Câu hỏi lý thuyết tổng hợp Hóa hữu cơ Lớp 12 - Trần Bá Phúc

pdf 10 trang thaodu 3210
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi lý thuyết tổng hợp Hóa hữu cơ Lớp 12 - Trần Bá Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcau_hoi_ly_thuyet_tong_hop_hoa_huu_co_lop_12_tran_ba_phuc.pdf

Nội dung text: Câu hỏi lý thuyết tổng hợp Hóa hữu cơ Lớp 12 - Trần Bá Phúc

  1. CÂU HỎI LÝ THUYẾT TỔNG HỢP HÓA HỮU CƠ A. Câu hỏi về tên gọi, cấu tạo, đồng phân hợp chất hữu cơ. Câu 1: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ? A. Saccarozơ. B. Etyl axetat. C. Anilin. D. Glucozơ. Câu 2: Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau? A. Ancol etylic và đimetyl ete. B. Saccarozơ và xenlulozơ. C. Glucozơ và fructozơ. D. 2-metylpropan-1-ol và butan-2-ol. Câu 3: Amin nào sau đây có công thức phân tử C2H7N? A. Etylamin. B. Metylamin. C. Đietylamin. D. Phenylamin. Câu 4: Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của A. ancol. B. xeton. C. amin. D. anđehit. Câu 5: Chất X có công thức cấu tạo CH3COOCH3. Tên gọi của X là A. etyl axetat. B. propyl axetat. C. metyl axetat. D. metyl propionat. Câu 6: Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là A. HCOOC2H5. B. C2H5COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3. Câu 7: Polipropilen (PP) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây? A. CH2=CH2. B. CH2=CH-CH3. C. CH2=CHCl. D. CH3-CH3. Câu 8: Ancol metylic có công thức là A. C2H5OH. B. C3H7OH. C. CH3OH. D. C4H9OH. Câu 9: Amilozơ được tạo thành từ các gốc A. α-glucozơ. B. β-glucozơ. C. α- fructozơ. D. β-fructozơ. Câu 10: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh? A. Amilozơ. B. Xenlulozơ. C. Amilopectin. D. Polietilen. Câu 11: Polivinyl axetat (hoặc poli(vinyl axetat)) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp A. CH2=CH-COO-C2H5. B. CH2=CH-COO-CH3. C. C2H5COO-CH=CH2. D. CH3COO-CH=CH2. Câu 12: Thuỷ phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là A. C2H3COOC2H5 B.C2H5COOCH3 C.CH3COOC2H5 D.CH3COOCH3. Câu 13: Chất không phải axit béo là A. axit axetic. B. axit stearic. C. axit oleic. D. axit panmitic. Câu 14: Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là A. axit α-aminopropionic. B. axit β-aminopropionic. C. metyl aminoaxetat. D. amoni acrylat. Câu 15: Cho axit cacboxylic tác dụng với ancol etylic có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng tạo ra este X có công thức phân tử C5H8O2. Tên gọi của X là. A. etyl propionat. B. etyl axetat. C. propyl axetat. D. etyl acrylat. Câu 16: Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là A. C2H5OH và N2. B. CH3NH2 và NH3. C. CH3OH và NH3. D. CH3OH và CH3NH2. Câu 17: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn? A. Metyl fomat. B. Ancol etylic. C. Axit axetic. D. Anđehit axetic. Câu 18: Tên gọi của hợp chất CH3COOH là A. axit etanoic. B. etanol. C. etanal. D. axit fomic. Câu 19: Chất X (có M = 60 và chứa C, H, O). Chất X phản ứng được với NaOH và có phản ứng tráng bạc. Tên gọi của X là A. axit axetic. B. metyl fomat. C. axit fomic. D. ancol propylic. Câu 20: Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X. Biết khí X tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng. Công thức của khí X là A. C2H4. B. HCl. C. CO2. D. CH4. Câu 21: Phân tử polime nào sau đây chứa ba nguyên tố C, H và O ? A. Poli(vinyl clorua). B. Poliacrilonitrin. C. Poli(vinyl axetat). D. Polietilen. Câu 22: Isoamyl axetat là este có mùi chuối chín. Công thức phân tử este đó là A. C5H10O2. B. C6H10O2. C. C7H14O2. D. C7H12O2. Câu 23: Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozơ là A. C6H12O6. B. (C6H10O5)n. C. C12H22O11. D. C2H4O2. Câu 24: Số đồng phân amin (phân tử chứa vòng benzen) có công thức phân tử C7H9N là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2019 GV. Trần Bá Phúc
  2. Câu 25: Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hoá tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X? A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 26: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 27: Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 28: Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C4H6O2, thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là A. 5. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 29: Cho a mol este X (C9H10O2) tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu được dung dịch không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là A. 3. B. 4. C. 2. D. 6. Câu 30: Cho este đa chức X (có công thức phân tử C6H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm một muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 31: Hợp chất hữu cơ X (C5H11O2N) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được muối natri của α- amino axit và ancol. Số công thức cấu tạo của X là A. 6. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 32: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Ala-Gly và Gly-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 33: Hợp chất hữu cơ X (C8H15O4N) tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm muối đinatri glutamat và ancol. Số công thức cấu tạo của X là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 34: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C6H10O4. Thuỷ phân X tạo ra hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi nhau. Công thức của X là A. CH3OCO-CH2-COOC2H5. B. C2H5OCO-COOCH3. C. CH3OCO-COOC3H7. D. CH3OCO-CH2-CH2-COOC2H5. Câu 35: Khi cho a mol một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) phản ứng hoàn toàn với Na hoặc với NaHCO3 thì đều sinh ra a mol khí. Chất X là A. etylen glicol. B. axit 3-hiđroxipropanoic. C. axit ađipic. D. axit axetic. Câu 36: Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là A. HCOOCH3. B. HCOOCH=CH2. C. CH3COOCH=CH-CH3. D. CH3COOCH=CH2. Câu 37: Khi xà phòng hóa triglixerit X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm glixerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 38: Axit malic là hợp chất hữu cơ tạp chức, có mạch cacbon không phân nhánh, là nguyên nhân chính gây nên vị chua của quả táo. Biết rằng 1 mol axit malic phản ứng với tối đa 2 mol NaHCO3. Công thức của axit malic là - A. HOOC-CH(OH)-CH2 COOH. B. HOOC-CH(OH)-CH(OH)-CHO. C. HOOC-CH(CH3)-CH2-COOH. D. CH3OOC-CH(OH)-COOH. Câu 39: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là: A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa. B. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3-CH2-COONa. C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH≡C-COONa. D. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa. Câu 40: Este X có công thức phân tử C6H10O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4. Phát biểu nào sau đây sai? A. X có hai công thức cấu tạo phù hợp. B. Y có mạch cacbon phân nhánh. C. T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. D. Z không làm mất màu dung dịch brom. Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2019 GV. Trần Bá Phúc
  3. Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức cấu tạo của X là A. HO-CH2-CH2-CH=CH-CHO. B. HOOC-CH=CH-COOH. C. HO-CH2-CH=CH-CHO. D. HO-CH2-CH2-CH2-CHO. Câu 42: Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C2H4O2. Chất X phản ứng được với kim loại Na và tham gia phản ứng tráng bạc. Chất Y phản ứng được với kim loại Na và hoà tan được CaCO3. Công thức của X, Y lần lượt là A. HOCH2CHO, CH3COOH B. HCOOCH3, HOCH2CHO C. CH3COOH, HOCH2CHO D. HCOOCH3, CH3COOH Câu 43: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H8O3. X có khả năng tham gia phản ứng với Na, với dung dịch NaOH và phản ứng tráng bạc. Sản phẩm thủy phân của X trong môi trường kiềm có khả năng hoà tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X có thể là A. CH3COOCH2CH2OH. B. HCOOCH2CH(OH)CH3. C. HCOOCH2CH2CH2OH. D. CH3CH(OH)CH(OH)CHO. Câu 44: Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H8O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxyl Z. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường; khi đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Trong X có ba nhóm –CH3. B. Chất Z không làm mất màu dung dịch nước brom. C. Chất Y là ancol etylic. D. Phân tử chất Z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi. Câu 45: Đun nóng hỗn hợp gồm etylen glycol và axit cacboxylic X (phân tử chỉ có nhóm –COOH) với xúc tác H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ trong đó có chất hữu cơ Y mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 3,95 gam Y cần 4,00 gam O2, thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol tương ứng 2:1. Biết Y có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, Y phản ứng được với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1:2. Phát biểu nào sau đây sai A. Tổng số nguyên tử hiđro trong hai phân tử X, Y bằng 8. B. Y không có phản ứng tráng bạc. C. Y tham gia phản ứng cộng với Br2theo tỉ lệ mol tương ứng 1:2 D. X có đồng phân hình học B. Câu hỏi về phân loại, tính chất của hợp chất hữu cơ. Câu 46: Đun nóng este benzyl axetat với dung dịch