Câu hỏi ôn tập giữa kì II môn Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

docx 16 trang Hoài Anh 26/05/2022 2270
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập giữa kì II môn Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_giua_ki_ii_mon_toan_tieng_viet_lop_4_nam_hoc.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập giữa kì II môn Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

  1. LỚP HỌC ANH BIN CÂU HỎI ÔN TẬP GIỮA KÌ II - NĂM HỌC:2021-2022 Họ&tên: MÔN: TOÁN&TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Lớp: o0o 1. MÔN TOÁN: Phần I: Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D (là đáp số, kết quả tính, ). Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1. Chữ số thích hợp điền vào chỗ chấm để 74 chia hết cho cả 2 và 3 là: a. 2 b. 6 c. 4 d. 8 Câu 2. Một lớp học có 35 học sinh, trong đó 3/5 số học sinh được xếp loại khá. Vậy số học sinh xếp loại khá của lớp đó là: a. 21 học sinh ; b. 7 học sinh ; c. 14 học sinh. d. 16 học sinh Câu 3. 3 km2 40 dam2 = dam2 a. 30004 dam2 b. 34000 dam2 c. 30400 dam2 d. 30 040 dam2 4 20 16 16 Câu 4. Phân số nào dưới đây bằng phân số A. B. C. 5 16 20 15 Câu 5. 4 tấn 25 kg = . kg A. 4025 kg B.425 kg C.4250 kg D.40025 kg Câu 6. Hình bình hành là hình : A. Có bốn góc vuông. C.Có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. B.Có bốn cạnh bằng nhau. D.Có bốn góc vuông và có hai cặp cạnh đối diện bằng nhau. Câu 7. Số thích hợp viết vào chỗ chấm để 45m2 6cm2 = .cm2 là: A. 456 B.4506 C.450 006 Câu 8. Tìm x: x : 17 = 11256 A. x= 11256 B.x= 191352 C.x= 191532 D.x= 191235 Câu 9. Trên bản đồ tỉ lệ 1: 100 000, quãng đường từ A đến B đo được 1cm. Độ dài thật của quãng đường từ A đến B là: A. 100 000m B.10 000m C.1000m Câu 10. Đuôi cá nặng 350 gam. Đầu cá nặng bằng đuôi cá cộng với một nửa thân cá. Thân cá nặng bằng đầu cá cộng đuôi cá. Hỏi cả con cá nặng bao nhiêu? A.2900g B.3kg C.2kg 700g D.2800g Câu 11. Trong các số: 7435; 4563; 2050; 35767. Số nào chia hết cho 2. A. 7435 B.4563 C.2050 D.35767 Câu 12. Bạn Lan và bạn Yến có tất cả 70 cây viết. Bạn Lan hơn bạn Yến 10 cây viết. Hỏi bạn Yến có bao nhiêu cây viết? A. 15 B.20 C.25 D.30 Câu 13. 18m25dm2 = .dm2 . Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. 1805 B.1850 C.185 D.18005 Câu 14. Một mảnh vườn hình bình hành có độ dài cạnh đáy là 40m, chiều cao bằng 25m. Diện tích mảnh vườn hình bình hành là: A.100m B.1000m C.100m2 D.1000m2 6 Câu 15. của 49 là: A. 24 B.42 C.21 D.26 7 25 Câu 16. Phân số được đọc là: 43 A. Hai mưới lăm phần bốn mươi ba. B. Hai mươi lắm trên bốn mươi ba. C. Hai mươi lăm chia bốn mươi ba. D. Bốn mươi ba phần hai mươi lăm. Câu 17. 1 km2 = m2. Số thích hợp điền vào chổ chấm là: A. 100.000.000B. 10.000.000 C. 1.000.000 D. 100.000 Câu 18. 5 tấn = kg. Số thích hợp điền vào chổ chấm là A. 500 B. 5.000 C. 50.000 D. 500.000 Câu 19. Hình bình hành có đặc điểm là A. Hai cặp cạnh đối diện song song với nhau. B. Hai cặp cạnh đối diện bằng nhau. C. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. D. Cả A,B,C đều đúng. 4 1 Câu 20. Một hình bình hành có độ dài đáy là m, chiều cao là m. Diện tích của hình bình hành là: 5 3 12 7 4 A. m2 B. m2 C. m D. m2 5 15 15 3 Câu 21. Phân số nào sau đây không bằng với phân số : 5 9 15 5 6 A. B. C. D. 15 25 10 10 1
  2. Câu 22. Trong các phân số sau phân số nào lớn hơn 1. A. B. C. D. Câu 23. Phân số nào dưới đây bằng phân số A. B. C. D. 7 4 2 7 4 7 Câu 24. Cho 7 phân số sau : ; ; ; ; ; Phân số có giá trị nhỏ nhất là : 5 13 13 3 5 4 7 7 4 2 A. B. C. D. 5 4 13 13 Câu 25. Phép chia : có kết quả là: A. B. C. D. Câu 26. Chọn đáp án đúng 7 15 21 A. C. < 1 D. = 4 25 35 1 16 Câu 27. = - m thì m là số tự nhiên có giá trị là : 5 5 A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 3 7 3 4 Câu 28. Phân số lớn nhất trong các phân số ; ; ; là : 4 7 2 3 3 7 3 4 A. B. C. D. 4 7 2 3 Câu 29. Số thích hợp viết vào chỗ chấm để 45m2 6cm2 = cm2 là: A. 456 B. 4506 C. 4560 D. 450006 Câu 30. Một lớp học có 18 học sinh nữ và 12 học sinh nam. Hỏi số học sinh nam chiếm bao nhiêu phần số học sinh cả lớp ? 2 2 3 3 A. B. C. D. 5 3 5 2 56 Câu 31. Số thích hợp điền vào chỗ chấm trong các phân số: = là : 32 16 A. 24 B.2 2 C. 28 D. 26 Câu 32. Các phân số được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là : 2 5 4 5 2 4 4 5 2 2 4 5 A. ; ; B. ; ; C. ; ; D. ; ; 3 6 2 6 3 2 2 6 3 3 2 6 Câu 33. Trong hình vẽ bên các cặp cạnh song song với nhau là: A. AH và HC ; AB và AH B. AB và BC ; CD và AD C. AB và DC ; AD và BC D. AB và CD; AC và BD Câu 33. Chọn đáp án đúng nhất A. Hình bình hành là hình có hai cặp cạnh song song và bằng nhau B. Thương đúng của một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 là một phân số. C. Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất chia với phân số thứ hai đảo ngược. D. Ki-lô-mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh dài 1 m. Viết tắt là km2. 8 3 Câu 34. Quy đồng mẫu số các phân số và ta được các phân số là: 9 7 24 56 56 27 56 27 A. và B. và C. và 63 63 63 63 27 56 24 24 D. và 27 56 3 Câu 35. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 28m, chiều rộng 15m. Người ta sử dụng để làm vườn, phần 5 đất còn lại để đào ao. Tính diện tích đất dùng để làm vườn? A.186m2. B. 252m2. C. 420m2. D. 168m2. Câu 36. 8 km2 325 dam2 = m2. Số thích hợp điền vào chỗ trống là: A. 8032500 B. 803250 C. 8325000 D. 832500 1414 Câu 37. Cách rút gọn phân số nào dưới đây là đúng: 1818 1414 1414 : 101 14 1414 1414 : 14 101 A. = = C. = = 1818 1818 : 101 18 1818 1818 : 18 101 1414 1414 : 101 14 7 1414 1414 : 14 101 B. = = = D. = = = 1 1818 1818 : 101 18 9 1818 1818 : 18 101 2 Câu 38. Một mảnh đất hình bình hành có độ dài đáy bằng 69m, chiều cao bằng cạnh đáy. Tính diện tích mảnh 3 đất đó ? A. 3741 m2 B. 3174 m. C. 3174m2. D. 3741m. 1 20 362 46 Câu 39. Trong các phân số sau : , , , 2 10 720 80 2
