Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bo_35_de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_co_dap_an.doc
Nội dung text: Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án)
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 1 Phòng GDĐT Trực Ninh ĐỀ TUYỂN SINH VÀO 10 THPT Trường THCS Trực Thành Môn: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 120 phút ) Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm ) : Hãy chọn phương án đúng viết lại vào tờ giấy làm bài Câu 1: Viết "Truyện Kiều", tác giả đã dựa vào cốt truyện nào? A. Truyền kỳ mạn lục B. Kim Vân Kiều truyện C. Hoàng lê nhất thống chí D. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Câu 2: Qua đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga", em thấy Kiều Nguyệt Nga có những phẩm chất gì? A. Hiền hậu, nết na, ân tình B. Tài ba, chính trực, hào hiệp C. Tài ba, khoan dung đọ lượng D. Tài ba dũng cảm, trọng nghĩa. Câu 3: Xung đột cơ bản trong hồi 4 vở kịch "Bắc Sơn" của Nguyễn Huy Tưởng là: A. Xung đột cha - con B. Xung đọt vợ - chồng C. Xung đột hàng xóm láng giềng D. Xung đột cách mạng - phản cách mạng. Câu 4: Nguyễn Đình Thi viết văn bản "Tiếng nói của văn nghệ" vào thời kỳ nào? A. Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ. C. Thời kỳ miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. D. Thời kỳ đất nước hoàn toàn thống nhất. Câu 5: Câu thơ "Cá thu biển Đông như đoàn thoi" ("Đoàn thuyền đánh cá" - Huy Cận) sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Nhân hoá B. Hoán dụ. C. Ẩn dụ D. So sánh Câu 6: Ký ức đầu tiên của người cháu trong bài thơ "Bếp lửa" - Bằng Việt là gì? A. Hinh ảnh người bà kính yêu. B. Hình ảnh bếp lửa. C. Hình ảnh bố mẹ. D. Hình ảnh tổ quốc. Câu 7: Chỉ rõ từ láy trong các từ sau? A. Xanh biếc B. Xah thắm. C. Xanh xanh D. Xanh ngắt. Câu 8: Tìm câu văn sử dụng khởi ngữ A. Tôi cũng giàu rồi. B. Giàu, tôi cũng giàu rồi C. Anh học giỏi môn toán D. Em là học sinh tiên tiến. II. Phần tự luận: ( 8 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới : DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn “ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu !” (Cây tre Việt Nam - Thép Mới) 1.1 Xác định các phép tu từ từ vựng có trong đoạn trích. Phân tích ngắn gọn giá trị của các phép tu từ đó. 1.2 Xét về cấu tạo, câu văn “ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.” thuộc kiểu câu gì ? Vì sao ? Câu 2 (2 điểm) Viết đoạn văn từ 15 đến 20 câu nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương. Câu 3. (4,5 điểm) Hãy phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”của Nguyễn Quang Sáng (phần trích trong SGK Ngữ văn 9, Tập một - NXB Giáo dục) để thấy được tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn híng dÉn chÊm PhÇn I: Tr¾c nghiÖm :(2,0 ®iÓm) C©u 1 2 3 4 5 6 7 8 §¸p ¸n B A D A D B C B Tr¶ lêi ®óng mçi c©u cho 0,25 ®iÓm; tr¶ lêi sai kh«ng cho ®iÓm. PhÇn II. Tù luËn (8,0 ®iÓm) Câu hỏi Nội dung trả lời Điểm 1.1 - Xác định phép tu từ : Câu 1 + Phép điệp ngữ ( tre, giữ, anh hùng) 0,25 (1,5 điểm) + Phép nhân hóa (tre) 0,25 - Phân tích giá trị của hai phép tu từ trên : + Phép điệp ngữ: Nhấn mạnh hình ảnh cây tre với nhiều 0,25 chiến công; tạo sự nhịp nhàng cho câu văn. + Phép nhân hóa: Làm cho hình ảnh cây tre gần gũi với con 0,25 người, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. 1.2 - Xét về mặt cấu tạo, câu văn “ Tre lúa chín.” thuộc kiểu 0,25 câu đơn. - Vì câu trên chỉ có một kết cấu C-V. 0,25 ■ Yêu cầu về kỹ năng : Câu 2 - Học sinh viết bài có văn phong phù hợp (nghị luận xã hội), (2 điểm) có thể kết hợp các phương thức biểu đạt; học sinh biết cách 0,5 giải thích, chứng minh, phân tích để làm sáng tỏ vấn đề. - Bố cục hợp lí, chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy; bài sạch, chữ rõ; khuyến khích những bài viết sáng tạo và độc đáo.Đoạn văn từ 15 đến 20 câu . ■ Yêu cầu về kiến thức : Học sinh nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tình yêu thương. Đây là đề bài mở, học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách. Sau đây là một số gợi ý : - Học sinh nắm bắt được nội dung vấn đề: Ý nghĩa sâu sắc, 0,5 lớn lao, kì diệu của tình yêu thương. (có thể là tình cảm yêu thương người thân, gia đình, quê hương, bạn bè và rộng hơn là tình yêu thương giữa con người với con người.) - Trình bày được các ý chính : + Tình yêu thương đem đến cho con người niềm vui hạnh phúc, lòng tin yêu; tiếp thêm sức mạnh để con người có thể 0,5 vượt qua mọi khó khăn, thử thách. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn + Tình yêu thương giúp con người biết thông cảm, thấu hiểu, vị tha để con người có cơ hội hiểu nhau, sống tốt 0,25 đẹp, thân ái với nhau hơn. + Tình yêu thương có thể cảm hóa cái xấu; bắc nhịp cầu nhân ái, xóa bỏ những ngăn cách, hận thù 0,25 Câu 3. (4,5 điểm) I. Yêu cầu chung: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (kiểu bài phân tích nhân vật). Qua phân tích biết khái quát, đánh giá ý nghĩa tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. - Bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và diễn đạt. II. Yêu cầu cụ thể và cách cho điểm: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (phần trích trong SGK Ngữ văn 9, Tập một), học sinh có thể có nhiều cách sắp xếp ý và diễn đạt khác nhau nhưng cần phải hướng đến các ý cơ bản sau: Ý Nội dung cần đạt Điểm 1. Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng, truyện ngắn “Chiếc 0,25đ lược ngà”, nhân vật ông Sáu - người cha yêu thương con sâu nặng. 2. Phân tích nhân vật ông Sáu để thấy được tình yêu thương sâu nặng mà 3,5đ người cha dành cho con. Học sinh cần bám vào tình huống truyện, chọn chi tiết nghệ thuật đặc sắc để làm rõ điều đó. * Tình cảm của ông Sáu với con trong những ngày ông được nghỉ 1,0đ phép: + Sau tám năm xa cách, khi được nghỉ phép về thăm nhà, ông vồ vập 0,25đ đến với con ( ). + Những ngày nghỉ phép, ông tìm mọi cách để gần con, quá nóng ruột, không kìm được mình, ông đánh con ( ). Giây phút chia tay, được nghe 0,75đ con gọi “ba”, ông sung sướng, xúc động nghẹn ngào không cầm được nước mắt ( ). * Tình cảm của ông Sáu với con được thể hiện tập trung và sâu sắc ở 2,5đ phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ: DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn + Ông luôn day dứt, ân hận đã đánh con khi nóng giận. Lời dặn của con lúc chia tay: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!” đã thúc 0,5đ đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con. + Khi kiếm được một khúc ngà, ông đã vô cùng vui sướng, rồi dành hết tâm lực vào việc làm cây lược (“Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, “Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng 1,5đ nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”). Chiếc lược ngà đã thành một vật quí giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha với đứa con xa cách. + Bị thương nặng trong một trận càn của địch, trước khi nhắm mắt, ông cố sức lấy chiếc lược, nhờ đồng đội trao lại cho con gái (“Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu”). Đến phút cuối của cuộc đời, người cha 0,5đ ấy vẫn chỉ nghĩ đến con, dành trọn vẹn tình cảm cho con. Như vậy thường trực, đau đáu trong cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, hành động, cử chỉ của ông Sáu từ khi được gặp con đến khi vĩnh biệt cuộc đời là hình ảnh đứa con yêu dấu. 3. Đánh giá chung: 0,75đ + Bằng ngòi bút nghệ thuật tinh tế, đậm chất Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng thành công nhân vật ông Sáu. Tác giả để nhân vật này hiện lên qua lời kể mộc mạc, chân thật của người kể chuyện là ông Ba 0,25đ (bạn thân của ông Sáu); đặt nhân vật vào tình huống bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí; miêu tả tâm lí, tình cảm nhân vật sâu sắc; sáng tạo hình ảnh chiếc lược ngà mang nhiều ý nghĩa. + Nhân vật ông Sáu đã góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng chủ đề của truyện. Qua nhân vật này, nhà văn đã khẳng định và ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy là cội nguồn 0,5đ sức mạnh giúp dân tộc ta vượt lên sự huỷ diệt tàn bạo của chiến tranh, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 2 Phòng GDĐT Trực Ninh ĐỀ TUYỂN SINH VÀO 10 THPT Trường THCS Trực Thành Môn: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 120 phút ) I. Trắc nghiệm ( 2 điểm ) Chọn đáp án đúng nhất bằng cách chép đáp án đó vào bài làm của mình. Câu 1Trong những câu thơ sau, câu nào là câu ghép? A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa. B. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi. D. Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Câu 2. Đặc điểm nghệ thuật nào không có trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương ? A. Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên. B. Hình ảnh cụ thể, giàu chất thơ. C. Giọng điệu thiết tha tình cảm. D. Nhiều từ Hán Việt và từ láy. Câu 3. Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” bắt nguồn từ cảm xúc nào ? A. Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nớc. B. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế. C. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội. D. Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ của đân tộc. Câu 4. Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ sau ? “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ’ A. So sánh. B. ẩn dụ. C. Điệp ngữ. D. Hoán dụ. Câu 5.Trong bài thơ “Sang thu”, sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu? A. Từ một đám mây. B. Từ một mùi hương. C. Từ một cánh chim. D. Từ một cơn mưa. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 6. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là gì? A. Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm. B. Ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc. C. Giọng điệu trang trọng thành kính. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 7.Trong đề bài sau, đề nào không thuộc bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý ? A. Bàn về hai nhân vật chó sói và cừu non trong thơ La Phông- ten. B. Bàn về đạo lí “ Uống nớc nhớ nguồn”. C. Lòng biết ơn thầy cô giáo. D. Bàn về tranh giành và nhường nhịn. Câu 8. ý nào sau đây không thuộc yêu cầu về hình thức văn của biên bản ? A. Viết đúng mẫu qui định, B. Có đầy đủ các phần các mục. C. Có đánh số cụ thể các mục . D. Có bố cục ba phần như bài văn. II. Tự luận ( 8 điểm ) Cõu 1. (2,0 điểm) Chỉ ra các phép liên kết và những từ ngữ dùng để liên kết câu trong đoạn văn sau: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đó có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.” (Nguyễn Đình Thi - “Tiếng nói của văn nghệ”, SGK Ngữ văn 9, Tập hai - NXB Giáo dục - 2009) Cõu 2: (2 điểm) Hãy viết một đoạn văn có sử dụng khởi ngữ, thành phần biệt lập và phép liên kết nối (gạch chân xác định) để trình bày cách hiểu của em về ý kiến sau: “ Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người.” (Nguyễn Đình Thi -Tiếng nói của văn nghệ, Ngữ văn 9-Tập 2, Tr.15) Cõu 3 (4 điểm) Em hãy ghi lại theo trí nhớ bốn câu thơ đầu của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) và khổ đầu của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) . Phân tích hai đoạn thơ trên, từ đó tìm ra điểm gặp gỡ giữa hai nhà thơ. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯíng dÉn chÊm I. Trắc nghiệm. (2 điểm ) Mỗi đáp án đúng cho 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D B B A D A C II. Tự luận ( 8 điểm ) Câu 1. (2 điểm) Ý Nội dung cần đạt Điểm 1. Các phép liên - Phép lặp từ ngữ 0,25đ kết - Phép dùng từ ngữ đồng nghĩa, cùng trường liên tưởng 0,25đ - Phép thế 0,25đ - Phép nối 0,25đ 2. Từ ngữ dùng - Trong phép lặp: tác phẩm 0,25đ để liên kết - Trong phép dùng từ ngữ đồng nghĩa, cùng trường liên tưởng: 0,25đ câu (những vật liệu mượn ở thực tại) cái đã có rồi; (tác phẩm) nghệ sĩ - Trong phép thế: Anh 0,25đ - Trong phép nối: Nhưng 0,25đ Câu 2: (2 điểm) ■ Yêu cầu về kĩ năng: (1 điểm) - Học sinh viết đoạn văn, biết cách giải thích một vấn đề lý luận văn học. (0,25 điểm) - Đoạn văn có đủ các yếu tố: khởi ngữ, thành phần biệt lập, phép liên kết nối (gạch chân xác định). (0,5 điểm) - Bố cục hợp lý, diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ. (0,25 điểm) ■ Yêu cầu về kiến thức: (1 điểm) - Học sinh có thể trình bày cách hiểu về ý kiến của Nguyễn Đình Thi theo nhiều hướng, miễn là bám sát văn bản, có lí lẽ và dẫn chứng. - Sau đây là một số gợi ý: + Hiện thực cuộc sống là nơi khởi nguồn, là gốc rễ của văn nghệ; (0,5 điểm) + Văn nghệ có tác động trở lại đối với đời sống xã hội; đặc biệt góp phần to lớn, hiệu quả trong việc xây dựng và bồi dưỡng đời sống tâm hồn của con người, giúp cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp, ý nghĩa hơn. (0,5 điểm) Câu 3: (4 điểm) DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 4.1 Ghi lại theo trí nhớ hai đoạn thơ : (1 điểm) - Đoạn 1: “ Ngày xuân bông hoa”( Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du ) (0,5 điểm) - Đoạn 2: “ Mọc giữa tôi hứng” ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) (0,5 điểm) * Cho điểm: Xét mỗi đoạn : + Sai từ 2- 4 lỗi: trừ 0,25 điểm; + Sai từ 5 lỗi trở lên: không cho điểm. 4.2 Phân tích hai đoạn thơ, tìm điểm gặp gỡ giữa hai nhà thơ: (3 điểm) ■ Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh viết bài văn có kết cấu 3 phần : Mở - Thân - Kết. - Bài làm thể hiện kĩ năng nghị luận về đoạn thơ. - Văn phong phù hợp, bố cục hợp lý, diễn đạt trôi chảy, bài sạch, chữ rõ. ■ Yêu cầu về kiến thức: - Đề bài có hai yêu cầu: + Phân tích hai đoạn thơ đã ghi. + Tìm ra điểm gặp gỡ giữa hai nhà thơ. * Lưu ý : Cho điểm trên cơ sở kết hợp với yêu cầu kĩ năng. - Sau đây là một số gợi ý : a. Phân tích hai đoạn thơ : (2 điểm) * Đoạn 1: “ Ngày xuân bông hoa”( Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du ) : (1 điểm) + Ngôn ngữ, hình ảnh chọn lọc, sinh động, gợi tả, gợi cảm; bút pháp điểm xuyết, chấm phá. + Hai câu đầu vừa nói thời gian (trôi nhanh), vừa gợi không gian (cao rộng); hai câu sau tả cảnh mùa xuân với vẻ đẹp tinh khôi, đầy sức sống (cỏ non), thoáng đãng, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (cành lê trắng điểm một vài bông hoa). + Sự cảm nhận tinh tế trước thời gian và cảnh vật. * Đoạn 2: “ Mọc giữa tôi hứng” ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) : (1 điểm) + Hình ảnh, ngôn ngữ, chi tiết giàu sức gợi; biện pháp đảo ngữ, ẩn dụ sinh động . + Đoạn thơ vẽ ra không gian (cao rộng) và bức tranh mùa xuân thiên nhiên hài hòa, tươi vui, đầy sức sống, giàu màu sắc và thanh âm (dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, chim chiền chiện hót vang trời). + Cảm xúc say sưa, ngây ngất trước thiên nhiên, đất trời (ơi, chi mà, đưa tay hứng). b. Điểm gặp gỡ giữa hai nhà thơ: (1 điểm) Tuy được viết trong các thời điểm và hoàn cảnh khác nhau nhưng hai nhà thơ, qua hai đoạn trích vẫn có điểm gặp gỡ: + Nội dung: Hai đoạn thơ đều là những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, giàu hương sắc; đều chứa đựng cảm xúc dạt dào, tình yêu thiên nhiên tha thiết của thi nhân; truyền cho chúng ta lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. (0,5 điểm) + Nghệ thuật: Hai tác giả đều lựa chọn hình thức thơ - một loại hình nghệ thuật mang tính thẩm mĩ cao để thể hiện nội dung trên; hai bức tranh mùa xuân đều được vẽ bằng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc. (0,5 điểm) HÕt DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 3 PHÒNG GD & ĐT HÀM TÂN ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN ( Thời gian làm bài 120 phút – không kể thời gian phát đề ) A. ĐỌC – HIỂU : 2 điểm Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi : Vân Tiên ghé lại bên đàng, Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô. Kêu rằng : “Bớ đảng hung đồ, Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.” Phong Lai mặt đỏ phừng phừng : “ Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây. Trước gây việc dữ tại mầy, Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.” Vân Tiên tả đột hữu xông, Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang. Lâu la bốn phía vỡ tan, Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay. Phong Lai trở chẳng kịp tay, Bị Tiên một gậy thác rày thân vong. ( Trích truyện Lục Vân Tiên ) Câu 1 : Đoạn thơ trên kể lại việc gì? Thể thơ ? Tác giả là ai ? ( 0,75 điểm) Câu 2 : Tìm và giải thích thành ngữ có trong đoạn thơ trên. (1,25 điểm). II. LÀM VĂN: (8 điểm) Câu 1: (3 điểm ) Sau khi học xong đoạn trích Lục Vân tiên cứu Kiều nguyệt Nga, có một học sinh phát biểu : “ Hình ảnh Lục Vân tiên quả là một người anh hùng, một tấm gương nghĩa hiệp tuyệt vời nhưng chỉ là trong quá khứ, còn hiện nay không có những con người như vậy nữa”. Từ nhận thức về xã hội hiện nay, em hãy viết bài trao đổi với bạn học sinh trên. Câu 2: ( 5 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Người đồng minh thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (Trích Nói với con - Y Phương, theo Ngữ văn 9, tập 2) ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI A .ĐỌC – HIỂU : 2 điểm Câu 1 : Đoạn thơ trên kể lại việc Lục Vân Tiên đánh phong Lai và bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga . ( 0,25điểm ) Thể thơ : Lục bát. ( 0,25điểm ) Tác giả : Nguyễn Đình Chiểu ( 0,25điểm ) Câu 2 . Học sinh nêu được 2 ý sau : - Thành ngữ có trong đoạn trích : Tả đột hữu xông. (0,25 điểm) - Giải thích nghĩa : Đánh bên trái, đánh bên phải, mạnh mẽ chống đỡ khắp các phía ( 1 điểm ) B. LÀM VĂN : Câu 1 ( 3 điểm ) Yêu cầu : Học sinh biết vận dụng kiến thức về văn nghị luận xã hội để giải quyết vấn đề. * Về nội dung : + Nêu được vấn đề nghị luận : Tinh thần vị nghĩa trong xã hội. + Từ vẻ đẹp của hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên, nhận thức về tinh thần vị nghĩa trong xã hội hiện nay - Hiện nay rõ ràng không ít người bàng quan trước những sự “bất bình” trong xã hội ( dẫn chứng ). - Nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ người khác , không bàng quan trước những việc nghĩa trong xã hội .( dẫn chứng ). - Tinh thần vị nghĩa ngày nay cần phải hiểu một cách rộng hơn , thoáng hơn .Đó còn là sự giúp đỡ người khác ( người nghèo, người tàn tật, đồng bào vùng lũ, trẻ em bị bệnh hiểm nghèo ) ở những hoàn cảnh khác nhau.( dẫn chứng ). - Nêu quan niệm về vấn đề làm việc nghĩa của lứa tuổi học sinh ( nên làm những việc gì? Cách làm thế nào ? ) - Khẳng định tinh thần vị nghĩa là một truyền thống đẹp của con người Việt Nam cần được giữ gìn, phát huy trong thời đại mới * Về hình thức : Bố cục rõ ràng, mạch lạc, giọng văn lưu loát, giàu hình ảnh, lập luận chăt chẽ ,thuyết phục, ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn BIỂU ĐIỂM - Điểm 3: + Bài làm đáp ứng được những yêu cầu của đáp án. + Nêu dẫn chứng sát hợp. + Ít mắc lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 2 : + Bài làm tương đối đáp ứng yêu cầu của đáp án. + Dẫn chứng đôi chỗ chưa được sát hợp. + Bố cục rõ ràng. + Mắc khoảng 4-5 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường. - Điểm 1. + Hiểu vấn đề còn hời hợt, nhưng không lạc đề. + Văn viết lủng củng, bố cục không rõ ràng, chữ viết cẩu thả . + Mắc khoảng nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường. - Điểm 0: Bài làm hoàn toàn lạc đề. Câu 2: ( 5 điểm ) a.Về hình thức: - Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận văn học. - Học sinh diễn đạt thành một bài văn hoàn chỉnh có bố cục ba phần. - Hành văn trôi chảy, lời lẽ nhẹ nhàng, trong sáng, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không sai chính tả. - Biết phân tích kết hợp giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. b. Về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: - Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm để dẫn vấn đề nghị luận vào bài - Những đức tính cao đẹp của người đồng mình: + Tuy giản dị, mộc mạc nhưng kiên cường, có chí khí mạnh mẽ + Sống thủy chung tình nghĩa; phóng khoáng, đầy nghị lực; giàu lòng tự trọng; yêu quê hương và giàu khát vọng xây dựng quê hương (Học sinh kết hợp phân tích các giá trị nghệ thuật để làm nổi bật những đức tính cao đẹp ) - Mong ước của người cha: + Con lớn lên cần kế tục, phát huy truyền thống của quê hương . + Luôn tự tin vững bước trên đường đời, sống cao đẹp, không cúi đầu trước khó khăn, không nhỏ bé tầm thường . ( kết hợp phân tích từ ngữ, điệp ngữ, giọng điệu để chỉ ra được lời dặn dò vừa tha thiết vừa sâu lắng ) - Lời người cha dạy con cũng chính là lời nhắn nhủ tâm tình cho tất cả mọi người. - Liên hệ bản thân . BIỂU ĐIỂM DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Điểm 5: Đạt được các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc những lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường. - Điểm 4: Đạt được các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, có sáng tạo, khoảng 4-5 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường. - Điểm 3: Đạt quá nửa yêu cầu về kiến thức. Mắc khoảng 8-9 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. - Điểm 2: Đạt quá nửa yêu cầu về kiến thức, cảm nhận chưa sâu sắc, lập luận chưa chặt chẽ, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 1: Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt - Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. Lưu ý: Giáo viên linh động khi chấm bài. Cần tôn trọng những sáng tạo riêng của học sinh, tùy mức độ mà cho điểm hợp lý. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 4 PHÒNG GD&ĐT HÀM TÂN ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN I. ĐỌC – HIỂU: 2 điểm Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”. (Ngữ văn 9-Tập 2) Câu 1. 1 điểm. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Phương thức biểu đạt chính của văn bản đó? Ai là Tác giả ? Câu 2. 1 điểm. Phép liên kết nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn văn trên? Từ in đậm trong câu: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ? II. LÀM VĂN: 8 điểm Câu 1: 3 điểm Suy nghĩ của em về câu chuyện sau: ĐỒNG CẢM VÀ SẺ CHIA Người hàng xóm của em bé sáu tuổi là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện gì với ông ấy, cậu bé trả lời: “Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc”. (Sưu tầm) ( Viết một bài văn không quá một trang giấy thi ) Câu 2: 5 điểm Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! ( Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương, theo sách Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam – 2014) Hết SỞ GD&ĐT BÌNH THUẬN PHÒNG GD&ĐT HÀM TÂN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN A. ĐỌC – HIỂU: 2 điểm Câu 1. 1 điểm - Đoạn văn trích trong tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới 0,25đ - Phương thức biểu đạt chính : nghị luận 0, 5 - Tác giả Vũ Khoan 0,25đ Câu 2. 