Bộ đề kiểm tra cuối năm môn Ngữ văn cấp THCS - Năm học 2014-2015

doc 5 trang thaodu 2200
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra cuối năm môn Ngữ văn cấp THCS - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_cuoi_nam_mon_ngu_van_cap_thcs_nam_hoc_2014_20.doc

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra cuối năm môn Ngữ văn cấp THCS - Năm học 2014-2015

  1. ĐỀ THI KIỂM TRA CUỐI NĂM-NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian 90 phút PHẦN I- TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 2 ĐIỂM Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Trong số các nhân vật có trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”, ai là nhân vật chính? A. Người anh C. Người em B. Người mẹ D. Chú Tiến Lê Câu 2: Yếu tố nào thường không có trong thể kí? A. Cốt truyện C. Nhân vật, người kể chuyện B. Sự việc D. Lời kể Câu 3: Nếu viết: “Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau, càng bủa giăng chi chít như mạng nhện” câu văn mắc lỗi gì? A. Thiếu chủ ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ B. Thiếu vị ngữ D. Sai về nghĩa Câu 4: Câu “Sầu riêng là loại trái quý của Miền Nam” thuộc câu trần thuật đơn nào? A. Câu miêu tả C. Câu đánh giá B. Câu định nghĩa D. Câu giới thiệu Câu 5: Trong câu: “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng” có sử dụng phép tu từ nào? A. Hoán dụ C. Ẩn dụ B. So sánh D. Nhân hóa Câu 6: Trong những câu sau, câu nào là câu tồn tại? A. Trên nền trời, một vì sao vụt tắt. B. Một lúc sau, nhô lên hai cái đầu. C. Trong hang tối, vọng ra tiếng ai đó. D. Từ trong bụi cây, một con chim bay ra. Câu 7: Các mục không thể thiếu trong đơn là những mục nào? A. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tiêu đơn, người gửi B. Đơn gửi ai, ai gửi đơn, gửi để làm gì. C. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng D. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, lý do gửi. Câu 8: Chi tiết nào sau đây không phù hợp khi miêu tả cảnh mùa thu? A. Hoa cúc nở trong vườn C. Mưa phùn bay lất phất B. Trời xanh, mây trắng D. Hương cốm thoảng qua PHẦN II. TỰ LUẬN: 8 ĐIỂM Câu 1: (3 điểm) Cho đoạn văn sau: “gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm này. b. Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên. Câu 2: (5 điểm) Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của em.
  2. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2014 - 2015 (Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm) Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng (Mỗi câu đúng được 0,25điểm). Câu 1: Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn được viết theo thể loại nào? A. Bút kí C. Tiểu thuyết B. Tùy bút D. Truyện ngắn Câu 2: Theo em, một truyện ngắn Việt Nam được coi là hiện đại trước hết phải đáp ứng yêu cầu gì? A. Có cốt truyện phức tạp. C. Tác giả là người hiện đại. B. Viết về người thật, việc thật ở thời hiện đại. D. Viết bằng văn xuôi tiếng Việt hiện đại. Câu 3: Hình thức ngôn ngữ nào có trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. A. Ngôn ngữ nhân vật C. Ngôn ngữ đối thoại B. Ngôn ngữ người dẫn truyện D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Câu 4: Dòng nào đề cập đến nội dung của văn bản “Ca Huế trên sông Hương”? A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương. B. Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế. C. Sự phong phú và đa dạng của các làn điệu ca Huế. D. Vẻ đẹp của cầu Tràng Tiền. Câu 5: Câu văn sau sử dụng phép liệt kê gì? “Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ”. (Nam Cao). A. Theo từng cặp C. Tăng tiến B. Không theo từng cặp D. Không tăng tiến. Câu 6: Trong các câu sau, câu nào chủ ngữ là một cụm chủ - vị? A. Cây cam này quả rất sai. C. Con mèo chạy làm đổ lọ hoa. B. Tôi tin cậu sẽ tiến bộ. D. Tôi thích bài thơ mẹ làm. Câu 7: Dòng nào sau đây đúng với thơ trữ tình ? A. Thơ trữ tình phải có một cốt truyện. B. Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ. C. Thơ trữ tình có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua miêu tả, kể chuyện và lập luận. D. Thơ trữ tình phải có một hệ thống nhân vật đa dạng. Câu 8: Phần mở bài của bài văn giải thích có nhiệm vụ gì? A. Giới thiệu điều cần giải thích và nêu phương hướng giải thích. B. Sử dụng các cách lập luận khác nhau. C. Nêu ý nghĩa của việc giải thích đối với mọi người. D. Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: (3 điểm) Cho đoạn văn sau: Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. (Trích Ngữ văn 7 - Tập 1) a. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Của tác giả nào? Hãy trình bày những nét cơ bản nhất về tác giả đó? b. Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên? Câu 2: (5 điểm) Dân gian có câu: “Lời nói gói vàng” đồng thời lại có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống?