  3. a) Phân số nào là phân số tối giản ? b) Phân số nào nhỏ hơn các phân số còn lại? 46 20 362 1 46 362 20 1 A. B. C. D. A. B. C. D. 80 10 720 2 80 720 10 2 Câu 40. Số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 có tận cùng là: A. 0 B. 1 C. 2 D.5 Câu 41. Trong các số 32743; 41561; 54567, 12346 số chia hết cho 3 là: A. 32743 B. 41561 C. 54567 D.12346 25 15 Câu 42. Một hình chữ nhật có diện tích m2, chiều dài m. Chiều rộng hình chữ nhật là: 16 4 50 5 12 1 A. m B. m C. m D. m 3 12 5 3 5 3 4 Câu 43. Giá trị của biểu thức + × là: 9 8 9 13 7 11 5 A. B. C. D. 18 18 18 18 7 4 2 7 4 7 Câu 44. Cho 7 phân số sau : ; ; ; ; ; Phân số có giá trị lớn nhất là : 5 13 13 3 5 4 7 7 4 2 A. B. C. D. 3 4 13 13 Câu 45. Phân số lớn hơn 1 là : 8 8 11 C. 8 A. B. 7 D. 11 11 8 Câu 46. Số thích hợp viết vào chỗ chấm để 25dm2 + 25cm2= . . . . . cm2 A 50 B. 5050 C. 2525 D. 2050 5 7 Câu 48. Số tự nhiên m thỏa mãn C. = D. Không xác định Câu 65. Diện tích hình bình hành bằng A. Độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo). 3
  4. B. Độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) C. Độ dài đáy cộng với chiều cao nhân 2 (cùng đơn vị đo) D. Độ dài đáy nhân với chiều cao rồi chia 2 (cùng đơn vị đo) Câu 66. Hình bình hành có độ dài đáy là 4dm, chiều cao là 34dm. Hỏi diện tích hình bình hành là bao nhiêu? A. 126 2 B. 136 2 C. 146 2 D. 156 2 Câu 67. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm của 32 249 2= . 2 A. 49 2 B. 71 2 C. 81 2 D. 3249 2 25 Câu 68. Trong các phân số dưới đây phân số bằng là: 100 50 5 8 12 A. B. C. D. 150 20 32 30 5 1 Câu 69. Quy đồng mẫu số các phân số và ta được các phân số là: 6 4 6 4 20 6 20 4 20 4 A. và B. và C. và D. và 10 10 24 24 6 6 24 6 4 Câu 70. Phân số điền vào chỗ chấm của + = 1 là: 5 2 3 4 1 A. B. C. D. 5 5 5 5 14 28 Câu 71. Tìm m và n sao cho × = , m và n lần lượt là: 17 푛 51 A. 2,3 B. 3,2 C. 2,2 D. 3,3 Phần II. Làm các bài tập sau Bài 1. Tính 3 1 3 2 7 4 7 1 7 a) + b) ― c) × d) : e) :4 5 5 4 3 8 5 9 3 12 7 5 23 17 11 9 1 8 1 2 a) + b) ― c) x d) x 16 : e) : 9 9 18 18 12 10 3 3 2 5 1 1 1 5 1 1 7 4 4 5 a) × ― . b) : ― c) + d) × 2 3 8 2 4 8 15 5 5 8 Bài 2. Tìm x: 3 5 2 7 5 5 3 4 45 2 1 a/ x+ = b/ x - = c/ × = + d/ + = ― 3 + 3 e/ x : = 4 3 3 2 4 8 12 5 5 7 5 3 2 5 4 1 1 2 2 5 4 3 4 3 4 a/ + = b/ ― = × c/ : = + d/ ― = e/ × = 7 35 5 8 4 3 7 3 6 2 5 5 7 *GV cho dòng tùy bài nếu thiếu hoặc thừa không sao Bài 3. Một miếng bìa hình chữ nhật có nữa 3 3 chu vi là m, chiều dài hơn chiều rộng 4 4 m. Tính diện tích của miếng bìa đó? Bài 4.Trong cửa hàng tạp hoá có hai can xăng chứa 72l. Sau khi bán cửa hàng còn lại số lượng xăng. Tính số tiền xăng đã bán. Biết mỗi lít xăng có giá 18200 đồng. 4
  5. Bài 5.Một mảnh đất hình chữ nhật có 3 chiều dài 90 m, chiều rộng = chiều 5 dài.Tính chu vi mảnh đất đó. 3 Bài 6.Một trại nuôi gà bán lần thứ nhất 7 2 đàn gà, lần thứ hai bán được5đàn gà thì đàn gà còn lại 60 con. Hỏi mỗi lần người đó bán được bao nhiêu con gà? Bài 7.Lớp 4A có 45 em, cuối năm học được 1 2 xếp 3 loại: số em của lớp đạt loại Giỏi, số 3 5 em của lớp đạt loại Khá, còn lại là loại trung bình. Hỏi lớp có bao nhiêu em xếp loại trung bình? Bài 8.Có một kho gạo, lần đầu người ta lấy ra 25 500 kg gạo, lần sau lấy ra số gạo bằng 2 số gạo lấy lần đầu thì trong kho còn 14 5 300 kg gạo. Hỏi lúc đầu trong kho đó có bao nhiêu tấn gạo ? Bài 9.Một mảnh đất hình chữ nhật có 3 chiều dài 90 m, chiều rộng bằng chiều 5 dài. Tính diện tích mảnh vườn đó. Bài 10.Một thửa đất hình bình hành có độ 3 dài cạnh đáy là 45m, chiều cao bằng cạnh 5 đáy. a) Tính diện tích thửa đất đó. 2 b) Người ta sử dụng 3 diện tích đất để trồng hoa. Tính phần đất trồng hoa của thửa ruộng hình bình hành. 1 Bài 11.Một mảnh bìa hình chữ nhật có 3 1 chiều rộng bằng 5 chiều dài và có diện tích là 60 cm2. Tính chu vi mảnh bìa đó? 1 Bài 12.Lần thứ nhất bà An bán được 3bao 2 đường. Lần thứ hai bán được bằng 3lần thứ nhất. Sau hai lần bán bao đường còn lại 12kg. Hỏi lúc đầu bao đường có bao nhiêu kg ? Bài 13.Thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 60 m, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài . Trung bình cứ 100m2 thì thu hoạch được 50 kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu ki-lô- gam thóc? Bài 14.Một sân bóng hình chữ nhật có chiều dài là 60m. Chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi và diện tích sân bóng đó ? Bài 15.Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 600 cây . Lớp 4A trồng được ít hơn lớp 4B là 50 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây ? 5
