Bộ đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)

doc 6 trang thaodu 8010
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_thi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_co_dap_an.doc

Nội dung text: Bộ đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)

  1. Trường THCS Đề thi học kì II – Ngữ Văn 7 Họ và tên: Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Lớp: 7 Đề 1 (Học sinh làm bài vào đề) Phần I. Văn học (2,5 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời: - Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi ! Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: - Đê vỡ rồi ! Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? - Dạ, bẩm - Đuổi cổ nó ra !” 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi !” có tác dụng gì? 3. Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ? Phần II. Tiếng Việt (2,5 điểm) Câu 1 (1 điểm). Điền trạng ngữ thích hợp vào những chỗ trống trong các câu sau: a, cây cối đâm chồi nảy lộc. b, thành phố lên đèn như sao sa. Câu 2 (1,5 điểm). Cho từng đôi câu sau, hãy biến chúng thành một câu có cụm C - V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ mà không thay đổi về nghĩa. Cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì hoặc phụ ngữ trong từ, cụm từ nào? a, Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng. b, Bố mẹ thưởng cho tôi chiếc xe đạp. Tôi đi bằng chiếc xe đạp đó. Phần III. Tập làm Văn (5 điểm). Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Phân tích và chứng minh nghệ thuật tăng tiến đối lập trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn để thấy được tình cảnh thê thảm của người dân và thái độ vô trách nhiệm của quan lại. Đề 2: Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.
  2. Trường THCS Đề thi học kì II – Ngữ Văn 7 Họ và tên: Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Lớp: 7 Đề 2 (Học sinh làm bài vào đề) Phần I. Văn học (2,5 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng,có tiếc thương ai oán Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.” 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Trong câu văn “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng,có tiếc thương ai oán ”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó? 3. Ca Huế thường diễn ra trong khung cảnh nào? Nét sinh hoạt này có gì độc đáo? Phần II. Tiếng Việt (2,5 điểm) Câu 1 (1 điểm). Điền trạng ngữ thích hợp vào những chỗ trống trong các câu sau: a, vòm trời cao xanh mênh mông. b, ván bài quan đã chờ rồi. Câu 2 (1,5 điểm). Cho từng đôi câu sau, hãy biến chúng thành một câu có cụm C - V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ mà không thay đổi về nghĩa. Cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì hoặc phụ ngữ trong từ, cụm từ nào? a, Chúng ta cố gắng thi tốt. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng. b, Bạn Tâm đã kể chuyện này cho tôi. Tôi sẽ kể lại cho các bạn câu chuyện đó. Phần III. Tập làm Văn (5 điểm). Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Phân tích và chứng minh nghệ thuật tăng tiến đối lập trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn để thấy được tình cảnh thê thảm của người dân và thái độ vô trách nhiệm của quan lại. Đề 2: Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn.
