 2 mạch 1 mạch 0,25đ Đơn phân 3 thành phần: 1 H3PO4, 1 3 thành phần: 1 H3PO4, 1 nuclêôtit C5H10O4, 1 trong 4 loại bazơ C5H10O5, 1 trong 4 loại bazơ 0,5đ nitric A, T, G, X nitric A, U, G, X Nguyên tắc Hình thành giữa các nuclêôtit Hình thành ở một số vùng cuộn bổ sung đứng đối diện trên 2 mạch đơn: gấp của ARN vận chuyển và A liên kết với T bằng 2 liên ARN ribôxôm giữa các nuclêôtit 0,5đ kết hiđrô, G liên kết với X đứng đối diện: A liên kết với U bằng 3 liên kết hiđrô bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô Chức năng - Lưu trữ, bảo quản và truyền - ARN là bản sao từ mạch gốc đạt thông tin di truyền. của ADN: + mARN: truyền thông tin từ trong nhân đến Ribôxôm để tổng hợp prôtêin. 0,75đ DeThi.edu.vn
  29. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn + rARN: cùng với prô têin cấu tạo ribôxôm. + tARN: Vận chuyển axitamin đến Ribôxôm để tổng hợp prôtêin. 3 *Cấu tạo của ti thể phù hợp với chức năng: 0,75đ - Màng trong gấp nếp tạo thành các mào, trên các mào có chứa nhiều loại enzim hô hấp, chất chuyển điện tử nơi xảy ra chuỗi chuyền elêctrôn hô hấp - Chất nền: chứa nhiều ezim của chu trình Crep *Cấu tạo của lục lạp phù hợp với chức năng: 0,75đ - Hai lớp màng trơn nhẵn: ánh sáng có thể xuyên qua. - Các hạt grana bao gồm nhiều túi dẹt tilacôit, chứa hệ sắc tố quang hợp và ezim quang hợp - nơi xảy ra pha sáng của quang hợp. - Chất nên có chứa các ezim cácbôxihóa nơi xảy ra các phản ứng pha tối quang hợp. * Đặc điểm chung của ADN ti thể và ADN lục lạp: mỗi cấu trúc chứa 1 phân 0,5đ tử ADN vòng, trần (không liên kết với prôtêin histôn), có quá trình nhân lên và tổng hợp prôtêin độc lập với ADN trong nhân. 4 a Cơ chế tác động của enzim: - Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên phức hợp enzim - 0,25đ cơ chất. - Sau đó enzim tương tác với cơ chất tạo thành sản phẩm, giải phóng enzim 0,25đ nguyên vẹn. - Enzim được giải phóng sẽ xúc tác cho phản ứng với cơ chất cùng loại. 0,25đ - Liên kết enzim - cơ chất mang tính đặc thù nên mỗi enzim thường chỉ xúc tác 0,25đ cho 1 phản ứng b Nếu một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt thì hậu quả với sinh vật: - Phản ứng mà enzim đó xúc tác không xảy ra hoặc xảy ra với tốc độ chậm, sản 0,5đ phẩm không hình thành, cơ chất của enzim đó bị tích lũy. - Các chất tích lũy đó gây độc cho tế bào hoặc chuyển hóa theo con đường phụ 0,5đ thành các chất độc gây triệu chứng bệnh lí. Các bệnh này ở người gọi là bệnh này ở người gọi là dối loạn chuyển hóa. 5 Điểm khác nhau giữa quá trình hô hấp và quang hợp về các đặc điểm sau: phương trình tổng quát, bào quan thực hiện, năng lượng và sắc tố Đặc Hô hấp Quang hợp điểm PTTQ C6H12O6 + 6 O2 → 6 CO2 + 6 H2O + 6 CO2 + 6 H2O → 0,5đ năng lượng (ATP + Nhiệt năng) C6H12O6 + 6 O2 Bào Ti thể Lạp thể 0,5đ quan Năng Giải phóng năng lượng Tích lũy năng lượng 0,5đ lượng Sắc tố Không có sắc tố Có sắc tố quang hợp 0,5đ DeThi.edu.vn
  30. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 6 a Trình bày diễn biến hoạt động của NST trong giảm phân: * Phân bào I: - Kì đầu I: NST dạng sợi mảnh đã nhân đôi ở kì trung gian tạo thành các NST kép 0,75đ + Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp, các NST kép dần co xoắn. +Trong quá trình bắt cặp, các NST kép trong cặp tương đồng có thể diễn ra trao đổi chéo giữa hai trong 4 crômatit không chị em → sự hoán vị của các gen tương ứng. - Kì giữa I: Các NST co xoắn cực đại, xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 0,25đ - Kì sau I: Mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập về hai cực tế bào. - Kì cuối I: NST kép dãn xoắn, hai tế bào tạo thành có bộ NST giảm một nửa 0,5đ * Thực chất của giảm phân là giảm phân I vì kết thúc giảm phân I đã tạo ra 2 tế bào n kép giảm một nửa so với tế bào mẹ. 0,25đ 0,25đ 7 *Trong môi trường tự nhiên (đất, nước) pha log không diễn ra. Giải thích: - Trong điều kiện tự nhiên có những điều kiện không thích hợp: thiếu chất dinh 1đ dưỡng, cạnh tranh dinh dưỡng, nhiệt độ, pH không phù hợp * Nuôi cấy không liên tục có pha lag còn nuôi cấy liên tục thì không có vì: 1đ Nuôi cấy liên tục môi trường ổn định, đã có enzim cảm ứng + 2+ 8 NO, CO2, O2, Na , Ca , C6H12O6, H2O vận chuyển qua màng sinh chất bằng 1đ các con đường: * NO, CO2, O2: Có kích thước nhỏ, khuyếch tán qua lớp kép phôtpholipit + 2+ * Na , Ca , C6H12O6: Khuyếch tán qua màng nhờ kênh prôtêin * H2O: được thẩm thấu qua tế bào nhờ kênh prôtêin đặc hiệu là aquaporin + 2+ * ngoài ra khi tế bào cần Na , Ca , C6H12O6, có thể được vận chuyển chủ động nhờ các bơm prôtêin tốn Q ATP Phân biệt khuyếch tán NO và Na+: 1 đ NO: vận chuyển trực tiếp qua lớp photpholipit nên không mang tính chọn lọc Na+: vận chuyển qua kênh prôtêin, có chọn lọc, tốc độ nhanh hơn, đặc hiệu với chất mang vận chuyển. 9 a *Số tế bào của nhóm: 1đ - Trường hợp 1: Nếu NST dạng sợi đang ở kì trung gian( khi chưa nhân đôi) thì số tế bào của nhóm: 400: 40 = 10 tế bào - Trường hợp 2: Nếu NST dạng sợi đang ở kì cuối nguyên phân trước khi phân chia tế bào chất kêt thúc thì số tế bào của nhóm là: 400: 80= 5 tế bào. b Gọi số tế bào có NST kép xếp thành 2 hàng là x (đang ở kì giữa I) 1đ Gọi số tế bào có NST kép xếp thành 1 hàng là y (đang ở kì giữa II) Ta có: tổng số NST kép: 40.x + 20.y = 1100 Hiệu số NST kép là: 40.x – 20.y = 600 x = 20, y = 10 - Vậy có 20 tế bào ở kì giữa I và 10 tế bào ở kì giữa II. Nên tổng số tế bào của 1đ nhóm là: 20 + 10/2 = 25 tế bào - Số tế bào con tạo ra khi kết thúc giảm phân nói trên: 25.4 = 100 tế bào DeThi.edu.vn
