Đề chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022

docx 4 trang Hoài Anh 8405
Bạn đang xem tài liệu "Đề chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC: 2021-2022 HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn thơ: Miền Trung Câu ví dặm nằm nghiêng Trên nắng và dưới cát Đến câu hát cũng hai lần sàng lại Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm. Miền Trung Bao giờ em về thăm Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ Không ai gieo mọc trắng mặt người. Miền Trung Eo đất này thắt đáy lưng ong Cho tình người đọng mật Em gắng về Đừng để mę già mong (Trích Miền Trung, Hoàng Trần Cương, Thơ hay Việt Nam thế kỉ XX, NXB Văn hóa Thông tin, 2006, tr. 81-82) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung được gợi ra từ đoạn thơ trên là gì? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ đặc sắc trong đoạn thơ trên. Câu 3. Những dòng thơ sau cho em cảm nhận gì về mảnh đất và con người miền Trung: Miền Trung Eo đất này thắt đáy lưng ong Cho tình người đọng mật Câu 4. Em có nhận xét gì về tình cảm của Hoàng Trần Cương đối với miền Trung được thể hiện trong đoạn thơ trên? PHẦN II. LÀM VĂN (14.0 điểm) Câu 1. (4.0 điểm) Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? (Tố Hữu) Quan điểm của em về vấn đề trên bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ. Câu 2. (10.0 điểm) Con người mà văn chương luôn khao khát kiếm tìm? Từ truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, em hãy trả lời câu hỏi trên. Hết Họ và tên thí sinh: ; SBD: Giám thị 1: ; Giám thị 2:
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 Sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung: 0.5 - Trong đoạn thơ: Trên nắng và dưới cát; Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt; Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ; Chỉ gió bão là tốt tươi như có (HS chỉ ra 3 hình ảnh cho điểm tối đa) - Đó là mảnh đất với những khó khăn, gian khổ và khắc nghiệt chịu 0.5 nhiều những tai ương của thiên tai bão lũ 2 - Biện pháp tu từ đặc sắc: Điệp ngữ Miền Trung 0.5 - Tác dụng: + Tạo cho lời thơ tính nhạc trở nên da diết mà tha thiết không nguôi 0.5 + Nhấn mạnh rằng mảnh đất miền Trung thân yêu với những gian truân và khó khăn, với những khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng 0.5 trong đó vẫn mang những vẻ đẹp vô cùng đẹp đẽ; thể hiện tình cảm của tác giả với miền Trung 3 - Mảnh đất miền Trung: vô cùng khắc nghiệt với nắng gió, thiên tai, 1.0 đất đai không màu mỡ. Tất cả những điều ấy tạo nên những bất lợi cho hoạt động sản xuất và sinh sống của người dân. - Con người miền Trung: vẫn luôn chăm chỉ, cần cù và sống với nhau 1.0 bằng tất cả sự yêu thương chân thành nhất. - Cảm nhận riêng của học sinh: Đồng cảm, xót thương 0.5 4 - Tác giả thể hiện sự cảm thương đối với cuộc sống trước thiên nhiên 0.5 khắc nghiệt của người dân miền Trung. - Đồng thời qua đó, thể hiện sự trân trọng, ngợi ca những đức tính 0.5 đáng quý của con người nơi đây: Cần cù, chịu khó, chân tình. - Đó là những tình cảm cao đẹp, đáng quý, đáng trân trọng. 1.0 II LÀM VĂN 14.0 1 Viết đoạn văn khoảng 200 chữ về câu hỏi: Ôi! Sống đẹp là thế 4.0 nào, hỡi bạn? a. Đảm bảo hình thức đoạn văn: 0.25 Có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn trình bày theo nhiều cách thức khác nhau b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.25 Quan niệm về lẽ sống đẹp
