Bộ đề kiểm tra học kì I môn Sinh học chương trình THCS - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Cửa Nam (Có đáp án)

doc 13 trang thaodu 2760
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kì I môn Sinh học chương trình THCS - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Cửa Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_chuong_trinh_thcs_nam_h.doc

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kì I môn Sinh học chương trình THCS - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Cửa Nam (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 MÔN SINH HỌC 9 (Thời gian làm bài: 45 phút) Câu 1 (2,0 điểm): a)Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập của Men đen. b)Ở cà chua, quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng. Một nhà làm vườn cho giao phấn 2 cây thuần chủng quả đỏ và quả vàng với nhau. Xác định kết quả thu được ở F1. Câu 2 (3,5 điểm): a)Nêu những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. b)Ở đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể 2n=14. Hỏi ở kì giữa của nguyên phân có số lượng nhiễm sắc thể, crômatit, tâm động trong tế bào là bao nhiêu? c)Có 15 tinh bào bậc I tham gia giảm phân tạo thành giao tử. Xác định số tinh trùng được tạo thành. Câu 3 (2,5 điểm): a)Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến gen. b)Trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội (thể 3 nhiễm). Câu 4 (2,0 điểm): a)Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa ARN và prôtêin. 1 b)Một phân tử ADN có 900 nuclêôtit loại Timin, số nuclêôtit loại Xitôzin bằng loại 3 Timin. Tính tổng số nuclêôtit và chiều dài của phân tử ADN.
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 MÔN SINH 9 Câu Nội dung Điểm 1 a)Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập của Men đen. 1 (2,0 Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. điểm) b)Ở cà chua, quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng. Một nhà làm vườn cho giao phấn 2 cây thuần chủng quả đỏ và quả vàng với nhau. Xác định kết quả thu được ở F1. 0,25 -Quy ước gen: Quả đỏ → gen A; quả vàng → gen a 0,25 -Xác định kiểu gen của P ♀ cây quả đỏ t/c có KG: AA ♂ cây quả vàng có KG: aa 0,5 -Sơ đồ lai: P: ♀ Quả đỏ t/c X ♂ Quả vàng AA aa GP: A a F1: TLKG Aa (100%) TLKH Toàn quả đỏ 2 a)Nêu những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính. 1,5 (3,5 điểm) NST thường NST giới tính -Có nhiều cặp trong TB lưỡng bội -Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội (2n) (2n) -Luôn tồn tại thành cặp tương đồng -Cặp XY không tương đồng -Giống nhau giữa cá thể đực và cái -Khác nhau giữa cá thể đực và cái trong loài trong loài -Chỉ mang gen quy định các tính -Chủ yếu mang gen quy định giới trạng thường tính; mang gen quy định tính trạng thường có liên quan đến giới tính b)Ở đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể 2n=14. Hỏi ở kì giữa của nguyên phân 1,5 có số lượng nhiễm sắc thể, crômatit, tâm động trong tế bào là bao nhiêu? -Ở kì giữa của nguyên phân các cặp NST kép tập trung và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. +Số NST trong tế bào: 14 NST kép +Số tâm động trong tế bào: 14 +Số crômatit: 2. 14 = 28 c)Có 15 tinh bào bậc I tham gia giảm phân tạo thành giao tử. Xác định số tinh trùng được tạo thành. 0,5 -Số tinh trùng được tạo thành: 15. 4 = 60
  3. 3 a)Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến gen. (2,5 +Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một 0,5 điểm) hoặc một số cặp nuclêôtit. +Các dạng đột biến gen là: mất một cặp nuclêôtit; thêm một cặp nuclêôtit; 0,5 thay thế một cặp nuclêôtit. b)Trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội (thể 3 nhiễm). 1,5 -Do rối loạn quá trình giảm phân hình thành giao tử ở bố hoặc mẹ. Trong giảm phân có 1 cặp NST đã không phân li, hình thành nên 2 loại giao tử không bình thường: 1 loại mang 2 NST của cặp (n+1), loại kia không mang NST nào của cặp (n-1). -Trong thụ tinh: Giao tử (n+1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo nên hợp tử chứa (2n+1)- thể 3 nhiễm. 4 a)Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa ARN và prôtêin. (2,0 -Mối quan hệ giữa gen và ARN: một mạch khuôn của gen là khuôn mẫu để 0,5 điểm) tổng hợp mạch mARN, do đó trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN. - Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin: mạch mARN là khuôn mẫu để tổng hợp 0,5 chuỗi axit amin (Pr cấu trúc bậc 1), do đó trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của Prôtêin. b)Một phân tử ADN có 900 nuclêôtit loại Timin, số nuclêôtit loại Xitôzin bằng 1 loại Timin. Tính tổng số nuclêôtit và chiều dài của phân tử ADN. 3 1 -Số nuclêôtit loại Xitôzin là: 900 . = 300 (Nu) 3 0,5 -Tổng số Nu của phân tử ADN là: N = 2 (T + X) = 2 (900 + 300) = 2400 Nu N 2400 -Chiều dài của ADN là: L = . 3,4 A0 = . 3,4 A0 = 4080 A0 0,5 2 2