  31. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 10 - Cùng một cường độ ánh sáng thì năng lượng tương ứng với các bước sóng sắp 1đ xếp theo thứ tự sau: E xanh tím > E vàng > E đỏ - Số lượng poton ánh sáng tính bằng công thức: A/E với A: Mức năng lượng, E: năng lượng ứng với các bước sóng Nên số poton được sắp xếp theo thứ tự sau: A/E đỏ > A/E vàng > A/E xanh tím. Vậy khi quang hợp thì thứ tự hàm lượng tinh bột là: Lá 1 (đỏ) > lá 3 (xanh tím) > lá 2 (vàng) DeThi.edu.vn
  32. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 7 SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT VÕ GIỮ MÔN: SINH HỌC LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề). Đề thi gồm 01 trang Câu 1(3đ) Một gen có số nucleotic loại A là 450 chiếm 30% tổng số nu của gen a) xác định số nucleotic mỗi loại có trong gen? b) Tính tổng số liên kết Hiđro của gen đó? c) Nếu gen đó tự nhân đôi 10 lần thì số nucleotic mỗi loại mà môi trường nội bào cần cung cấp để tổng hợp là bao nhiêu? Câu 2 (3đ) Cho lai 2 giống cà chua thuần chủng thân cao, quả tròn với cây cà chua thân thấp, quả dẹt . F1 thu được 100% thân cao, quả tròn. Cho F1 tự thụ phấn F2 tuân theo qui luật phân li độc lập của Menđen . a) Viết sơ đồ lai b) Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình từ P đến F2 Câu 3 (2đ) Một phân tử glucozơ có công thức hóa học C6H12O6, Khi 2 phân tử liên kết với nhau sẽ giải phóng 1 phân tử nước. Giả sử có 50 phân tử glucozơ liên kết với nhau thì sẽ tạo thành chuỗi đường có công thức như thế nào ? Câu 4 (3đ) Có ý kiến cho rằng : “Trong giảm phân gồm 2 lần phân bào. Lần phân bào thứ nhất mới thực sự là giảm phân, còn lần phân bào thứ hai được coi là phân bào nguyên nhiễm”. Theo em ý kiến trên là đúng hay sai, giải thích ? Câu 5 (2đ) Nếu ta loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau. Sau đó cho tế bào vào dung dịch có môi trường đẳng trương rồi làm tiêu bản. Quan sát bằng kính hiển vi quang học, ta sẽ thấy gì? tại sao? Câu 6(2đ) Hãy mô tả cấu trúc của màng sinh chất? Vì sao nói màng sinh chất có tính “khảm, động”? Câu 7(2đ) Hãy giải thích vì sao: prôtêin là một pôlime sinh học đại phân tử, đa dạng về cấu tạo và chức năng ? Câu 8 ( 3đ) Hãy cho biết : Vì sao không xếp địa y vào giới thực vật? Có thể xếp địa y vào giới nấm không? tại sao ? * Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. DeThi.edu.vn
  33. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIOI MÔN SINH KHỐI LỚP 10 Câu 1: a. xác định số nu mỗi loại của gen? - Tổng số nu của gen: N = 450 * 100% / 30% = 1500 (Nu) - Mà N = A + T + G + X = 2A + 2X = 1500 X = 300 Nu - Theo NTBS : A = T G = X Vậy số nu mỗi loại của gen là: A = T = 450 Nu G = X = 300 Nu b. Tính số Liên kết hiđrô của gen là: H = 2A + 3G = 2*450 + 3* 300 = 1800 LK c. Số nu mỗi loại do môi trường nội bào cung cấp: A = T = 450 ( 210 - 1) Nu G = X = 300 ( 210 – 1) Nu Câu 2: - Gọi Alen A quy định tính trạng thân cao và trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng thân thấp. Alen B quy định tính trạng quả tròn và trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng quả dẹt. - Sơ đồ lai: Pt/c: AABB ( Thân cao, quả tròn) * aabb ( Thân thấp, quả dẹt) GP : AB ab F1 : AaBb ( 100% Thân cao, quả tròn) F1 * F1 : AaBb ( Thân cao, quả tròn) * AaBb (Thân cao, quả tròn) GF1 : AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F2 : - Tỉ lệ kiểu gen: 1 AABB Tỉ lệ kiểu hình: 9 Thân cao, quả tròn 2 AABb 3 Thân cao, quả dẹt 1 AAbb 3 Thân thấp, quả tròn 2 AaBB 1 Thân thấp, quả dẹt 4 AaBb 2 Aabb 1 aaBB 2 aaBb 1 aabb Câu 3: Công thức của chuỗi đường là: C300H502O251 Câu 4: - Khẳng định trên là đúng. - Giải thích: Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi một lần. + Kết thúc giảm phân 1, từ một tế bào ban đầu có bộ NST gồm 2n NST đơn tạo thành hai tế bào con. Mỗi tế bào con có n NST kép. + Ở giảm phân 2, từ tế bào ban đầu có n kép NST, sau phân bào còn n đơn NST. Câu 5. - Quan sát thấy các tế bào có hình cầu. - Vì thành tế bào có chức năng cố định hình dạng tế bào, khi mất thành thì áp suất thẩm thấu tác động đều lên bề mặt màng sinh chất làm chúng căng tròn ra. Câu 6. DeThi.edu.vn
  34. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Cấu trúc màng sinh chất: + Thành phần hoá học chính là prôtêin và lipit. + Có một lớp phôtpholipit kép bao lấy khối tế bào chất, các phân tử prôtêin phân bố rải rác trong lớp phôtpholipit kep và nằm ở 2 phía màng. + Các phân tử prôtêin và phôtpholipit có thể chuyển động lắc ngang hoặc xoay tròn tại chỗ, tạo nên cấu trúc màng khảm động. - Màng sinh chất có cấu trúc khảm động vì: + Khảm: do các phân tử prôtêin phân bố rải rảctong lớp phôtpholipit kép. + Động: Các phân tử cấu trúc không đứng yên mà có khả năng lắc ngang hoặc xoay tròn tại chỗ. Câu 7: Vì : - Kích thước phân tử lớn có thể dài tới 0,1 Micômet. - Khối lượng phân tử lớn có thể đạt tới hang triệu đvC. - Prôtêin được cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin khác nhau. Sự kết hợp của hơn 20 laọi axit amin khác nhau đã tạo ra vô số các phân tử prôtêin khác nhau. Câu 8: - Địa y dạng sống cộng sinh giữa tảo lục đơn bào ( hay vi khuẩn lam có khả năng quang hợp) và nấm sợi. - Địa y không phải là thực vật vì không có cấu cấu trúc tế bào đặc trưng cho thực vật và cũng có cấu trúc mô, cơ quan của thực vật đa bào. - Địa y không phải là nấm vì ngoài tế bào của nấm sợi con có các tế bào tảo lục hay vi khuẩn lam có chứa chất chất diệp lục. DeThi.edu.vn
