Đề cương Lịch sử Lớp 9 - Phần một: Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay

doc 16 trang thaodu 4820
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Lịch sử Lớp 9 - Phần một: Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_lic_su_lop_9_phan_mot_lich_su_the_gioi_hien_dai_tu.doc

Nội dung text: Đề cương Lịch sử Lớp 9 - Phần một: Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay

  1. PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1945 ĐẾN NAY Chương I: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THỂ GIỚI THỨ HAI Bài 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỶ XX I. Liên Xô 1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950) */ Hoàn cảnh:- Liên Xô thiệt hại nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ hai: 27 triệu người chết, hàng chục nghìn nhà cửa, làng mạc, cơ sở sản xuất bị tàn phá Để khắc phục những khó khăn trên Liên Xô đề ra kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh 1946 – 1950. - Những thành tựu : Hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn + Công nghiệp : Đến năm 1947, công nghiệp đã đạt mức chiến tranh. Đến năm 1950, công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh. + Nông nghiệp : đạt mức trước chiến tranh + Khoa học kĩ thuật: Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về bom nguyên tử của Mĩ. + Đến 1950, kinh tế Liên Xô được phục hồi và phát triển. 2. Tiếp tục công cuộc xây dựng CSVC-KT của CNXH (từ những năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX): Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và đạt được nhiều thành tựu to lớn: -Về công nghiệp: Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), một số ngành có sản lượng cao nhất thế giới như: dầu mỏ, than thép, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân - Về nông nghiệp : Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng những năm 60, sản lượng nông phẩm hàng năm vẫn tăng 16%. - Về khoa học – kĩ thuật: Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo (năm 1957) và đưa con người vào vũ trụ (I. Gagarin, 1961), mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. - Về xã hội: Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% lao động cả nước (năm 1971), trình độ học vấn của người dân được dâng cao. - Về đối ngoại: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh, kiên quyết chống chiến tranh xâm lược của nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. II. Đông Âu 1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu: - Một loạt các nước DCND ĐÂ ra đời như: Ba-lan 1944, Ru – ma – ni 1944, Hunggari 1945 - Xây dựng bộ máy chính quyền,tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân -> đời sống của nhân dân được cải thiện. III. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. -Cơ sở : cùng chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê nin. - Tổ chức SEV thành lập ngày 8/1/1949-28/3/1991:Thành tựu: + Tốc độ tăng trưởng CN 10%/năm; LX cho các nước vay 13 tỉ rúp, viện trợ 20 tỉ rúp không hoàn lại. - Ra đời khối quân sự Bắc Đại Tây Dương 4.1949 - Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va(14/5/1955-1/7/1991) Thành tựu: Bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH, duy trì hòa bình và an ninh TG. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1.Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tổn thất nào của Liên Xô là nặng nề nhất sau chiến tranh để lại? A.Hơn 32.000 nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá B.Hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy C.Hơn 1710 thành phố đổ nát D. Hơn 27 triệu người chết. 2. Nguyên nhân nào đòi hỏi Liên Xô bắt tay ngay vào khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 1
  2. A.Thu được nhiều chiến phí B. Chiếm được nhiều thuộc địa C. Bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh. D. Bị các nước phương Tây bao vây cấm vận 3. Từ năm 1946 đến năm 1950, Liên Xô đã đạt được thắng lợi to lớn nào trong công cuộc xây dựng CNXH? A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất B. Thành lập liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. C. Xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của CNXH D. Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế 4. Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Liên Xô năm 1949 A. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. B. Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư C. Liên Xô lần đầu tiên đưa người thám hiểu Mặt D. Liên Xô hoàn thành xây dựng nhà máy điện nguyên Trăng tử Trecsnôbưn 5. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 chứng tỏ điều gì? A. Lực lượng quân sự của Liên Xô và Mĩ cân bằng B. Đánh dấu bước phát triển khoa học – KT của Liên Xô C. Cân bằng quân sự, phá vỡ thế độc quyền vũ khí D. Mĩ mất thế độc quyền, không còn hù dọa thế giới bằng nguyên tử của Mĩ. vũ khí nguyên tử 6. Năm 1961, Liên Xô đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật? A. Phóng thành công tên lửa đạn đạo B. Chế tạo thành công bom nguyên tử C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo D. Phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh Trái Đất 7. Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đạt được những thành tựu cơ bản nào? A. Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế B. Thế cân bằng về chinh phục, thám hiểm vũ trụ C. Thế cân bằng về sức mạnh hạt nhân, vũ khí D. Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự, kinh tế. chiến lược 8. Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, thành tựu Liên Xô đạt được trong xây dựng chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa quan trọng nào? A. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc B. Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội C. Đạt thế cân bằng chiến lược quân sự với Mĩ D. Nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế. BÀI 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NHỮNG NĂM 70 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX I. Sự khủng hoảng và tan rã của liên bang Xô viết: a. Qúa trình khủng hoảng: Năm 1973, trên thế giới bùng nổ cuộc khủng hoảng dầu mỏ.Cuộc khủng hoảng này đã tác động mạnh mẽ tới các nước và dẫn theo hệ quả là khủng hoảng kinh tế trong 3 năm từ 1973- 1975.Cuộc khủng hoảng đã đặt ra thách thức với các nước là phải có những cải cách để về KT, CT, XH để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Trước những hậu quả đó, LX đã quyết định cải tổ đất nước. Tháng 3/1985, Gooc-ba-chốp lên lắm quyền lãnh đạo Đảng và đề ra đường lối cải tổ. b. Sự tan rã: - 25.12.1991 tổng thống Gooc-ba-chốp tuyên bố từ chức, lá cờ LB Xô viết bị hạ xuống, nhà nước Xô-viết chính thức sụp đổ sau 74 năm tồn tại II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu - 1989 chế độ XHCN sụp đổ ở hầu hết các nước ở Đông Âu. Năm 1991, hệ thống các nước XHCN bị tan rã và sụp đổ (28.6.1991 Hội đồng tương trợ kinh tế chấm dứt hoạt động, ngày 1.7.1991 tổ chức hiệp ước Vác sava tuyên bố giải thể) CÂU HỎI ÔN TẬP 1.Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 đã tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế A. Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ. B. Trật tự thế giới “một cực” hình thành C. Hình thành trật tự thế giới “đa cực” D. Phong trào cách mạng thế giới mất chỗ dựa 2. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là A. Mắc phải sai lâm khi cải tổ B. Sự chống phá của các thế lực thù địch 2
  3. C. Đường lối lãnh đạo mang tính chất chủ quan, duy ý chí D. Không bắt kịp sự phát triển khoa học kĩ thuật. 3. Cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới vào giữa những năm 70 của thế kỉ XX mở đầu bằng A. sự khủng hoảng, trì trệ của Liên Xô B. cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới năm 1973. C. cuộc khủng hoảng thừa trong giới tư bản D. sự mâu thuẫn trong nội bộ Đảng cộng sản Liên Xô 4. Vì sao năm 1985, Gooc-ba-chốp đề ra đường lối cải tổ cho đất nước? A. Vì Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện B. Nhằm đưa Liên Xô phát triển ngang bằng với Tây Âu và Mĩ C. Để áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật đang phát triển của thế giới D. Tăng cường tiềm lực để giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 5. Nội dung nào không phải biểu hiện của khủng hoảng và rối loạn của công cuộc cải tổ của Liên Xô? A. Đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, vươn lên phát triển. B. Nhiều cuộc bãi công diễn ra C. Mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ, nhiều nước cộng hòa đòi li D. Các thế lực chống đối ráo riết, kích động khai quần chúng nhân dân 6. Từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa Liên Xô, Việt Nam rút ra được bài học kinh nghiệm gì? A. Tôn trọng quy luật phát triển khách quan về kinh tế B. Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, duy nhất của Đảng cộng sản. C. Cảnh giác trước âm mưa phá hoại của các thế lực thù địch D. Đảm bảo thực hiện dân chủ và công bằng xã hội 7. Từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Việt Nam cần rút ra bài học kinh nghiệm gì? A. ngăn chặn diễn biến hòa bình B. Bắt kịp sự phát triển của khoa học kĩ thuật C. Không được chủ quan duy ý chí trong D. Không được phạm sai lầm trong quá trình đường lối lãnh đạo. cải cách kinh tế, chính trị 8. Một trong những nguyên nhân dẫ đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu mà Việt Nam có thể rút ra để phát triển kinh tế hiện nay là A. xây dựng nền kinh tế thị trường B. xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần C. xây dựng nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa D. xây dựng nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp. CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA-TINH TỪ 1945 ĐẾN NAY Bài 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA I. Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX - Khởi đầu ở Đông Nam Á, khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh, một số nước đã giành được độc lập: In đô nê xi a (17.8.1945), Việt Nam (2.9.1945), Lào (12.10.1945). Sau đó lan sang Nam Á, Bắc Phi, Mĩ La tinh. Năm 1960 có 17 nước châu Phi giành được độc lập -> Từ giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc căn bản đã sụp đổ II. Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX -Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra chủ yếu ở Ăng gô la, Mô dăm bích và ghi nê bít xao nhằm chống ách nô dịch của Bồ Đào Nha và giành được độc lập ghi nê bít xao (1974), Mô dăm bích (6.1975), Ăng gô la (11.1975) III. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX 3
