Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7 - Chuyên đề 6: Cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

docx 3 trang Hàn Vy 01/03/2023 11405
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7 - Chuyên đề 6: Cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_7_chuyen_de_6.docx

Nội dung text: Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7 - Chuyên đề 6: Cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

  1. CHUYÊN ĐỀ 6: CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC I. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN, QUAN ĐIỂM TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC 1. Khái niệm: - Nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học là việc thể hiện quan điểm, chính kiến của mình bằng việc sử dụng kết hợp và linh hoạt các thao tác nghị luận: giải thích, bình luận, chứng minh, so sánh, bình luận, bác bỏ. - Đề bài văn nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học là những quan điểm, nhận xét của một nhà văn, một nhà nghiên cứu hay chính bạn đọc về tác phẩm văn học. 2. Những lưu ý khi làm bài văn nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học - Cần xác định rõ ý kiến bàn về phương diện nào của tác phẩm văn học: nội dung hay nghệ thuật, tình huống truyện hay chi tiết truyện, nhân vật hay nghệ thuật xây dựng nhân vật, - Ý kiến được đưa ra bàn luận là đúng hay sai? Quan điểm cá nhân đối với ý kiến đó. - Bám sát vào tác phẩm để tìm những chi tiết nổi bật và làm rõ ý kiến nhận định. Tránh việc xa rời tác phẩm, dẫn đến việc nghị luận lan man và không chính xác. - Vận dụng thành thạo và linh hoạt các thao tác lập luận. 3. Dàn ý của bài văn nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học a. Mở bài - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm xuất hiện trong ý kiến nghị luận. - Dẫn dắt nội dung cần nghị luận vào bài. - Trích dẫn nguyên văn ý kiến, quan điểm. b. Thân bài - Giải thích và làm rõ ý kiến, quan điểm. - Bàn luận các khía cạnh của vấn đề cần nghị luận qua việc: + Đưa ra ý kiến của bản thân: Đồng tình hay bác bỏ. + Phân tích, chứng minh ý kiến, nhận định bằng những lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng rõ ý kiến, quan điểm bàn về vấn đề gì trong tác phẩm văn học. - Đánh giá ý kiến: Đúng- sai, cần ổ sung gì? c. Kết bài - Khẳng định thái độ của người viết về ý kiến, quan điểm trong đề. 4. Đề bài tham khảo: Đề bài: Nhận xét về bài thơ”Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: Bài thơ”Rằm tháng giêng” là cả một sự hài hòa tuyệt đẹp”. Bằng những cảm nhận về bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. II. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC MANG TÍNH LÍ LUẬN 1. Khái niệm - Lí luận văn học, hiểu một cách đơn giản là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện khái quát, nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Kiến thức lí luận văn học sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi khái quát ví dụ như: Văn học bắt nguồn từ đâu? Một tác phẩm văn học do những yếu tố nào tạo thành? Văn học được sáng tác và được tiếp nhận như thế nào? Văn học sinh ra để làm gì? 2. Các đề nghị luận văn học thường gặp hiện nay (ba cấp độ): a. Cấp độ 1( ít gặp trong đề thi HSG): Phân tích các yếu tố cơ bản trong một tác phẩm văn học.