  35. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 8 SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 10 CẤP TỈNH . MÔN THI: SINH HỌC (Dành cho học sinh THPT chuyên) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 a. Nêu nguyên tắc đặt tên loài và cho biết vị trí của loài người trong hệ thống phân loại? b. Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích? Câu 2 a. Trong tế bào có các phân tử sinh học: Lipit, ADN và prôtêin. Cho biết những phân tử nào có liên kết hiđrô? Vai trò của liên kết hiđrô trong các phân tử đó? b. Vì sao tế bào thực vật không dự trữ glucôzơ mà thường dự trữ tinh bột? Câu 3 a. Để so sánh tính thấm của màng nhân tạo (chỉ có 1 lớp kép phôtpholipit) với màng sinh chất, người ta dùng glixerol và Na+. Hãy cho biết glixerol và Na+ đi qua màng nào? Giải thích? b. Người ta làm thí nghiệm dung hợp một tế bào chuột và một tế bào người với nhau sau một thời gian quan sát thấy prôtêin trong màng của tế bào chuột và tế bào người sắp xếp xen kẽ nhau. Kết quả thí nghiệm trên chứng minh tính chất nào của màng? Ý nghĩa tính chất đó với tế bào? Câu 4 a. Vì sao phôtpholipit có tính lưỡng cực? b. Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Hãy giải thích về sự khác nhau đó ? Câu 5 a. Nêu các hình thức phôtphorin hóa quang hóa? b. Trong quá trình hô hấp nội bào có 7 phân tử glucôzơ được phân giải. Tính số NADH và FADH2 tạo ra? Câu 6 a. Nêu các đặc điểm cơ bản của nấm men? Căn cứ vào nhu cầu O 2 cần cho sinh trưởng, nấm men xếp vào nhóm vi sinh vật nào? b. Hoạt động chính của nấm men trong môi trường có O2 và trong môi trường không có O2? Câu 7 a. Vì sao nói hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men đều là quá trình dị hoá? Căn cứ vào đặc điểm nào người ta phân biệt 3 quá trình này? b. Quá trình vận chuyển H+ từ xoang gian màng vào chất nền ti thể để tổng hợp ATP được thực hiện theo hình thức vận chuyển nào? Điều kiện để xẩy ra hình thức vận chuyển đó? Câu 8 a. Nêu các đặc trưng cơ bản của virut? b. Chứng minh rằng virut nằm giữa ranh giới cơ thể sống và vật không sống? Câu 9 Các câu sau đây là đúng hay sai? Hãy chỉ ra điểm sai? a. Tất cả tế bào thực vật đều có màng sinh chất, tế bào chất, trung thể và nhân. b. Tất cả các tế bào sinh dưỡng đều có bộ nhiễm sắc thể là 2n. c. Sự lên men rượu và lên men lactic đều là các phản ứng oxi hóa khử. d. Mỗi tế bào đều có màng sinh chất, tế bào chất và nhân. DeThi.edu.vn
  36. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 10. Một loài 2n = 40, có chu kì tế bào diễn ra trong 11 giờ. Thời gian ở kì trung gian nhiều hơn thời gian phân bào trong chu kì tế bào là 9 giờ. Trong nguyên phân, thời gian diễn ra kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối tương ứng với tỉ lệ 3 : 2 : 2 : 3. Một hợp tử tiến hành phân chia liên tiếp nhiều lần tạo các tế bào con. a. Xác định thời gian kì trung gian, thời gian nguyên phân và thời gian từng kì của nguyên phân? b. Xác định số nhiễm sắc thể và trạng thái tồn tại của nhiễm sắc thể ở các tế bào con tại thời điểm 32 giờ Hết Họ và tên thí sinh SBD DeThi.edu.vn
  37. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI CHỌN HSG 10 MÔN THI: SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC (Dành cho học sinh THPT không chuyên) Câu Nội dung Điểm 1 a. (1.0đ) * Nguyên tắc đặt tên loài: Dùng tên kép (theo tiếng latinh), tên thứ nhất là tên chi (viết hoa), tên thứ 2 là tên loài (viết thường) 0,25 * Vị trí loài người trong hệ thống phân loại: Loài người - Chi người (Homo) - Họ người (Homonidae) - Bộ linh trưởng (Primates) - Lớp thú (Mammania) - Ngành động vật có dây sống (Chordata) - Giới động vật (Animalia) 0,25 b. Giải thích: - Quả chuối khi chưa cho vào tủ lạnh, các tế bào chưa bị vỡ liên kết với nhau tạo độ cứng nhất định 0,25 - Khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào quả chuối đông thành đá -> tế bào bị vỡ -> khi đá tan tế bào đã vỡ không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa => quả chuối sẽ mềm hơn 0,25 2 a. (1.0đ) * Những phân tử có liên kết hiđrô: ADN và prôtêin 0,25 * Vai trò của liên kết hiđrô trong cấu trúc các phân tử: - ADN: Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung tạo cấu trúc không gian của ADN - Protein: Tham gia cấu trúc không gian của prôtêin 0,25 b. Tế bào thực vật không dự trữ glucôzơ mà thường dự trữ tinh bột vì: - Tinh bột không tạo áp suất thẩm thấu, còn glucozơ tạo áp suất thẩm thấu 0,25 - Tinh bột khó bị ôxi hóa, còn glucozơ dễ bị ôxi hóa (tính khử mạnh) 0,25 3 a. So sánh tính thấm giữa 2 loại màng với glyxêrol và Na+: (1,0đ) - Glixeron đi qua cả 2 màng vì glixeron là chất không phân cực có thể đi qua lớp phôtpholipit kép 0,25 - Ion Na+ chỉ đi qua màng sinh chất, không đi qua màng nhân tạo vì Na + là chất tích điện nên chỉ có thể đi qua kênh prôtêin của màng sinh chất, còn màng nhân tao không có kênh prôtêin nên không thể đi qua đươc 0,25 b. * Thí nghiệm chứng minh tính chất động của màng 0,25 * Ý nghĩa tính động của màng với tế bào: Giúp tế bào linh hoạt thực hiện nhiều chức năng 0,25 4 a. Phôtpholipit có tính lưỡng cực vì : (1,0đ) - Phôtpholipit có cấu trúc gồm: 1 phân tử glixeron liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat (nhóm này nối glixeron với 1 ancol phức) 0,25 - Đầu ancol phức ưa nước, đuôi axit béo kị nước 0,25 b. Giải thích : - Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết bắt màu 0,25 - Tế bào sống có khả năng thấm chọn lọc chỉ cho các chất cần thiết đi qua màng vào trong tế bào, còn phôi chết không có đặc tính này. 0,25 5 a. Các hình thức photphorin hóa quang hóa (1,0đ) - Phôtphorin hóa quang hóa vòng 0,25 - Phôtphorin hóa quang hóa không vòng 0,25 b. Số NADH và FADH2 tạo ra: - Số NADH tạo ra: 7 x 10 = 70 0,25 - Sô FADH2 tạo ra: 7 x 2 = 14 0,25 DeThi.edu.vn