1 điểm - Phép liên kết chủ yếu là phép lặp 0,5đ - Từ có lẽ là thành phần biệt lập tình thái 0,5đ B. LÀM VĂN: 8 điểm ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Yêu cầu chung: 1. Về nội dung: Học sinh có thể cảm nhận, trình bày cảm xúc, ý tưởng mới mẻ và sáng tạo theo cách riêng, nhưng cần đáp ứng đúng nội dung cơ bản về thể loại, kiến thức theo phần yêu cầu cụ thể. 2. Về kỹ năng: Bài làm có bố cục rõ ràng, phân đoạn hợp lí, diễn đạt mạch lạc. Lời văn trong sáng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo, ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. II. Yêu cầu cụ thể: Câu 1: 3 điểm DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN Thông qua một câu chuyện đề yêu cầu nghị luận về một hiện tượng trong đời sống– sự đồng cảm và sẻ chia. Học sinh có thể trình bày suy nghĩ, nhận xét, đánh giá, diễn đạt theo ý của mình nhưng cần đạt những ý cơ bản sau: 1. Giải thích câu chuyện: Hành động của em bé “leo lên lòng ông lão, ngồi im rất lâu như thế chỉ để ông ấy khóc” thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của cậu bé với nỗi đau của người khác. Hành động tuy đơn giản nhưng xuất phát từ tình cảm chân thực, phù hợp với tâm lí, tính cách của một đứa trẻ 6 tuổi (chưa thể có những cử chỉ vỗ về, những lời động viên an ủi ). Câu chuyện đề cao sự cảm thông chia sẻ giữa con người với nhau trong cuộc sống. 2. Bàn luận vấn đề thông qua câu chuyện Cảm thông, chia sẻ là tình cảm giữa con người với nhau: yêu thương, động viên, giúp đỡ nhau vượt lên được những khó khăn trong cuộc sống. + Trong cuộc sống đầy những khó khăn, con người luôn phải cố gắng nỗ lực song không phải bao giờ mọi việc cũng diễn ra theo ý muốn. Nhiều khi con người phải đối mặt với những thất bại, mất mát, thậm chí tuyệt vọng cùng cực. Khi đó sự giúp đỡ, đồng cảm, chia sẻ của mọi người rất cần thiết (dẫn người ) + Sự cảm thông chia sẻ giúp con người vơi bớt nỗi đau, sự mất mát, có thêm nghị lực, sức mạnh, niềm tin trong cuộc sống, làm cho mối quan hệ giữa con người và con người ngày càng tốt đẹp, thân thiện gắn bó hơn. 3. Cách thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia: lời nói, cử chỉ, việc làm thiết thực tùy theo hoàn cảnh, phụ thuộc tâm lí người được chia sẻ. Song điều cơ bản nhất là phải xuất phát từ tình cảm, sự rung động chân thành. 4. Ý nghĩa: Qua câu chuyện khẳng định lòng yêu thương, vị tha là bản chất vốn có của con người, vì vậy cần vun xới cho đức tính đó được phát triển. Phê phán những người có lối sống ích kỉ, ngoảnh mặt làm ngơ trước những khó khăn bất hạnh của người khác. 5. Bài học nhận thức Con người phải có tình yêu thương vị tha nhân ái, biết đồng cảm, chia sẻ gắn kết với nhau để cuộc sống trở nên tốt đẹp, BIỂU ĐIỂM Điểm 3: - Bài làm đáp ứng được yêu cầu ở đáp án - Biết cách dẫn chứng một vài câu chuyện về sự đồng cảm và sẻ chia - Trình bày sạch đẹp, ít mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt Điểm 2: - Bố cục rõ ràng - Lí luận suông, chưa nêu được dẫn chứng - Chưa đề cập đến nội dung 3, 4 - Mắc 4 - 5 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường. Điểm 1: - Lí luận chung chung về sự đồng cảm, chia sẻ DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Hành văn thiếu mạch lạc, trình bày cẩu thả - Mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường. Điểm 0: - Bài làm hoàn toàn lạc đề - Viết vài câu nhập đề hoặc. Câu 2: 5 điểm Đề yêu cầu cảm nhận về một đoạn thơ, khi làm bài học sinh cần nêu được những nội dung cơ bản sau: 1. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, khái quát nội dung cơ bản của bài thơ, giới thiệu được đoạn thơ: a. Nhà thơ Viễn Phương viết bài thơ trong một dịp ra thăm miền Bắc, vào viếng lăng Bác (1976) b. Bài thơ thể hiện niềm lòng thành kính của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác Hồ - vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc- khi vào viếng lăng Bác c. Giới thiệu hai khổ thơ và khái quát niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi vào trong lăng Bác 2. Cảm nhận nội dung đoạn trích, cần nêu được những ý sau: a. Hình ảnh thực: “mặt trời đi qua trên lăng” và “dòng người” thành kính xếp hàng nối tiếp nhau vào lăng viếng Bác di chuyển thành một vòng tròn. b. Hình ảnh ẩn dụ: “mặt trời trong lăng rất đỏ” là hình ảnh tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần và sự nghiệp cách mạng vĩ đại, sáng ngời của Bác. Hình ảnh “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”: là lòng thành kính muốn dâng lên người những bông hoa tươi thắm, thể hiện niềm xúc động, lòng tiếc thương kính yêu, niềm tự hào của nhân dân đối với Bác. c. Diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng Bác. c1. Cảm nhận được sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng: “ Bác nằm trong lăng dịu hiền” hình ảnh vầng trăng dịu hiền lại gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong, thanh cao của Bác. c2. Phân tích hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”, nhà thơ đã khẳng định sự trường tồn của Bác cùng non sông đất nước, như trời xanh còn mãi Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót, nhức buốt vì sự ra đi của Người “ nghe nhói ở trong tim” c3. Với cảm xúc sâu sắc, tác giả đã thổi vào hồn thơ những rung cảm chân thành của mình và của tất cả mọi người khi vào viếng lăng Bác 3. Phát biểu suy nghĩ: DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Khái quát chung về giá trị, ý nghĩa bài thơ: Giọng điệu thơ trang trọng và cách dùng nghệ thuật tu từ, từ ngữ tinh tế, tác giả đã làm lay động lòng người với bài thơ chan niềm kính yêu thiết tha, chân thành của chính mình và của nhân dân đối với Bác Cảm nghĩ sâu sắc của bản thân về Bác BIỂU ĐIỂM Điểm 5: - Bài làm đáp ứng được yêu cầu ở đáp án - Hành văn mạch lạc, có cảm xúc, cảm nhận hình ảnh thơ tinh tế - Trình bày sạch đẹp, ít mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt thông thường Điểm 4: - Bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy - Bài làm đề cập được ý a, b ở phần 1. Chưa đề cập đến nội dung 2a, c3 - Mắc 3 - 4 lỗi chính tả và 2 - 3 lỗi diễn đạt thông thường. Điểm 3: - Bố cục rõ ràng - Bài làm đề cập được 1/3 nội dung ở phần 1 - Cảm nhận hình ảnh thơ có ý nhưng chưa sâu sắc; chưa bám từ ngữ, hình ảnh thơ để phân tích. - Chưa nêu được nội dung 2a, c3. Hoàn thành ½ nội dung 3 - Văn viết rõ ý, mắc 4 - 5 lỗi chính tả và 3 - 4 lỗi diễn đạt Điểm 2: - Bố cục bài văn chưa rõ, diễn đạt còn lủng củng - Chưa đề cập đến nội dung 1 và 3, hoặc chỉ nói thoáng qua - Phần 2 cảm nhận hình ảnh thơ chưa sâu, diễn xuôi ý thơ; đôi chỗ phân tích chưa chính xác - Mắc 5 – 6 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. Điểm 1: - Bài viết quá sơ sài, cảm nhận nhiều chỗ không chính xác, sai kiến thức - Hành văn thiếu mạch lạc, nhiều câu không rõ nghĩa. Chữ viết cẩu thả - Mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt Điểm 0: - Bài làm hoàn toàn lạc đề - Hoặc viết vài câu nhập đề Hết DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 5 Môn thi: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian chép đề) I. Văn - Tiếng Việt: (2 điểm) Câu 1: (1 điểm) Cho đoạn văn sau: Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Ai là người kể chuyện? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 2: (1 điểm) Chỉ ra nghệ thuật tu từ trong hai câu thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (“Viếng lăng Bác” – Viễn Phương) Dụng ý nghệ thuật trên có thể coi là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao? II. Làm văn: (8 điểm) Câu 1: (3 điểm) Cổ nhân có dạy: “Thói thường chọn bạn mà chơi, Anh em bạn hữu cũng nên chọn người” Dựa vào câu ca dao trên, trình bày suy nghĩ của em về việc chọn bạn mà chơi, mà học. Câu 2: (5 điểm) Cảm nhận về đoạn thơ sau: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” (Trích “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải) HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 9 Câu Lời giải tóm tắt Điểm I. Văn - Tiếng Việt: (2 điểm) - Trích từ văn bản: Những ngôi sao xa xôi. 0.25 điểm Câu 1 - Tác giả: Lê Minh Khuê 0.25 điểm (1 điểm) - Người kể chuyện: Nhân vật Phương Đinh 0.25 điểm - Người kể chuyện: Nhân vật Phương Đinh 0.25 điểm - Ẩn dụ 0.25 điểm - Dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được hình 0.25 điểm Câu 2 thành theo cảm nhận riêng của nhà thơ (1 điểm) - Không phải hiện tượng phát triển nghĩa của từ (phương thức ẩn dụ) 0.25 điểm - Chuyển nghĩa của từ chỉ có tính chất lâm thời, không làm cho từ có 0.25 điểm thêm nghĩa mới. Làm văn: (8 điểm) I. Yêu cầu chung: 1. Về kiến thức: Trong quá trình làm bài, học sinh có thể trình bày sáng tạo theo cách riêng, nhưng phải đạt được những nội dung cơ bản về kiến thức ở phần yêu cầu cụ thể. 2. Về kĩ năng: Bố cục bài viết rõ ràng, hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí luận sắc sảo, ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. I. Yêu cầu cụ thể: Dựa vào câu ca dao, HS co thể lựa chọn nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng phải nêu được những ý cơ bản sau: - Tình bạn là tình cảm cao quý, trong sáng nhưng tình bạn thuở học trò lại có vẻ đẹp riêng và có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Câu 1 - Tình bạn là sự gắn bó giữa hai con người có cùng chung sở thích, (3 điểm) cùng chung ước mơ, là sự đồng cảm sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn - Tình bạn ở tuổi học trò là tình cảm trong sáng, hồn nhiên nhất; không mưu toan, tính toán thấp hèn - Có người bạn thân sẽ giúp ta san sẻ buồn vui trong cuộc sống, tiến bộ trong học tập. - Tình bạn thời học sinh chắc chắn không tránh khỏi những lúc giận hờn nhưng đó là những kỉ niệm đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. - Tình bạn tuổi học sinh sẽ là hành trang quý báu để mỗi con người bước vào cuộc đời. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn III. Biểu điểm: - Cơ bản hiểu được nội dung câu nói. Điểm 3 - Dẫn chứng đôi chỗ chưa thật sát hợp. - Mắc khoảng 4 – 5 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường. - Biết cách tổ chức một bài làm văn phân tích thơ. Điểm 2 - Bài đúng hướng chân thành. - Văn có đoạn suông, còn một số lỗi về diễn đạt và chính tả. - Hiểu vấn đề còn hời hợt, không lạc đề. - Bố cục không rõ ràng, văn viết lủng củng, cẩu thả, đôi chỗ còn rối, Điểm 1 còn tối nghĩa. Không làm được gì hoặc vài ba câu nhập đề. Điểm 0 I. Yêu cầu chung: 1. Về kiến thức: Đề thuộc thể loại nghị luận văn học. học sinh có thể bố cục bài viết theo cách khác nhau, nhưng phải đúng kiểu bài để thấy rõ: Từ xúc cảm về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, nhà thơ có khát vọng thiết tha làm “Mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời. 2. Về kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức đã học về thể loại nghị luận văn học để bố cục bài mạch lạc, chặt chẽ theo 3 phần: Mở bài (đặt vấn đề); thân bài (giải quyết vấn đề); kết bài (kết thúc vấn đề). I. Yêu cầu cụ thể: Có những cách lập luận khác nhau nhưng phải nêu được một số ý sau: Ý 1. Đó là ước nguyện được sống đẹp, có ích cho đời - Muốn làm: con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca đất nước - Phân tích các hình ảnh này để thấy vẻ đẹp, ước nguyện của Thanh Câu 2 Hải (5 điểm) Ý 2. Ước nguyện được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường - Nguyện làm những vật bình thường nhưng có ích cho đời. - Ý thức về sự đóng góp của mình: Dù nhỏ bé nhưng là phần tinh tuý cao đẹp của tâm hồn mình đóng góp cho đất nước. - Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc: Chỉ xin làm một nốt trầm khiêm tốn trong hoà ca chung - Sự thay đổi cách xưng hô từ “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn, là ước nguyện chung của nhiều người. - Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc, đặt cái vô hạn của đất trời bên cạnh hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội. - Ước nguyện hiến dâng lặng lẽ, suốt đời sống đẹp. Ý 3. Khổ thơ thể hiện cảm xúc một vấn đề nhân sinh lớn lao: Đặt khổ thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh của Thanh Hải lúc ấy, sẽ DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn hiểu hơn vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ. III. Biểu điểm: - Bài làm đáp ứng được các yêu cầu ở đáp án. - Kĩ năng phân tích tốt, bố cục rõ ràng. - Bài đúng hướng, sâu sắc, mạch lạc, chân thành. Điểm 5 - Văn có hình ảnh, cảm xúc. - Có thể còn một vài lỗi về diễn đạt và chính tả - Biết cách tổ chức một bài làm văn phân tích thơ. - Bài làm chưa đề cập đến ý 1 và ý 3. - Hoặc chỉ nêu một nửa nội dung ý 2. Điểm 3 - Đôi chỗ còn diễn xuôi. - Văn có đoạn suông, còn mắc một số lỗi về diễn đạt và chính tả. - Bài viết cảm nhận chung chung, đôi chỗ còn rối, không rõ nghĩa, sai cú pháp, bố cục không rõ ràng. Điểm 1 - Văn viết lủng củng, cẩu thả. - Mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi di64n đtạ thông thường. - Bài viết hoàn toàn lạc đề. Điểm 0 Lưu ý: Trân trọng những bài làm đạt cả hai (hoặc chỉ một) mặt sau: - Bức phá theo cảm nhận riêng hoặc có ý tưởng riêng một cách hợp lí. - Cách hành văn có nét riêng, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 6 ĐỀ THI MINH HỌA TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Môn : NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 9 với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản nghị luận của học sinh. 2. Kĩ năng và năng lực - Đọc hiểu văn bản - Tạo lập văn bản ( viết đoạn văn nghị luận xã hội và viết bài văn nghị luận văn học) 3. Thái độ. - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất. - Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới. II. Hình thức thi: Tự luận III. Ma trận Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng NLĐG cao I. Đọc hiểu - Nêu tên tác - Hiểu được - Trình bày - Ngữ liệu: giả, tác ý nghĩa của quan điểm văn bản văn phẩm, hoàn một số chi của bản thân học cảnh sáng tiết trong về một vấn - Tiêu chí tác văn bản văn bản đề đặt ra lựa chọn - Nhận diện trong văn ngữ liệu: được các bản văn bản dấu hiệu về hoàn chỉnh nội dung, nghệ thuật văn bản (câu chủ đề, phép liên kết) Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1.5 0.5 1.0 3 Tỉ lệ % 15% 5% 10% 30% DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn II. Tập làm Viết 01 đoạn Viết 01 bài văn văn NLXH văn NLVH Số câu 1 1 2 Số điểm 2 5 7 Tỉ lệ % 20% 50% 70% Tổng số 1.5 1.5 2 1 6 câu Tổng số 0.75 1.0 3.0 5 10 điểm toàn bài 15% 5% 30% 50% 100% Tỉ lệ % điểm toàn bài IV. Biên soạn câu hỏi trong đề kiểm tra Phần I: ĐỌC - HIỂU:(3.0 điểm) Cho đoạn văn: “ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”. (Theo sách Ngữ văn 9, tập 2, trang 26, NXB Giáo dục, 2010) 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào ? Của ai ? Hoàn cảnh sáng tác của bài có gì đặc biệt ? 2. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu? Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì? 3. Từ "hành trang" mang những ý nghĩa gì ? 4. Em đã, đang và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững bước vào thế kỷ 21? Phần II: TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1(2điểm): Về chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, tác giả Vũ Khoan cho rằng: "Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất". Viết đoạn văn khoảng 01 trang giấy thi trình bày ý kiến của em về vấn đề trên. Câu 2(5 điểm): Phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe trong bài thơ "Bài thơ về tiệu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Từ đó, em hãy phát biểu suy nghĩ của mình về sự kế thừa của tuổi trẻ hôm nay với tuổi trẻ cha anh. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM: Phần I: ĐỌC - HIỂU:(3.0 điểm) Biểu Câu Yêu cầu về nội dung kiến thức và kĩ năng điểm - Đoạn văn được trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan. 0,75 1 - Hoàn cảnh sáng tác của bài có nét đặc biệt: viết vào dịp Tết cổ truyền, thời điểm điểm chuyển giao giữa hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ. - Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở đầu đoạn. - Đoạn văn trên sử dụng phép lặp là chủ yếu. 0,75 2 - Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị điểm bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập tình thái. - “Hành trang” nghĩa là đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa. 0,5 3 - “Hành trang” được Vũ Khoan dùng trong bài viết có nghĩa là hành trang điểm tinh thần như tri thức, kỹ năng, thói quen để đi vào một thế kỷ mới. - HS liên hệ những việc đã và sẽ làm để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững bước vào thế kỷ 21: 1,0 4 + Tích cực học tập, lũy kiến thức.(về khoa học, về đời sống) điểm + Rèn luyện về đạo đức, sức khỏe, kĩ năng sống để trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội. Phần II: TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm) Biểu Câu Yêu cầu về nội dung kiến thức và kĩ năng điểm a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai nội dung đoạn văn với lí lẽ và dẫn chứng phù hợp, có thể gồm các ý sau: * Giới thiệu xuất xứ: câu nói trích trong bài báo “Chuẩn bị hành trang vào 0,25 thế kỉ mới” của Vũ Khoan. Đối tượng đối thoại của tác giả là lớp trẻ Việt Nam, chủ nhân của đất nước ta trong thế kỉ XXI. 1 - Sự chuẩn bị bản thân con người (hành trang vào thế kỉ mới) ở đây được dùng với nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, nhân cách, thói quen lối sống để đi vào một thế kỉ mới. * Tại sao bước vào thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản 0,5 thân con người? - Vì con người là động lực phát triển của lịch sử. - Vai trò con người càng nổi trội trong thế kỉ XXI, khi nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, sự hội nhập kinh tế, văn hoá toàn cầu diễn ra là cơ hội, DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn thách thức sự khẳng định mỗi cá nhân, dân tộc. * Cần làm gì cho việc chuẩn bị bản thân con người trong thế kỉ mới: 0,5 - Mỗi người cần thấy được trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. - Chuẩn bị hành trang tri thức: Tích cực học tập tiếp thu tri thức. - Chuẩn bị hành trang phẩm chất: Rèn luyện đạo đức, lối sống đẹp, có nhân cách, kĩ năng sống chuẩn mực. - Chuẩn bị hành trang kĩ năng, ngoại ngữ, thể chất. - Phát huy điểm mạnh, từ bỏ thói xấu, điểm yếu. - Phê phán những con người chưa có tinh thần chuẩn bị hành trang chu đáo bước vào tương lai nên không làm được việc, bản thân khó thành công thậm chí trở thành gánh nặng cho xã hội. - Trong mọi thời đại thì hành trang là vấn đề luôn cần thiết. d. Sáng tạo: diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng mới mẻ. 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0,25 tiếng Việt. a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận văn học 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai các luận điểm với lí lẽ và dẫn chứng phù hợp, vận dụng tốt các thao tác lập luận. Những nét chính về nội dung: 1. Mở bài: 0,5 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu vấn đề nghị luận: vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe trong bài thơ. 2. Thân bài: *Khái quát: Hoàn cảnh sáng tác, hình ảnh những chiếc xe không kính. 0,25 * Trên hình tượng những chiếc xe không kính độc đáo, bài thơ khắc họa vẻ đẹp của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mĩ của dân tộc ta: 2 - Tư thế ung dung, hiên ngang, dũng cảm, nắm chắc tay lái, làm chủ tuyến 0,25 đường. (Ung dung nhìn thẳng.) - Các anh bất chấp gian khổ, hiểm nguy với thái độ ngang tàng, phong cách 0,25 trẻ trung đầy chất lính. (Không có kính ừ thì người già. Không có kính ngoài trời) - Dù phải đối mặt với tử thần, cuộc sống chiến trường khắc nghiệt nhưng 0,25 vẫn không làm chai sạn được tâm hồn lãng mạn của người lính. Qua ô kính vỡ các anh bất ngờ. (Thấy sao trời và đột ngột cánh chim buồng lái.) - Sự trẻ trung, vui nhộn mang đậm chất lính của các anh. (Chưa cần 0,25 rửa phì phèo châm điếu thuốc ha ha. Chưa cần thay mau khô thôi.) - Cảm động hơn nữa là tình đồng chí, đồng đội gắn bó, hồn nhiên mà ấm áp 0,5 tình người tiếp thêm sức mạnh ý chí cho nhau thầm hẹn gặp giữa Sài Gòn. (Gặp bạn bè vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm gia đình đấy.) DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Điều làm nên sức mạnh để người lính vượt qua khó khăn gian khổ chính là 0,75 lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng, vì miền Nam ruột thịt và thống nhất đất nước. (Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước một trái tim).Chính điều đó đã nâng bước chân người lính đi tiếp chặng đường gian nan thử thách. (Lại đi trời xanh thêm.) * Đánh giá chung và sự suy ngẫm liên tưởng đến thế hệ trẻ hôm nay và thế 0,75 hệ cha ông đi trước. - Bài thơ thành công trong việc khắc họa hình ảnh những anh bộ đội lái xe trên tuyến đường Trường Sơn đầy gay go, thử thách, một lực lượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Âm điệu trẻ trung, vui tươi, lời thơ gần với những lời nói trong sinh hoạt thường này và cách xây dựng hình tượng thơ độc đáo đã thể hiện phong cách thơ riêng của Phạm Tiến Duật. - Ngày nay, thế hệ trẻ vẫn luôn phát huy và kế thừa truyền thống quý báu của lớp cha anh đi trước, đã không ngừng xây dựng những hoài bão, đem kiến thức để tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và góp phần chung tay vào công cuộc xây dựng đất nước.(Những học sinh đạt Huy chương vàng olympic quốc tế ) Tuy nhiên, do những biến động phức tạp của thời cuộc và ảnh hưởng mặt trái của thời đại công nghệ số, một bộ phận giới trẻ Việt Nam đang dần xa rời những giá trị truyền thống của dân tộc, còn có lối sống thực dụng, ích kỷ, biểu hiện rõ nét nhất là họ để “cái tôi” bản thân quá lớn, bao trùm lên “cái ta” cộng đồng; sống nhanh, sống gấp, sống chỉ vì mình mà không vì mọi người. 3. Kết bài 0,5 - Khẳng định giá trị bài thơ. - Liên hệ bản thân. d. Sáng tạo: diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng mới mẻ. 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0,25 tiếng Việt. * Lưu ý: Giáo viên căn cứ thực tế làm bài của HS để cho điểm linh hoạt, trân trọng sự sáng tạo của học sinh.Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 7 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬTUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT LÝ NHÂN MÔN: NGỮ VĂN TRƯỜNG THCS VĂN LÝ Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề bài Câu 1 (1 điểm): Chép lại nguyên văn khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận). Câu 2 (1 điểm): Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau: a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng) b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) Câu 3. (3,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn với câu chủ đề sau: “Được sống trong tình yêu thương là một hạnh phúc lớn”. (Viết khoảng 8 đến 10 câu, trình bày theo cách diễn dịch, có dùng phép lặp hoặc phép thế để liên kết câu). Câu 4. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!” (Trích “Viếng lăng Bác”-VIỄN PHƯƠNG, Ngữ Văn 9, Tập 2) DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (1 điểm): Học sinh cần đảm bảo được yêu cầu:- Chép đúng, đủ bốn câu thơ trong khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) - Không sai chính tả một lỗi trừ 0,2đ thiếu một câu không cho điểm. Câu 2 (1 điểm):Học sinh cần xác định được thành phần tình thái, cảm thán trong hai trường hợp, cụ thể là: a. Sử dụng thành phần tình thái: có lẽ(0,5đ) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều . (Làng - Kim Lân) b. Sử dụng thành phần cảm thán: chao ôi (0,5đ) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) Câu 3. (3,0 điểm). GV cần tổng hợp 2 phần điểm sau đây: Cho 0,5 điểm khi HS viết đoạn văn đạt các yêu cầu về hình thức sau: - Viết một đoạn văn đạt yêu cầu về dung lượng khoảng 8 - 10 câu. - Trình bày theo hình thức diễn dịch, vị trí câu chủ đề “Được sống trong tình yêu thương là một hạnh phúc lớn” đặt ở đầu đoạn văn. - Tùy chọn phép liên kết: phép lặp hoặc phép thế. Cho 2,5 điểm khi HS phát triển được nội dung câu chủ đề theo các ý sau (chú ý: Không hẳn mỗi ý chứa trong một câu văn). + tình yêu thương là một khía cạnh quan trọng, nói lên bản chất đời sống của con người, 0,5 đ + sống trong tình yêu thương mỗi người sẽ hiểu thấu những nét đẹp đẽ của gia đình, người thân, đồng loại và của chính mình; được sống trong tình yêu thương cũng là động lực giúp mỗi người sống đẹp hơn, có thêm niềm tin, sức mạnh và khát khao vươn tới, (1 đ) DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn + sống thiếu tình thương con người sẽ trở nên đơn độc, thiếu tự tin và mất phương hướng; thật bất hạnh biết bao nếu ai đó trong chúng ta không được sống trong tình yêu thương.