  4. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 MÔN SINH HỌC 8 (Thời gian làm bài: 45 phút) Câu 1 (2,0 điểm): Tế bào gồm những bộ phận nào? Nêu chức năng chính của các bộ phận trong tế bào. Câu 2 (1,5 điểm): Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào? Bộ xương có chức năng gì? Câu 3 (2,0 điểm): a)Nêu những điểm khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch về cấu tạo. b)Giải thích vì sao máu AB là máu chuyên nhận, máu O là máu chuyên cho? Câu 4 (1,5 điểm): Nêu cơ chế và giải thích sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. Câu 5 (3,0 điểm): a)Để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả ta cần có những biện pháp gì? b)Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì?
  5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 MÔN SINH 8 Câu Nội dung Điểm 1 Tế bào gồm những bộ phận nào? Nêu chức năng chính của các bộ phận trong (2,0 tế bào. điểm) *Tế bào gồm những bộ phận: -Màng sinh chất có chức năng thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi 0,5 trường trong cơ thể. -Chất tế bào có các bào quan như lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy Gôngi, ti 0,75 thể, trung thể có chức năng thực hiện các hoạt động sống của tế bào. -Nhân tế bào (gồm nhiễm sắc thể và nhân con) có chức năng điều khiển mọi 0,75 hoạt động sống của tế bào. 2 Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào? Bộ xương (1,5 có chức năng gì? điểm) *Bộ xương gồm 3 phần: 0,75 -Xương đầu: gồm xương sọ và xương mặt. -Xương thân: gồm xương sống, xương sườn, xương ức. -Xương chi: gồm xương tay và xương chân. *Chức năng của bộ xương: 0,75 -Là chỗ bám vững chắc cho các phần mềm của gân, cơ tạo cho cơ thể có một hình dáng nhất định. -Tạo thành các khoang chứa đựng và bảo vệ các nội quan trong cơ thể. -Cùng với hệ cơ làm cho cơ thể vận động. 3 a)Nêu những điểm khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch về cấu tạo. 1 (2,0 điểm) Động mạch Tĩnh mạch -Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết -Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên và lớp cơ trơn dày hơn so với tĩnh kết và lớp cơ trơn mỏng hơn so với mạch động mạch -Lòng hẹp hơn so với tĩnh mạch. -Lòng rộng hơn so với động mạch. -Không có van một chiều. -Có van một chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực. b)Giải thích vì sao máu AB là máu chuyên nhận, máu O là máu chuyên cho? 1 *Máu AB là máu chuyên nhận vì máu AB chứa cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậy máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ. Vì thế máu AB có thể nhận bất kì loại máu nào truyền cho nó. *Máu O không chứa kháng nguyên trong hồng cầu. Vì vậy, khi được truyền cho máu khác, không bị kháng thể trong huyết tương mmáu nhận gây kết dính hồng cầu nên máu O được xem là máu chuyên cho. 4 Nêu cơ chế và giải thích sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. (1,5 -Các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng 0,5 điểm) độ cao tới nơi có nồng độ thấp. -Trao đổi khí ở phổi: nồng độ ô-xi trong không khí phế nang cao hơn trong 0,5
  6. máu mao mạch, nên ô-xi khuếch tán từ không khí phế nang vào máu. Ngược lại, nồng độ cac-bô-nic trong máu mao mạch hơn trong phế nang nên cac-bô- nic khuếch tán từ máu vào phế nang. -Trao đổi khí ở tế bào: nồng độ ô-xi trong máu cao hơn trong tế bào nên ô-xi 0,5 khuếch tán từ máu vào tế bào. Ngược lại, nồng độ cac-bô-nic trong tế bào cao hơn trong máu nên cac-bô-nic khuếch tán từ tế bào vào máu. 5 a)Để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có 1,5 (3,0 hiệu quả ta cần có những biện pháp gì? điểm) -Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa. -Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và tránh cho cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức. -Ăn chậm, nhai kĩ; ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn. Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả. b)Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu 1,5 quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì? -Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là: đường đơn, các axit amin, axit béo và glixêrin, các vitamin, các muối khoáng.