  6. Bài 16. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 60 m , chiều rộng bằng chiều dài. Trung bình cứ 100 m2 thu hoạch được 50 kg thóc. Hỏi thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc? Bài 17.Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 72m và chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Biết rằng cứ 1m2 ruộng đó thì thu hoạch được 3/4 kg thóc. Hỏi trên thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu thóc ? Bài 18. Một cửa hàng có 65 tấn gạo. Buổi sáng bán được 15 tấn gạo, buổi chiều bán được số gạo còn lại. Hỏi cả hai buổi cửa hàng đã bán được bao nhiêu tấn gạo? 2. TIẾNG VIỆT : I.Chính tả : (15 phút) Học sinh ôn tập các bài từ tuần 19 tuần 27 ( kể cả các bài đọc) II. Tập làm văn : (30 phút) Đề 1: Em hãy tả một cây bóng mát trên sân trường mà em yêu thích. Đề 2: Em hãy tả một cây hoa (một loài hoa) mà em yêu thích. III. Đọc thầm và làm bài tập : (35 phút) Bài 1 : Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì. Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi. Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.” Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn. 1. Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho? (0,5 điểm) A.Vì chiếc áo quá rộng so với cơ thể của cậu. B.Vì mẹ tự đi mua áo mà không hỏi cậu trước. C.Vì chiếc áo bị may lỗi ở phần cánh tay. D.Vì cậu không thích kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo. 2.An có thái độ và hành động như thế nào khi nhận chiếc áo mới? (0,5 điểm) A.Cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói. B.Cậu bảo mẹ mang trả lại chiếc áo cho cửa hàng. C.Cậu không nhận chiếc áo cũng không nói gì với mẹ. D.Cậu không chịu mặc chiếc áo mới mẹ mua cho. 3.Vì sao bố muốn An cùng đi ra phố? (0,5 điểm) A.Bố muốn An hiểu được giá trị của đồng tiền và việc lao động. B.Bố muốn đưa An đi mua một chiếc áo khác đúng với sở thích của cậu. C.Bố muốn An chứng kiến cảnh nhiều bạn nhỏ còn không có áo để mặc. D.Bố muốn An quên đi chuyện chiếc áo để tập trung học tập. 4.Ba ý nào sau đây nêu đúng lí do An cảm thấy hối hận với hành động của mình? (0,5 điểm) A.Vì An thấy mình hạnh phúc hơn nhiều bạn nhỏ khác. B.Vì An cảm động trước câu nói của bố. C.Vì An cảm thấy mình có lỗi với mẹ. D.Vì An sợ bố mẹ sẽ giận và không mua áo mới cho mình nữa. 5.Câu chuyện có ý nghĩa gì? (1,0 điểm) 6.Nếu là An, em sẽ nói với bố mẹ điều gì? (1,0 điểm) 7.Dòng nào tách đúng bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu? (0,5 điểm) A.Những cơn gió //rét buốt rít liên hồi ở ngoài cửa sổ. B.Những cơn gió rét buốt// rít liên hồi ở ngoài cửa sổ. 6
  7. C.Những cơn gió rét buốt rít //liên hồi ở ngoài cửa sổ. D.Những cơn gió rét buốt rít liên hồi //ở ngoài cửa sổ. 8.Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm) Bố nói với An: Hãy biết trân trọng những thứ mà mình đang có, con nhé! A.Đánh dấu phần chú thích. B.Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. C.Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. D.Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt. 9.Em hãy chuyển câu hỏi “Con có biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm không?” thành một câu khiến. (1,0 điểm) 10.Đặt 1 câu tả cơn gió lạnh mùa đông có sử dụng so sánh hoặc nhân hóa. (1,0 điểm) Bài 2: Cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập Tôi vốn là đứa con gái chẳng gọn gàng gì. Tự tôi thấy thế vì mỗi lần học xong là bàn học của tôi chẳng khác gì một bãi chiến trường. Nhất là thời tiết lạnh giá này tôi không tài nào chăm chỉ được. Tối nay vừa chui vào chiếc chăn ấm áp, tôi chợt nghe thấy lời than thở của chị bút mực: “Tôi chẳng biết anh thước, bác tẩy, chị bút chì có thấy khổ không chứ tôi thì bị hành hạ ghê quá. Sinh ra tôi là một cây bút đẹp đẽ, mới mẻ, bọc cẩn thận trong hộp nhựa, mà giờ mặt mũi tôi lúc nào cũng nhem nhuốc, bẩn thỉu. Những mảng da của tôi loang lổ, bong tróc dần. Thỉnh thoảng tôi lại bị ngã xuống nền nhà đau điếng”. Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông: - Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị. Chị nhìn những vạch số của tôi còn thấy rõ nữa không? Cô chủ còn lấy dao vạch vạch những hình quái dị vào người tôi. Tôi còn thường xuyên bị đem ra làm vũ khí để chiến đấu nên người tôi sứt mẻ cả rồi. Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen vào: “Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng tôi giúp cô chủ học bài mà còn bị cô chủ vẽ bậy, dập ghim vào đầy người. Đau lắm!” Những tiếng than vãn, tiếng thút thít, sụt sùi vang lên. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập yêu quý của tôi. Tôi đã làm xấu, làm hỏng các bạn nhiều quá! Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn. 1. Chị bút mực than vãn về điều gì? (0,5 điểm) A. Về việc chị bị cô chủ hành hạ.B.Về việc chị bị những đồ dùng khác bắt nạt. C. Về việc chị bị cô chủ bỏ đi.D.Về việc chị bị cô chủ bỏ quên. 2. Có những ai chung cảnh ngộ với chị bút mực? (0,5 điểm) A. Anh cục tẩy, chị bút chì. B. Anh hộp bút, mấy cô cậu vở ô li. C. Anh bút chì, anh thước kẻ. D. Anh thước kẻ, mấy cô cậu sách giáo khoa. 3. Vì sao chúng lại than vãn, thút thít, sụt sùi? (0,5 điểm) A. Vì chúng phải làm việc cật lực, không có thời gian nghỉ ngơi. B. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà không được cô chủ yêu thương. C. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà cô chủ mãi không tiến bộ. D. Vì chúng sắp bị cô chủ thay thế bằng những đồ dùng mới. 4. Cô chủ đã nhận ra điều gì qua cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập? (0,5 điểm) A. Cô đã làm mất nhiều đồ dùng học tập yêu quý. B. Cô đã không dành thời gian tâm sự với các đồ dùng để hiểu hơn. C. Cô đã làm xấu, làm hỏng các bạn đồ dùng học tập yêu quý. D. Cô đã không để chúng gọn gàng, ngăn nắp mỗi khi học bài xong. 5. Em thấy mình có những hành động “vô tâm” với đồ dùng học tập như cô chủ trên không? (1,0 điểm) 6. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? (1,0 điểm) 7