  4. -Chống chế độ phân biệt chủng tộc (a pac thai) ở 3 nước châu Phi là Rô đê di a, Tây Nam Phi, Cộng hòa Nam Phi * Kết quả: giành thắng lợi Rô đê di a (1980), Tây Nam Phi (1990), Cộng hòa Nam Phi (1993). Hệ thống chủ nghĩa đế quốc sụp đổ hoàn toàn TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 1. Nước giành độc lập sớm nhất châu Á là : A. In-đô-nê-xi-a B. Việt Nam C. Trung Quốc D. Lào 2. Năm 1960 gọi là “năm châu Phi” vì có: A. 16 nước giành được độc lập B. 17 nước giành được độc lập C. 18 nước giành được độc lập D. 19 nước giành được độc lập 3. Thắng lợi của cộng hòa Nam Phi năm 1993 có ý nghĩa: A. Kết thúc quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc B. Kết thúc cuộc kháng chiến chống ngoại xâm C. Bầu cử, ứng cử và đòi các quyền tự do dân chủ D. Đấu tranh chống ngọai xâm 4. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu – Mĩ, trừ : A. Thái Lan B. Phi-lip-pin C. Bru-nây D. Xin-ga-po 5. Nội dung nào không phải nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân A. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc châu Á B. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc châu Phi C. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh D. Liên Xô đưa quân giải phóng các dân tộc ở châu Á, Phi và Mĩ La tinh. 6.Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới hình thức nào A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ B. Chế độ phân biệt chủng tộc. C. chủ nghĩa thực dân kiểu mới D. Chủ nghĩa khủng bố 7. Những nước nào tuyên bố giành được độc lập ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng sang A. Trung Quốc B. Khu vực Đông Bắc Á C.Khu vực Nam Á và Bắc Phi. D. Khu vực Tây Á 8. Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trong cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của nhân dân châu Phi là gì? A. Chủ nghĩa thực dân cũ bị xóa bỏ ở châu Phi B. chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi – sào huyệt cuối cùng đã bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại. C. Chủ nghĩa thực dân mới bị xóa bỏ ở Châu Phi D. Hệ thống thuộc địa bị xóa bỏ ở châu Phi BÀI 4: CÁC NƯỚC CHÂU Á I.Tình hình chung - Về chính trị: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào cách mạng châu Á dâng cao, cuối những năm 50 phần lớn đã giành được dộc lập. Nửa sau thế kỉ XX, tình hình chính trị không ổn định do chiến tranh xâm lược của các đế quốc ở Đông Nam Á và Tây Á. Sau chiến tranh lạnh, một số nước diễ ra tranh chấp biên giới lãnh thổ và phong trào li khai - Về kinh tế: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một số nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin ga po -> Thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á II. Trung Quốc 4
  5. 1. Sự ra đời nước CHND Trung Hoa - 1946 – 1949 : Diễn ra nội chiến Quốc dân đảng và Đảng cộng sản Trung Quốc. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập * Ý nghĩa: + Trung Quốc : Đánh dấu cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành, chấm dứt 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư chế dộ phong kiến, đưa Trung quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội +Thế giới: Hệ thống XHCN được mở rộng, có ảnh hưởng tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 2. Cuộc cải cách-mở cửa ( từ 1978-nay ): - 12/1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc đề ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội - Xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế trung tâm, tiến hành cải cách mở cửa nhằm mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, văn minh -Thành tựu: + KT tăng trưởng cao nhất TG, thu hồi Hồng Công (7/1997), Ma Cao (12/1999), chính sách đối ngoại thu được nhiều kết quả( Vị thế cao trên trường quốc tế, Bình thường hóa quan hệ với 1 số nước. Mở rộng quan hệ hợp tác). -> Đời sống ND cải thiện CÂU HỎI ÔN TẬP 1.Tình hình nổi bật của châu Á trước chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Tất cả các nước châu Á đều giành được độc lập B. Hầu hết các nước châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch của các nước đế quốc thực dân. C. Các nước châu Á đều là thuộc địa kiểu mới của Mĩ D. Các nước châu Á nằm trong mặt trận Đồng minh chống phát xít và đã giành được độc lập 2. Sự kiện nào đánh dấu Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do? A. Nội chiến Quốc- cộng kết thúc (1949) B. Nước CHND Trung Hoa ra đời (1949). C. Tung Quốc đề ra đường lối cải cách – mở cửa D. Trung Quốc thu hồi đối với Hồng Công 1997 1978 và Ma Cao 1999 3. Nội dung nào dưới đây không thuộc đường lối đổi mới của Trung Quốc từ năm 1978 A. Tiến hành cải cách và mở cửa B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm C.thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng”. D. Chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh ý nghĩa sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân trung Hoa? A. Nâng cao vị thế Trung quốc trên trường B. Chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu quốc tế. sang châu Á C. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc D. Chấm dứt 100 năm nô dịch và thống trị lập tự do của đế quốc 5. Tháng 12. 