Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021

doc 3 trang Hoài Anh 24/05/2022 4131
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ky_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐAN PHƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG HÀ MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Năm học: 2020 - 2021 (Thời gian làm phần đọc thầm và phần B: 80 phút) Họ và tên .Lớp 4 Giáo viên coi Giáo viên chấm Điểm (Họ tên, chữ ký) (Họ tên, chữ ký) Điểm đọc: Điểm viết: Nhận xét: A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) . I. Đọc thành tiếng (3 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không. Gió ngạc nhiên : - Ơ, chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát. Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời: - Bạn nhầm rồi ! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi. Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích : - Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ. (Theo Truyện nước ngoài) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây và làm các bài tập sau: Câu 1. Mặt trời tỏa những tia nắng như thế nào? a. Lấp lánh. b. Chói chang. c. Nhẹ nhàng
  2. Câu 2. Hoa hỏi gió và sương điều gì ? a. Gió và sương có thích tiếng hát của hoa không. b. Gió và sương có thích bài hát của hoa không. c. Gió và sương hát hay hoa hát đấy . Câu 3. Gió và sương trả lời hoa thế nào ? a.Ơ, đó là bạn hát à ? b. Gió và sương không thích bài hát đó. c. Đó là gió và sương hát đấy chứ. Câu 4. Qua lời bác gác rừng, em hiểu vì sao hoa, gió và sương không nghe được tiếng hát của nhau? a. Vì mỗi vật đều hát to quá, át tiếng hát của nhau. b. Ví gió và sương đung đưa và ngân nga thánh thót. c. Vì chúng không biết cách lắng nghe để hiểu nhau. Câu 5. Theo em, câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì ? . . Câu 6. Câu “ Mặt trời mỉm cười với hoa.” có mấy từ phức ? a . Một từ b. Hai từ c. Ba từ Câu 7. Trong câu “ Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.” Có mấy từ láy ? a. Một từ : Đó là . b. Hai từ : Đó là . c. Ba từ : Đó là Câu 8. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì ? Gió ngạc nhiên : - Ơ, chính tôi hát đấy chứ? a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước b. Có tác dụng liệt kê các sự vật có trong câu c. Báo hiệu câu đứng sau là lời nói của một nhân vật Câu 9. Trong câu: “Mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca” có mấy danh từ ? a.1 danh từ. Đó là . b. 2 danh từ. Đó là . c. 3 danh từ. Đó là . Câu 10. Em hãy chuyển câu kể “ Hoa lại hỏi sương ” thành một câu hỏi .
  3. B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) 1. Chính tả: Nghe – viết (4 điểm) Bài “Đôi giày ba ta màu xanh” (Sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 81) đoạn “Sau này làm công tác buổi đầu cậu đến lớp.” 2. Tập làm văn (6 điểm) : Viết thư gửi cho bạn ở xa để thăm hỏi và kể cho bạn nghe về trường, lớp và tình hình học tập của em từ đầu năm học đến nay.