  8. 7. Dấu gạch ngang trong trường hợp nào dưới đây dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại? (0,5 điểm) A.Các đồ dùng học tập - bút, thước, sách vở là người bạn thân thiết của chúng ta. A. Chúng ta phải yêu quý đồ dùng học tập bằng những hành động cụ thể: - Sử dụng cẩn thận, giữ gìn sạch sẽ. - Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. B. Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông: - Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị. 8. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (1,0 điểm) a) Chúng ta cần sớm phát hiện và bồi dưỡng những (tài năng, tài hoa) cho đất nước. b) Người nghệ sĩ ấy đang dùng bàn tay . (tài hoa, tài trí) của mình để tạo hình cho tác phẩm. 9. Dùng dấu // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu kể dưới đây: (0,5 điểm) Mỗi dịp đầu năm học mới, mẹ mua cho em nhiều sách vở và đồ dùng học tập. 10. Em hãy đặt câu khiến cho các tình huống sau: (1,0 điểm) a) Em nhờ bạn lấy hộ quyển sách. b) Em muốn mẹ mua cho một chiếc cặp sách mới Bài 3 : Con lừa già và người nông dân Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.(Sưu tầm) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn. 1. Chuyện gì đã xảy ra với chú lừa nhỏ ? (0,5 điểm) a. Nhảy xuống một cái giếng uống nước. b. Bị ngã xuống một cái giếng cạn nước khá sâu. c. Bị đẩy xuống một cái giếng cạn nước khá sâu. d. Bị rơi xuống một cái giếng sâu đầy nước. 2. Vì sao người đàn ông quyết định chôn sống chú lừa? (0,5 điểm) a.Vì ông thấy phải mất nhiều công sức mới kéo chú lừa lên được. b.Vì ông cần về nhà gấp không có thời gian để kéo chú lừa lên. c.Vì ông muốn giúp chú lừa được giải thoát nhanh chóng khỏi nỗi tuyệt vọng. d.Vì ông ta không muốn người khác nghe thấy chú lừa kêu rống. 3. Lúc đầu chú lừa đã làm gì khi bị ông chủ đổ đất cát xuống? (0,5 điểm) a.Đứng yên không nhúc nhíchb.Dùng hết sức leo lên c.Cố sức rũ đất cát xuống d.Kêu gào thảm thiết 4. Nhờ đâu chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng? (0,5 điểm) a. Ông chủ lấy xẻng giúp chú thoát ra. b. Chú biết rũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi. c. Chú giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra. d. Chú liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra. 5. Đặt mình vào vai ông chủ, nói lên sự ngạc nhiên, thán phục của mình khi thấy chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng. (1,0 điểm) 6. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện? (1,0 điểm) 7. Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau: (1,0 điểm) Người chủ trang trại nhờ người hàng xóm sang giúp mình lấp cái giếng. 8. Dùng // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu sau: (0,5 điểm) Chú lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. 9. Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm) 8
  9. Chú lừa đã tự mình thoát khỏi cái giếng – nơi mà chú tưởng như không thể ra được. a.Đánh dấu phần chú thích. b.Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. d.Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt. 10. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (1,0 điểm) Người nông dân trong câu chuyện nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc trước khó khăn. Con lừa khôn ngoan, (anh dũng, dũng cảm, quả cảm) đã dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp mình ra khỏi giếng. Bài 4: Hoa học trò Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Theo XUÂN DIỆU Dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1. Hoa phượng có màu gì? a. màu vàng b. màu đỏ c. màu tím Câu 2. Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò? a. Vì hoa phượng được trồng nhiều ở các sân trường. b. Vì hoa phượng nở báo cho học sinh biết mùa thi, mùa hè đến. c. Vì hoa phượng gắn bó nhiều kỉ niệm về mái trường của học sinh. d. Các ý trên đều đúng Câu 3. Sắp xếp các từ sau cho phù hợp với màu phượng biến đổi theo thời gian Đậm dần, càng tươi dịu, rực lên, đỏ còn non Câu 4. Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? a. Nở nhiều vào mùa hè b. Màu đỏ rực c. Khi hoa nở gợi cảm giác vừa buồn mà lại vừa vui d. Các ý trên đều đúng Câu 5. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi tả lá phượng? a. So sánh b. Nhân hóa c. Cả so sánh và nhân hóa d. Tất cả đều sai Câu 6. Chủ ngữ trong câu “ Hoa phượng là hoa học trò” là: a. Hoa phượng b. Là hoa học trò c. Hoa Câu 7. Câu “Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!” thuộc kiểu câu gì? a. Ai là gì ? b. Ai thế nào ? c. Ai làm gì ? Câu 8. Đặt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu về một người Bài 5: Câu chuyện về túi khoai tây Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quẳng hết chõ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình." Lại Thế Luyện Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì ? a. Để cho cả lớp liên hoan. b. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha. c. Để cho cả lớp học môn sinh học. d. Để hướng dẫn học sinh cách trồng cây khoai tây. Câu 2: Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái ? a. Đi đâu cũng mang theo. b. Các củ khoai tây bị thối rữa, rỉ nước. c. Đi đâu cũng mang theo những củ khoai tây vừa nặn vừa bị thối rữa, rỉ nước. d. Muốn vứt nhưng thầy giáo lại không đồng ý. Câu 3: Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác? a. Vì sự oán giận hay thù ghét không mang lại lợi ích gì; nếu có lòng vị tha và có sự cảm thông sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho bản thân và cũng là món quà tặng cho mọi người. b. Vì càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. 9