(1đ) Cho 1,0 điểm nếu: - HS phát triển nội dung chủ đề khác với một số ý ở trên nhưng về logic hình thức vẫn bảo đảm) -hoặc số câu viết được ít hơn 8 nhưng vẫn thể hiện vài ý như trên. Câu 4. (5,0 điểm) A. YÊU CẦU CHUNG 1. Bài văn đạt các yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ/ bài thơ: - Bố cục mạch lạc theo từng phần mở bài, thân bài, kết bài. - Có sự cảm thụ riêng, nêu được các nhận xét, đánh giá của người viết gắn với việc phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc của tác phẩm. 2. Bài văn chứng tỏ người viết nắm vững toàn bộ tác phẩm và có khả năng trình bày tốt, bằng một lối hành văn phù hợp. B. YÊU CẦU CỤ THỂ I. Mở bài: giới thiệu vị trí đoạn thơ trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của đoạn. 1-Viếng lăng Bác của Viễn Phương là bài thơ nói lên một cách thiết tha, cảm động những tình cảm thiêng liêng, thành kính của đồng bào miền Nam với Bác. Đây là khổ thứ 2 và thứ 3 của bài thơ. 2-ND đoạn thơ khẳng định Bác bất tử, trường tồn cùng núi sông, dân tộc và tình cảm thành kính, thiêng liêng, sâu sắc mà nhân dân dành cho Người là vĩnh viễn. II. Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về ND và NT của đoạn thơ: 1. Tác giả như muốn khẳng định: Bác còn đó và còn mãi giữa non sông đất nước, giữa lòng dân tộc và nhân loại. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân - sử dụng điệp ngữ “ngày ngày đi qua, đi trong ” diễn tả dòng chảy của thời gian ngày tiếp ngày vô tận. Trong cái vô tận của thời gian ấy là cái vĩnh viễn, bất tử của tên tuổi Người. - phát hiện sự tương phối của 2 hình ảnh “Mặt trời đi qua trên lăng / Mặt trời trong lăng” và tìm thấy mối quan hệ đối ngẫu của 2 hệ giá trị Vũ trụ và Con người. Sự liên tưởng này tô đậm màu sắc trí tuệ cho bài thơ. (Ý này chỉ tính cho bài làm đạt khung điểm tối đa 4 đến 5 điểm). - Hai hình ảnh “mặt trời” - một hình ảnh tả thực và một hình ảnh ẩn dụ - được nối với nhau bằng chứ “thấy” là một sáng tạo: Người và thiên nhiên vũ trụ vô cùng gần gũi; đồng thời liên tưởng này còn nói lên được một cách sâu sắc vẻ đẹp, sức sống và ý nghĩa cuộc đời của Bác với dân tộc và nhân loại. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 2. Nhà thơ cảm nhận sâu sắc lòng thương nhớ vô tận của con người VN và nhân loại với Bác. - Hình ảnh giàu giá trị biểu cảm “dòng người đi trong thương nhớ” vừa chân thực vừa có ý nghĩa khái quát: Tình cảm nhân dân dành cho Người có cội rễ bền lâu như dòng sông không bao giờ cạn. - Liên tưởng “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một liên tưởng độc đáo, phù hợp với khung cảnh viếng lăng Người làm cho hình tượng thơ thêm cao quý lộng lẫy. 3. Ở khổ thơ tiếp theo Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Chủ đạo vẫn là mạch cảm xúc trở về với niềm xót xa thương tiếc khi nghĩ về sự ra đi của Người. - Nhà thơ đã viết những dòng thơ giàu nhạc tính với những hình ảnh gần gũi: ”giấc ngủ bình yên vầng trăng dịu hiền” tạo tình cảm tự nhiên, thân thuộc. - Nhưng dẫu biết “trời xanh là mãi mãi”, sự thật về việc Bác không còn nữa làm những giọt lệ thương tiếc lặng thầm vẫn cứ rưng rưng và con tim chợt nhói đau khó tả. Bác nằm trong lăng như đang trong giấc ngủ bình yên, có vầng trăng dịu hiền làm bạn. Nhưng cũng chính vì nhận ra sự vĩnh hằng ấy mà nhà thơ đau đớn hiểu rằng chúng ta sẽ vĩnh viễn xa Người. - Nỗi đau ở con tim vừa là nỗi đau tinh thần vừa là nỗi đau thể xác. Đây là cảm giác có thực với bất kỳ ai khi đến viếng Bác Hồ kính yêu. - Hai hình ảnh kì vĩ, lộng lẫy “vầng trăng, trời xanh” là những ẩn dụ đặc sắc nối tiếp nhau xuất hiện khiến ta suy ngẫm về cái bất diệt vô tận của vũ trụ đến cái bất tử vô cùng cao cả của con Người. III. Kết bài: khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ - Đoạn thơ mang trọn âm hưởng chủ đạo của bài thơ: Đó là tấm lòng thành kính, thiêng liêng không chỉ của riêng nhà thơ mà còn của cả miền Nam với Bác Hồ; là nỗi tiếc thương vô hạn không dấu được cùng với cảm thức về sự vĩnh hằng bất tử tên tuổi của Người. - Đoạn thơ còn cho ta thấy một tài thơ của thế hệ nhà thơ đàn anh: Giàu chiêm nghiệm và suy tư, với nghệ thuật dùng từ độc đáo vừa giản dị tự nhiên vừa hàm súc sang trọng. Cách cho điểm: Điểm 4.0-5,0: Đạt các yêu cầu chung, cơ bản đạt các yêu cầu cụ thể; bố cục chặt chẽ, văn viết mạch lạc, có cảm xúc; có một vài lỗi không đáng kể. Điểm 3,0-3,75: Đạt một phần Yêu cầu chung- Yêu cầu 1; đạt các 2/3 số ý của Yêu cầu cụ thể-không tính ND 2 cúa ý 1, ND 4 của ý 3 ; có chú ý về bố cục, lời văn; có một số lỗi không đáng kể. Điểm 2,0-2,75: Nắm được tinh thần của bài thơ, khai thác đoạn thơ tập trung vào khía cạnh nội dung, có phân tích hình ảnh, câu chữ nhưng chưa sâu. Đạt DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ½ số ý của Yêu cầu cụ thể-không tính ND 3 của ý 1; có chú ý về bố cục, lời văn nhưng nhiều chỗ diễn đạt vụng và mắc nhiều lỗi chính tả. Điểm dưới 2,0: Nắm tác phẩm hời hợt, làm bài không đúng hướng, sai rất nhiều về diễn đạt và từ ngữ, chữ viết xấu. Trường hợp HS viết phân tích, cảm nhận toàn bài thơ thì dù viết tốt vẫn coi như không hiểu đề, không cho điểm tối đa. GK căn cứ mức độ thể hiện từng nội dung của HDC đề cho điểm. HẾT DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 8 TRƯỜNG THPT CHUYÊN KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề Phần I (6.0 điểm): Cho đoạn thơ sau: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. (Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010) 1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? 2. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó? 3. Trong đoạn trích, khi nói đến nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, Nguyễn Du đã sử dụng từ tưởng; còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho mẹ cha, tác giả lại dùng từ xót. Hãy phân tích ngắn gọn sự đặc sắc, tinh tế trong cách dùng từ ngữ đó. 4. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một phép thế để liên kết (gạch dưới câu bị động và từ ngữ sử dụng trong phép thế). Phần II (4.0 điểm): Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê): Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa. Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bích quy ngon lành: “ Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”, rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa. Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới không đáng kể nữa. Có gì lý thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? (Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo Dục, 2010) 1. Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 2. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 3. Tìm hai câu rút gọn trong đoạn văn trên và cho biết hiệu quả của việc sử dụng các câu rút gọn đó. 4. Từ tình đồng chí, đồng đội của những nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về sức mạnh của tình đoàn kết trong cuộc sống hiện nay. HẾT TRƯỜNG THPT KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN NGUYỄN HUỆ MÔN NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I 1 Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 0.5 (0.5 điểm) 2 - Tìm được hai điển cố: Sân Lai, gốc tử 0.5 (1.0 điểm) - Hiệu quả: + Bộc lộ được lòng hiếu thảo của Kiều với mẹ cha; ngầm so sánh Kiều 0.25 với những tấm gương chí hiếu xưa. + Khiến lời thơ trở nên trang trọng, thiêng liêng hơn, phù hợp với việc ca 0.25 ngợi tình cảm hiếu thảo hiếm có của Kiều 3 - Từ tưởng trong câu thơ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng nghĩa là: 0.5 (1.0 điểm) nhớ về, hồi tưởng lại, mơ tới. Từ này bộc lộ chính xác nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều. Nỗi nhớ của một tình yêu đắm say trong sáng gắn với những kỉ niệm ngọt ngào. - Từ xót trong câu thơ Xót người tựa cửa hôm mai nghĩa là yêu thương 0.5 thấm thía, xót xa. Từ này đã bộc lộ rõ lòng tình yêu thương, lòng hiếu thảo hết mực của nàng với cha mẹ trong hoàn cảnh phải cách xa, li biệt. -> Cách sử dụng từ ngữ hết sức chuẩn xác và tinh tế. 4 - Đoạn văn quy nạp 0.5 (3.5 điểm) - Nội dung: Đảm bảo các ý chính nêu cảm nhận về những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn trích + Lòng thủy chung, tình yêu mãnh liệt 1.0 . Nhớ Kim Trọng da diết . Xót xa khi nghĩ đến cảnh Kim Trọng ngày đêm ngóng chờ mình . Khẳng định tình yêu của mình với Kim Trọng không bao giờ phai nhạt. + Lòng hiếu thảo hết mực với mẹ cha: 1.0 . Hiểu rõ tấm lòng đau đớn, nhớ nhung con của cha mẹ, vì thế mà càng xót xa hơn khi nghĩ đến cảnh cha mẹ vì mình mà vò võ ngóng trông . Lo lắng vì mình không thể ở gần để ngày đêm phụng dưỡng song thân. . Xót xa nghĩ tới cảnh cha mẹ mỗi ngày một già yếu mà mình thì vẫn ở “bên trời góc bể” + Lòng vị tha hết mực: 0.5 . Trong cảnh ngộ bị lưu lạc, đọa đầy trong chốn lầu xanh, nàng vẫn luôn nghĩ và lo lắng cho người thân hơn cả lo nghĩ cho mình DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn . Nàng luôn tự trách, tự nhận lỗi về mình trong mọi việc. * Viết đúng câu bị động (gạch dưới) 0.25 * Sử dụng đúng phép thế để liên kết(gạch dưới) 0.25 Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0.5 điểm Phần II 1 Truyện Những ngôi sao xa xôi được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến 0.5 (0.5 điểm) chống Mĩ của dân tộc ta đang diễn ra ác liệt 2 Đoạn trích tái hiện lại những cảnh tượng bom đạn chiến tranh khốc liệt (1.0 điểm) trên tuyến đường Trường Sơn. Ở nơi đó có những nữ thanh niên xung 1.0 phong dũng cảm chiến đấu, phá bom. Họ có tình đồng đội keo sơn, họ vô cùng gắn bó, yêu thương, quan tâm hết mực đến nhau 3 - Hai câu rút gọn trong đoạn trích: 0.5 (1.0 điểm) Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét Không thấy mây và bầu trời đâu nữa - Hiệu quả của việc sử dụng các câu rút gọn: Làm cho câu văn ngắn gọn, 0.5 tránh lặp từ; thông tin nhanh, nhịp văn dồn dập phản ánh được sự khốc liệt của chiến trường 4 Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu về: (1.5 điểm) - Nội dung: Từ tình đồng chí, đồng đội của những nữ thanh niên xung 1.0 phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi, nêu được những suy nghĩ của về sức mạnh của tình đoàn kết: giúp con người hòa nhập, gắn kết trong cộng đồng; tạo nên sức mạnh lớn lao để vượt qua khó khăn, đạt được thành công trong mọi hoàn cảnh - Hình thức: kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt rõ ý, độ dài theo 0.5 qui định DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 9 KỲ THI TUYỂN SINH THPT Môn thi: Ngữ văn. Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi gồm: 01 trang Câu 1: (2,0 điểm) Phát hiện và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật trong câu thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” ( “Viếng lăng Bác”- Viễn Phương) Câu 2: (3,0 điểm) Bầu ơi, thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn Suy nghĩ của em về lời khuyên trong câu ca dao trên? Câu 3: (5,0 điểm) “Truyện “ Làng” của nhà văn Kim Lân đã diễn tả một cách chân thực và cảm động tình yêu làng xóm, quê hương, đất nước của người nông dân Việt Nam.” Em hãy phân tích nhân vật ông Hai để làm sáng tỏ nhận định trên. Hết DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn KỲ THI TUYỂN SINH THPT HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: Ngữ văn. Câu 1: (2 điểm) - Chỉ ra đúng biện pháp tu từ nổi bật là ẩn dụ ở từ “ mặt trời” trong câu thơ thứ hai chỉ Bác Hồ. (1 điểm) - Qua đó ta vừa thấy được sự vĩ đại của Bác Hồ (như mặt trời), vừa thể hiện được sự tôn kính của nhà thơ Viễn Phương nói riêng và nhân dân ta nói chung đối với Bác. (1 điểm) Cõu 2: (3 điểm) 1. Yêu cầu a. Về kỹ năng: - Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. - Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ. - Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục. - Có thể viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn. b. Về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cơ bản nêu được các ý sau: * Giải thích: - Bầu bí là hai thứ cây khác giống nhưng cùng loài, thường được trồng cho leo chung giàn nên cùng điều kiện sống. - Bầu bí được nhân hoá trở thành ẩn dụ để nói về con người cùng chung làng xóm, quê hương, đất nước. - Lời bí nói với bầu ẩn chứa ý khuyên con người phải yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ đồng bào dù mỗi người có khác nhau về tính cách, điều kiện riêng. * Suy nghĩ về nội dung câu ca dao: - Yêu thương đoàn kết sẽ giúp cho con người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Người được giúp đỡ sẽ vượt qua khó khăn, tạo lập và ổn định cuộc sống. Người giúp đỡ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, gắn bó với xã hội, với cộng đồng hơn. - Yêu thương giúp đỡ nhau là đạo lý, truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay: Các phong trào nhân đạo đã được toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên. - Mọi người trong xã hội biết yêu thương, giúp đỡ nhau sẽ kéo gần khoảng cách giữa người giàu, kẻ nghèo để tiến lên xây dựng xã hội công bằng, giàu mạnh, văn minh. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Phê phán những người sống thiếu tình thương, trách nhiệm, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại. * Liên hệ, mở rộng: - Ca dao, tục ngữ có nhiều về tinh thần đoàn kết, yêu thương giữa người với người. - Sự giúp đỡ lẫn nhau phải tự nguyện, chân thành không màng danh lợi. Quan tâm giúp đỡ người khác cả về vật chất và tinh thần. - Không phải chỉ yêu thương giúp đỡ người trong cùng một đất nước mà mỗi người cần xây dựng tình cảm bạn bè quốc tế: Yêu thương giúp đỡ các nước bạn khi họ gặp khó khăn, thiên tai b. Tiêu chuẩn cho điểm - Điểm 3: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. - Điểm 2: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung. Còn một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức. - Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. Câu 3: (5,0 điểm) A. Yêu cầu về hình thức: Bài viết đảm bảo bố cục mạch lạc, các ý rõ ràng, hệ thống. Vận dụng linh hoạt và hợp lý các phép lập luận Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học Diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc, có sự liên tưởng, mở rộng tới một số dẫn chứng ngoài bài học nhưng đã học, đã đọc. Không mắc các lỗi về chính tả, từ, câu. B. Yêu cầu về nội dung Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật ông Hai. - Nêu nhận định của đề bài. Thân bài: * Luận điểm 1: ông Hai yêu làng chợ Dầu tha thiết, mãnh liệt, say sưa kể về làng, khoe về làng mình giàu có nhất tỉnh. Kháng chiến bùng nổ, phong trào cách mạng làm ông thật sôi nổi, có các đoàn thể cứu quốc, có tập quân sự, có phòng văn hoá, thông tin rộng rãi và sáng sủa nhất vùng. * Luận điểm 2: Yêu làng, gắn bó máu thịt với làng nhưng ông Hai phải đưa gia đình đi tản cư, ông buồn rầu, đau khổ vì nhớ làng da diết, tối nào cũng sang nhà bác Thứ để nói chuyện về làng, ông cứ thao thao bất tuyệt, kể lể giãi bày cho nguôi ngoai nỗi nhớ. * Luận điểm 3: Nhà văn đặt nhân vật vào tình huống: ở nơi tản cư ông Hai vô tình nghe tin làng chợ Dầu yêu quý của ông làm Việt gian cho Pháp. Qua đó bộc lộ sâu sắc tình yêu làng của ông Hai qua diễn biến tâm trạng của ông. - Niềm tự hào về làng quê của ông sụp đổ. - Nghe tin ông sững sờ “cổ họng nghẹn ắng, da mặt tê rân rân ” DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Ông đau đớn nhục nhã: “cúi gằm mặt xuống ” - Ông buồn bã chán chường: “về đến nhà ông nằm vật ra ” - Ông nơm nớp lo sợ: mấy ngày sau ông không dám đi đâu Rõ ràng, làng theo giặc là sự xúc phạm ghê gớm vượt quá sức chịu đựng của ông. * Luận điểm 4: Tình huống gay cấn trên đẩy ông tới một thử thách mới: bị mụ chủ đuổi gia đình ông đi, ông Hai về làng hay ở lại? Có lúc ông đã định về làng nhưng cuối cùng ông quyết định “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. - Lòng yêu làng phát triển thành lòng yêu nước. Đó là bước nhảy vọt trong tâm hồn và tính cách của người nông dân đã được giải phóng. Lòng yêu làng phải hoà nhập với lòng yêu nước thì tình cảm đó mới thiêng liêng và mang tâm hồn thời đại. * Luận điểm 5: Niềm vui sướng không thể tả xiết của ông Hai khi tin làng ông theo giặc được cải chính. Ông đã vui mừng đi khoe hết mọi người với nét mặt rạng rỡ “ Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ”. Kết bài: - Đánh giá thành công của Kim Lân trong việc xây dựng nhân vật: ngôn ngữ, diễn biến nội tâm, xây dựng tình huống bất ngờ, đầy kịch tính làm cho câu chuyện có sức hấp dẫn và lôi cuốn kỳ lạ. C. Biểu điểm: Điểm 5: Bài văn đạt xuất sắc các yêu cầu trên, có các yếu tố sáng tạo trong cách lập luận, có liên hệ kiến thức hợp lý, thuyết phục. Viết câu lưu loát, có những câu văn hay, đậm chất văn chương, không mắc lỗi về chính tả, từ, câu. - Điểm 4: Bài văn đảm bảo các yêu cầu trên, bài văn sáng tạo song còn chưa xuất sắc, không mắc lỗi nhiều về diễn đạt: chính tả, từ, câu. - Điểm 3: Bài viết đạt các yêu cầu trên song chưa sâu, chưa có sự sáng tạo trong lập luận, mắc vài lỗi về diễn đạt ở mức cho phép. - Điểm 2; Bài viết cơ bản đạt các yêu cầu trên song còn hời hợt, sơ sài, chưa thuyết phục, còn mắc nhiều lỗi về chính tả, câu - Điểm 1: Bài viết có ý song chưa đầy đủ hoặc chưa hoàn thiện đủ ba phần , chưa đáp ứng yêu cầu trên. - Điểm 0: Bài lạc đề, sai nội dung, không đúng kiểu bài nghị luận (Người chấm cho điểm lẻ đến 0,25, vận dụng linh hoạt thang điểm.) DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 10 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút PHẦN I- ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ. - Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi. Lập tức, chàng trai làm theo. - Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời. Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước: - Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi. . - Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào - Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử. Người thầy chậm rãi nói: -Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích. (Theo Câu chuyện về những hạt muối- vietnamnetVm, 17/06/2015) Câu 1 (0,5 điểm):Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ? Câu 2 (0,5 điểm):Trong câu nói sau, chàng trai đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? - Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Câu 3 (1,0 điểm):Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”, “ hòa tan” trong văn bản ? DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 4 (1,0 điểm): Em rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên? PHẦN II-TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung câu chuyện ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim ! (Viếng lăng Bác – Viễn Phương – Ngữ văn 9, tập 2) ĐÁP ÁN Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3.0 1 - Phương thức biểu đạt chính tự sự 0,5 2 - Chàng trai đã tuân thủ phương châm lịch sự: cách nói chuyện tôn 0,5 kính với thầy mình 3 - Hình ảnh “thìa muối” tượng trưng cho khó khăn, thử thách những 1,0 nỗi buồn đau, phiền muộn mà con người gặp phải trong cuộc đời I - Chi tiết “hòa tan” là thái độ sống, cách giải quyết những khó khăn, thách thức, những buồn đau, phiền muộn của mỗi người 4 - Bài học rút ra. Cuộc sống luôn có những khó khăn và thử thách, thành công phụ thuộc rất lớn vào thái độ sống của mỗi người.Thái 1,0 độ sống tích cực sẽ giúp chúng ta có được niềm tin, sức mạnh, bản lĩnh, giúp ta khám phá khả năng vô hạn của bản thân. Chúng ta DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn không nên sống bi quan, chán nản mà phải sống lạc quan, yêu đời, hãy mở rộng tâm hồn giống như hồ nước để nỗi buồn sẽ vơi đi và niềm vui được nhân lên khi hòa tan LÀM VĂN 7.0 1 Viết đoạn văn 2.0 a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn *Giải thích vấn đề: - Lạc quan là một trạng thái cảm xúc tích cực, luôn yêu đời, xem cuộc đời là đáng sống, luôn giữ một niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn, phiền muộn, gian truân. * Bàn luận vấn đề: 2.0 - Vì sao con người cần phải có tinh thần lạc quan: +Cuộc sống có muôn vàn khó khăn, thử thách, sống lạc quan giúp II con người có cái nhìn sáng suốt, trí tuệ minh mẫn, hành động đúng đắn đề giải quyết mọi việc một cách tốt đẹp. + Sống lạc quan giúp con người trở nên can đảm, tự tin vào bản thân, | tâm hồn phong phú rộng mở, sống có ích, họ luôn học hỏi được những kinh nghiệm quý giá kể cả trong thành công hay thất bại. + Thái độ sống lạc quan giúp mỗi người luôn nhận ra mặt tích cực của mọi vấn đề, nhận ra những cơ hội mà người sống bi quan không thể nhận ra, từ đó gặt hái được những thành công trong cuộc sống. +Lạc quan là biểu hiện của thái độ sống đẹp, được mọi người yêu quí, trân trọng. -Trong cuộc sống có biết bao người phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách nhưng họ luôn lạc quan, kiên cường vượt lên và chiến thắng (HS lấy dẫn chứng để chứng minh cho mỗi ý của vấn đề nghị luận) - Mở rộng vấn đề: Cần lên án những người sống bi quan gặp khó khăn là chán nản, buông xuôi, họ sẽ thất bại trong cuộc sống. Tuy nhiên lạc quan không phải là luôn nhìn cuộc đời bằng lăng kính màu hồng, thậm chí mù quáng trước những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. - Bài học nhận thức và hành động + Cần nuôi dưỡng, phát huy tinh thần lạc quan, thực hiện ước mơ DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn trong cuộc sống, hãy có niềm tin vào bản thân không gục ngã trước khó khăn, có ý chí nghị lực vươn lên, biết chia sẻ với mọi người và luôn tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời. +Liên hệ bản thân. d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp Viết bài văn 5,0 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ với dẫn chứng. I. Mở bài. 0,5 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Khái quát về giá trị của bài thơ - Nêu cảm nhận khái quát về hai khổ thơ II. Thân bài. Cần triển khai hai luận điểm sau: Luận điểm 1: Cảm xúc của nhà thơ khi cùng đoàn người xếp hành 1,5 vào lăng Bác Đứng trước lăng Bác, sau ấn tượng về “hàng tre xanh xanh” là hình ảnh của dòng người vào viếng lăng Bác với nỗi tiếc thương và lòng biết ơn sâu nặng: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” - Nghệ thuật sóng đôi: Giữa hình ảnh “mặt trời” thực và “mặt trời” ẩn dụ: + Hình ảnh mặt trời trong câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng”, là hình ảnh thực. Đây là mặt trời của thiên nhiên soi sáng không gian vũ trụ và mang lại sự sống cho muôn loài. + Hình ảnh mặt trời trong câu thơ “Thấy một mặt trời đi qua trên lăng”, là hình ảnh ẩn dụ về Bác Hồ. Bác chính là mặt trời chân lí, soi sáng giúp dân tộc thoát khỏi kiếp nô lệ khổ đau, và mang đến một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từ đó, ta thấy được sự tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc mà cả dân tộc dành cho Bác - Mặt trời thiên nhiên được nhân hóa với hai hành động: ngày ngày “đi qua trên lăng” và nhìn thấy mặt trời “trong lăng rất đỏ” đã tô đậm hơn tầm vóc của Người. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Chi tiết đặc sắc “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tổ quốc, vì nhân dân của Bác. Mặt trời đó sẽ mãi mãi soi sáng, sưởi ấm, tô thắm cho đời. - Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày” + Gợi một dòng thời gian vô tận, từ ngày này sang ngày khác, biết bao dòng người với nỗi tiếc thương vô hạn thành kính vào viến lăng Bác. + Mang giá trị tạo hình, gợi quang cảnh những đoàn người nối hàng dài vào lăng để viếng Bác. - Hình ảnh “tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ, gợi liên tưởng đến dòng người vào viếng lăng Bác với tấm lòng thành kính, dâng trào như được kết từ hàng vạn trái tim, tấm lòng con người Việt Nam. - Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” để chỉ 79 năm trong cuộc đời của Người- 79 mùa xuân Người hi sinh cho đất nước. => Khổ thơ đã diễn tả được một cách sâu sắc tấm lòng của nhân dân cả nước dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc. Người sẽ luôn sống và sáng mãi trong lòng dân tộc Việt Nam. Luận điểm 2: Cảm xúc của nhà thơ khi bước vào lăng đứng trước anh linh Bác. - Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, thật tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác: “Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền” - Sử dụng biện pháp nghệ thuậtnói giảm, nói tránh để phủ nhận một sự thật đau lòng: Người đang ngủ một giấc bình yên, giữa vầng trăng sáng dịu hiền. - Hình ảnh ẩn dụ “vần trăng sáng dịu hiền”: + Gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, nhân cách sống cao đẹp, sáng trong của Bác. + Bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc của tác giả dành cho Bác. 2,0 + Gợi đến những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. - Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa “Vẫn biết trời xanh là maĩ mãi” + “Trời xanh”, trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực, đó là thiên nhiên gần gũi với chúng ta, tồn tại mãi mãi, vĩnh hằng. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của bác: “ Mà sao nghe nhói ở trong tim” + “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt. tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận đáy sâu tâm hồn mình, nỗi đau ấy uất nghẹn tột cùng không nói thành lời + Cặp quan hệ từ “ vẫn, mà” diễn tả sự mâu thuẫn. cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Giữa tình cảm và lí trí có sự mâu thuẫn. Và con người đã không kìm nén được khoảnh khắc yếu lòng. -> Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót. Nó chính là nguyên nhân dẫn đến những khát vọng ở khổ cuối bài thơ. 3 .Đánh giá về nghệ thuật đoạn thơ. - Thể thơ 7 xen 8 chữ , kết hợp các phương thức biểu đạt biểu cảm, tự sự, miêu tả - Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa, ngôn ngữ thơ giàu sức biểu cảm. Nhiều biện pháp tu từ : nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ được sử dụng thành 0,5 công . - Giọng thơ xúc động nghẹn ngào. III. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề nêu cảm xúc về đoạn thơ, bài thơ. 0,5 - Liên hệ bản thân d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0.25 ngữ nghĩa tiếng Việt. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 11 PHÒNG GD&ĐT LÂM BÌNH ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Môn : Ngữ văn 9 Thời gian 120 (phút không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc hiểu. (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi "Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc". (Ngữ văn 9, tập 2) Câu 1 (1 điểm): a.Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của đoạn thơ trên là ai? (0,5 điểm) b. Chỉ ra các điệp từ và từ láy trong khổ thơ trên (0,5 điểm) Câu 2 (1 điểm): Các hình ảnh “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” có những đặc điểm gì giống nhau? Câu 3 (2 điểm): Viết đoạn văn ngắn khoảng 15- 20 dòng về lẽ sống của thanh niên trong trong thời đại ngày nay. Phần II. Làm văn Câu 4 (6 điểm): Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh khuê. III . HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm a.Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ , 0,5 1 của tác giả Thanh Hải b. Từ láy trong đoạn thơ trên: nho nhỏ, xao xuyến. Điệp từ: 0,5 “ta”, “một”, “dù”. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn * Các hình ảnh con chim, một cành hoa, một nốt trầm có những đặc điểm giống nhau: - Là những hình ảnh bình dị, khiêm nhường của thiên nhiên, 0,5 2 cuộc sống mang lại niềm vui, vẻ đẹp cho đời một cách tự nhiên. - Là những hình ảnh mang ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ: được cống hiến những gì tốt đẹp, dù nhỏ bé, đơn sơ cho 0,5 cuộc đời chung. * Yêu cầu về hình thức và kĩ năng: - Đúng hình thức: là một đoạn văn ngắn, dài khoảng 15- 20 1 dòng. - Biết vận dụng các thao tác lập luận; hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 1 3 * Yêu cầu về nội dung: Chấp nhận những suy nghĩ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản - Dâng cho đời là lẽ sống biết cống hiến một cách tự nguyện, chân thành những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời chung. - Đó là lẽ sống có ý nghĩa tích cực, mang lại niềm hạnh phúc cho chính mình, cho xã hội, xuất phát từ ý thức trách nhiệm, từ tình yêu với cuộc đời. Nhiều bạn trẻ ngày nay có lối sống đẹp đẽ ấy. - Xác định nhận thức, hành động đúng cho mọi người. Sống cho đời nhưng không cần ồn ào, phô trương; không nên làm mất đi bản sắc riêng của mình thì mới thực sự có ý nghĩa. a. Mở bài (1điểm) - Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, 0,5 - Nêu khái quát nhân vật Phương Định 0,5 b. Thân bài (4 điểm) - Phương Định là một nữ thanh niên xung phong có lí tưởng 4 sống đẹp, kiên cường, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao. - Hoàn cảnh sống chiến đấu + Công việc của Phương Định vô cùng khó khăn, thường xuyên 1 phải đối mặt với sự nguy hiểm, cái chết; + Chiến trường khốc liệt không làm mất đi nét hồn nhiên trong 1 sáng, nhạy cảm của mơ mộng trong tâm hồn người con gái Hà Nội. - Đặc điểm tính cách nhân vật: 1 + Dù công việc nguy hiểm nhưng nhưng vẫn luôn quan tâm đến hình thức của mình;Cô mê hát, thích bịa lời hát, thích nhiều bài hát. Cô mang vào chiến trường những kí ức trong sáng, hồn nhiên về Hà Nội, những niềm vui con trẻ. 1 + Phương Định rất yêu mến, gắn bó với đồng đội trong tổ trinh DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn sát mặt đường. Cô cảm phục và dành những tình cảm yêu mến cho chiến sĩ mà cô vẫn gặp trên con đường ra mặt trận. c. Kết bài. (1 điểm) 0,5 - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế, ngôn ngữ nhân vật tự nhiên, trẻ trung, gần với khẩu ngữ, nhiều nữ tính, lựa chọn ngôi kể phù hợp 0,5 - Nhân vật có sự hài hòa của những nét đẹp vừa anh hùng vừa nữ tính. Những rung cảm tâm hồn, mộng mơ trong sáng, hồn nhiên của nhân vật là cách riêng để Lê Minh Khuê khẳng định sức sống và bản lĩnh của con người Việt Nam trong đau thương. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 12 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT QUẢNG TRỊ MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (1,5 điểm) a. Chép nguyên văn tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” bắt đầu từ câu: “Buồn trông cửa bể chiều hôm” . b. Cho biết trong đoạn thơ trên Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? Câu 2. (1,5 điểm) Chú ý những từ in nghiêng trong các câu sau: - Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng. - Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng. - Tên riêng bao giờ cũng được viết hoa. a. Chỉ ra từ nào dùng nghĩa gốc, từ nào dùng nghĩa chuyển? b. Nghĩa chuyển của từ “lệ hoa” là gì? Câu 3. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn với câu chủ đề sau: “Được sống trong tình yêu thương là một hạnh phúc lớn”. (Viết khoảng 4 đến 6 câu, trình bày theo cách diễn dịch, có dùng phép lặp hoặc phép thế để liên kết câu). Câu 4. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!” (Trích “Viếng lăng Bác”-VIỄN PHƯƠNG,Ngữ Văn 9, Tập 2) HẾT Họ và tên thí sinh: . DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Số báo danh: .Phòng thi: DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT QUẢNG TRỊ MÔN: NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Bổ sung, điều chỉnh, thống nhất theo tinh thần cuộc họp của CV bộ môn với các TT chấm và Thanh tra. (Lưu ý: Những điểm bổ sung, điều chỉnh sẽ được in nghiêng và tô đậm) Câu 1. (1,5 điểm) Phần a. -Cho 1,0 điểm khi HS chép đúng nguyên văn tám câu thơ trong đoạn trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” (từ câu “Buồn trông cửa bể chiều hôm” ), không có sai sót về từ ngữ, chính tả. - Trừ đến 0,25 điểm nếu có sai sót đến 3 trường hợp; dưới 3 trường hợp không tính. Phần b. - Cho 0,5 điểm, khi HS nêu được: Trong đoạn thơ trên Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.(Bổ sung:Nếu HS nêu một số BPTT thì cho điểm-tùy theo mức độ). - Nếu diễn đạt khác đi mà không nhầm sang lĩnh vực nội dung, thì linh hoạt cho 0,25 điểm. Câu 2. (1,5 điểm) Phần a. - Cho 1,0 điểm khi HS chỉ rõ: + từ “hoa” trong câu “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng” dùng theo nghĩa gốc. + những từ “hoa” trong các câu khác đều dùng theo nghĩa chuyển. Phần b. -Cho 0,5đ nếu HS giải nghĩa được nghĩa chuyển của từ “lệ hoa”: giọt nước mắt của người đẹp (BS:- HS trả lời: “Nước mắt của Thúy Kiều” vẫn tính điểm; nếu HS giải nghĩa từ “lệ hoa” là “nước mắt” thì không cho điểm). - Nếu HS diễn đạt khác nhưng vẫn hiểu là giọt nước mắt được cách điệu, diễn tả cái đẹp thì vận dụng đến 0,25 điểm. Câu 3. (2,0 điểm). GV cần tổng hợp 2 phần điểm sau đây: Cho 0,5 điểm khi HS viết đoạn văn đạt các yêu cầu về hình thức sau: - Viết một đoạn văn đạt yêu cầu về dung lượng khoảng 4 - 6 câu. - Trình bày theo hình thức diễn dịch, vị trí câu chủ đề “Được sống trong tình yêu thương là một hạnh phúc lớn” đặt ở đầu đoạn văn. - Tùy chọn phép liên kết: phép lặp hoặc phép thế. Cho 1,5 điểm khi HS phát triển được nội dung câu chủ đề theo các ý sau (chú ý: Không hẳn mỗi ý chứa trong một câu văn). + tình yêu thương là một khía cạnh quan trọng, nói lên bản chất đời sống của con người, 0,5 đ + sống trong tình yêu thương mỗi người sẽ hiểu thấu những nét đẹp đẽ của gia đình, người thân, đồng loại và của chính mình; được sống trong tình yêu thương cũng là động lực giúp mỗi người sống đẹp hơn, có thêm niềm tin,sức mạnh và khát khao vươn tới, 0,5 đ + sống thiếu tình thương con người sẽ trở nên đơn độc, thiếu tự tin và mất phương hướng;thật bất hạnh biết bao nếu ai đó trong chúng ta không được sống trong tình yêu thương. 0,5 đ Cho 1,0 điểm nếu: - HS phát triển nội dung chủ đề khác với một số ý ở trên nhưng về logic hình thức vẫn bảo đảm) DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn -hoặc số câu viết được ít hơn 4 nhưng vẫn thể hiện vài ý như trên. Câu 4. (5,0 điểm) A. YÊU CẦU CHUNG 1. Bài văn đạt các yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ/ bài thơ: - Bố cục mạch lạc theo từng phần mở bài, thân bài, kết bài. - Có sự cảm thụ riêng, nêu được các nhận xét, đánh giá của người viết gắn với việc phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc của tác phẩm. 2. Bài văn chứng tỏ người viết nắm vững toàn bộ tác phẩm và có khả năng trình bày tốt, bằng một lối hành văn phù hợp. B. YÊU CẦU CỤ THỂ I. Mở bài: giới thiệu vị trí đoạn thơ trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của đoạn. 1-Viếng lăng Bác của Viễn Phương là bài thơ nói lên một cách thiết tha, cảm động những Tình cảm thiêng liêng, thành kính của đồng bào miền Nam với Bác. Đây là khổ thứ 2 và thứ 3 của bài thơ. 2-ND đoạn thơ khẳng định Bác bất tử, trường tồn cùng núi sông, dân tộc và tình cảm thành kính, thiêng liêng,sâu sắc mà nhân dân dành cho Người là vĩnh viễn. II. Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về ND và NT của đoạn thơ: 1. Tác giả như muốn khẳng định: Bác còn đó và còn mãi giữa non sông đất nước, giữa lòng dân tộc và nhân loại. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân - sử dụng điệp ngữ “ngày ngày đi qua, đi trong ” diễn tả dòng chảy của thời gian ngày tiếp ngày vô tận. Trong cái vô tận của thời gian ấy là cái vĩnh viễn, bất tử của tên tuổi Người. - phát hiện sự tương phối của 2 hình ảnh “Mặt trời đi qua trên lăng / Mặt trời trong lăng” và tìm thấy mối quan hệ đối ngẫu của 2 hệ giá trị Vũ trụ và Con người. Sự liên tưởng này tô đậm màu sắc trí tuệ cho bài thơ. (Ý này chỉ tính cho bài làm đạt khung điểm tối đa 4 đến 5 điểm). - hai hình ảnh “mặt trời” - một hình ảnh tả thực và một hình ảnh ẩn dụ - được nối với nhau bằng chứ “thấy” là một sáng tạo: Người và thiên nhiên vũ trụ vô cùng gần gũi; đồng thời liên tưởng này còn nói lên được một cách sâu sắc vẻ đẹp, sức sống và ý nghĩa cuộc đời của Bác với dân tộc và nhân loại. 2. Nhà thơ cảm nhận sâu sắc lòng thương nhớ vô tận của con người VN và nhân loại với Bác. - hình ảnh giàu giá trị biểu cảm “dòng người đi trong thương nhớ” vừa chân thực vừa có ý nghĩa khái quát:Tình cảm nhân dân dành cho Người có cội rễ bền lâu như dòng sông không bao giờ cạn. - liên tưởng “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một liên tưởng độc đáo, phù hợp với khung cảnh viếng lăng Người làm cho hình tượng thơ thêm cao quý lộng lẫy. 3. Ở khổ thơ tiếp theo Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Chủ đạo vẫn là mạch cảm xúc trở về với niềm xót xa thương tiếc khi nghĩ về sự ra đi của Người. - Nhà thơ đã viết những dòng thơ giàu nhạc tính với những hình ảnh gầngũi: ”giấc ngủ bình yên vầng trăng dịu hiền” tạo tình cảm tự nhiên, thân thuộc. - Nhưng dẫu biết “trời xanh là mãi mãi”, sự thật về việc Bác không còn nữa làm những giọt lệ thương tiếc lặng thầm vẫn cứ rưng rưng và con tim chợt nhói đau khó tả. Bác nằm trong lăng như đang trong giấc ngủ bình yên, có vầng trăng dịu hiền làm bạn. Nhưng cũng chính vì nhận ra sự vĩnh hằng ấy mà nhà thơ đau đớn hiểu rằng chúng ta sẽ vĩnh viễn xa Người. - Nỗi đau ở con tim vừa là nỗi đau tinh thần vừa là nỗi đau thể xác. Đây là cảm giác có thực với bất kỳ ai khi đến viếng Bác Hồ kính yêu. - Hai hình ảnh kì vĩ, lộng lẫy “vầng trăng, trời xanh” là những ẩn dụ đặc sắc nối tiếp nhau xuất hiện khiến ta suy ngẫm về cái bất diệt vô tận của vũ trụ đến cái bất tử vô cùng cao cả của con Người. III. Kết bài: khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ - Đoạn thơ mang trọn âm hưởng chủ đạo của bài thơ: Đó là tấm lòng thành kính, thiêng liêng không chỉ của riêng nhà thơ mà còn của cả miền Nam với Bác Hồ; là nỗi tiếc thương vô hạn không dấu được cùng với cảm thức về sự vĩnh hằng bất tử tên tuổi của Người. - Đoạn thơ còn cho ta thấy một tài thơ của thế hệ nhà thơ đàn anh: Giàu chiêm nghiệm và suy tư, với nghệ thuật dùng từ độc đáo vừa giản dị tự nhiên vừa hàm súc sang trọng. Cách cho điểm: Điểm 4.0-5,0: Đạt các yêu cầu chung, cơ bản đạt các yêu cầu cụ thể; bố cục chặt chẽ, văn viết mạch lạc, có cảm xúc; có một vài lỗi không đáng kể. Điểm 3,0-3,75: Đạt một phần Yêu cầu chung- Yêu cầu 1; đạt các 2/3 số ý của Yêu cầu cụ thể -không tính ND 2 cúa ý 1, ND 4 của ý 3 ; có chú ý về bố cục, lời văn; có một số lỗi không đáng kể. Điểm 2,0-2,75: Nắm được tinh thần của bài thơ, khai thác đoạn thơ tập trung vào khía cạnh nội dung, có phân tích hình ảnh, câu chữ nhưng chưa sâu. Đạt 1/2 số ý của Yêu cầu cụ thể-không tính ND 3 của ý 1; có chú ý về bố cục, lời văn nhưng nhiều chỗ diễn đạt vụng và mắc nhiều lỗi chính tả. Điểm dưới 2,0: Nắm tác phẩm hời hợt, làm bài không đúng hướng, sai rất nhiều về diễn đạt và từ ngữ, chữ viết xấu. Trường hợp HS viết phân tích, cảm nhận toàn bài thơ thì dù viết tốt vẫn coi như không hiểu đề, không cho điểm tối đa. GK căn cứ mức độ thể hiện từng nội dung của HDC đề cho điểm. HẾT DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 13 Trường THCS Nhân Hòa Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Môn Ngữ Văn Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: (1 điểm) Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào? Câu 2: (1 điểm) Kim vàng ai nỡ uốn câu, Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời. Câu ca dao trên khuyên chúng ta điều gì? Điều đó liên quan đến phương châm hội thoại nào? Câu 3: (3 điểm) Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, ” (Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra) Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về tính tự lập. Câu 4: (5 điểm) Cảm nhận về cảnh mùa xuân trong bốn câu thơ đầu và sáu câu thơ cuối của đoạn trích Cảnh ngày xuân: Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. [ ] Tà tà bóng ngà về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Đáp án( Gợi ý): Câu 1: Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai: Trong lúc đang sống ở vùng tự do, ông Hai được biết tin làng của ông đã trở thành một làng Việt gian. Tin đó đã mang lại rất nhiều xúc động cho ông. Nó khiến ông có nhiều tâm trạng, suy nghĩ và hành động. Qua đó, nó thể hiện lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai. Câu 2: Câu ca dao trên với một số hình ảnh ẩn dụ, kết cấu so sánh đặc sắc: Kim vàng - uốn câu // Người khôn - nặng lời đã đưa ra lời khuyên: chúng ta cần phải có thái độ tế DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn nhị, lịch sự khi nói năng, hội thoại với nhau trong giao tiếp. Điều này liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự: khi giao tiếp cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. Câu 3: Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau miễn là có đủ một số ý theo quy định. Sau đây là một cách làm cụ thể: • Mở bài: Nêu lại câu văn trên đề bài để dẫn đến tính tự lập Khi còn nhỏ, chúng ta sống trong sự bảo bọc của ông bà, cha mẹ nhưng không phải lúc nào người thân yêu cũng ở bên cạnh chúng ta. Bàn tay dìu dắt của cha mẹ, đến một lúc nào đó cũng phải buông ra để chúng ta độc lập bước vào đời. Hai chữ “buông tay” trong câu văn của Lý Lan như một bước ngoặt của hai trạng thái được bảo bọc, chở che và phải một mình bước đi. Việc phải bước đi một mình trên đoạn đường còn lại chính là một cách thể hiện tính tự lập. • Thân bài: + Giải thích: tự lập là gì? ( nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác). Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh. + Phân tích: _ Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời. _ Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân. _ Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng. _ Dẫn chứng. + Phê phán: _ Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Cho nên ngay cả trong thế giới động vật, có những con thú đã biết sống tự lập sau vài tháng tuổi. + Mở rộng: tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp. + Liên hệ bản thân: cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất. • Kết bài: Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc. Câu 4: Đây là câu nghị luận văn học yêu cầu trình bày cảm nhận về một nội dung trong một đoạn thơ. Bài viết cần đáp ứng yêu cầu của việc viết một bài văn nghị luận văn học với đầy đủ bố cục có 3 phần. Bài viết cũng cần thể hiện kỹ năng cảm thụ và phân tích một đoạn thơ để nói lên cảm nhận của mình về đoạn thơ ấy. Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau. Sau đây là một số gợi ý: - Giới thiệu vài nét về Nguyễn Du và tác phẩm Đoạn trường tân thanh (truyện Kiều). - Giới thiệu đoạn thơ được dẫn trong đề bài. - Giới thiệu vị trí của đoạn thơ: 10 câu không liên tiếp trong đoạn trích Cảnh ngày xuân thuộc phần đầu của tác phẩm truyện Kiều. Đoạn thơ miêu tả cảnh mùa xuân trong ngày hội Đạp Thanh. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Phân tích để trình bày cảm nhận về cảnh mùa xuân trong 4 câu thơ đầu: đó là quang cảnh tháng thứ ba của mùa xuân với nét đẹp xanh tươi, thanh khiết và phóng khoáng của: cỏ non xanh tận chân trời, cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Chú ý các chi tiết: hình ảnh con én gợi đến mùa xuân; hình ảnh cỏ non xanh tận chân trời, cành lê trắng, từ “điểm” mang lại sức sống cho bức tranh cảnh mùa xuân. Thí sinh có thể liên hệ so sánh với một vài câu thơ miêu tả về mùa xuân (sóng cỏ tươi xanh gợn đến trời – Hàn Mặc Tử; Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc – Thanh Hải) để làm nổi bật nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du. - Phân tích để trình bày cảm nhận về cảnh mùa xuân trong 6 câu thơ cuối của đoạn thơ: đó là cảnh buổi chiều lúc chị em Thúy Kiều trở về. Bức tranh buổi chiều được miêu tả với nét đẹp dịu dàng, thanh nhẹ, nhuốm màu tâm trạng, bâng khuâng, xao xuyến mà con người thường có sau một cuộc vui và trong một buổi chiều tà. Cảnh được miêu tả bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Thí sinh cần khai thác những từ láy được sử dụng một cách khéo léo trong đoạn thơ: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ. Những từ láy nói trên vừa có tác dụng miêu tả cảnh vật, vừa gợi tới tâm trạng của con người trong cảnh vật. Thí sinh cũng có thể liên hệ so sánh với một vài câu thơ khác (Trước xóm sau thôn tựa khói lồng / Bóng chiều man mác có dường không / Theo hồi còi mục trâu về hết / Cỏ trắng từng đôi liệng xuống đồng – Trần Nhân Tông) để làm nổi bật nét riêng của buổi chiều mùa xuân trong 6 câu thơ này. - Nhận xét đánh giá chung về đoạn thơ ở nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa: nghệ thuật miêu tả đặc sắc, hệ thống từ giàu chất tạo hình; bức tranh mùa xuân đẹp, thanh khiết, dịu nhẹ và đầy tâm trạng; thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 14 TRƯỜNG THCS NHÂN QUYỀN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (Không kể giao đề) ĐỀ BÀI Phần I: Đọc- hiểu (3,0 điểm) Cho đoạn thơ sau: Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” ( Ngữ văn 9, tập 1, tr144, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1 (0,5 điểm): Em hãy cho biết tên tác phẩm, tác giả có đoạn thơ trên? Câu 2 (0,75 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó? Đoạn thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 3 (0,75 điểm): Trong đoạn thơ trên lời của người bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao có sự vi phạm đó? Câu 4 (1,0 điểm): Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong khổ thơ trên. Phần II: Tập làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Em hãy viết một bài văn nghị luận khoảng một trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về lòng vị tha trong cuộc sống. Câu 2 (5 điểm) Phân tích tâm trạng của Thuý Kiều trong tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) V. XÂY DỰNG ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I. Đọc- hiểu 1 - Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm: Bếp lửa (0,25 điểm) 0,5 - Tác giả: Bằng Việt (0,25 điểm) 2 - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác 0,5 năm 1963, (0,25 đ), khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. (0,25đ) - Đoạn thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt 0,25 chính: biểu cảm 3 - Lời của người bà đã vi phạm phương châm về chất 0,25 - Người bà buộc phải vi phạm phương châm về chất 0,5 như thế vì muốn bố của đứa cháu ở chiến khu được yên tâm công tác. DeThi.edu.vn