NaOH dư, thu được các sản phẩm hữu cơ là A. CH3COOH và C6H5OH. B. CH3COONa và C6H5CH2OH. C. CH3COONa và C6H5CH2ONa. D. CH3COONa và C6H5ONa. Câu 47: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit? A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Tinh bột. D. Glucozơ. Câu 48: Axit axetic không phản ứng với chất nào sau đây? A. CaCO3. B. ZnO. C. NaOH. D. MgCl2. Câu 49: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch Br2? A. Axetilen. B. Propilen. C. Etilen. D. Metan. Câu 50: Dung dịch chất nào sau đây phản ứng với CaCO3 giải phóng khí CO2? A. C2H5OH. B. CH3NH2. C. C6H5NH2. D. CH3COOH. Câu 51: Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch metylamin, màu quỳ tím chuyển thành A. đỏ. B. vàng. C. xanh. D. nâu đỏ. Câu 52: Trong môi trường kiềm, tripeptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu A. vàng. B. tím. C. xanh. D. đỏ. Câu 53: Ở nhiệt độ thường, glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo thành dung dịch màu A. tím. B. xanh lam. C. da cam. D. vàng. Câu 54: Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl? A. C6H5NH2 B. H2NCH(CH3)COOH C. CH3COOH D. C2H5OH Câu 55: Chất tham gia phản ứng trùng hợp là A. vinyl clorua. B. propan. C. toluen. D. etan. Câu 56: Chất có chứa nguyên tố oxi là A. saccarozơ. B. toluen. C. vinyl clorua. D. anilin. Câu 57: Anilin ( C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với A. dung dịch NaCl B. nước Br2 C. dung dịch NaOH D. dung dịch HCl. Câu 58: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là A. tơ capron. B. tơ nilon-6,6. C. tơ visco. D. tơ tằm. Câu 59: Polivinyl clorua (PVC) điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng A. trao đổi. B. oxi hoá -khử. C. trùng hợp. D. trùng ngưng. Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2019 GV. Trần Bá Phúc
  4. Câu 60: Cho dãy các dung dịch: HCOOH, C2H5NH2, H2N-CH2-COOH, C6H5OH (phenol). Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là A. HCOOH. B. C2H5NH2. C. C6H5OH. D. H2N-CH2-COOH. Câu 61: Khi xà phòng hoá tristearin ta thu được sản phẩm là A. C17H35COONa và glixerol. B. C15H31COOH và glixerol. C. C17H35COOH và glixerol. D. C15H31COONa và glixerol Câu 62: Dãy gồm hai chất đều tác dụng với NaOH là A. CH3COOH, C6H5NH2. B. CH3COOH, C6H5CH2OH. C. CH3COOH, C6H5OH. D. CH3COOH, C2H5OH. Câu 63: Anilin (C6H5NH2) có phản ứng với dung dịch: A. NaOH. B. Na2CO3 C. NaCl. D. HCl. Câu 64: Chất có phản ứng màu biure là A. Chất béo. B. Protein. C. Tinh bột. D. Saccarozơ. Câu 65: Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH và H2NCH2COOH. Số dung dịch làm đổi màu phenolphtalein là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 66: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh? A. Dung dịch alanin. B. Dung dịch glyxin. C. Dung dịch lysin. D. Dung dịch valin Câu 67: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein chuyển màu hồng ? A. Glyxin. B. Phenylamoni clorua. C. Etylamin. D. Anilin. Câu 68: Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là A. tơ tằm và tơ vinilon. B. tơ visco và tơ nilon-6,6. C. tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat. Câu 69: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 70: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 71: Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây? A. Kim loại Na. B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng). C. Dung dịch NaOH (đun nóng). D. Dung dịch Br2. Câu 72: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là: A. etanol, fructozơ, metylamin. B. metyl axetat, alanin, axit axetic. C. metyl axetat, glucozơ, etanol. D. glixerol, glyxin, anilin. Câu 73: Cho các chất: anilin, phenylamoni clorua, alanin, Gly-Ala. Số chất phản ứng được với NaOH trong dung dịch là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 74: Trong các chất: phenol, etyl axetat, ancol etylic, axit axetic; số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4 Câu 75: Cho các chất: lysin, triolein, metylamin, Gly-Ala. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 76: Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenylamoni clorua, natri axetat, metylamin, glyxin, phenol (C6H5OH). Số dung dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 77: Cho các este: etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là: A. (1), (3), (4). B. (3), (4), (5). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (5). Câu 78: Cho dãy các hợp chất thơm: p-HO-CH2-C6H4-OH, p-HO-C6H4-COOC2H5, p-HO-C6H4-COOH, p-HCOO-C6H4-OH, p-CH3O-C6H4-OH. Có bao nhiêu chất trong dãy tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 79: Một số axit cacboxylic như axit oxalic, axit tactric gây ra vị chua cho quả sấu xanh. Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, người ta sử dụng dung dịch nào sau đây để làm giảm vị chua của quả sấu? A. Nước vôi trong. B. Giấm ăn. C. Phèn chua. D. Muối ăn. Câu 80 (ĐH 2011-Khối B): Hoà tan chất X vào nước thu được dung dịch trong suốt, rồi thêm tiếp dung dịch chất Y thì thu được chất Z (làm vẩn đục dung dịch). Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. phenol, natri hiđroxit, natri phenolat. B. anilin, axit clohiđric, phenylamoni clorua. C. natri phenolat, axit clohiđric, phenol. D. phenylamoni clorua, axit clohiđric, anilin Câu 81: Cho các chất sau: saccarozơ, tripanmitin, etyl fomat, Ala-Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2019 GV. Trần Bá Phúc
  5. Câu 82: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3, là: A. anđehit axetic, butin-1, etilen. B. anđehit axetic, axetilen, butin-2. C. axit fomic, vinylaxetilen, propin. D. anđehit fomic, axetilen, etilen. Câu 83: Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là: A. Glucozơ, etyl fomat, axit fomic, anđehit axetic. B. Fructozơ, etyl fomat, glixerol, anđehit axetic. C. Glucozơ, glixerol, etyl fomat, axit fomic. D. Glucozơ, fructozơ, etyl fomat, saccarozơ. Câu 84: Cho dãy các chất: anđehit axetic, axetilen, glucozơ, axit axetic, etyl fomat. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 85: Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng. Chất X là A. etyl axetat. B. glucozơ. C. tinh bột. D. saccarozơ. Câu 86: Để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn, người ta thường cho chất béo lỏng tác dụng với A. H2O. B. NaOH. C. CO2. D. H2. Câu 87: Cho dãy các chất: cumen, stiren, isopren, metyl acrylat, axetilen, benzen. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. o Câu 88: Dãy gồm các chất đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t ), tạo ra sản phẩm có khả năng phản ứng với Na là: A. C2H3CH2OH, CH3COCH3, C2H3COOH. B. C2H3CHO, CH3COOC2H3, C6H5COOH. C. C2H3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH. D. CH3OC2H5, CH3CHO, C2H3COOH. Câu 89: Trong các chất: stiren, metyl axetat, axit acrylic, vinylaxetilen, triolein, anđehit axetic. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 90: Cho các chất sau: metylamin, alanin, metylamoni clorua, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 91: Cho dãy các chất: C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2NH2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 92: Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là: A. glixerol, axit axetic, glucozơ. B. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton. C. anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic. D. fructozơ, axit acrylic, ancol etylic. Câu 93: Cho các chất: ancol etylic, glixerol, glucozơ, axit fomic, anbumin. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 94: Cho các chất sau: Saccarozơ, Glucozơ, Triolein, Val-Gly-Ala. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 95: Cho các hợp chất sau: (a) HOCH2-CH2OH. (b) HOCH2-CH2-CH2OH. (c)HOCH2-CH(OH)-CH2OH. (d) CH3-CH(OH)-CH2OH. (e) CH3-CH2OH. (f) CH3-O-CH2CH3. Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là: A. (c), (d), (e). B. (a), (c), (d). C. (c), (d), (f). D. (a), (b), (c). o Câu 96: Cho từng chất H2N−CH2−COOH, CH3−COOH, CH3−NH2 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH (t ) và với dung dịch HCl (to). Số phản ứng xảy ra là A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 97: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là: A. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH. B. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO. C. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO. D. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, CH3CHO. Câu 98: Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là: A. (1), (2), (3). B. (3), (1), (2). C. (2), (3), (1). D. (2), (1), (3). Câu 99: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z với thuốc thử được ghi ở bẳng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Cu(OH)2 Tạo hợp chất màu tím Y Dung dịch AgNO3 trong NH3 Kết tủa Ag Z Nước brom Tạo kết tủa trắng Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là: A. Gly-Ala-Gly, etyl fomat, anilin. B. Gly-Ala-Gly, anilin, etyl fomat. C. Etyl fomat, Gly-Ala-Gly, anilin. D. Anilin, etyl fomat, Gly-Ala-Gly. Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2019 GV. Trần Bá Phúc
  6. Câu 100: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là: A. (2), (3), (4) và (5). B. (3), (4), (5) và (6). C. (1), (2), (3) và (4). D. (1), (3), (4) và (6). Câu 101: Cho sơ đồ phản ứng: Đồng trùng hợp Trùng hợp CH≡CH ⎯⎯⎯→+H CN X; X polime Y; X + buta-1,3-đien polime Z. Y và Z lần lượt dùng để chế tạo vật liệu polime nào sau đây? A. Tơ capron và cao su buna. B. Tơ nilon-6,6 và cao su cloropren. C. Tơ nitron và cao su buna-N. D. Tơ nitron và cao su buna. Câu 102: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: (a) C3H4O2 + NaOH → X + Y (b) X + H2SO4 (loãng) → Z + T (c) Z + dung dịch AgNO3/NH3 (dư) → E + Ag + NH4NO3 (d) Y + dung dịch AgNO3/NH3 (dư) → F + Ag + NH4NO3 Chất E và chất F theo thứ tự là A. HCOONH4 và CH3CHO. B. (NH4)2CO3 và CH3COONH4. C. HCOONH4 và CH3COONH4. D. (NH4)2CO3 và CH3COOH. Câu 103: Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen-terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli(vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là: A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (5). C. (1), (3), (6). D. (3), (4), (5). Câu 104: Hợp chất X có công thức C5H8O4 . Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol): (a) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O CaO (to) (b) X + 2NaOH CH + 2Na CO 1 4 2 3 (c) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4 (d) 2X2 + X3 → X4 + 2H2O Phân tử khối của X4 là: A. 174. B. 160. C. 144. D. 204 Câu 105: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là A. 46. B. 85. C. 45. D. 68. Câu 106: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: Metylamin, amoniac, phenol (C6H5OH), anilin và các tính chất được ghi trong bảng sau: Chất X Y Z T Nhiệt độ sôi (oC) 182 184 -6,7 -33,4 pH (dung dịch nồng độ 0,001M) 6,48 7,82 10,81 10,12 Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. Anilin, phenol, metylamin, amoniac. B. Anilin, phenol, amoniac, metylamin. C. Phenol, anilin, metylamin, amoniac. D. Phenol, anilin, amoniac, metylamin. Câu 107: Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là A. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6. B. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron. C. sợi bông và tơ visco. D. tơ visco và tơ nilon-6. Câu 108: Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol: to (a) X + 2NaOH ⎯⎯ → X1 + X2 + H2O (b) X1 + H2SO4 ⎯⎯ → X3 + Na2SO4 t o ,xt men (c) nX3 + nX4 ⎯ ⎯⎯ → poli(etylen terephtalat) + 2nH2O (d) X2 + O2 ⎯ ⎯ → X5 + H2O o H2SO4 đặc, t (e) X4 + 2X5 X6 + 2H2O Cho biết: X là este có công thức phân tử C10H10O4; X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X6 là A. 148. B. 104. C. 146. D. 132. Câu 109: Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol: (a) X + 2NaOH X1 + X2 + H2O (b) X1 + H2SO4 X3 + Na2SO4 (c) nX3 + nX4 poli(etylen terephtalat) + 2nH2O (d) X3 + 2X2 X5 + 2H2O Cho biết: X là este có công thức phân tử C9H8O4; X1, X2, X3, X4, X5 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X5 là A. 118. B. 194. C. 222. D. 202. Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2019 GV. Trần Bá Phúc
  7. Câu 110: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch CH3COOH. (b) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng. (c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng. (d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin. (e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic. (g) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. C. Câu hỏi dạng phát biểu đúng sai. Câu 111: Phát biểu đúng là: A. Phenol phản ứng được với dung dịch NaHCO3. B. Thuỷ phân chất béo thu được etylen glicol. C. Vinyl axetat phản ứng với dung dịch NaOH sinh ra ancol etylic. D. Phenol phản ứng được với nước brom. Câu 112: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3. B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối. C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2. D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime. Câu 113: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α-amino axit. B. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân. C. Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit. D. Tripeptit Gly–Ala–Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. Câu 114: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Poli(metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ. B. Cao su buna−N thuộc loại cao su tổng hợp. C. Lực bazơ của phenylamin mạnh hơn lực bazơ của metylamin. D. Chất béo còn được gọi là triglixerit hoặc triaxylglixerol. Câu 115: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Este isoamyl axetat có mùi chuối chín. B. Etylen glicol là ancol no, đơn chức, mạch hở. C. Axit béo là những axit cacboxylic đa chức. D. Ancol etylic tác dụng được với dung dịch NaOH. Câu 116: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt. B. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức. C. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β-amino axit. D. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng. Câu 117: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. B. Xenlulozơ bị thuỷ phân trong dung dịch kiềm đun nóng. C. Glucozơ bị thủy phân trong môi trường axit. D. Tinh bột có phản ứng tráng bạc. Câu 118: Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây sai? A. Protein có phản ứng màu biure. B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. D. Thành phần phân tử của protein luôn có nguyên tố nitơ. Câu 119: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Các amin đều có tính bazơ. B. Dung dịch anilin tác dụng với dung dịch Br2 thu được kết tủa màu trắng. C. Anilin có tính bazơ yếu và dung dịch anilin làm quỳ tím hóa xanh. D. Tất cả các amin đơn chức đều chứa số lẻ nguyên tử H. Câu 120 (THPT 2017): Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Glucozơ và saccarozơ đều là cacbohiđrat. B. Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường. C. Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc. D. Glucozơ và frutozơ là đồng phân của nhau. Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2019 GV. Trần Bá Phúc
  8. Câu 121: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân. B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. C. Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit. D. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. Câu 122: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là muối và glixerol. B. Nhiệt độ sôi của este cao hơn axit và ancol có cùng phân tử khối. C. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn. D. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn. Câu 123: Phát biểu đúng là: A. Enzim amilaza xúc tác cho phản ứng thủy phân xenlulozơ thành mantozơ. B. Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu xanh đậm. C. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt. D. Khi thủy phân đến cùng các protein đơn giản sẽ cho hỗn hợp các α-aminoaxit. Câu 124: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol. B. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol. C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4, đun nóng, tạo ra fructozơ. D. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Câu 125: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α-amino axit. B. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân. C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit. D. Tripeptit Gly–Ala–Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. Câu 126 (CĐ 2011): Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit. B. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. C. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit. D. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính. Câu 127: Cho các phát biểu sau: (a) Glucozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (b) Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra mantozơ. (c) Mantozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (d) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc β-glucozơ và α-fructozơ. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 128: Có một số nhận xét về cacbohiđrat như sau: (1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thuỷ phân. (2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau. (4) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ. (5) Thuỷ phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ. Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 129: Cho các phát biểu sau: (a) Axit benzoic và phenyl fomat là hai đồng phân của nhau (b) Este C4H8O2 có 2 đồng phân cấu tạo mà khi thủy phân thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc (c) Este metylmetacrylat có thể trùng hợp tạo thành polime. (d) CH3CH2COOCH=CH2 và CH2=CHCOOCH3 là hai chất thuộc cùng dãy đồng đẳng (e) Thủy phân este metyl fomat trong môi trường axit thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là: A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 130: Cho các nhận định sau: (1) Dùng nước brom có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ. (2) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, xuất hiện kết tủa bạc trắng. (3) Glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường cho phức màu xanh lam. o (4) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (Ni, t ) thu được sobitol. (5) Glucozơ và fructozơ tan tốt trong nước và có vị ngọt. Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2019 GV. Trần Bá Phúc