  10. c. Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình. d. Vì lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở ! Câu 4: Theo em, thế nào là lòng vị tha ? a. Rộng lòng tha thứ. b. Cảm thông và chia sẻ. c. Rộng lòng tha thứ, không hề có sự cố chấp; biết cảm thông và chia sẻ. d. Không hẹp hòi, ích kỉ và biết tha thứ cho người khác khi họ biết lỗi. Câu 5: Hãy nêu suy nghĩ của em về cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ nào? Câu 6: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ? Câu 7: Hãy đặt 1 câu văn có sử dụng dấu gạch ngang được dùng để chú thích ? Câu 8: Em hãy đặt 1 câu văn theo kiểu câu Ai thế nào ? Câu 9: Tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3. Hãy viết câu trên thành câu khiến ? Câu 10: Em hãy đặt 1 câu kể "Ai làm gì ?" có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa? Bài 6: CÂY XOÀI Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả. Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì. Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi: - Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ ! Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa. Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời. Mai Duy Quý Khoanh vào chữ cái có câu trả lời đúng : 1. Ai đã trồng cây xoài? (0,5 điểm) a. Ông bạn nhỏ. b. Mẹ bạn nhỏ. c. Ba bạn nhỏ. 2. Tại sao chú hàng xóm lại không nhận xoài biếu như mọi năm? (0,5 điểm) a. Vì chú không thích ăn xoài. b. Vì xoài năm nay không ngon. c. Vì chú thấy con mình cũng hái xoài. 3. Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm? (1 điểm) 4. Đợi lúc ba bạn nhỏ đi vắng chú Tư đã làm gì? (0,5 điểm) a. Dựng phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú lên. b. Chặt phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú. c. Để nguyên phần cây xoài bị ngã ở vườn nhà mình. 5. Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này? (1 điểm) a. Không nên cãi nhau với hàng xóm. b. Bài học về cách sống tốt ở đời. c. Không nên chặt cây cối. 6. Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi ba bảo bạn mang xoài sang biếu chú Tư? (0,5 điểm) a. Tức giận. b. Vui vẻ. c. Không nói gì. 7. Khoanh vào từ không thuộc nhóm có lợi cho sức khỏe: Tập thể dục, nghỉ mát, khiêu vũ, đánh bóng bàn, nhảy dây, hút thuốc lá, bơi lội 8. Ghi lại câu kể Ai làm gì? có trong các câu sau: (0,5 điểm) “Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng “ 9. Tìm một số từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn tính cách của người cha trong câu chuyện trên. (1 điểm) 10 . Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm) “Tiếng lá rơi xào xạc.” 10
  11. Bài 7 : Vùng đất duyên hải Ninh Thuận - vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió - là nơi có nhiều khu vực làm muối nổi tiếng bậc nhất của cả nước như Cà Ná, Đầm Vua. Nhờ thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp, đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, người dân Ninh Thuận đã phát triển mô hình trồng nho thành công. Vườn nho Ba Mọi có diện tích khoảng 15.000m2 là điểm du lịch sinh thái luôn mở rộng cửa chào đón du khách. Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc. Một bên là núi, một bên là biển, con đường nối dài bởi rừng nho, ruộng muối đã tạo nên tuyến đường ven biển lãng mạn nhất Việt Nam. Đến Ninh Thuận, chỉ cần dậy thật sớm ra biển Ninh Chữ đón bình minh lên, bạn sẽ được trải nghiệm sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài. Trên hành trình rong ruổi khám phá Ninh Thuận, bạn sẽ được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi. Ngoài những vườn nho xanh mướt, tháp Chàm cổ kính hay với biển xanh cát trắng, Ninh Thuận còn có những cánh đồng cừu rộng lớn Đồng cừu An Hòa với số lượng đàn rất lớn từ vài trăm cho đến cả ngàn con. Theo Tạp chí Du lịch Em đọc thầm bài “Vùng đất duyên hải” rồi làm các bài tập sau: Câu 1. Ninh Thuận là vùng đất: (Đánh dấu × vào ô trước ý đúng nhất) □ ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ nước ta.□ duyên hải quanh năm nắng gió. □ ở cao nguyên Đắc lắc, Tây Nguyên.□ ngập trũng quanh năm ở đồng bằng Nam Bộ Câu 2. Điều kiện thuận lợi để Ninh Thuận trồng nho thành công là: (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống) □ Thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp. □ Đồi cát mênh mông trông giống sa mạc. □ Đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Câu 3. Đến biển Ninh Chữ lúc bình minh, du khách sẽ được trải nghiệm những gì? Câu 4. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp. Câu 5. Ngoài Ninh Thuận, em hãy viết một câu giới thiệu một cảnh đẹp khác của Việt Nam mà em biết. Câu 6. Câu “Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.” có: tính từ. Đó là từ: Câu 7. Trong bài đọc có một dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang đó có tác dụng là: (Em hãy đánh dấu × vào ô trước ý đúng nhất) □ Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. □ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. □ Đánh dấu phần chú thích trong câu văn. □ Đánh dấu các ý được liệt kê trong đoạn văn. Câu 8. Trong đoạn 4: “Trên hành trình rong ruổi không ra mồ hôi”. Em hãy tìm và ghi lại: - Từ láy là động từ: - Từ láy là tính từ: Câu 9. Hãy nối từ ở cột A với từ ở cột B cho thích hợp. Câu 10. Em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? để chỉ đặc điểm bên ngoài hoặc tính tình một bạn trong lớp mà em yêu mến. Bài 8 : Sầu riêng Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chin quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta. 11
