Đề cương khoa học cuối năm môn Lịch sử và địa lí Lớp 4

doc 2 trang Hoài Anh 26/05/2022 5092
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương khoa học cuối năm môn Lịch sử và địa lí Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_khoa_hoc_cuoi_nam_mon_lich_su_va_dia_li_lop_4.doc

Nội dung text: Đề cương khoa học cuối năm môn Lịch sử và địa lí Lớp 4

  1. ĐỀ CƯƠNG KHOA HỌC CUỐI NĂM – LỚP 4 Câu 1: Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm - Khói, bụi, khí độc, vi khuẩn, rác thải không được xử lí là những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm. Câu 2: Nêu một số cách phòng chống ô nhiễm không khí. - Thu gom và xử lí phân, rác hợp lí, giảm lượng khí thải độc hại của xe động cơ và của nhà máy; giảm bụi, khói đun bếp; bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh, Câu 3: Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào: - Âm thanh rất cần cho con người. Nhờ có âm thanh, chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thưởng thức âm nhạc, báo hiệu, Câu 4: Kể tên một số vật dẫn nhiệt tốt và một số vật dẫn nhiệt kém. - Các chất dẫn nhiệt tốt như: đồng, nhôm, kẽm, - Các chất dẫn nhiệt kém như: không khí, gỗ, nhựa, bông, len, Câu 5: Nêu vai trò của nhiệt đối với đời sống con người, động và thực vật. - Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động thực vật. Mỗi loại động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ thích hợp. Nếu phải sống trong điều kiện nhiệt độ không thích hợp mà cơ thể không tự điều chỉnh được hoặc không có những biện pháp nhân tạo khắc phục thì mọi sinh vật sẽ chết, kể cả con người. Câu 6: Nêu quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường: - Quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường là quá trình thực vật phải thường xuyên lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, nước, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí các –bô- níc, khi ô-xi, và các chất khoáng khác, Câu 7: Điều gì sẽ xảy ra nếu thực vật không có ánh sáng? - Không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần có ánh sáng để duy trì sự sống. Câu 8: Kể một số biện pháp để bảo vệ đôi mắt dưới ánh sáng: - Không nhìn trực tiếp vào mặt trời, lửa hàn. - Đeo kính râm, đội mũ, che ô khi đi ngoài trời nắng. - Đọc sánh ở nơi có ánh sáng vừa phải. - Không đọc sách ở nơi sấp bóng.
  2. - Không nhìn quá lâu vào màn hình vi tính. Câu 9: Động vật cần gì để sống? - Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng để sống. Câu 10: Âm thanh có thể lan truyền qua các chất gì? - Âm thanh có thể lan truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn Câu 11: Quá trình quang hợp của cây diễn ra khi nào? - Quá trình quang hợp của cây diễn ra vào ban ngày. Câu 12: Quá trình hô hấp của cây diễn ra khi nào? - Quá trình hô hấp của cây diễn ra cả ngày và đêm. Câu 13. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Trong quá trình quang hợp thực vật hấp thụ khí và thải ra ( Các-bô-ních , khí ô- xi) Câu 14: Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ đâu? - Chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Câu 15: Nêu 1 số việc em có thể làm để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt. -Tắt bếp điện khi không dùng. - Không đun lửa quá to. - Không để nước sôi đến cạn ấm. - Không bật ló sưởi khi không cần thiết, Câu 16: Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm? - Vì nước ở nhiệt độ cao thì nở ra. Nếu nước quá đầy ấm sẽ tràn ra ngoài, có thể gây bỏng hay làm tắt bếp, chập điện. Câu 17: Hãy giải thích tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh? - Là do sắt dẫn nhiệt tốt nên tay ta ấm đã truyền nhiệt cho ghế sắt, ghế sắt là vật lạnh hơn nên ta có cảm giác lạnh.