  9. (6) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực. Số nhận định đúng là A. 5. B. 3. C. 6. D. 4. Câu 131: Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và fomanđehit. (b) Trong phân tử triolein có 3 liên kết π. (c) Saccarozơ cấu tạo gồm hai gốc α-glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. (d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit. (e) Dung dịch glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch brom tạo ra axit gluconic. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 132: Cho các phát biểu sau: (a) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (b) Saccarozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng. (c) Tinh bột thuộc loại polisaccarit. (d) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 133: Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ. (b) Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. (c) Poli(metyl metacrylat) được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ. (d) Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp. (e) Ở điều kiện thường, etylamin là chất khí, tan nhiều trong nước. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 134 (MH 2017 – lần 3): Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và fomanđehit. (b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (c) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí. (d) Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit. (e) Thủy phân hoàn toàn anbumin thu được hỗn hợp α-amino axit. (g) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 135: Cho các phát biểu sau: (a) Phản ứng thế brom vào vòng thơm của anilin dễ hơn benzen. (b) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit. (c) Trong phân tử, các amino axit đều chỉ có một nhóm NH2 và một nhóm COOH. (d) Hợp chất H2N-CH2-COO-CH3 tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl. (e) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac. (g) Đipeptit Gly-Ala có phản ứng màu biure. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 136: Cho các phát biểu sau: (a) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh. (b) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo. (c) Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn. (d) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein. (e) Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ. (g) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 137: Cho các phát biểu sau: (a) Trong một phân tử triolein có 5 liên kết π. (b) Hiđro hóa hoàn toàn chất béo lỏng (xúc tác Ni, to) thu được chất béo rắn. (c) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói. (d) Poli(metyl metacrylat) được dùng để sản xuất tơ tổng hợp. (e) Ở điều kiện thường phenylamin là chất lỏng, tan nhiều trong nước. Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2019 GV. Trần Bá Phúc
  10. (f) Thủy phân hoàn toàn saccarozơ chỉ thu được glucozơ. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 138: Cho các phát biểu sau: (a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. (b) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước. (c) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí. (d) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi. (e) Ở điều kiện thường, amino axit là những chất lỏng. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 139: Cho các phát biểu sau: (a) Dung dịch lòng trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng. (b) Trong một phân tử axit glutamic có hai nguyên tử oxi. (c) Dung dịch lysin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. (d) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ. (e) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc α-glucozơ. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 140: Cho các phát biểu sau: (a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro. (c) Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau. (d) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag. (e) Saccarozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. HẾT Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2019 GV. Trần Bá Phúc