  7. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 MÔN SINH HỌC 7 (Thời gian làm bài: 45 phút) Câu 1 (2,0 điểm): Động vật nguyên sinh sống tự do có những đặc điểm gì? Động vật nguyên sinh sống kí sinh có những đặc điểm gì? Câu 2 (1,5 điểm): Thủy tức có thể sinh sản theo những cách nào? Câu 3 (3,0 điểm): a)Trình bày vòng đời của sán lá gan. b)Ở nước ta qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao? Nêu các biện pháp phòng tránh giun đũa kí sinh ở người. Câu 4 (1,5 điểm): Cách sinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường nước? Câu 5 (2,0 điểm): Lấy ví dụ minh họa về vai trò của ngành Chân khớp.
  8. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 MÔN SINH 7 Câu Nội dung Điểm 1 ĐVNS sống tự do có những đặc điểm gì? ĐVNS sống kí sinh có những đặc (2,0 điểm gì? điểm) -ĐVNS sống tự do có đặc điểm: cơ quan di chuyển phát triển, dinh dưỡng 1 kiểu động vật, sinh sản vô tính bằng cách phân đôi -ĐVNS sống kí sinh có đặc điểm: cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hoặc 1 kém phát triển, dinh dưỡng kiểu hoại sinh, sinh sản vô tính bằng cách phân nhiều. 2 Thủy tức có thể sinh sản theo những cách nào? (1,5 -Sinh sản vô tính bằng cách mộc chồi: cơ thể thủy tức mẹ mọc chồi. Chồi con 0,5 điểm) khi tự kiếm được thức ăn, tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập. -Sinh sản hữu tính: tế bào trứng được tinh trùng của thủy tức khác đến thụ 0,5 tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần, cuối cùng tạo thành tủy tức con. -Tái sinh: từ một phần của cơ thể cắt ra có khả năng tái sinh lại cơ thể toàn 0,5 vẹn. (Nếu HS chỉ nêu các cách sinh sản cho 1,0 điểm) 3 a)Trình bày vòng đời của sán lá gan. 1 (3,0 -Sán trưởng thành đẻ trứng, trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi. Ấu điểm) trùng chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng, sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi. Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo, cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán. Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan. b)Ở nước ta qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao? Nêu các biện pháp phòng tránh giun đũa kí sinh ở người. *Ở nước ta, qua điều tra thấy mắc bệnh giun đũa tỉ lệ cao vì: 1 -Nhà tiêu, chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát triển. -Ruồi, nhặng, còn nhiều góp phần phát tán bệnh giun đũa. -Trình độ vệ sinh cộng đồng nói chung còn thấp như: tưới rau bằng phân tươi; ăn quà bánh nơi bụi bặm, ruội nhặng; ăn rau sống, *Các biện pháp phòng tránh giun đũa kí sinh: 1 -Giữ vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi, không ăn quà bánh nơi bụi bặm, ruồi nhặng, -Giữ vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, -Giữ vệ sinh môi trường: dọn vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tiêu diệt ruồi, nhặng, 4 Cách sinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường nước? (1,5 -Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, ĐVNS, các động 1 điểm) vật nhỏ khác, góp phần lọc sạch môi trường nước vì cơ thể trai giống như những máy lọc sống. -Ở những nơi nước ô nhiễm, người ăn trai, sò hay bị ngộ độc vì khi lọc nước, 0,5 nhiều chất độc còn tồn đọng ở cơ thể trai, sò.