  12. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. Mai Văn Tạo Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (1 đ) A. Miền Bắc. B. Miền Nam. C. Miền Trung. Câu 2. Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ) A. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà . B. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. C. Cả hai ý trên đều đúng Câu 3. Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ) A. Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 4. Trong câu “Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.” Bộ phận nào là vị ngữ? (1 đ) A. đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. B. hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. C. ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Câu 5. Câu “Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.” là kiểu câu: (1 đ) A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? Câu 6. Câu nào có kiểu câu Ai thế nào? (1 đ) A. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. B. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi. C. Tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Câu 7. Em hãy tìm và viết ra 5 từ láy có trong bài? (1 đ) Bài 9 : HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ. - Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu: - Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy: - Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà. Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua: - Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống. Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng: - Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng. Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù: - Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ. Lê Ngọc Huyền Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng . Câu 1:(0,5đ) Côc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì? A. Tác dụng của nước. B. Hình dáng của nước. C. Mùi vị của nước. D. Màu sắc của nước Câu 2: (0,5đ) Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau? A. Nước có hình chiếc cốc B. Nước có hình cái bát C. Nước có hình của vật chứa nó. D. Nước có hình cái chai Câu 3: (0,5đ) Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước? A. Nước không có hình dáng nhất định, có hình của vật chứa nó. B.Nước có hình dáng nhất định. C.Nước tồn tại ở thể rắn, thể lỏng và thể khí D. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí. Câu 4: (0,5đ) Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt? A.Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình. B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác. C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận. D. Cả ba ý trên. Câu 5: (1đ) Nối các câu ở cột A với các kiểu câu ở cột B cho phù hợp. A B Màn đêm đã buông xuống. Câu kể Ai làm gì? Hóa ra là như vậy. Câu kể Ai thế nào? Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ. Câu khiến. Các cháu đừng cãi nhau nữa. Câu kể Ai là gì? Câu 6: (0,5đ) Dấu gạch ngang trong câu: - Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? có tác dụng gì? A. Đánh dấu phần chú thích trong câu. B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. D. Cả ba ý trên. Câu 7: (0,5đ) Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc à? 12
  13. A. nhỏ xinh B. xinh xinh C. xinh tươi D. xinh xắn Câu 8: (1đ) Viết tiếp bộ phận vị ngữ để tạo thành câu kể Ai làm gì? Bác Tủ Gỗ Câu 9: (1 điểm) Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: “Nam học bài.” - Câu hỏi: - Câu khiến: Câu 10: (1đ) Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác em cần lưu ý điều gì? Hãy viết một câu để bày tỏ ý kiến của mình. Bài 10: RỪNG XUÂN Trời xuân chỉ hơi xe lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt hờ hững trên sườn đồi. Rừng hôm nay như một ngày hội của màu xanh, màu xanh với nhiều góc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. Những rừng cây bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục để chuyển sang màu xanh. Những lá cời non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng. Những lá xưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngoã non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ. Tất cả những sắc non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc của những tán lá già của những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chúm bao Nhưng không phải chỉ có màu xanh mà thôi, giữa những đám lá sồi xanh, có những đám lá già còn rớt lại đỏ như những viên hồng ngọc. Lác đác trên nhiều cành, còn có những chiếc lá già đốm vàng, đốm đỏ, đốm tía, và kìa, ở tận cuối xa, những chùm lá lại vàng lên chói chang như những ngọn lửa thắp sáng cả một vùng. Nắng