Bộ đề kiểm tra học kỳ 1 môn Công nghệ Lớp 8

doc 4 trang thaodu 14171
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ 1 môn Công nghệ Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_hoc_ky_1_mon_cong_nghe_lop_8.doc

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kỳ 1 môn Công nghệ Lớp 8

  1. KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN : CÔNG NGHỆ 8 Điểm ĐỀ SỐ 1 Thời gian : 45p Họ tên học sinh: Lớp: 8G Phần I: Trắc nghiệm (6 điểm). A. Khoanh tròn chữ cái in hoa đứng trước đáp án đúng nhất (mỗi đáp án đúng được 0,5đ) Câu 1. Hình chiếu đứng có hướng chiếu như thế nào? A. Từ trước tới B. Từ trái sang phải C. Từ phải sang trái D. Từ trên xuống Câu 2. Nếu đặt mặt đáy của hình chóp đều, đáy hình vuông song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình gì? A. Hình chữ nhật B. Hình tam giác đều C. Hình vuông D. Hình tròn Câu 3. Khi quay một tam giác vuông một vòng quanh một đường kính cố định, ta được hình gì? A. Hình trụ B. Hình nón C. Hình cầu D. Hình nón cụt Câu 4. Hình cắt dùng để: A. Biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong vật thể B. Biểu diễn rõ hơn hình dạng bên ngoài vật thể C. Biểu diễn rõ hơn hình dạng phía sau vật thể D. Biểu diễn rõ hơn hình dạng phía trước vật thể Câu 5. Ren dùng để: A. Ghép nối B. Truyền lực C. Định vị và ghép nối D. Ghép nối và truyền lực Câu 6. Ren lỗ là ren được hình thành: A. Mặt trong của chi tiết B. Mặt ngoài của chi tiết C. Mặt trái của chi tiết D. Mặt phải của chi tiết Câu 7. Chi tiết nào là ren trục? A. Đinh B. Đai ốc C. Nắp lọ mực D. Bulong Câu 8. Trong kí hiệu ren có ghi: Tr 40 x 2 LH. Tr trong kí hiệu ren có nghĩa là: A. Ren hệ mét B. Ren hình thang C. Ren hướng xoắn trái D. Ren hướng xoắn phải Câu 9. Bản vẽ xây dựng gồm các bản vẽ liên quan đến lĩnh vực: A. Lắp ráp B. Xây dựng và kiến trúc C. Mỹ thuật D. Chế tạo máy và thiết bị
  2. Câu 10. Trình tự đọc bản vẽ lắp: A. 1. Khung tên- 2. Hình biểu diễn- 3. Kích thước- 4. Bảng kê- 5. Phân tích chi tiết- 6. Tổng hợp B. 1. Khung tên- 2. Bảng kê- 3. Hình biểu diễn- 4. Kích thước- 5. Phân tích chi tiết- 6. Tổng hợp C. 1. Khung tên- 2. Hình biểu diễn- 3. Kích thước- 4. Phân tích chi tiết- 5. Bảng kê - 6. Tổng hợp D. 1. Khung tên- 2. Phân tích chi tiết - 3. Hình biểu diễn - 4. Kích thước - 5. Bảng kê- 6. Tổng hợp B. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (1 điểm) - Quy ước vẽ ren nhìn thấy: Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét Đường chân ren vẽ bằng nét và vòng chân ren chỉ vẽ - Ren bị che khuất: các đường đỉnh ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét Phần II: Tự luận (4 điểm). Bài 1(2 điểm): Xác định vật thể A, B, C được tạo thành từ các khối hình học nào bằng cách đánh dấu (X) vào bảng. Vật thể A B C Khối hình học Hình trụ Hình nón cụt Hình hộp Hình chỏm cầu Bài 2 (2 điểm): Vẽ ba hình chiếu vuông góc của vật 5 thể sau trên mặt phẳng theo kích thước đã cho. 1 (Chú ý: không phải ghi kích thước trên hình chiếu). 5 1 15 15 15
  3. KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN : CÔNG NGHỆ 8 Điểm ĐỀ SỐ 2 Thời gian : 45p Họ tên học sinh: Lớp: 8G Phần I: Trắc nghiệm (6 điểm). A. Khoanh tròn chữ cái in hoa đứng trước đáp án đúng nhất (mỗi đáp án đúng được 0,5đ) Câu 1. Hình chiếu cạnh có hướng chiếu như thế nào? A. Từ trước tới B. Từ trái sang phải C. Từ phải sang trái D. Từ trên xuống Câu 2. Nếu đặt mặt đáy của hình nón song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình gì? A. Hình vuông B. Hình chữ nhật C. Hình tròn D. Hình tam giác đều Câu 3. Khi quay một nửa hình tròn một vòng quanh một đường kính cố định, ta được hình gì? A. Hình trụ B. Hình nón C. Hình cầu D. Hình nón cụt Câu 4. Hình cắt là hình biểu diễn: A. Hình dạng bên trong vật thể B. Hình dạng bên ngoài vật thể C. Phần vật thể phía sau mặt phẳng cắt D. Phần vật thể phía trước mặt phẳng cắt Câu 5. Ren dùng để: A. Ghép nối B. Định vị và ghép nối C. Truyền lực D. Ghép nối và truyền lực Câu 6. Ren trục là ren được hình thành: A. Mặt trong của chi tiết B. Mặt ngoài của chi tiết C. Mặt trái của chi tiết D. Mặt phải của chi tiết Câu 7. Chi tiết là ren lỗ? A. Đinh B. Đai ốc C. Cổ chai D. Bulong Câu 8. Trong kí hiệu ren có ghi: Tr 40 x 2 LH. LH trong kí hiệu ren có nghĩa là: A. Ren hệ mét B. Ren hình thang C. Ren hướng xoắn trái D. Ren hướng xoắn phải Câu 9. Bản vẽ cơ khí gồm các bản vẽ liên quan đến lĩnh vực: A. Kiến trúc B. Xây dựng C. Mỹ thuật D. Chế tạo máy và thiết bị
  4. Câu 10. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt: A. 1. Khung tên - 2. Hình biểu diễn - 3. Kích thước - 4. Yêu cầu kĩ thuật - 5. Tổng hợp B. 1. Hình biểu diễn - 2. Kích thước - 3. Khung tên - 4. Yêu cầu kĩ thuật - 5. Tổng hợp C. 1. Hình biểu diễn - 2. Khung tên - 3. Kích thước - 4. Yêu cầu kĩ thuật - 5. Tổng hợp D. 1. Khung tên - 2. Kích thước - 3. Hình biểu diễn - 4. Yêu cầu kĩ thuật - 5. Tổng hợp B. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (1 điểm). - Quy ước vẽ ren nhìn thấy: Đường chân ren vẽ bằng nét Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét Vòng chân ren chỉ vẽ - Ren bị che khuất: các đường đỉnh ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét Phần II: Tự luận (4 điểm). Bài 1(2 điểm): Xác định vật thể A, B, C được tạo thành từ các khối hình học nào bằng cách đánh dấu (X) vào bảng. Vật thể A B C Khối hình học Hình trụ Hình nón cụt Hình hộp Hình chỏm cầu Bài 2 (2 điểm): Vẽ ba hình chiếu vuông góc của 5 vật thể sau trên mặt phẳng theo kích thước đã cho. 1 (chú ý: không phải ghi kích thước trên hình chiếu) 5 1 15 15 15