1978, Đảng cộng sản Trung quốc đã khởi xướng đường lối A. cải tổ đất nước B. đổi mới đất nước C. cải cách – mở cửa. D. mở rộng quan hệ đối ngoại 6. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời là kết quả của A. quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc B. quá trình nổi dậy của nhân dân Trung Quốc C. quá trình đàm phán giữa Mĩ và Liên Xô D. cuộc nội chiến 1946 – 1949 giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản. 7. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã thực hiện chính sách đối ngoại là gì? A. Thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho Trung Quốc B. Bắt tay với Mĩ chống lại Liên Xô C. Gây chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt D. Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Nam các nước trên thế giới. 8. Sau 20 năm thực hiện đường lối cải cách - mở cửa, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu cơ bản nào? A. Nền kinh tế tiến bộ nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, vị trí của Trung Quốc ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. B. khoa học-kĩ thuật, văn hóa, giáo dục đạt được thành tựu khá cao, đời sống nhân dân được cải thiện 5
  6. C.Vị thế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế và đối với cách mạng trên thế giới D. Nền kinh tế Trung Quốc vươn lên đứng thứ hai thế giới BÀI 5: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á I.Tình hình các nước ĐNÁ trước và sau năm 1945 - Hầu hết là thuộc địa của các nước phương Tây (trừ Thái Lan). - Tháng 8/1945, khi Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân các nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền. Sau đó một số nước phải kháng chiến chống thực dân trở lại xâm lược. - Anh trao trả độc lập cho Phi-lip-pin (7/1946), Miến Điện (1/1948), Mã Lai (8/1957). Giữa những năm 50 của thế kỉ XX, lần lượt giành được độc lập. - Giữa những năm 50 của thế kỉ XX, quan hệ quốc tế căng thẳng, phân hóa trong đường lối đối ngoại: Thái Lan, Philipin gia nhập quân sự SEATO II. Sự ra đời của tổ chức Asean. 1. Hoàn cảnh: - 8.8.1967 Asean ra đời tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 05 thành viên ( In đô nê xi a, Ma lai xi a, Phi lip pin, Thái Lan và Xing a po 2. Mục tiêu: Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua hợp tác hòa bình ổn định giữa các thành viên. 3. Nguyên tắc: - Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau - Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, hợp tác và phát triển III. TỪ “ASEAN 6” PHÁT TRIỂN THÀNH “ASEAN 10” Tên nước Thủ đô Thời gian thành lập Thời gian gia nhập ASEAN Phi-lip-pin Ma-ni-la 7-1946 8-1967 Ma-lai-xi-a Cua-la-lăm-pơ 8-1957 8-1967 Xin-ga-po Xin-ga-po 8-1957 8-1967 Thái Lan Băng Cốc 8-1967 8-1967 In-đô Gia-các-ta 8-1945 8-1967 Bru-nây Ban-đa Xê-ri Bêm-ga-oan 1984 1984 Việt Nam Hà Nội 8-1945 7-1995 Lào Viên Chăn 10-1945 9-1997 Mi-an-ma Y-an-gun 1-1948 9-1997 Cam-pu-chia Phnôm Pênh 1953 4-1999 Quá trình phát triển và hội nhập: Hợp tác kinh tế, xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển, mở rộng quan hệ quốc tế. CÂU HỎI ÔN TẬP 1.Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành ở đâu? A. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a) B. Ma-ni-la (Phi-lip-pin) C. Băng Cốc (Thái Lan). D. Xin-ga-po 2. Sự kiện xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN là A.Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á B. Tuyên ngôn thành lập tổ chức ASEAN tại được kí kết tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2/1976. Băng Cốc. C. Hiệp định Pa-ri và Cam-pu-chia được kí kết D. Việt Nam gia nhập Hiệp ước Ba - li 3. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào ở Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Việt Nam B. In-đô-nê-xi-a C. Cam-pu-chia D. Thái Lan. 4. Ở Đông Nam Á, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. NATO B. SEATO. C. AZUS D. EU 6
  7. 5. Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức ASEAN vào thời gian nào? A. Tháng 6/1994 B. Tháng 7/1995. C. Tháng 7/1997 D. Tháng 4/1999 6. Yếu tố nào dưới đây không phải là nguyên nhân thành lập của tổ chức ASEAN? A. Hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát B. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường triển quốc bên ngoài đối với khu vực C. Thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với D. Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của nước khác. các tổ chức hợp tác khác trên thế giới 7. Biến đổi nào quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? A.Lần lượt gia nhập tổ chức ASEAN B. Đều giành được độc lập. C.Trở thành các nước công nghiệp mới D. Tham gia vào tổ chức Liên hiệp quốc 8. Khi tham gia vào tổ chức ASEAN, Việt Nam sẽ phải đối đầu với nguy cơ nào dưới đây? A. Mất quyền tự chủ về kinh tế B. Sự chống phá của các thế lực thù địch C. Mất bản sắc dân tộc, do sự hòa tan về văn D. Khó xây dựng nền kinh tế công nghệ cao hóa. do không đủ tài nguyên Bài 6: CÁC NƯỚC CHÂU PHI I.Tình hình chung: 1. Phong trào đấu tranh giành độc lập. - Diễn ra sôi nổi, nhiều nước giành được độc lập, đầu tiên ở Bắc Phi, sau đó lan rộng khắp châu lục. - Năm 1960, có 17 nước giành độc lập, được ghi nhận Năm châu Phi 2. Công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế ở châu Phi. - Đạt được nhiều thành tích, nhưng vẫn đói nghèo, lạc hậu, không ổn định, khó khăn (những năm 80 của thế kỉ XX) - Để giải quyết khó khăn, các nước đã liên kết với nhau thành lập Liên minh châu Phi (EU) II. Cộng hòa Nam Phi - Chính quyền thực dân da trắng đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc cực kì tàn bạo. - Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “ Đại hội dân tộc phi (ANC), 1993 chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ ở Nam Phi. Nen – xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da đen đầu tiên của nước Cộng hòa Nam Phi. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ sau hơn 3 thế kỉ tồn tại CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nơi diễn ra phong trào giải phóng dân tộc sớm nhất ở châu Phi là : A. Bắc Phi . B. Tây Phi C. Đông Phi D. Nam Phi 2. Năm 1960 được gọi là năm châu Phi vì : A. Chủ nghĩa thực dân hoàn toàn sụp đổ ở châu Phi B. Tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập C. Có 17 nước Tây Phi, Đông Phi và Trung Phi giành được độc lập. D. Phong trào gpdt phát triển mạnh mẽ ở Đông Phi và Nam Phi 3. Nhiệm vụ quan trọng của nhân dân châu Phi hiện nay là : A. Đấu tranh giair phóng dân tộc, giành độc lập tự do B. Tiến hành kháng chiến chống xâm lược C. Đấu tranh chống nghèo nàn, lạc hậu, ổn định tình hình. D. Tiếp tục phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội 4. “Chiến lược kinh tế vĩ mô” (6-1996) ở Nam Phi có tên gọi : A. Tăng trưởng việc làm và phân phối lại . B. Phát triển kinh tế tốc độ nhanh C. Nền kinh tê lớn trên thế giới D. Kế hoạch phát triển kinh tế quy mô lớn 5. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi A. Năm 1990, nước cộng hòa Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập 7
  8. B. Năm 1990, chính quyền Nam Phi đã từ bỏ chính sách phân biệt chủng tộc C. Năm 1993, Hiến Pháp Nam Phi đã từ bỏ chính sách phân biệt chủng tộc. D. Năm 1993, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi hoàn toàn giành được thắng lợi 6. Chủ nghĩa A-pac-thai có nghĩa là: A. Sự phân biệt tôn giáo B. Tình trạng phân biệt chủng tộc C. Duy trì thế ưu việt của người da trắng D. Chế độ phân biệt chủng tộc. 7. Nen-xơn Man-đê-la trở thành người da đen đầu tiên giữ chức vụ gì? A. Thủ tướng, An-giê-ri B. Tổng thống, cộng hòa Pê-ru C. Thủ tướng, cộng hòa Ấn Độ D. Tổng thống, cộng hòa Nam Phi. 8. Những khó khăn mà các nước châu Phi gặp phải sau khi giành được độc lập là A. Mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền B. mâu thuẫn giữa nhân dân với lãnh đạo C. xung đột nội chiến, tình trạng đói nghèo, D. sự cấm vận của Mĩ nợ chồng chất và dịch bệnh. Bài 7: CÁC NƯỚC MỸ LA TINH I. Những nét chung: - Trong thập niên đầu thế kỉ XX, nhiều nước, nhiều nước giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của Bồ Đào Nha nhưng lại phụ thuộc vào Mĩ.( Trước chiến tranh TG II là thuộc đia, lệ thuộc và là sân sau của các nước ĐQ) - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài bùng nổ, mở đầu là thắng lợi của cách mạng Cu-ba (1959) - 1959 – 1980 diễn ra cao trào đấu tranh mạnh mẽ, trở thành “ Lục địa bùng cháy “ - Từ 1980 đến nay, các nước Mỹ La tinh phát triển đạt nhiều thành tựu về kinh tế và văn hoá nhưng đến những năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế-chính trị lại gặp nhiều khó khăn II. Cu-ba hòn đảo anh hùng - Sau chiến tranh Cu- Ba đặt dưới sự thống trị độc tài của Batixta. - 26.7.1953 cuộc tiến công vào pháo đài Môn-ca-đa đã mở đầu đấu tranh vũ trang - Từ 1956- 1958 xây dựng căn cứ, phát triển lực lượng cách mạng. -1.1.1959 Chính quyền Batixta bị lật đổ, nước CH Cu- ba ra đời. * Ý nghĩa: - Mở ra kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, cổ vũ nhân dân Mĩ latinh chống Mĩ. - Là lá cờ đầu trong pt gpdt, cắm mốc đầu tiên CNXH ở Tây bán cầu - Thực hiện nhiều cải cách phát triển đất nước, đạt được nhiều thành tựu: công nghiệp cơ cấu hợp lí; nông nghiệp đa dạng, giáo dục, y tế, văn hóa phát triển (tuy bị Mĩ bao vây cấm vận). 1. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Mĩ-La-tinh giành thắng lợi đầu tiên ở A. Ni-ga-ra-goa B. Cu Ba C. Chi – lê D. Vê-nê-xuê-la 2. Cao trào giải phóng dân tộc ở Mĩ-la-tinh được ví như: A. “Lục địa bùng cháy” B. “Lục địa trỗi dậy” C. “Lục địa của Mĩ” D. “Lục địa ngủ yên” 3. Sau khi cách mạng gpdt giành thắng lợi. Cu Ba đã lựa chọn con đường: A. Đi lên CNXH B. Tư bản chủ nghĩa C. Hòa bình trung lập D. Liên kết với các nước trong khu vực này 4. Cách mạng Cu Ba giành thắng lợi A. 1 – 10 - 1949 B. 26 – 7 – 1953 C. 1 – 1 – 1956 D. 1 – 1 - 1959 5. Lãnh tụ dẫn dắt cách mạng Cu-ba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ là: A. Hô-xê-mác-ti B. A-gien-đê C. Chê Ghê-va-na D. Phi-đen- Cát-xtơ- rô. 8