  38. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 6 a. (1,0đ) - Đặc điểm cơ bản của nấm men: Đơn bào, nhân thực, sinh sản vô tính bằng nảy chồi hoặc phân cắt là chủ yếu, dị dưỡng 0,25 - Nấm men thuộc nhóm vi sinh vật: Kị khí không bắt buộc 0,25 b. Hoạt động chính của nấm men: - Trong môi trường không có O2 thực hiện quá trình lên men tạo rượu etylic 0,25 - Trong môi trường có O2 thực hiện hô hấp hiếu khí -> sinh trưởng và sinh sản nhanh 0,25 7 a. (1.0đ) * Vì: Cả 3 quá trình này đều là quá trình phân giải chất hữu cơ, đồng thời giải phóng năng lượng 0,25 * Căn cứ vào chất nhận e cuối cùng: Hô hấp hiếu khí (Chất nhận e cuối cùng là O2),hô hấp kị khí (Chất nhận e cuối cùng là ôxi liên kết), lên men (Chất nhận e cuối cùng là chất hữu cơ) 0,25 b. - Phương thức: Bị động (thụ động) (khuếch tán). 0,25 - Điều kiện: Cần phải có chênh lệch nồng độ, kênh prôtêin (Với các chất cần kênh) 0,25 8 a. (1.0đ) * Đặc trưng cơ bản của virut là: - Kích thước vô cùng nhỏ bé, cấu tạo gồm 2 thành phần chính là vỏ prôtêin và lõi axit nuclêic ( là ADN hoặc ARN) 0,25 - Sống kí sinh nội bào bắt buộc trong tế bào vật chủ 0,25 b. Chứng minh: - Khi trong tế bào vật chủ nó có biểu hiện những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của sự sống ( trao đổi chất và năng lượng, sinh sản ) 0,25 - Chưa có cấu tạo tế bào (cấu tạo đơn giản gồm 2 thành phần là: prôtêin và axit nuclêic), khi tồn tại bên ngoài tế bào vật chủ thì không các dấu hiệu đặc trưng của sự sống 0,25 9 a. Sai. Vì chỉ tế bào thực vật bậc thấp mới có trung thể, tế bào thực vật bậc cao không có (1.0đ) trung thể 0,25 b. Sai. Vì có tế bào sinh dưỡng có bộ NST là n như tế bào sinh dưỡng ở rêu, cây phát triển từ nuôi cấy hạt phấn 0,25 c. Đúng 0,25 d. Sai. Vì tế bào nhân sơ (vi khuẩn) chưa có nhân mà chỉ có vùng nhân 0,25 10 a. (1.0đ) * Gọi x là thời gian của kì trung gian của một chu kì tế bào, y là thời gian nguyên phân Theo bài ra ta có: x + y = 11 x – y = 9 => x = 10, y = 1 Vậy kì trung gian diễn ra trong 10 giờ, nguyên phân diễn ra trong 1 giờ 0,25 * Thời gian diễn ra từng kì trong nguyên phân: - Thời gian kì đầu = thời gian kì cuối = (3/10) x 1 giờ = 0,3 giờ = 0,3 x 60 phút = 18 phút - Thời gian kì giữa = thời gian kì sau = (2/10) x 1giờ = 0,2 giờ = 0,2 x 60 phút = 12 phút 0,25 b. Tại thời điểm 32 giờ: 11 giờ x 2 + 10 giờ => hợp tử nguyên phân hai lần tạo ra 22 = 4 tế bào mới, và 4 tế bào này vừa kết thúc kì trung gian - Số lượng nhiễm sắc thể: 40 x 4 = 160 0,25 - Trạng thái nhiễm sắc thể: Trạng thái kép 0,25 Hết . DeThi.edu.vn
  39. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 9 TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 150 phút C©u 1: (1 ®iÓm) Xét 2 ti thể có cùng kích thước, 1 ti thể của tế bào gan và 1 ti thể của tế bào cơ tim. Hãy cho biết ti thể ở loại TB nào có diện tích bề mặt của màng trong lớn hơn? Tại sao? C©u 2: (3,5 ®iÓm) a. Trình bày diễn biến quá trình giảm phân, nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân? b. Nêu ba sự kiện cơ bản về hoạt động của nhiễm sắc thể chỉ có trong giảm phân mà không có trong nguyên phân. C©u 3: (1,5 ®iÓm) Tại sao các NST lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhưng sau khi phân chia xong, NST lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh ? C©u 4: (2 ®iÓm) Ở 1 loài ong mật, 2n=32. Trứng khi được thụ tinh sẽ nở thành ong chúa hoặc ong thợ tuỳ điều kiện về dinh dưỡng, còn trứng không được thụ tinh thì nở thành ong đực. Một ong chúa đẻ được một số trứng gồm trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh, nhưng chỉ có 80% số trứng được thụ tinh là nở thành ong thợ, 60% số trứng không được thụ tinh là nở thành ong đực, các trường hợp còn lại đều không nở và bị tiêu biến. Các trứng nở thành ong thợ và ong đực nói trên chứa tổng số 155136 NST, biết rằng số ong đực con bằng 2% số ong thợ con. a. Tìm số ong thợ con và số ong đực con. b. Tổng số trứng được ong chúa đẻ ra trong lần nói trên là bao nhiêu? C©u 5: (2 ®iÓm) a. Vi sinh vật là gì? b. Vi sinh vật có những đặc điểm nào?. c. Nªu øng dông cña vi sinh vËt trong ®êi sèng?. C©u 6: ( 2 ®iÓm) Mét gen N chiÒu dµi 0.204  m, vµ sè liªn kÕt hy®r« lµ 1560.T×m sè chu k× xo¾n, sè liªn kÕt ph«tpho®ieste gi÷a c¸c nuclª«tÝt vµ sè nuclª«tit tõng lo¹i cña gen N? C©u 7: (1 ®iÓm) Hãy điền vào chỗ còn khuyết của các câu sau đây: a. H« hÊp hiÕu khÝ ë vi sinh vËt diÔn ra ë vµ chÊt nhËn electron (®iÖn tö ) cuèi cïng lµ b. C¨n cø vµo vµ ng­êi ta ph©n biÖt thµnh 4 kiÓu dinh d­ìng. DeThi.edu.vn
  40. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn C©u 8: (2,5 ®iÓm) a. M« t¶ cÊu tróc cña màng sinh chất? b. Nêu chức năng của màng sinh chất? C©u 9: (2 ®iÓm) Một nhà khoa học tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch thuộc loài A, sau đó lấy nhân của tế bào sinh dưỡng của loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông nhận được các con ếch con từ các tế bào đã chuyển nhân. Hãy cho biết các con ếch con này có đặc điểm của loài nào? Thí nghiệm này chứng minh điều gì? C©u 10: (2,5 ®iÓm) Nêu tóm tắt diễn biến các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào? Tổng kết năng lượng thu được qua các giai đoạn khi phân giải một phân tử đường glucôzơ? Hết DeThi.edu.vn
