Câu hỏi ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 7
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cau_hoi_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7.docx
Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 7
- 1) Trẻ em Việt Nam có bổn phận gì? + Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác + Phải thực hiện tốt nghĩa vụ và bổn phận của mình + Hiểu sự quan tâm của mỗi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình. 2) Nêu nội dung quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam? Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khoẻ, được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình. - Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị, phục hồi chức năng. - Trẻ không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy. 3) Thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? em hãy nêu những việc mình đã làm để bảo vệ môi trường +Giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường. +Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu. +Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những việc bảo vệ môi trường là: +Trồng nhiều cây xanh +Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên +Sử dụng năng lượng sạch +Tiết kiệm điện +Giảm sử dụng túi nilông +Tận dụng ánh sáng mặt trời +Ưu tiên sản phẩm tái chế +Áp dụng khoa học hiện đại vào đời sống 4) Thế nào là di sản văn hóa (di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể) -Di sản văn hóa vật thể Văn hóa vật thể là các giá trị văn hóa tồn tại một cách hữu linh, con người có thể nhận biết một cách cảm tính, trực tiếp qua các giác quan ( cung điện, chùa tháp, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, thắng cảnh thiên nhiên ) có giá trị văn hóa, lịch sữ, khoa học được cộng đồng dân tộc, nhân loại thừa nhận. -Di sản văn hóa phi vật thể Văn hóa phi vật thể là các sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sữ, văn hóa, khoa học được lưu giữu bằng trí nhớ, chữ viết và được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác. Bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn hóa nghệ thuật, khoa học, ngữ văn, truyền miệng diễn xướng, dân gian lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công, truyền thong tri thức về y, dược học cổ truyền, văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những trí thức dân gian khác.( theo luật di sản văn hóa).
- 5) Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân có nghĩa là gì? trách nhiệm của công dân đối với quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào. Người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa. Bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không được ai cưỡng bức hoặc cản trở. trách nhiệm đối với quyền tự do tin ngưỡng tôn giáo Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ Không được bài kích gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Nghiêm cấm việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước. 6) bộ máy nhà nước ta gồm những loại cơ quan nào? kể tên -Bộ máy nhà nước gồm những cơ quan: Ủy ban nhân dân các cấp , hội đồng nhân dân các cấp. 7) Theo em công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với đại biểu do mình bào gan và đối với cơ quan nhà nước Quyền: + Làm chủ +Giám sát các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra +Góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các co quan đại diện do mình bầu ra Nghĩa vụ: + Công dân thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước . +Bảo vệ các cơ quan nhà nước +Giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành công vụ 8) Trách nhiệm của chúng ta đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở( xã, phường, thị trấn) - Tôn trọng và bảo vệ, làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước , chấp hành nghiêm chỉnh qui định của pháp luật, của chính quyền địa phương