đậm dần lên chiếu qua các tầng lá đủ màu sắc rọi xuống tạo ra một vùng ánh sáng mờ tỏ chỗ lam, chỗ hồng, có chỗ nắng chiếu vào những hạt sương tóe lên những tia ngũ sắc ngời ngời như ta nhìn qua những ống kính vạn hoa. Trong bầu ánh sáng huyền ảo ấy, hôm nay diễn ra một buổi hội của một số loài chim. (Ngô Quân Miện) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 1. Trong bài, sự vật nào được so sánh với chiếc khăn voan? A. Trời xuân B. Vệt sương. C. Rừng xuân. D. Ánh mặt trời 2. Lá cây nào được so sánh với “Thứ lụa xanh màu ngọc thạch’? A. Lá cời B. Lá ngõa. C. Lá sưa. D. Lá sồi 3. Cây nào còn sót lại đốm lá già đỏ như những viên hồng ngọc? A. Cây sồi B. Cây vải. C. Cây dâu da. D. Cây cơm nguội 4. Bài văn miêu tả cảnh gì? A. Cảnh ngày hội mùa xuân B. Cảnh ngày hội của các loài chim. C. Cảnh rừng xuân. D. Cảnh buổi chiều 5. Dấu hai chấm trong câu “ Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, ” có tác dụng gì? A. Dẫn lời nói trực tiếpB. Dẫn lời giới thiệu. C. Liệt kê. D. Ngắt câu 6. Dòng nào nêu những hành động thể hiện con người có lòng dũng cảm? A. Chống lại cái ác, bênh vực lẽ phải. B. Trả lại của rơi cho người đánh mất. C. Dám nói lên sự thật. D. Không nhận sự thương hại của người khác 7. Câu kể “Sầu riêng là loại trái cây quý của miền Nam” dùng để làm gì?. A. Khẳng định.B. Sai khiến. C. Giới thiệu. D. Nhận định 8. Đặt một câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu “Cao Bá Quát là một người Văn hay chữ tốt”. Bài 11: Chiếc nón mẹ làm An-đrây được mẹ may cho một chiếc nón mới. Chiếc nón màu đỏ được điểm xuyết bằng một miếng vải màu xanh ở chính giữa. An-đrây hãnh diện và muốn khoe với mọi người chiếc nón của mình. Thế là, cậu đến quảng trường nơi sắp diễn ra trận bóng của hoàng gia. Tại đây, An-đrây gặp công chúa và nhà vua. Công chúa mặc một chiếc váy bằng lụa trắng đính nơ vàng tuyệt đẹp. Nàng tháo sợi dây chuyền của mình đeo vào cổ cậu bé và bảo: - Này em, hãy đưa chiếc nón cho ta. An-đrây lắc đầu. Thình lình, nhà vua oai vệ bước tới. Nhà vua khoác chiếc áo choàng đỏ tía. Chiếc vương miện bằng vàng lấp lánh trên mái tóc gợn sóng trắng phau của ngài. Nhà vua mỉm cười: - Ngươi sẽ đổi chiếc nón lấy chiếc vương miện bằng vàng của ta chứ? An-đrây sững sờ nhìn đức vua. Khi nhà vua cầm chiếc vương miện tiến đến gần cậu. Cậu phóng như tên bắn ra khỏi quảng trường. Cậu chạy nhanh đến nỗi sợi dây chuyền rơi ra khỏi cổ nhưng chiếc nón vẫn còn nguyên trên đầu. Về nhà, An-đrây sà vào lòng mẹ và lo lắng kể hết mọi việc cho mẹ nghe. Mẹ ôm An-đrây thật chặt, rồi âu yếm hôn cậu bé: - Dù cho con có đội vương miện bằng vàng thì trông con vẫn, không tuyệt như khi đội chiếc mũ mẹ làm. An-đrây lại cảm thấy vui vẻ như trước. Sưu tầm 1. Trong bài, An-đrây hãnh diện vì được mẹ tặng cho: (0.5 điểm) A. một chiếc áo mới bằng lụa trắng. B. một chiếc áo choàng màu đỏ tía. C. một sợi dây chuyền bằng vàng. D. một chiếc nón tự tay mẹ may. 2. Món quà mà mẹ tặng An-đrây có đặc điểm là: (0.5 điểm) A. Một chiếc nón vải màu đỏ, điểm xuyết một miếng vải xanh ở chính giữa . B. Mẹ tốn rất nhiều tiền để mua chiếc nón này ở cửa hàng thiếu nhi. 13
  14. C. Công chúa và nhà vua không thích chiếc nón của An-đrây ca. D. Có đính một hạt kim cương to trên mũ. 3. Vì sao An-đrây không muốn đổi chiếc nón cho công chúa, cho nhà vua? (0.5 điểm) 4. Trong bài, người mẹ thấy An-đrây đẹp tuyệt lúc nào? (1 điểm) 5. Qua bài đọc trên, em có cảm nhận gì về An-đrây. Hãy viết vài dòng nói lên suy nghĩ của em về bạn ấy. (1 điểm) 6. Vị ngữ trong câu “Chiếc mũ màu đỏ được điểm xuyết bằng một miếng vải màu xanh ở chính giữa.” là những từ ngữ: (1 điểm) 7. Nối câu ở cột A với đúng kiểu câu ở cột B (1 điểm) 8. Em hãy đặt một câu kể Ai là gì? Để giới thiệu hoặc nhận định về một người bạn mà em yêu quý. (1 điểm) Bài 12: CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển. Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na. Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thich: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học. Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm. Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn. Theo Tâm huyết nhà giáo 1. Nết là một cô bé? (0,5 điểm) A. Thích chơi hơn thích học. B. Có hoàn cảnh bất hạnh. C. Yêu mến cô giáo. D. Thương chị. 2. Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm) A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi B. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường. C. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ. D. Nết học yếu nên không thích đến trường. 3. Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm) A. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về . B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình. C. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học. D. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo. 4. Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm) A. Mua cho bạn một chiếc xe lăn. B. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn. C. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai 14