  41. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG ĐÁP ÁN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 150 phút Câu ý nội dung điểm 1 Ti thể ở tế bào cơ tim có S màng trong lớn hơn. Vì tế bào cơ tim hoạt 1 động mạnh hơn. Do đó, quá trình hô hấp diễn ra mạnh hơn để cung cấp năng lượng ATP cho cơ tim hoạt động. Quá trình hô hấp cần có E xúc tác, E tập trung ở màng trong ti thể. 2 - Kì trung gian 0,25 Giảm phân 1: - Kì đầu 1 0,5 - Kì giữa 1 0,25 - Kì sau 1 0,25 - Kì cuối 1 0,25 Giảm phân 2: 0,5 - Duy trì bộ NST của loài ổn định qua các thế hệ 0,5 - Tạo nguồn biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và 0,5 tiến hóa - Xảy ra sự tiếp hợp của các NST trong từng cặp tương đồng, NST 0,5 phân bố trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc thành 2 hàng, sự phân li của các NST kép trong từng cặp tương đồng về 2 cực của tế bào. 3 – Các NST xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ 0,75 di chuyển trong quá trình phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn. 0,75 – Sau khi phân chia xong, NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh giúp thực hiện việc nhân đôi ADN, tổng hợp ARN và các prôtêin, chuẩn bị cho chu kì sau. 4 a. Gọi x là số ong thợ, y là số ong đực thì y = 0,02x 1 Ta có 32x + 16 x 0,02x =155136 = > x = 4800; y = 96. b. Tổng số trứng đẻ là: (4800x100/80) + (96x100/60) = 6160. 1 5 a. Khái niệm 0,5 b. Đặc điểm 0,5 c. Ứng dụng: - Xử lý nước thải, rác thải. 0,25 - Sản xuất sinh khối ( giàu prôtêin, vitamin, enzim, ) 0,25 - Làm thuốc. 0,25 - Làm thức ăn bổ sung cho người và gia súc. 0,25 6 - C = L/34AO = 60 0,5 - LK = N-2 = 1200 – 2 = 1198 0,5 Gen N cã : A = T = 240 Nu 1 G = X = 360 Nu 7 a mµng tÕ bµo chÊt .O 2 . 0,5 b nguån n¨ng l­îng. nguån c¸c bon 0,5 8 a. Cấu trúc:Nêu được mô hình khảm động 1 b. Chức năng: DeThi.edu.vn
  42. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc - Có các Pr thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào 0,5 - Có các “ dấu chuẩn” – glicôprôtêin đặc trưng cho từng tế bào giúp 0,5 các tế bào của cùng một cơ thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ 0,5 9 Ếch con có đặc điểm của loài B 1 TN chứng minh vai trò của nhân: lưu dữ thông tin di truyền qui định 1 tính trạng của sinh vật 10 - Nêu đủ 3 giai đoạn và đủ nội dung ( nơi xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm 1,5 tham gia). Mỗi giai đoạn 0,5 điểm - Tổng kết đủ năng lượng 38ATP hoặc 36ATP 1 DeThi.edu.vn
  43. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 10 SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC ——————— ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Dành cho học sinh THPT chuyên Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề. ——————————— Câu 1. Độ đa dạng sinh vật được thể hiện như thế nào? Nguyên nhân cơ bản làm giảm độ đa dạng sinh vật? Câu 2: a. Vì sao các phân tử nước lại có thể hình thành liên kết hidrô với nhau? Nguyên tử ôxi trong phân tử nước có thể tạo được bao nhiêu liên kết hidrô với các phân tử nước khác? b. Tại sao côlestêrôn rất cần cho cơ thể nhưng cũng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể người? Câu 3. a. Sự khác nhau cơ bản giữa “nhân” của tế bào nhân sơ với nhân của tế bào nhân thực? b. Vì sao vi khuẩn lam trước đây được xếp vào nhóm tảo gọi là tảo lam nhưng ngày nay lại được xếp vào nhóm vi khuẩn? c. Tế bào vi khuẩn không có ty thể vậy chúng tạo ra năng lượng từ bộ phận nào trong tế bào? Câu 4. Hãy nêu chức năng của các enzim có trong perôxixôm như: Catalaza, D.aminoaxit-ôxidaza, urat-ôxidaza? Vì sao trong nước tiểu của nhóm linh trưởng và người có axit uric còn các nhóm động vật khác thì không? Câu 5. a. Dòng năng lượng sinh học là gì? Được dự trữ ở đâu trong các hệ sống? b. Nêu kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn cacbon, kiểu hô hấp của vi khuẩn nitrat hoá? Câu 6. Trong phòng thí nghiệm có 3 dung dịch. Dung dịch 1 chứa ADN xoắn kép, dung dịch 2 chứa amylaza, dung dịch 3 chứa glucôzơ. Đun nhẹ 3 dung dịch này đến gần nhiệt độ sôi, rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ phòng. Hãy cho biết mức độ biến đổi về cấu trúc xảy ra sâu sắc nhất ở hợp chất nào? Giải thích? Câu 7. + a. Sự vận chuyển H qua màng sinh học liên quan đến những quá trình trao đổi chất nào diễn ra trên màng? b. Nêu các cách nhận biết 2 tế bào con được sinh ra trong nguyên phân với 2 tế bào con được sinh ra trong quá trình giảm phân I từ tế bào mẹ (2n) ở ruồi giấm đực. Biết quá trình phân bào diễn ra bình thường. Câu 8. a. Hãy kể những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình. Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không? Tại sao? b. Vi khuẩn có những đặc điểm cơ bản nào mà người ta đã sử dụng rộng rãi chúng trong các nghiên cứu di truyền học hiện đại? Câu 9. Ở một chủng vi khuẩn nếu được nuôi cấy trong điều kiện pH = 3 thì thời gian một thế hệ là 30 phút, còn nếu nuôi cấy ở điều kiện pH = 4 thì thời gian một thế hệ là 20 phút. Đem nuôi cấy 100000 tế bào vi khuẩn trên trong 3 giờ, một phần ba thời gian đầu nuôi cấy trong môi trường có độ pH = 3, sau đó chuyển sang môi trường có độ pH = 4. Sau 3 giờ thì số lượng cá DeThi.edu.vn
  44. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn thể của quần thể vi khuẩn là bao nhiêu? Cho rằng không có vi khuẩn nào bị chết và quần thể vi khuẩn luôn giữ ở pha luỹ thừa. Hết Họ và tên SBD DeThi.edu.vn