  9. 5 Lấy ví dụ minh họa về vai trò của ngành Chân khớp. (2,0 *Ích lợi: 1,5 điểm) -Cung cấp thực phẩm cho con người (VD: tôm, ghẹ, ) -Làm thức ăn cho ĐV khác (VD: rận nước, tôm, tép, ) -Có giá trị xuất khẩu (VD: tôm he, tôm sú, cua, ) -Làm thuốc chữa bệnh (VD: mật ong, ) -Thụ phấn cho cây trồng (VD: ong, bướm, ) -Làm sạch môi trường (VD: bọ hung, ) -Diệt các sâu bọ có hại (VD: nhện, ) -Làm vật trang trí (VD: bọ cạp, ) *Tác hại: 0,5 -Gây hại cho cây trồng, SX nông nghiệp (VD: mọt ẩm, châu chấu, ) -Gây hại đối với đồ gỗ, tàu thuyền (VD: sun, mối, ) -Là vật trung gian truyền bệnh (VD: ruồi, nhặng, ) -Kí sinh gây hại đối với người, động vật (VD: cái ghẻ, ve bò, ) (HS có thể nêu ví dụ khác)
  10. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 MÔN SINH HỌC 6 (Thời gian làm bài: 45 phút) Câu 1 (1,5 điểm): Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? Câu 2 (3,5 điểm): a)Có mấy loại rễ chính, các rễ đó có đặc điểm gì? b)Tại sao có phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa? Câu 3 (2,0 điểm): Trình bày thí nghiệm chứng minh: sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan trong cây. Câu 4 (3,0 điểm): a)Nêu đặc điểm bên ngoài của lá. Chức năng quan trọng nhất của lá là gì? b)Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên Trái Đất, điều đó có đúng không? Vì sao?
  11. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 MÔN SINH 6 Câu Nội dung Điểm 1 Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? 1 ,5 (1,5 Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu là: điểm) -Vách tế bào -Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào -Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa diệp lục ở tế bào thịt lá), -Nhân Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào. 2 a)Có mấy loại rễ chính, các rễ đó có đặc điểm gì? (3,5 +Có 2 loại rế chính: rễ cọc và rễ chùm. 0,5 điểm) +Đặc điểm: -Rễ cọc: có rễ cái to khỏe, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. Từ 0,75 các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn. -Rễ chùm: gồm nhiều rễ con, dài gần bằng nhau, thường mọc tỏa ra từ gốc 0,75 thân thành một chùm. b)Tại sao có phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa? -Người ta phải thu hoạch các cây rễ củ trước khi chúng ra hoa vì: củ là phần 0,5 rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, tạo quả. Vì vậy, nếu trồng cây lấy củ như khoai lang, khoai tây, củ cải , thì phải thu 0,5 hoạch trước khi ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ dự trữ nhất. Nếu thu hoạch chậm, sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã 0,5 được chuyển hóa để tạo ra củ các bộ phận của hoa nên chất lượng củ bị giảm rõ rệt. 3 Trình bày thí nghiệm chứng minh: sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa (2,0 tan trong cây. điểm) +Thí nghiệm: -Lấy 2 bình thủy tinh đựng nước có ít muối khoáng. Bình A pha thêm mực đỏ, 0,5 bình B không pha mực. Cắt 2 cành hoa hồng trắng hoặc hoa huệ trắng, cắm vào 2 bình, để ra chỗ thoáng. Sau một thời gian (khoảng 50-60 phút) quan sát cành hoa ở bình A có màu đỏ, còn ở bình B cánh hoa vẫn có màu trắng. -Cắt một số lát thật mỏng ở cành hoa ở bình A rồi soi dưới kính hiển vi, ta 0,5 thấy mạch gỗ nhuộm đỏ còn các phần khác không nhuộm màu. +Nhận xét: nước có phẩm đỏ được vận chuyển từ rễ lên thân, lá qua mạch gỗ. 0,5 +Kết luận: Nước và muối khoáng hòa tan được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ 0,5 mạch gỗ. 4 a)Nêu đặc điểm bên ngoài của lá. Chức năng quan trọng nhất của lá là gì? (3,0 +Lá gồm có phiến và cuống, trên phiến có nhiều gân. Phiến lá màu lục, dạng 0,75 điểm) bản dẹt, là phần rộng nhất của lá. +Chức năng quan trọng nhất của lá nhận ánh sáng để thực hiện quá trình 0,75 quang hợp.
  12. b)Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên Trái Đất, điều đó có đúng không? Vì sao? 0,5 -Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên Trái Đất, điều đó là đúng. 0,5 -Vì: +Cây xanh quang hợp tạo ra chất hữu cơ nuôi sống mọi sinh vật trên Trái Đất. 0,5 +Cây xanh quang hợp tạo ra khí ô-xi và hấp thụ khí cac-bô-nic góp phần duy trì nồng độ các chất khí trong khí quyển phù hợp nhu cầu của mọi cơ thể sống trên Trái Đất.