  9. 6. Cách mạng Cu-ba thành công đã mở đầu cho hình thức đấu tranh nào dưới đây ở Mĩ-La-tinh A. Đấu tranh vũ trang. B. Đấu tran chính trị C. Đấu tranh nghị trường D. Đấu tranh đòi ruộng đất của nông dân 7. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ la tinh được mệnh danh là “lục địa bùng cháy” vì A. núi lửa thường xuyên hoạt động B. cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ. C. phong trào giải phóng dân tộc nổ ra dưới D. lần lượt lật đổ chế độ độc tài phản động nhiều hình thức giành lại chủ quyền dân tộc 8. Giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh là từ A. sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những B. những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ năm 1954 XX. C. những năm 80 đến những năm 90 của thế kỉ D. những năm 90 của thế kỉ XX đến nay XX CHƯƠNG III: MĨ, NHÂT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY Bài 8: NƯỚC MĨ I. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai. - 1945-1950: Do thu được nhiều lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí (114 tỉ USD), đất nước không bị chiến tranh tàn phá nên sau chiến tranh thế giới thứ hai giàu mạnh nhất, chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản: + Công nghiệp: chiếm 56,47 sản lượng công nghiệp toàn thế giới + Nông nghiệp: sản lượng nông nghiệp Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp 5 nước anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại. + Tài chính: chiếm ¾ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất của thế giới. + Quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới với các loại vũ khí hiện đại, Mĩ độc quyền về vũ khí hạt nhân. -Từ những năm 70 trở đi, Mĩ không còn giữ được ưu thế tuyệt đối vì bị Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh, kinh tế Mĩ vấp phải suy thoái, khủng hoảng, chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. II. Sự phát triển về khoa học- kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh - Mĩ là nơi khởi nguồn của cuộc CMKHKT lần 2, nền kinh tế tăng trưởng; đời sống vật chất, tinh thần của người dân Mĩ thay đổi - Thành tựu: + Sáng chế ra công cụ sản xuất mới + Đi đầu cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp. + Tiến hành các cuộc cách mạng trong các lĩnh vực : Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ và đạt được nhiều thành tựu to lớn + Sản xuất thành công các loại tên lửa hiện đại III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh 1.Đối nội: - Duy trì thể chế Cộng hoà, Hai đảng Dân chủ và Cộng hoà thay nhau cầm quyền. - Chính sách đối nội phản động 2. Đối ngoại: - Đề ra “ chiến lược toàn cầu “ nhằm thống trị Thế giới + Chống các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, đàn áp phong trào công nhân +Tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước đồng minh + Chạy đua vũ trang, lập các khối quân sự, gây chiến tranh xâm lược - > Thực hiện chính sách đối ngoại bành trướng. - Từ năm 1991, Mĩ có tham vọng xác lập trật tự thế giới “đơn cực” 9
  10. CÂU HỎI ÔN TẬP 1.Tình hình kinh tế Mĩ bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? A. Nền kinh tế Mĩ bị tàn phá và thiệt hại nặng nề B. Nền kinh tế Mĩ phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu khác C. Mĩ thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. D. Mĩ nhanh chóng khôi phục kinh tế và đạt được bước phát triển “thần kì” 2. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai A. Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới B. Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần của Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. C. Mĩ năm trong tay ¾ trữ lượng vàng của thế giới D. Đồng Đô la là đồng tiền giao dịch quốc tế. 3. Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu của “Chiến lược toàn cầu” A. Viện trợ kinh tế cho các nước nghèo. B. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa C. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc D. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới 4. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ thực hiện“Chiến lược toàn cầu” A. Mĩ có sức mạnh quân sự B. Mĩ có thế lực về kinh tế C. Mĩ khống chế các nước đồng minh và các D. Mĩ tham vọng làm bá chủ thế giới. nước xã hội chủ nghĩa 5. sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên làm bá chủ thế giới vì: A.Mĩ là nước có tiềm lực kinh tế to lớn B. Mĩ là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc C. Mĩ là nước thắng trận trong Chiến D. Mĩ có tiềm lực kinh tế-quân sự to lớn. tranh thế giới thứ hai 6. Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng . sau Chiến tranh thế giới thứ hai A. áp dụng thành tựu của cách mạng khoa B. nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham học-kĩ thuật. chiến C. tài nguyên thiên nhiên phong phú D. trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao 7. Nguyên nhân của tình hình không ổn định về kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Mĩ thường xuyên tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược B. Mĩ vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng C. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội D. Thiếu nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quan trọng. 8. Một trong những thành tựu nổi bật về khoa học – kĩ thuật hiện đại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A.chế tạo ra công cụ sản xuất mới, các nguồn năng B.thực hiện cải tiến trong sản xuất nông nghiệp lượng mới. C. phóng con tàu vũ trụ đầu tiên bay quanh Trái Đất D. sản xuất hàng tiêu dùng 10