  45. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC (Dành cho học sinh THPT chuyên) Câu Nội dung Điểm 1 * Độ đa dạng sinh vật được thể hiện: (1,0đ) - Đa dạng sinh vật được thể hiện qua đa dạng loài . 0,25 - Đa dạng sinh vật được thể hiện qua đa dạng quần xã và đa dạng hệ sinh thái . 0,25 * Nguyên nhân cơ bản làm giảm độ đa dạng sinh vật: - Do con người khai thác quá mức, không có kế hoạch => nguồn tài nguyên sinh vật cạn kiệt => mất cân bằng sinh thái -> giảm độ đa dạng 0,25 - Do ô nhiễm môi trường làm tổn hại nguồn thức ăn, nơi ở, điều kiện sống của sinh vật dẫn đến tuyệt diệt nhiều loài, nhiều quần xã và hệ sinh thái . 0,25 2 a. (1,0đ) - Các phân tử nước tạo nên liên kết hidrô với nhau bởi vì chúng có tính phân cực. 0,25 - Mỗi nguyên tử ôxi trong một phân tử nước có thể hình thành được 2 liên kết hidrô với các phân tử nước khác 0,25 b. Côlestêrôn rất cần cho cơ thể nhưng lại có thể gây nguy hiểm cho cơ thể là do: - Côlestêrôn là thành phần xây dựng nên màng tế bào, chúng là nguyên liệu dể chuyển hóa thành các hoocmôn sinh dục quan trọng như testostêron, ơstrôgen nên chúng rất cần cho cơ thể 0,25 - Côlestêrôn khi quá thừa sẽ tích lũy lại trong các thành mạch máu gây nên xơ vữa động mạch rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến bị đột quị 0,25 3 a. Sự khác nhau: (1,0đ) - “Nhân” của tế bào nhân sơ chưa có màng nhân còn tế bào nhân thực có màng nhân 0,25 - Về vật chất di truyền: Tế bào nhân sơ chỉ là 1 phân tử ADN dạng vòng không liên kết với prôtêin còn tế bào nhân thực gồm nhiều phân tử ADN xoắn kép liên kết với các phân tử prôtêin histôn tạo nên các nhiễm sắc thể 0,25 b. Vì: - Vi khuẩn lam có dạng hình sợi, sống trong nước, có sắc tố quang hợp. Tuy nhiên vi khuẩn lam chưa có nhân thật còn tảo có nhân thật. nên xếp vi khuẩn lam vào nhóm vi khuẩn là chính xác hơn 0,25 c. Tế bào vi khuẩn không có ty thể, chúng tạo ra năng lượng nhờ các enzim hô hấp nằm trên màng sinh chất của tế bào 0,25 4 * Chức năng các loại enzim: (1,0đ) - Enzim catalaza có vai trò phân giải hiđrôperôxit (H2O2) và biến chúng thành H2O 0,25 - Enzim D. aminôaxit – ôxidaza có tác động lên các D. axit amin một cách đặc trưng 0,25 - Ezim urat- ôxidaza (hay uricaza) có tác dụng phân giải uric là sản phẩm trao đổi chất của các purin. 0,25 * Vì: - Ở động vật nhóm linh trưởng và người không có enzim urat- ôxidaza nên không phân giải được axit uric còn ở các động vật khác có enzim urat- ôxidaza 0,25 5 a. (1,0đ) - Dòng năng lượng sinh học là dòng năng lượng trong tế bào, được di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác hoặc từ cơ thể này sang cơ thể khác 0,25 - Dòng năng lượng sinh học được dự trữ trong các liên kết hóa học 0,25 b. Kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn cacbon, kiểu hô hấp của vi khuẩn nitrat hoá: - Kiểu dinh dưỡng là hoá tự dưỡng; Kiểu hô hấp: Hiếu khí 0,25 DeThi.edu.vn
  46. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Nguồn năng lượng: Năng lượng (ATP) thu được từ các phản ứng hoá học; nguồn các bon: CO2 0,25 6 - Chất bị biến đổi cấu trúc sâu sắc nhất là amylaza. 0,25 (1,0đ) - Giải thích: + Amylaza là enzym có bản chất là prôtêin, vì vậy rất dễ bị biến đổi cấu trúc khi bị đun nóng (các liên kết hydrô bị bẻ gãy). Amylaza gồm nhiều loại axit amin cấu tạo nên (tính đồng nhất không cao). Vì vậy, sự phục hồi chính xác các liên kết yếu (liên kết hidrô) sau khi đun nóng là khó khăn 0,25 + ADN khi bị đun nóng cũng bị biến tính (tách ra thành hai mạch) bởi các liên kết hidrô giữa hai mạch bị đứt gãy; nhưng do các tiểu phần hình thành liên kết hidrô của ADN có số lượng lớn, tính đồng nhất cao nên khi nhiệt độ hạ xuống, các liên kết hiđrô được tái hình thành vì vậy, khi hạ nhiệt độ, ADN có thể hồi phục cấu trúc ban đầu 0,25 + Glucôzơ là một phân tử đường đơn. Các liên kết trong phân tử đều là các liên kết cộng hóa trị bền vững, không bao giờ đứt gãy tự phát trong điều kiện sinh lý tế bào; cũng rất bền vững khi bị đun nóng trong dung dịch . 0,25 7 a. (1,5đ) - Đồng vận chuyển H+/lactôzơ, H+/saccarôzơ qua màng 0,25 - Tổng hợp ATP hóa thẩm từ ADP và P vô cơ nhờ ezim ATP synthetaza 0,25 b. - Cách 1: Phân biệt qua hình thái NST: + Nếu các NST trong tế bào con ở trạng thái đơn, tháo xoắn => 2 tế bào con đó sinh ra qua nguyên phân. 0,25 + Nếu các NST trong tế bào con ở trạng thái kép, đóng xoắn => 2 tế bào con đó sinh ra qua giảm phân I 0,25 - Cách 2: Phân biệt qua hàm lượng ADN trong tế bào con: + Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân bằng nhau và bằng tế bào mẹ => 2 tế bào đó sinh ra qua nguyên phân 0,25 + Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân khác nhau (do tế bào con chứa NST X kép có hàm lượng ADN lớn hơn tế bào con có chứa NST Y kép) và khác tế bào mẹ (chứa cặp NST XY) thì 2 tế bào con đó sinh ra qua giảm phân I 0,25 8 a. Những chất diệt vi khuẩn thường dùng: (1,5đ) - Các chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình: Cồn, nước gia ven, thuốc tím, chất kháng sinh . . 0,25 - Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn nhưng có tác dụng loại khuẩn vì xà phòng tạo bọt và khi rửa vi sinh vật trôi đi 0,25 b. Đặc điểm của vi khuẩn: - Bộ gen đơn giản, thường gồm một NST và ở trạng thái đơn bội 0,25 - Sinh sản nhanh vì vậy có thể nghiên cứu trên một số lượng cá thể lớn trong thời gian ngắn. Có thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm một cách dễ dàng 0,25 - Dễ tạo ra nhiều dòng biến dị làm vật liệu để nghiên cứu 0,25 - Là vật liệu sinh học nghiên cứu các quá trình biến nạp, tải nạp và tiếp hợp trong di truyền vi sinh vật 0,25 9 - Thời gian nuôi cấy trong môi trường có PH = 3 là 1 giờ. Số lần phân chia trong thời gian (1,0đ) này là: 60/30 = 2 lần 0,25 - Số cá thể vi khuẩn Lactic tạo ra sau 1 giờ là: n 5 2 Nt = N0 . 2 = 10 .2 = 400000 0,25 - Thời gian nuôi cấy trong môi trường có PH = 4 là 2 giờ. Số lần phân chia của vi khuẩn trong thời gian này là 120/20 = 6 lần . 0,25 DeThi.edu.vn