  3. Đáp án và biểu điểm đề thi Ngữ văn 7 học kì II Năm học: 2009 – 2010 Đề 1 Phần I. Văn học (2,5 điểm) 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm “Sống chết mặc bay” (0,25 điểm). Tác giả: Phạm Duy Tốn. (0,25 điểm) 2. Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi !” có tác dụng biểu thị lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng, thể hiện sự bối rối, lúng túng, hốt hoảng, đau đớn của nhân vật. (1 điểm) 3. Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ?(1 điểm) Là một kẻ luôn tỏ ra có uy quyền, một tên quan “lòng lang dạ thú”. Ngay bên bờ tai họa của nhân dân, kẻ được coi là cha mẹ của dân lại chỉ nghĩ đến việc tận hưởng các thú vui xa hoa, ích kỉ của bản thân mình. Kẻ vô trách nhiệm, quen thói hống hách quát nạt. Phần II. Tiếng Việt (2,5 điểm) Câu 1 (1 điểm). Học sinh có thể điền theo nhiều từ, cụm từ khác nhau nhưng phải phù hợp với văn cảnh. Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm. a, Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc. b, Đêm, thành phố lên đèn như sao sa. Câu 2 (1,5 điểm).Học sinh có thể làm theo nhiều cách miễn đáp ứng được yêu cầu của đề. Biến thành một câu có cụm C - V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ mà không thay đổi về nghĩa cho 1 điểm. Cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì hoặc phụ ngữ trong từ, cụm từ nào đúng cho 0,25 điểm. (Nếu cuối câu không có dấu chấm câu trừ 0,25 điểm). a, Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng. VD: Chúng em học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng. Cụm C-V “cha mẹ và thầy cô rất vui lòng”làm phụ ngữ cho động từ “khiến”. b, Bố mẹ thưởng cho tôi chiếc xe đạp. Tôi đi bằng chiếc xe đạp đó. VD: Tôi đi học bằng chiếc xe đạp mà bố mẹ thưởng cho tôi. Cụm C-V “bố mẹ thưởng cho tôi” làm vị ngữ. Phần III. Tập làm Văn (5 điểm). Học sinh chọn một trong hai đề sau: Yêu cầu: * Hình thức: - Bố cục rõ ràng đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Diễn đạt lưu loát, không sai chính tả. - Nắm rõ yêu cầu và thể loại (đề 1 văn phân tích và chứng minh, đề 2 văn giải thích) * Nội dung: Đề 1: Phân tích và chứng minh nghệ thuật tăng tiến đối lập trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn để thấy được tình cảnh thê thảm của người dân và thái độ vô trách nhiệm của quan lại. I. Mở bài: - Dẫn vào bài, giới thiệu tác giả Phạm Duy Tốn, tác phẩm “Sống chết mặc bay”. - Nội dung: Nét đặc sắc nghệ thuật tăng tiến đối lập để thấy được tình cảnh thê thảm của người dân và thái độ vô trách nhiệm của quan lại. II. Thân bài: 1. Cảnh dân hộ đê và quan hộ bài. Cảnh dân hộ đê Cảnh quan hộ bài a. Vị trí, thời - Gần một giờ đêm - Đình trên mặt đê cao, vững chắc,
  4. gian - Khúc đê làng X, đang bị thẩm sáng trưng, dầu nước to thế nào lậu, không khéo thì vỡ mất. cũng không việc gì. -> Nguy hiểm, “nghìn cân treo -> An toàn, yên ổn, thuận lợi cho sợi tóc”. việc chơi bài bạc. b. Cảnh tượng - Nhốn nháo, thảm hại (kẻ cuốc, Quan phụ mẫu: người thuổng, kẻ đội đất, kẻ vác - Tư thế oai vệ, dáng vẻ nhàn hạ tre người nào người đấy ướt (ngồi giữa sập, tay trái dựa gối xếp, lướt như chuột lột). chân phải duỗi thẳng ra để tên lính - Sức người khó lòng địch nổi với hầu quỳ dưới đất mà gãi). sức trời, thế đê không sao cự lại - Vật dụng sang trọng, giàu có: bát với thế nước. yến hấp đường phèn chưa ăn, khay khảm, tráp đồi mồi, ống vôi chạm, đồng hồ vàng, ngoáy tai, ví thuốc - Giọng điệu hách dịch sai bảo. - Không khí: trang nghiêm, quan - Không khí: náo loạn, căng ngồi trên, nhà ngồi dưới tôn nghiêm thẳng (trống đánh liên thanh, ốc như thánh nhue thần. Không khí thổi vô hồi, tiếng người gọi nhau ung dung, êm ái của hộ bài. xao xác). c. Nhận xét - Dân đang lầm than vì thiên tai - Quan sống xa hoa, vương giả và giáng xuống đầu. say sưa hưởng thụ thú chơi bài bạc, - Dân cần quan phụ mẫu - quan bất chấp tất cả. cha mẹ của dân - vị phúc tinh - “Nước sông dù nguy không bằng cứu giúp. nước bài cao thấp”, một nước bài cao bằng mấy mươi đê lở ruộng ngập”. 