  11. Bài 9: NHẬT BẢN I.Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh *Khó khăn:+ Là nước bại trận, mất hết thuộc địa, đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề: + Thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng -Cải cách dân chủ được tiến hành nhằm thủ tiêu chế độ quân phiệt phát xít, tạo điều kiện cho kinh tế Nhật Bản phát triển: + Ban hành hiến pháp mới (1946) + Thủ tiêu chế độ quân phiệt phát xít + Trừng trị tội phạm chiến tranh + Ban hành các quyền tự do dân chủ cho nhân dân + Cải cách ruộng đất + Giải thể các công ty độc quyền *Ý nghĩa: Chuyển Nhật Bản từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, tạo nên sự phát triển thần kì về kinh tế II.Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh - Giai đoạn 1945-1950: Kinh tế Mĩ phát triển chậm và lệ thuộc vào Mĩ - Giai đoạn 1950 đến những năm 90 của thế kỉ XX: +Thành tựu: Những năm 60 phát triển “thần kì”. Nhật Bản trở thành bat rung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. +Nguyên nhân phát triển: Nguyên nhân khách quan: tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển, Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại, chi phí quân sự thấp. Nguyên nhân chủ quan: có truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời, vai trò của Nhà nước, chiến lược phát triển, Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, cần cù lao động -Giai đoạn từ đầu những năm 90 đến năm 2000: Suy thoái kéo dài, nhiều công ty bị phá sản, ngân sách thâm hụt. Nguyên nhân: (nghèo tài nguyên, bị Mĩ, Tây Âu cạnh tranh, mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp, dân số già) CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Các cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 có ý nghĩa gì? A. duy trì chế độ dân chủ chuyên chế B. Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa C. Chuyển từ XH chuyên chế sang XH dân chủ. D. Bước đầu XDXH tư bản chủ nghĩa 2. Nền kinh tế NB phát triển thần kì vào những năm A. 1950-1960 B. 1960-1973. C. 1970-1980 D. 1980-1990 3. Nét nổi bật của tình hình KTXH NB trong thập niên 90 của thế kỉ XX là: A. Kinh tế suy thoái, xã hội có phần không ổn định. B. Kinh tế phát triển, xã hội có phần không ổn định C. Kinh tế phát triển, xã hội ổn định D. Kinh tế suy thoái, nhưng xã hội vẫn ổn định 4. Hiện nay nền kinh tế Nhật Bản đứng thứ: 11
  12. A. Thứ nhất thế giới B. Thứ hai thế giới. C. thứ ba thế giới D. Thứ tư thế giới 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Là nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng B. Bị quân đội nước ngoài chiếm đóng nề C. Đất nước nhanh chóng ổn định và phát triển. D. Bị mất hết hết thuộc địa và đứng trước nhiều khó khăn 6. Kết quả của những cải cách tiến hành ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến chuyển biến quan trọng nào? A.Nhật Bản chuyển từ một xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ. B. Nhật Bản chuyển từ một xã hội dân chủ sang một xã hội chuyên chế C. Nhật Bản chuyển sang xã hội chủ nghĩa D. Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì chế độ quân phiệt 7. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Yếu tố con người là vốn quý nhất. B. Áp dụng khoa học-kĩ thuật vào sản xuất C. Nhật Bản chuyển sang xã hội chủ nghĩa D. Nhật Bản chuyển sang xã hội chủ nghĩa 8. Nhận định nào sau đây đánh giá đúng sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1973? A. Phát triển nhảy vọt B. phát triển vượt bậc C. phát triển thần kì. D. phát triển to lớn Bài 10: CÁC NƯỚC TÂY ÂU I- Tình hình chung. - Kinh tế:+ Sau chiến tranh, các Tây Âu bị tàn phá nặng nề. + Sau năm 1948, 16 nước Tây Âu nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “kế hoạch Mác –san”, kinh tế Tây Âu phục hồi nhanh chóng nhưng lệ thuộc vào Mĩ -Chính trị:+ đối nội: thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ cải cách tiến bộ trước đây, ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ. + Đối ngoại: Tiến hành chiến tranh xâm lược, tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) tháng 4/1949, chạy đua vũ trang, thiết lập nhiều căn cứ quân sự. II- Sự liên kết khu vực. 1.Nguyên nhân: + Có chung nền văn minh, kinh tế không có sự khác biệt nhau lắm, có quan hệ mật thiết từ lâu đời; + Muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ + Hợp tác, mở rộng thị trường, tăng tính cạnh tranh trong xu thế mới của thời đại 2. Quá trình liên kết: - 4/1951: Cộng đồng than thép Châu Âu được thành lập gồm 6 nước: Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua. - 3/1957: Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và " Cộng đồng kinh tế Châu Âu" (EEC) -7/1967, ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành “Cộng đồng châu Âu” (EC) - 12/1991: Hội nghị Ma-a-tơ-rich quyết định quyết định cộng đồng Châu Âu (EC) mang tên mới là liên minh Châu Âu (EU). - Ngày 1-1-1999, một đồng tiền chung châu Âu được phát hành với tên gọi là đồng ơrô (EURO) => Là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới có tổ chức chặt chẽ với 25 thành viên (2004) - 2007, EU có 27 thành viên TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 1.Tình hình chung của các nước Tây Âu A. Đều là những nước thắng trận B. Là những nước thua trận C. Nhiều nước bị chia cắt D. Nhiều nước bị phát xít chiếm đóng và bị tàn phá nặng nề 2. Kế hoạch Mác-san cò được gọi là kế hoạch 12