  47. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Vì môi trường nuôi cấy liên tục nên số cá thể của quần thể vi khuẩn này tạo ra là sau 3 5 6 5 giờ là: Nt = 4.10 .2 = 256.10 0,25 Hết DeThi.edu.vn
  48. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 11 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC ——————— ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Dành cho học sinh THPT không chuyên Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề. ——————————— Câu 1. Kể tên các ngành động vật không xương sống theo thứ tự tiến hóa từ thấp đến cao? Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống? Câu 2. a. Tại sao axit nuclêic và prôtêin được xem là hai vật chất cơ bản không thể thiếu của mọi cơ thể sống? b. Cho các chất: Tinh bột, xenlulôzơ, phôtpholipit và prôtêin. Chất nào trong các chất kể trên không phải là pôlime? Chất nào không tìm thấy trong lục lạp? Câu 3. Với nguyên liệu là củ hành tía hoặc lá thài lài tía. Dụng cụ và hóa chất là kính hiển vi quang học, vật kính X10, X40 và thị kính X10, X15, lưỡi dao cạo, kim mũi mác, phiến kính, lá kính, ống nhỏ giọt, nước cất, dung dịch muối ăn (8%), giấy thấm. Hãy nêu cách tiến hành và giải thích kết quả thí nghiệm co nguyên sinh? Câu 4. Nêu các ứng dụng về việc sử dụng enzim ngoại bào ở vi sinh vật với đời sống con người. Câu 5. a. Các chất như ơstrôgen, prôtêin được vận chuyển qua màng sinh chất bằng con đường nào? b. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” trên màng sinh chất. Theo em “dấu chuẩn” là hợp chất nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất như thế nào? c. Màng trong ti thể có chức năng tương đương với cấu trúc nào của lục lạp? Giải thích? Câu 6. a. Giải thích tại sao tế bào cơ co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa? b. Tại sao khi cơ thể chúng ta hoạt động thể dục, thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucôzơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều ATP hơn? Câu 7. a. Tại sao các nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau của quá trình phân bào? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào không được hình thành? b. Giả sử một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Xét 15 tế bào sinh tinh chín và 15 tế bào sinh trứng chín giảm phân bình thường. Xác định số loại tinh trùng và số loại trứng tối đa khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể có thể được tạo ra trong trường hợp có trao đổi chéo tại một điểm ở một cặp nhiễm sắc thể tương đồng? c. Ở vùng sinh sản của một động vật có 4 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số lần liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 1496 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo được 152 giao tử và môi trường phải cung cấp 1672 nhiễm sắc thể đơn. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) và giới tính của loài? - Hết - SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM HSG 10 THPT CHÍNH THỨC MÔN THI: SINH HỌC (Không chuyên) DeThi.edu.vn
  49. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu Nội dung Điểm * Các ngành động vật không xương sống từ thấp đến cao: Thân lỗ, ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai 0,25 * Khác nhau giữa nhóm động vật không xương sống và nhóm động vật có xương sống: Động vật không xương sống Động vật có xương sống 1 Không có bộ xương trong, bộ xương ngoài Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương (1.0đ) nếu có bằng kitin với dây sống hoặc cột sống làm trụ 0,25 Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi 0,25 Thần kinh dạng hạch hoặc chuỗi hạch ở Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng. mặt bụng 0,25 a. * Axit nuclêic là chất không thể thiếu vì: Có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ở các loài sinh vật 0,25 * Prôtêin không thể thiếu được ở mọi có thể sống vì: - Đóng vai trò cốt lõi trong cấu trúc của nhân, của mọi bào quan, đặc biệt hệ màng sinh học có tính chọn lọc cao 0,25 - Các enzim (có bản chất là prôtêin) đóng vai trò xúc tác các phản ứng sinh học 0,25 2 - Các kháng thể có bản chất là prôtêin có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây (2,0đ) bệnh 0,25 - Các hoocmôn phần lớn là prôtêin có chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất 0,25 - Ngoài ra prôtêin còn tham gia chức năng vận động, dự trữ năng lượng, giá đỡ, thụ thể 0,25 b. - Chất không phải là đa phân (pôlime) là phốtpholipit vì nó không được cấu tạo từ các đơn phân (mônôme) 0,25 - Chất không tìm thấy trong lục lạp là xenlulôzơ 0,25 * Cách tiến hành và giải thích kết quả thí nghiệm co nguyên sinh: - Lấy một vảy hành màu tía hoặc lá thài lài tía, dùng kim mũi mác tước lấy một miếng biểu bì mặt ngoài. Dùng lưỡi dao cạo cắt một miếng nhỏ ở chỗ mỏng nhất và đặt lát cắt lên phiến kính với một giọt nước cất. Đậy lá kính và đưa tiêu bản lên kính hiển vi, xem ở bội giác nhỏ sau đó chuyển sang xem ở bội giác lớn 0,25 3 - Nhỏ một giọt dung dịch muối ăn 8% ở một phía của lá kính, ở phía đối diện đặt miếng giấy (1,0đ) thấm để rút nước dần dần 0,25 - Vài phút sau thấy khối tế bào chất dần tách khỏi thành tế bào từ các góc và sau đó ở các chỗ khác, cuối cùng làm thành hình như một cái túi. Đó là hiện tượng co nguyên sinh 0,25 * Giải thích: - Do dung dịch muối ăn 8% đậm đặc (môi trường ưu trương) hơn dịch tế bào nên nước đi ra ngoài tế bào 0,25 Ứng dụng enzim ngoại bào của vi sinh vật: - Amilaza (thủy phân tinh bột) dùng làm tương, rượu, công nghiệp sản xuất bánh kẹo, công nghiệp dệt, sản xuất xirô 0,25 4 - Prôtêaza (thủy phân prôtêin) được dùng để làm tương, chế biến thịt, công nghiệp thuộc da, (1,0đ) công nghiệp bột giặt 0,25 - Xenlulaza (thủy phân xenlulôzơ) dùng trong chế biến rác thải, xử lí bã thải dùng làm thức ăn trong chăn nuôi và sản xuất bột giặt 0,25 - Lipaza (thủy phân lipit) dùng trong công nghiệp bột giặt và chất tẩy rửa 0,25 a. 5 - Ơstrôgen là lipit nên có thể đi qua lớp kép phôtpholipit 0,25 (2,0đ) - Prôtêin có kích thước quá lớn nên phải qua màng tế bào bằng cách xuất, nhập bào 0,25 DeThi.edu.vn