2.Cảnh đê vỡ và quan ù to. Dân Quan phụ mẫu - Ngoài xa, kêu vang dậy trời đất. - Mọi gười giật nảy mình. - Tiếng kêu càng lúc càng lớn, lại có - Duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực tiếng ào ào như thác, tiếng gà, tiếng người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. chó, trâu, gà kêu vang tứ phía. -> Quan là người duy nhất thản nhiên, ung dung theo đuổi quân bài. Mức độ đam mê bài bạc của ngài càng cao thì sự vô trách hiệm của ngài càng lên tơid đỉnh điểm. - Một người nhà quê mình mẩy lấm - Quan đỏ mặt tía tai quay ra quát rằng: “Đê vỡ láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy vào, rồi ! Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thở không ra hơi: “Bẩm quan lớn thời ông bỏ tù chúng mày !”. đê vỡ mất rồi !”. -> Mức độ vô trách nhiệm của quan càng thể -> Mức độ kêu cứu khẩn cấp của dân hiện rõ. tăng lên. - “Đê vỡ, nước tràn lênh láng, xoáy - Quan vỗ tay xuống sập kêu to. thành vực sâu, nhà cửa trôi băng - Ngài xòe bài, miệng vừa cười vừa nói: “ù! người không có chỗ ở, kẻ chết không Thông tôm, chi chi nảy! Điếu mày!” có nơi chôn, tình cảnh thảm sầu”. -> Số phận thảm thương. -> Độc ác, phi nhân tính, “lòng lang dạ thú”. III. Kết bài.
  5. - Khẳng định lại nghệ thuật tăng tiến đối lập thể hiện sâu sắc hơn giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. - Quan phủ là điển hình cho những tên quan lại thời phong kiến nửa thực dân. * Biểu điểm: - Điểm 9-10: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, văn viết biểu cảm, diễn đạt trong sáng, biết chọn lọc phân tích dẫn chứng, còn mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 7-8: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, văn viết biểu cảm, diễn đạt lưu loát, biết chọn lọc phân tích dẫn chứng, còn mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 5-6: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, biết chọn lọc phân tích dẫn chứng, còn mắc một vài sai sót về chính tả, ngữ pháp, dùng từ. - Điểm 3-4: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, diễn đạt còn lủng củng, bố cục lộn xộn, còn mắc sai sót về chính tả, ngữ pháp, dùng từ. - Điểm 1-2: Chưa hiểu đề, văn viết chung chung chưa đúng yêu cầu của đề, diễn đạt còn lủng củng, bố cục lộn xộn, còn mắc sai sót về chính tả, ngữ pháp, dùng từ. - Điểm 0: Sai lạc cả về nội dung, phương pháp hoặc bỏ giấy trắng. Đề 2: Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. * Nội dung: I. Mở bài: - Dẫn dắt . - Giới thiệu nội dung câu tục ngữ cần giải thích. II. Thân bài: I. Thế nào là “Uống nước nhớ nguồn”. ý nghĩa của “Uống nước nhớ nguồn”. a. Giải thích khái niệm: - Uống nước: thừa hưởng thành quả lao động hoặc đấu tranh cách mạng của người khác, của các thế hệ đi trước. - Nguồn: + Nơi xuất phát của dòng nước (nghĩa đen). + Những người làm ra thành quả đó (nghĩa bóng). b. ý nghĩa chung của cả câu tục ngữ: Câu tục ngữ là một triết lí sống: Khi hưởng thụ thành quả lao động nào đó, phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đem lại thành quả mà ta đang hưởng. 2. Giải thích tại sao Uống nước cần phải nhớ nguồn? - Trong thiên nhiên và xã hội, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào mà không có công của một ai đó tạo nên. - Lòng biết ơn đó giúp ta gắn bó với cha mẹ, ông bà, anh em, tập thể tạo ra một xã hội nhân ái, đoàn kết. Thiếu lòng biết ơn và hành động để đền ơn con người sẽ trở nên ích kỉ, xấu xa và độc ác. Vì vậy, Uống nước nhớ nguồn là đạo lí mà con người phải có, và nó trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân. - Nhớ nguồn phải thể hiện như thế nào? + Giữ gìn và bảo vệ thành quả của người đi trước đã tạo ra. + Sử dụng thành quả lao động đúng đắn, tiết kiệm. + Bản thân phải góp phần tạo nên thành quả chung, làm phong phú thêm thành quả của dân tộc, của nhân loại. + Có ý thức và có hành động thiết thực để biết đền ơn đáp nghĩa cho những người có công với bản thân, với Tổ quốc. III. Kết bài: - Nhấn mạnh ý nghĩa của câu tục ngữ và tác dụng của nó. - Bài học rút ra cho bản thân.