  3. BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 ( Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian phát đề ) PHẦN I – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 2 ĐIỂM. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Trong số các nhà văn dưới đây, ai là tác giả của các tác phẩm nghị luận hiện đại? A. Trần Quốc Tuấn C. Lí Công Uẩn B. Nguyễn Ái Quốc D. Nguyễn Thiếp Câu 2: Câu văn sau đây có phải là câu phủ định không? “ Có trời mà biết nó ở đâu.” A. Có B. Không Câu 3: Hành động nói điều khiển có thể sử dụng kiểu câu nào? A. Câu cầu khiến B. câu nghi vấn C. Câu trần thuật D. Câu cảm thán. Câu 4: Câu trần thuật sau đây dùng để thực hiện chức năng gì? “ Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa” ( Lí Công Uẩn) A. Dùng để trình bày C. Dùng để thông báo B. Dùng để nhận định D. Dùng để kể Câu 5: Hãy xác định nội dung trong bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ? A. Nỗi bực bội, uất ức của chúa sơn lâm khi bị sống trong cảnh giam cầm ở vườn bách thú. B. Tâm trạng bất hòa sâu sắc với cuộc sống thực tại tầm thường tù túng của nhà thơ. C. Niềm khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ. D. Lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy. Câu 6: Trật tự từ trong câu văn sau có tác dụng gì? “ Gió mùa đông bắc tới, lạnh thấu xương.” A. Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động B. Thể hiện thứ tự trước sau của hiện tượng C. Thể hiện thứ tự trước sau của sự vật D. Nhấn mạnh đặc điểm của hiện tượng. Câu 7: Đoạn văn nghị luận sau đây sử dụng yếu tố biểu cảm bằng cách nào? “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” ( Trần Quốc Tuấn) A. Ẩn dụ, so sánh, thậm xưng, liệt kê tăng cấp. B. Từ ngữ phủ định, ẩn dụ, so sánh, thậm xưng. C. Thậm xưng, liệt kê tăng cấp, thán từ, so sánh. D. Thán từ, ẩn dụ, so sánh, liệt kê tăng cấp. Câu 8: Trong bài văn nghị luận để làm sáng tỏ một luận điểm, luận cứ cần phải đạt những yêu cầu nào? A. Đầy đủ, xác thực, đáng tin cậy. B. Sắp xếp theo một trật tự hợp lí C. Có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. D. Các luận cứ chỉ cần đưa ra nhiều là đủ sức thuyết phục. PHẦN II - TỰ LUẬN: 8 ĐIỂM Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau: “ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, các bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” a) Đoạn thơ trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó? b) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng một đoạn văn. Câu 2: ( 5điểm) Từ bài: “ Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành. Hết
  4. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM Năm học 2014- 2015 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm): Trong các câu hỏi sau, hãy chọn những phương án đúng để viết vào bài làm: Câu 1: Trong hai câu thơ “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi”, tác giả Hữu Thỉnh đã sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Ẩn dụ C. Nói quá B. Nhân hoá D. Điệp ngữ Câu 2: Nhận định nào không phù hợp với vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ “Bếp lửa”? A. Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. B. Hình thức và giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. C. Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau. D. Âm hưởng thơ khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan. Câu 3: Truyện ngắn nào sau đây đựơc kể theo ngôi thứ nhất A. Làng B. Chiếc lược ngà. C. Cố hương D. Những ngôi sao xa xôi. Câu 4: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được sáng tác trong giai đoạn nào? A. 1930- 1945 C. 1954- 1975 B. 1945- 1954 D. 1975- 2000 Câu 5: Qua bài thơ “Nói với con”, tác giả Y Phương muốn gửi gắm tới chúng ta điều gì? A. Ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. B. Gửi gắm triết lí về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người. C. Thể hiện niềm tự hào về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của quê hương. D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. Câu 6: Nghĩa tường minh là gì? A. Là nghĩa được nhận ra bằng cách suy đoán. B. Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. C. Là nghĩa được tạo nên bằng cách nói ẩn dụ. D. Là nghĩa được tạo thành bằng cách nói so sánh. Câu 7: Sử dụng hình thức đối thoaị lồng trong lời kể với những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng là đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm nào sau đây? A. Mây và Sóng C. Rô-bin- xơn ngoài đảo hoang B. Con chó Bấc. D. Bố của Xi-mông Câu 8: Câu nào sau đây là câu đặc biệt? A. Tôi, một quả bom trên đồi. C. Cây còn lại xơ xác. B. Vắng lặng đến phát sợ D. Đất nóng. PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) a. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương? b. Nêu tình huống của các truyện: Làng của Kim Lân; Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long; Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng? c. Trình bày cảm nhận của em về bốn câu thơ đầu trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương? Câu 2: (5,0 điểm): Bàn về tranh giành và nhường nhịn.