Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Vinh Tân (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Vinh Tân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bo_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_li_lop_6_nam_hoc_2018_2019_t.doc
Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Vinh Tân (Có đáp án)
- PHÒNG GD & ĐT VINH ĐỀ KIỂM TRA KỲ I NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS VINH TÂN VẬT LÍ 6 - Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ 1 Câu 1. (1,5đ) a. Người ta dùng thước để đo chiều dài của một chiếc bút chì. Nhìn vào hình vẽ bên và cho biết: - Giới hạn đo của thước? - Độ chia nhỏ nhất của thước? 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 1 19 20cm - Bút chì dài bao nhiêu cm? 8 Câu 2. (2đ) Trên vỏ của hộp sữa Ông Thọ có ghi 397g. a. Con số 397g nói trên cho ta biết điều gì? b. Biết dung tích của hộp sữa là 320cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị g/cm3. Câu 3. (3đ) a. Khối lượng của một vật là gì? Nêu kí hiệu khối lượng và đơn vị đo khối lượng hợp pháp của Việt Nam? b. Lực tác dụng lên vật có thể gây ra những tác dụng gì? Lấy 1 ví dụ về lực làm biến đổi chuyển động của vật. c. Hãy chỉ ra các lực tác dụng vào vật khi treo vật vào lò xo của lực kế. Khi vật đứng yên, số chỉ của lực kế cho ta biết điều gì? Câu 4. (2,5đ) a. Kể tên những loại máy cơ đơn giản thường gặp và tên hai thiết bị ứng dụng mặt phẳng nghiêng mà em biết. b. Kéo vật có khối lượng m = 5kg lên theo phương thẳng đứng cần lực kéo có phương, chiều và độ lớn như thế nào?. Câu 5.(1đ) Một quả cầu có khối lượng m = 5,4kg, thể tích V = 2,5dm3 được làm từ nhôm nguyên chất. 3 Biết khối lượng riêng của nhôm là D nhôm = 2700kg/m . Hãy chứng tỏ quả cầu này bị rỗng và tính thể tích phần rỗng đó. PHÒNG GD & ĐT VINH ĐỀ KIỂM TRA KỲ I NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS VINH TÂN VẬT LÍ 6 - Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ 2 Câu 1: (1,5đ) a. Người ta dùng thước để đo chiều dài của một một chiếc bút chì. Nhìn vào hình vẽ bên và cho biết: - Giới hạn đo của thước? - Độ chia nhỏ nhất của thước? 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 1 19 20cm - Bút chì dài bao nhiêu cm? 8 Câu 2: (2đ) Trên vỏ của hộp sữa Ông Thọ có ghi 397g. a. Con số 397g nói trên cho ta biết điều gì? b. Biết dung tích của hộp sữa là 320cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị g/cm3. Câu 3: (3đ) a. Khối lượng của một vật là gì? Nêu kí hiệu khối lượng và đơn vị đo khối lượng hợp pháp của Việt Nam? b. Lực tác dụng lên vật có thể gây ra những tác dụng gì? Lấy 1 ví dụ về lực làm vật bị biến dạng. c. Hãy chỉ ra các lực tác dụng vào vật khi treo vật vào lò xo của lực kế. Khi vật đứng yên, số chỉ của lực kế cho ta biết điều gì? Câu 4: (2,5đ) a. Kể tên những loại máy cơ đơn giản thường gặp và tên hai thiết bị ứng dụng mặt phẳng nghiêng mà em biết. b. Kéo vật có khối lượng m = 3kg lên theo phương thẳng đứng cần lực kéo có phương, chiều và độ lớn như thế nào?. Câu 5. (1đ) Một quả cầu có khối lượng m = 39kg, thể tích V = 5,5dm 3 được làm từ sắt nguyên chất . 3 Biết khối lượng riêng của sắt là D sắt = 7800kg/m . Hãy chứng tỏ quả cầu này bị rỗng và tính thể tích phần rỗng đó.
- ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 6 NĂM HỌC 2018 – 2019 Câu Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 1 Điểm - Giới hạn đo của thước là: 20cm 0,5đ Câu 1 - Độ chia nhỏ nhất của thước là: 0,5cm 0,5đ 1,5đ - Chiều dài của bút chì là: 14,5cm 0,5đ Câu 2 a. Con số 397g ghi trên vỏ hộp sữa cho biết khối lượng sữa có trong hộp là m = 397g 0,75đ 2đ b. - Khối lượng riêng của sữa là: D = m/V = 397/320 = 1,24(g/cm3) 1,25đ - Khối lượng của một vật là lượng chất chứa trong vật 0,5đ a. - Khối lượng kí hiệu là m. 0,25đ - Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của Việt Nam là kg 0,25đ - Lực tác dụng lên vật có thể làm vật biến đổi CĐ hoặc làm vật bị biến dạng. 0,75đ Câu 3 Hai tác dụng này có thể xảy ra đồng thời. 3đ b. - VD: Người cầu thủ dùng chân sút quả bóng làm quả bóng bay đi. Lực sút của chân 0,25đ người cầu thủ đã làm biến đổi chuyển động của quả bóng. (Có thể lấy VD khác) c. - Vật chịu tác dụng của hai lực, đó là: trọng lực và lực đàn hồi của lò xo lực kế. 0,5đ - Số chỉ của lực kế cho ta biết trọng lượng của vật. 0,5đ - Các máy cơ đơn giản thường gặp là: mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy. 0,5đ a. - Cầu trượt, cầu thang là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng. (Có thể lấy VD khác) 0,5đ Câu 4 - Trọng lượng của vật là: P = 10m = 10.5 = 50(N) 0,5đ 2,5đ b. - Để kéo vật này thẳng đứng lên cao, ta cần tác dụng vào vật một lực kéo có phương 1đ thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên, có độ lớn F ≥ 50N - Nếu quả cầu đặc thì thể tích nhôm để làm quả cầu là: V = m/D = 5,4/2700 = 0,002 m3 = 2dm3 0,5đ Câu 5 nhôm nhôm - Thực tế, thể tích của quả cầu V = 2,5dm3 lớn hơn thể tích của khối nhôm có cùng 0,25đ 1đ khối lượng nên quả cầu bị rỗng. 3 - Thể tích phần rỗng là: Vrỗng = V - Vnhôm = 2,5 – 2 = 0,5dm . 0,25đ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 6 NĂM HỌC 2018 – 2019 Câu Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 2 Điểm - Giới hạn đo của thước là: 20cm 0,5đ Câu 1 a. - Độ chia nhỏ nhất của thước là: 0,5cm 0,5đ 1,5đ - Chiều dài của bút chì là: 15cm 0,5đ Câu 2 a. Con số 397g ghi trên vỏ hộp sữa cho biết khối lượng sữa có trong hộp là m = 397g 0,5đ 2đ b. - Khối lượng riêng của sữa là: D = m/V = 397/320 = 1,24(g/cm3) 1,5đ - Khối lượng của một vật là lượng chất chứa trong vật 0,5đ a. - Khối lượng kí hiệu là m. 0,25đ - Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của Việt Nam là kg 0,25đ - Lực tác dụng lên vật có thể làm vật biến đổi CĐ hoặc làm vật bị biến dạng. 0,75đ Câu 3 b. Hai tác dụng này có thể xảy ra đồng thời. 3đ - VD: Dùng tay kéo giãn lò xo. Lực kéo của tay làm lò xo bị biến dạng 0,25đ (Có thể lấy VD khác) - Vật chịu tác dụng của hai lực, đó là: trọng lực và lực đàn hồi của lò xo lực kế. 0,5đ c. - Số chỉ của lực kế cho ta biết trọng lượng của vật. 0,5đ - Các máy cơ đơn giản thường gặp là: mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy. 0,5đ a. - Cầu trượt, cầu thang là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng. (Có thể lấy VD khác) 0,5đ Câu 4 - Trọng lượng của vật là: P = 10m = 10.3 = 30(N) 0,5đ 2,5đ b. - Để kéo vật này thẳng đứng lên cao, ta cần tác dụng vào vật một lực kéo có phương 1đ thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên, có độ lớn F ≥ 30N - Nếu quả cầu đặc thì thể tích sắt để làm quả cầu là: V = m/D = 39/7800 = 0,005 m3 = 5dm3 0,5đ Câu 5 sắt sắt - Thực tế, thể tích của quả cầu V = 5,5dm3 lớn hơn thể tích của khối sắt có cùng khối 0,25đ 1đ lượng nên quả cầu bị rỗng. 3 - Thể tích phần rỗng là: Vrỗng = V - Vsắt = 5,5 – 5 = 0,5dm . 0,25đ