  3. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: 3.0 - Sống đẹp là: 1.0 + Cách sống biết hi sinh, vị tha, biết đấu tranh cho hạnh phúc của người khác + Cách sống luôn hướng về một mục đích, một lí tưởng và ước mơ, khát vọng cao đẹp + Cách sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, có ước mơ trong sáng, có niềm tin và nghị lực vượt qua bao sóng gió của cuộc đời để vươn đến một tương lai tươi sáng - Sống đẹp giúp: 1.0 + Sống đẹp khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa, “sống” theo đúng nghĩa chứ không phải sự tồn tại đơn thuần: đời sống tinh thần phong phong phú hơn. + Khi ta có một cách sống đẹp, bản thân mới thực sự có giá trị, ta sẽ nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ người khác + Giúp gắn kết mỗi cá nhân với nhau xây dựng cuộc sống tốt đẹp - Phê phán: Lối sống tiêu cực, đi ngược lại với lẽ sống đẹp 0.5 - Nhận thức được những lẽ sống đẹp mà xây dựng những điều ấy 0.5 trong cuộc đời của chính bản thân chúng ta. 2 Từ truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, trả lời câu hỏi: Con người 10.0 mà văn chương luôn khao khát kiếm tìm? a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0.5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khẳng định vấn đề b. Đảm bảo kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng 0.5 tạo lập văn bản, cảm nhận văn chương để làm bài c. Triển khai vấn đề: 1. Giải thích: - Con người là cá thể, một thực thể tồn tại trong cuộc sống hằng ngày cũng là đối tượng mà văn chương hướng tới - Sự khác biệt giữa phần con và phần người là vô cùng lớn, bởi vậy văn chương luôn khao khát hướng tới chất người trong con người => Văn chương luôn hướng tới con người, khao khát tìm ra, níu giữ chất người trong con người. 2. Chứng minh a. Vài nét về Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc b. Cảm nhận văn bản Lão Hạc để trả lời câu hỏi: Con người mà truyện ngắn Lão Hạc khao khát kiếm tìm? *) Người nông dân trong xã hội cũ qua nhân vật lão Hạc: - Số phận: bất hạnh, bị chèn ép với thân phận thấp cổ bé họng, già nua, ốm yếu, con bỏ nhà đi, cuộc đời kết thúc bằng một cái chết đau đớn
  4. - Lão Hạc là con người với những phẩm chất cao đẹp dù sống trong hoàn cảnh khổ cực bất hạnh mà những trang truyện ngắn của Nam Cao khao khát kiếm tìm: + Lão Hạc – con người hiền lành, chất phác, đôn hậu, dù tuổi già sức yếu lão vẫn chăm lo cho công việc đồng áng, gắn với mảnh vườn mà vợ lão để lại, làm nông để sống cho qua ngày + Lão Hạc – một con người có trái tim nhân hậu, luôn sống và suy nghĩ vì người khác, lão không cho mình được sở hữu bất cứ thứ gì, trân quý từng thứ mà người thân để lại như báu vật, yêu thương con chó Vàng hết mực coi như một người bạn tri âm, tri kỉ (Dẫn chứng – phân tích) + Lão Hạc còn là một người cha với tình yêu thương con sâu nặng, thiêng liêng và mãnh liệt: con trai luôn suốt hiện trong mọi cuộc trò chuyện với ông giáo, lão luôn ân hận vì không mang lại hạnh phúc cho con, lão đã chắt chiu thậm chí hi sinh mạng sống của bản thân để đổi lại tương lai tươi sáng cho đứa con (Dẫn chứng – phân tích) + Lão Hạc – một con người chân chính với một lòng tự trọng sâu sắc: luôn từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, tự vẫn bằng bả chó để không bòn đi lấy một ít nào tài sản để lại cho con để không phái xoay ra sống một cách tủi cực, nhục nhã mà hèn hạ, trở thành một con người tha hóa, biến chất như Binh Tư (Dẫn chứng – phân tích) => Lão Hạc – người nông dân mà trang truyện ngắn luôn khao khát kiếm tìm *) Người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật ông giáo: - Số phận: Bần cùng, bất hạnh, con đau ốm, không giữ lại được những cuốn sách – thứ mà ông trân quý nhất - Ông giáo là một con người tuy cũng chịu nhiều đau khổ bất hạnh nhưng mang những phẩm chất tốt đẹp mà tác phẩm hướng tới: Yêu thương lão Hạc, trò chuyện, tâm giao với lão, đồng cảm xót thương với những gì lão phải chịu đựng. Con người ấy như hiện thân của cây bút xuất sắc Nam Cao với những quan niệm về cuộc sống trong xã hội đương thời (Dẫn chứng – phân tích) 3. Đánh giá