  6. * Biểu điểm: - Điểm 9-10: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, văn viết biểu cảm, diễn đạt trong sáng, biết giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ, có dẫn chứng, còn mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 7-8: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, văn viết biểu cảm, diễn đạt lưu loát, biết giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ, có dẫn chứng, còn mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 5-6: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, biết giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ, còn mắc một vài sai sót về chính tả, ngữ pháp, dùng từ. - Điểm 3-4: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, diễn đạt còn lủng củng, bố cục lộn xộn, còn mắc sai sót về chính tả, ngữ pháp, dùng từ. - Điểm 1-2: Chưa hiểu đề, văn viết chung chung chưa đúng yêu cầu của đề, diễn đạt còn lủng củng, bố cục lộn xộn, còn mắc sai sót về chính tả, ngữ pháp, dùng từ. - Điểm 0: Sai lạc cả về nội dung, phương pháp hoặc bỏ giấy trắng. Đề 2 Phần I. Văn học (2,5 điểm) 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm “Ca Huế trên sông Hương”. (0,25 điểm). - Tác giả: Hà ánh Minh (0,25 điểm). 2. Trong câu văn “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng,có tiếc thương ai oán ”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ liệt kê (0, 5 điểm). - Tác dụng của biện pháp tu từ đó là nói lên các cung bậc cảm xúc của thể điệu ca Huế. Từ đó nói lên sự phong phú và đa dạng trong việc thể hiện những cung bậc tình cảm của con người trong các thể điệu ca Huế. (0, 5 điểm). 3. Ca Huế thường diễn ra trong khung cảnh: khi đêm đã về khuya. Nét sinh hoạt này có sự độc đáo: cả người nghe và người biểu diễn cùng ngồi trên thuyền rồng, vừa nghe những giai điệu của ca Huế vừa ngắm cảnh sông Hương thơ mộng, êm đềm. Phần II. Tiếng Việt (2,5 điểm) Câu 1 (1 điểm). Học sinh có thể điền theo nhiều từ, cụm từ khác nhau nhưng phải phù hợp với văn cảnh. Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm. a, Tảng sáng,vòm trời cao xanh mênh mông. b, Khi đó,ván bài quan đã chờ rồi. Câu 2 (1,5 điểm). Học sinh có thể làm theo nhiều cách miễn đáp ứng được yêu cầu của đề. Biến thành một câu có cụm C - V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ mà không thay đổi về nghĩa cho 1 điểm. Cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì hoặc phụ ngữ trong từ, cụm từ nào đúng cho 0,25 điểm. (Nếu cuối câu không có dấu chấm câu trừ 0,25 điểm). a, Chúng ta cố gắng thi tốt. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng. VD: Chúng ta cố gắng thi tốt làm cha mẹ và thầy cô rất vui lòng. Cụm C-V “cha mẹ và thầy cô rất vui lòng” làm phụ ngữ cho động từ “làm”. b, Bạn Tâm đã kể chuyện này cho tôi. Tôi sẽ kể lại cho các bạn câu chuyện đó. VD: Tôi sẽ kể lại cho các bạn câu chuyện mà bạn Tâm đã kể cho tôi. Cụm C-V “bạn Tâm đã kể cho tôi” làm vị ngữ. Phần III. Tập làm Văn (5 điểm). Giống đề 1