Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Bến Thủy (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 2440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Bến Thủy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_6_nam_hoc_2016_2017_t.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Bến Thủy (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP VINH ĐIỂM TRƯỜNG THCS BẾN THỦY KIỂM TRA HỌC KỲ I – MÔN VẬT LÝ 6 Năm học 2016 – 2017 Họ và tên: Số báo danh: Phòng thi: Câu 1: a. Dụng cụ đo và đơn vị đo hợp pháp (kí hiệu) của khối lượng là gì ? b. Xác định giới hạn đo; độ chia nhỏ nhất và kết quả phép đo của dụng cụ ở hình dưới. Câu 2: a. Nêu kết quả tác dụng của lực lên một vật và lấy ví dụ minh họa cho các kết quả đó. b. Tính trọng lượng của vật khi biết vật có khối lượng 15 kg Tính khối lượng của vật khi biết vật có trọng lượng 25 N Câu 3: a. Khối lượng riêng là gì ? kí hiệu của nó ? Công thức tính khối lượng riêng ?
  2. b. Để xác định khối lượng riêng của một vật cần dùng dụng cụ đo gì và tiến hành như thế nào? c. Biết 2 lít nước có khối lượng 2 kg. Tính trọng lượng của 5 m3 nước. Câu 4 : a. Có những lợi máy cơ đơn giản nào ? b. Nêu tác dụng của mặt phẳng nghiêng ? c. Để kéo một vật có khối lượng 1500 gam lên trực tếp theo phương thẳng đứng cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu ? HẾT
  3. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ I VẬT LÝ 6 NĂM HỌC 2016 – 2017 Nội dung Điểm Câu 1 . 2,0 điểm a. - Dụng cụ đo độ khối lượng là cân: cân đồng hồ, cân tạ, cân điện tử . 0,5 đ - Đơn vị đo hợp pháp của khối lượng là kilôgam (kg) b. - GHĐ: 10cm; ĐCNN: 0,5cm 0,5 đ - Kết quả phép đo là 9,0cm 1,0 đ Câu 2. 3,0 điểm a. - Kết quả tác dụng của lực là: Làm vật bị biến dạng hoặc bị biến đổi chuyển động 1,0 đ hoặc vừa bị biến dạng và vừa bị biến đổi chuyển động. - Ví dụ: (mỗi tác dụng một ví dụ minh họa) 1,0 đ b. - Vật có m = 15kg = > P = 10.m = 10.15 = 150N 0,5 đ - Vật có P = 25N = > m = P/10 = 25/10 = 2,5kg 0,5đ Câu 3: 3,0 điểm a. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một mét khối chất đó. Kí hiệu là D 1,0 đ Công thức: D = m/V; trong đó D là khối lượng riêng (kg/m3) m: khối lượng (kg) V: thể tích (m3) b. Để xác định khối lượng riêng của một vật cần: 1,0 đ - Dùng cân để xác định khối lượng m của vật (theo đơn vị kg) - Dùng bình chia độ, bình tràn để xác định thể tích V của vật (theo đơn vị m3) => Sau đó dựa vào công thức D = m/V để tính khối lượng riêng D của vật theo đơn vị kg/m3. 3 c. V1 = 2 lít = 0,002m ; m1 = 2kg 1,0 đ 3 V2 = 5m = > P2 = ? 3 Khối lượng riêng của nước là: D = m1/V1 = 2/0,002 = 1000kg/m  Trọng lượng riêng của nước là: d = 10D = 10.1000 = 10000 N/m3 3 Vậy trọng lượng của 5m nước là: từ d = P/V => P2 = d.V2 = 10000.5 = 50000N Câu 4: 2,0 điểm a. Có các loại máy cơ đơn giản là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. 0,5 đ b. Tác dụng của mặt phẳng nghiêng: dùng mặt phẳng nghiêng có thể đẩy hoặc kéo vật 0,5 đ lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật c. m = 1500g = 1,5kg => FK = ? 1,0 đ Ta có: lực kéo vật lên trực tiếp theo phương thẳng đứng có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật. Vậy lực kéo tối thiểu cần dùng là: FK ≥ P = 10.m = 10.1,5 = 15N