  15. D. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường. 5. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm) 6. Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm) 7. Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái.” thuộc kiểu câu kể nào? (1 điểm) 8. Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm) Bài 13: SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ Thanh đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau Thanh là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, Thanh liền nhường chỗ của mình cho bà. Bà cảm ơn rồi vội vã bước lên. Nhưng đến lượt Thanh thì bưu điện đóng cửa. Khi đó Thanh cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang Thanh nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.” Thanh sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, Thanh đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Thanh rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Thanh không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn. Kể từ ngày hôm đó, Thanh cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Thanh bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì Thanh nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác. Ngọc Khánh 1. Vì sao nhân vật “Thanh” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau? (0.5 điểm) A. Vì thấy mình chưa vội lắm. B. Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ. C. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương. 2. Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật “Thanh” lại cảm thấy bực mình và hối hận? (0.5 điểm) A. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn mình. B. Vì thấy mãi không đến lượt mình. C. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa. 3. Việc gì xảy ra khiến nhân vật “Thanh” lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng”? (0.5 điểm) A. Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét. B. Vì đã mua được tem thư. C. Vì đã không phải quay lại bưu điện vào ngày hôm sau. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm) A. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác. B. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết quan tâm giúp đỡ người khác. C. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn. 5. Từ nào viết sai chính tả? (0.5 điểm) A. con nai B. hẻo lánh C. lo toan D. lo ấm 6. Từ nào viết sai? (0.5 điểm) A. Bắc Kinh B. An-đrây-ca C. Ga-vrốt D. Cô-péc-Ních 7. Gạch chân dưới trạng ngữ trong câu sau: (1 điểm) Khi mùa hè đến, hoa phượng đỏ rực. Ý nghĩa của trạng ngữ trên là: 8. Câu sau thuộc kiểu câu gì? Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu? (1 điểm) Đã sang tháng ba, đồng cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân. 9. Em có nhận xét và cảm nhận điều gì về nhân vật “Thanh” đã nhường chỗ cho mẹ con người phụ nữ đứng xếp hàng trong bài văn trên. (1 điểm) Bài 14: NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG 15
  16. Cuộc đua ma-ra-thon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “Người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “Người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: Nhiệm vụ của nhân vật “Tôi” trong bài là: (0, 5 điểm) A. Chăm sóc y tế cho vận động viên. C. Bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua. B. Lái xe cứu thương. D. hò reo cổ vũ cho cuộc đua. Câu 2: Không khí của cuộc thi ma-ra-thon thế nào? (0, 5 điểm) A. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon sôi nổi. B. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon buồn tẻ. C. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon bình thường. D. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon yên lặng. Câu 3: Trong giải ma-ra-thon tác giả chú ý đến nhân vật nào nhất ? (0, 5 điểm) A. Chú ý đến những người trên xe cứu thương. B. Chú ý đến những người chạy theo để cổ vũ. C. Chú ý đến những người xuất phát đầu tiên D. Chú ý đến người xuất phát cuối cùng. Câu 4: Giải Ma-ra-thon là giải: (1 điểm) A. Giải ma-ra-thon dành cho người thích bơi lội. B. Giải ma-ra-thon dành cho người thích đi xe đạp. C. Giải ma-ra-thon dành cho người thích chạy bộ. D. Giải ma-ra-thon dành cho người thích leo núi. Câu 5: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai ? Có đặc điểm gì ? (1 điểm) Câu 6: Đoạn cuối bài: “Kể từ hôm đó, nhẹ nhàng đối với tôi” tác giả muốn khuyên em điều gì ? (1 điểm) Câu 7: Câu “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.” (0, 5 điểm) A. Câu khiến. B. Câu kể Ai là gì? C. Câu kể Ai thế nào? D. Câu kể Ai làm gì ? Câu 8: Dòng nào sau đây chỉ toàn là từ láy? (0, 5 điểm) A. Xanh um, lộng lẫy, ngay ngáy, rực rỡ, mênh mông. B. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, bờ bến. C. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, ấm áp. D. Rực rỡ, lộng lẫy, xúm xít, ngay ngáy, ấm áp. Câu 9: Trong câu: “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.” (1 điểm) Chủ ngữ là: Vị ngữ là: . Câu 10: Em đặt câu kể “Ai là gì?” để khen chị vận động viên đã chiến thắng: (1 điểm) IV. Đọc thành tiếng 1/ - Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0,5 điểm, đọc sai 5 tiếng trở lên trừ 1 điểm. 2/ - Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: trừ 0,5 điểm. - Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở đi: trừ 1 điểm. 3/ - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: trừ 0,5 điểm. - Giọng đọc không thể hiện tính diễn cảm: trừ 1 điểm. 4/ - Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ 1 đến 2 phút: trừ 0,5 điểm. - Đọc quá 2 phút: trừ 1 điểm 5/ - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0,5 điểm - Trả lời sai hoặc không trả lời được: trừ 1 điểm. 16