  50. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn b. - Dấu chuẩn là glicôprôtêin 0,25 - Prôtêin được tổng hợp ở các ribôxôm trên mạng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào trong xoang mạng lưới nội chất hạt, tạo thành túi, tiếp tục được đưa đến bộ máy gôngi, trong bộ 0,25 máy gôngi, prôtêin được hoàn thiện cấu trúc, gắn thêm hợp chất saccarit thành glicôprôtêin hoàn chỉnh. - Glicôprôtêin được đóng gói và đưa ra ngoài màng bằng phương thức xuất bào 0,25 c. - Màng trong ti thể tương đương với màng tilacôit ở lục lạp. 0,25 - Vì: Trên 2 loại màng này đều có sự phân bố chuỗi enzim vận chuyển điện tử và ATP- sintetaza. Khi có sự chênh lệch nồng độ H+ ở 2 phía của màng sẽ tổng hợp ATP 0,5 a. Giải thích: - Vì khi tế bào cơ co liên tục, tế bào sử dụng hết ôxi mà không được cung cấp kịp => tế bào bị bắt buộc chuyển sang hô hấp kị khí tạo axit lactic => gây “mỏi” cơ 0,5 b. Giải thích: 6 - Năng lượng giải phóng từ mỡ chủ yếu từ các axit béo. Axit béo có tỉ lệ ôxi/cacbon thấp (1.0đ) hơn nhiều so với đường glucôzơ => khi ôxi hóa các axit béo, tế bào cơ cần tiêu tốn rất nhiều ôxi 0,25 - Mà khi cơ thể hoạt động mạnh lượng ôxi mang đến các tế bào cơ bị giới hạn bởi khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn, do vậy mặc dù phân giải mỡ tạo nhiều năng lượng nhưng tế bào cơ lại không sử dụng mỡ vì ôxi không được cung cấp đầy đủ 0,25 a. - Các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau để việc di chuyển về 2 cực tế bào đ ược dễ dàng, không bị rối loạn do kích thước của NST 0,5 - Nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào không được hình thành thì các NST không phân li được về 2 cực tế bào => tế bào không phân chia => tạo ra tế bào có bộ NST tăng gấp đôi(4n) 0,5 7 b. (2.0đ) - Số loại tinh trùng tối đa được tạo ra: 15 x 4 = 60 loại 0,25 - Số loại trứng tối đa tạo ra: 15 x 1 = 15 loại 0,25 c. - Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài = (1672-1496)/4 = 44 NST 0,25 - Giới tính: Số tế bào sinh giao tử = 1672/44 = 38 Số giao tử giao tử được sinh ra từ 1 tế bào sinh giao tử = 152/38 = 4 => Giới đực 0,25 Hết ĐỀ SỐ 12 SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 NĂM HỌC MÔN : SINH HỌC ĐỀ NGUỒN (Dành cho THPT không chuyên) Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1,0 điểm). Để 1 sinh vật nào đó là 1 sinh vật sống thì cần phải có các điều kiện nào? Câu 2(1,0 điểm). Dựa trên đặc điểm cấu tạo và tính chất của phân tử nước, hãy giải thích các hiện tượng sau: a. Khi bảo quản rau quả tươi, người ta chỉ để trong ngăn lạnh để chứ không để trong ngăn đá. DeThi.edu.vn
  51. Bộ 25 Đề thi học sinh giỏi Sinh 10 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn b. Khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu có gió thổi sẽ có cảm giác mát hơn. c. Trên bề mặt phía ngoài của cốc đựng nước đá thường có các giọt nước hình thành. d. Một số côn trùng (nhện nước, ) có khả năng chạy trên mặt nước mà không bị chìm Câu 3(1,0 điểm). a. Trong tế bào thực vật, bào quan nào có khả năng tổng hợp ATP nhờ năng lượng ánh sáng? Nêu cấu trúc của bào quan đó. b. Bào quan trên có chứa những loại axit nuclêic nào? Mô tả cấu trúc loại axit nucleic đó? Câu 4(1,0 điểm). a. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn ” có trên màng sinh chất. Theo em dấu chuẩn là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và chuyển đến màng sinh chất như thế nào? b. Nêu những chức năng chính của prôtêin màng trong hoạt động sống của tế bào? Câu 5(1,0 điểm). Nêu sự khác nhau giữa quá trình quang hợp và quá trình hô hấp ở sinh vật nhân thực ( vị trí xảy ra, nguyên liệu sử dụng, sản phẩm tạo thành, vai trò của quá trình) Câu 6 (1,0 điểm). Viết phương trình tổng quát của pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp của cây xanh. Tại sao hai pha này lại xảy ra ở hai nơi khác nhau trong lục lạp? Câu 7(1,0 điểm). a. Sự thiếu O 2 ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi electron hô hấp và quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm? b. Nếu trong điều kiện thiếu oxy, người ta làm giảm pH xoang gian màng của ty thể thì điều gì sẽ xảy ra? Câu 8(1,0 điểm). Tại sao nói chu trình Crep là trung tâm của các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào và cơ thể? Câu 9(1,0 điểm). a. Phân biệt các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật. Nước dưa là môi trường gì? Giải thích? b. Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường không liên tục thì thu hoạch sinh khối vào thời điểm nào là hiệu quả nhất? Giải thích? Câu 10(1,0 điểm). Tính hiệu suất sử dụng năng lượng của quá trình hô hấp tế bào từ nguyên liệu là 1 phân tử glucozo, biết 1 phân tử ATP tích trữ được 7,3kcal? Hết Họ và tên thí sinh SBD HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SINH 10 – KHÔNG CHUYÊN Câu Nội dung Điểm 1 * Điều kiện: (1.0đ) - Phải có cấu trúc tế bào 0,5 - Có các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của sự sống: + TĐC và NL theo phương thức đồng hóa và dị hóa + Sinh trưởng và phát triển + Sinh sản + Cảm ứng + Di truyền và biến dị 0,5 DeThi.edu.vn