  2. - Phân tích nhân vật “ ông Hai’ trong tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân. b. Cấp độ 2 ( ít gặp trong đề thi HSG): Phân tích các yếu tố trong tác phẩm văn học để làm rõ một yêu cầu nào đó. - Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “ Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao - Phân tích chất thơ trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa” của Nguyễn Thành Long. c. Cấp độ 3 ( thường xuyên xuất hiện trong đề thi HSG): Giải quyết một nhận định lí luận văn học. - Bình luận về ý kiến của nhà thơ Tố Hữu: “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy”. - Tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự tôn vinh con người bằng cách hình thức nghệ thuật độc đáo. - “Chỉ cần hình ảnh đẹp, giàu sức gợi là đã đủ để làm nên một bài thơ hay”. 3. Dàn bài Nghị luận về một vấn đề lí luận văn học Kiểu bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học mang tính lí luận là kiểu bài phổ biến trong các đề thi HSG Ngữ văn. Tuy nhiên nhiều em học sinh chưa biết cách làm kiểu bài này, đôi khi các em sa đà vào phân tích lan man hoăc không biết bắt đầu từ đâu. Để làm tốt kiểu bài này các em cần có những kĩ năng nhất định. Từ những kiến thức vừa nêu, tôi đề xuất dàn ý chung để giải quyết các bài giải quyết một vấn đề Lí luận văn học như sau: a. Mở bài - Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề nghị luận - Trích dẫn ý kiến và định hướng triển khai. b. Thân bài * Giải thích - Giải thích các thuật ngữ, các từ ngữ, hình ảnh khó ( từ khóa) trong nhận định. - Chốt vấn đề nghị luận: Như vậy, vấn đề cần bàn ở đây là gì? * Phân tích, bình luận, chứng minh: - Sử dụng các kiến thức lí luận văn học để lí giải vấn đề nghị luận. Trả lời cho câu hỏi “vì sao?” - Chọn 1 hoặc vài tác phẩm( tùy theo yêu cầu của đề), phân tích kĩ tác phẩm cả về nội dung lẫn nghệ thuật để làm sáng tỏ vấn đề qua ý kiến, nhận định. * Đánh giá chung: - Đánh giá ngắn gọn về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm phân tích - Đánh giá đúng đắn của vấn đề nghị luận. - Bổ sung, phản biện lại vấn đề (Nếu có) - Liên hệ so sánh, mở rộng c. Kết bài - Trở lại vấn đề để khẳng định ý kiến - Liên hệ và rút ra bài học cho nhà văn trong quá trình sáng tác và bạn đọc trong quá trình tiếp nhận. II. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC MANG TÍNH LÍ LUẬN 1. Khái niệm - Lí luận văn học, hiểu một cách đơn giản là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện khái quát, nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Kiến thức lí luận văn học sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi khái quát ví dụ như: Văn học bắt nguồn từ đâu? Một tác phẩm văn học do những yếu tố nào tạo thành? Văn học được sáng tác và được tiếp nhận như thế nào? Văn học sinh ra để làm gì?
  3. 2. Dàn bài NL về một vấn đề lí luận văn học Kiểu bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học mang tính lí luận là kiểu bài phổ biến trong các đề thi HSG Ngữ văn. Tuy nhiên nhiều em học sinh chưa biết cách làm kiểu bài này, đôi khi các em sa đà vào phân tích lan man hoăc không biết bắt đầu từ đâu. Để làm tốt kiểu bài này các em cần có những kĩ năng nhất định. Từ những kiến thức vừa nêu, tôi đề xuất dàn ý chung để giải quyết các bài giải quyết một vấn đề LLVH như sau: a. Mở bài - Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề nghị luận - Trích dẫn ý kiến và định hướng triển khai. b. Thân bài * Giải thích - Giải thích các thuật ngữ, các từ ngữ, hình ảnh khó ( từ khóa) trong nhận định. - Chốt vấn đề nghị luận: Như vậy, vấn đề cần bàn ở đây là gì? * Phân tích, bình luận, chứng minh: - Sử dụng các kiến thức lí luận văn học để lí giải vấn đề nghị luận. Trả lời cho câu hỏi “vì sao?” - Chọn 1 hoặc vài tác phẩm( tùy theo yêu cầu của đề), phân tích kĩ tác phẩm cả về nội dung lẫn nghệ thuật để làm sáng tỏ vấn đề qua ý kiến, nhận định. * Đánh giá chung: - Đánh giá ngắn gọn về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm phân tích - Đánh giá đúng đắn của vấn đề nghị luận. - Bổ sung, phản biện lại vấn đề (Nếu có) - Liên hệ so sánh, mở rộng c. Kết bài - Trở lại vấn đề để khẳng định ý kiến - Liên hệ và rút ra bài học cho nhà văn trong quá trình sáng tác và bạn đọc trong quá trình tiếp nhận.