  13. A. Phục hưng châu Âu B. Phục hưng Tây Âu C. Phục hưng kinh tế toàn thế giới D. Phục hưng kinh tế các nước tư bản. 3. Liên minh châu Âu viết tắt tiếng Anh là : A. SEV B. FEC C. EU D. EC 4. Để khôi phục kinh tế, năm 1948, 16 nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ với "Kể hoạch Mảc-san " còn được gọi là A.Kế hoạch khôi phục châu Âu B.Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước ây Âu C. Kế hoạch phục hưng châu Âu. D. Kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu Câu 5. Sau Chiển tranh thể giới thứ hai, để nhận được viện trợ của Mĩ các nước Tây Ẩu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra? A.Tiến hành quối hữu hóa các xí nghiệp tư bàn, hạ thuế quan đố với làng hóa của Mĩ. B.Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ. C. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập thị trưởng Tây Âu. D. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động. 6. Cộng đồng Kinh tể châu Ẩu (EEC) ra đời từ 1957 cỏ ỷ nghĩa tích cụ và bao quát nhất là gì? A.Tạo ra ở châu Âu một cộng đồng kinh tế B.Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, thương và một thị trường ching đề đẩ mạnh phát mại tài chính với Mĩ và Nhật, triển kinh tế và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật. C.Tiến tới thống nhất chính sách đối nội, D. Để phát hành đồng tiền chung. đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng. 7. Hội nghị cấp cao giữa cảc nước (EC) họp tại Ma-a-xiơ-trích tháng II 1991 quyết định Cộng đồng châu Ẩu (EC) đồi thành: A.Liên minh châu Âu (EU). B.Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) C.Cộng đồng than thép châu Âu. D. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu. 8. Liên minh châu Ẩu ra đời ngày tháng năm nào? A.Ngày 01 tháng 09 năm 1993 B. Ngày 01 tháng 10 năm 1993. C.Ngày 01 tháng 11 năm 1993. D. Ngày 01 tháng 12 năm Ỉ993. Bài 11: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI I. Sự hình thành trật tự thế giới mới 1. Hoàn cảnh: - CTTG II sắp bước vào giai đoạn kết thúc. Hội nghị I-an-ta diễn ra từ 4.11/12.1945 tại Liên Xô gồm 3 quốc gia : Mỹ, Anh, Liên Xô 2. Nội dung : +Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít + Phân chia lại khu vực ảnh hưởng của 2 cường quốc lớn Mỹ và Liên Xô đối với nước Đức, Châu Âu, Châu Á. 3. Hệ quả: Trật tự 2 cực I-an-ta được hình thành do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực II.Sự thành lập Liên Hợp Quốc 1.Sự thành lập: - Từ ngày 25/4 – 26/6/1945, hội nghị họp taijXan Pharan-xít-cô (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc 2. Nhiệm vụ : Duy trì hoà bình và an ninh thế giới. thúc đẩy phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng chủ quyền bình đẳng giữa các quốc gia và nguyên tắc dân tộc tự quyết của các nước trên thế giới. 3. Vai trò : -Giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới. Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa Apacthai. Giúp các nước phát triển về kinh tế trong đó có Việt Nam -Việt Nam tham gia Liên hợp quốc 9.1977 13
  14. III. Chiến tranh lạnh -Nguyên nhân: + Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược của 2 nước Liên Xô và Mĩ + Tháng 3/1947, Mĩ phát động cuộc Chiến tranh lạnh. - Biểu hiện : chạy đua vũ trang, thành lập các liên minh quân sự, tiến hành chiến tranh khu vực, bao vây cấm vận kinh tế, cô lập về chính trị, tănng cường hoạt động phá hoại ( nhất là Liên Xô và các nước XHCN ) - Hậu quả : +Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng +Nhiều quốc gia tăng chi phí cho ngân sách quốc phòng để chạy đua vũ trang IV. Thế giới sau “ Chiến tranh lạnh” - 12.1989 tổng thống Mỹ Busơ (cha)và tổng bí thự đảng cộng sản LXô goóc-ba-chóp tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. -Quan hệ quốc tế chuyển sang thời kì mới, diễ ra theo các xu hướng: + Hòa hoãn, hòa dịu giữa các nước; + Hình thành trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm; + Các nước lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm; + Xu thế chung: hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế nhưng ở nhiều khu vực vẫn còn xảy ra xung đột, nội chiến CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tháng 2-1945, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tổ chức hội nghị cấp cao tại: A. Liên Xô. B. Pháp C. Mĩ D. Anh 2. Thời gian diễn ra hội nghị I-an-ta: A.Từ ngày 04 đến 11 tháng 02 năm1945. B.Từ ngày 04 đến 12 tháng 03 năm 1945 C Từ ngày 04 đến 12 tháng 04 năm 1945. D. Từ ngày 04 đến 2 tháng 05 năm 1945 3. Để giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh, Hội nghị an-ta đã quyết định vẩn đề gì? A.Thành lập Liên Hợp Quốc. B.Tồ chức trật tự thế giới sau chiến tranh. C. Phân chia khu vực chiếm đóng, phạm vi D. Thựchiện chế độ quân quản ở các nước ảnh hường của các nước. phát xít bại trận 4. Nhân vật nào sau đây không có mặt tại Hội nghị ỉ-an-ta? A.Ru-dơ-ven B. Đờ-gôn. c. Xta-lin D. Sớc-sin 5. Nội dung nào sau đây không có trong quyết định của Hội nghị I-an-ta? A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít B. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu từ 2 đến 3 tháng C. Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước để giải giáp quân phát xít D. Mĩ và Liên Xô chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác. 6. Tại sao gọi là "trật tự hai cực I-an-ta"? A.Đại diện hai nuớc Liên xỏ và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng. B.Tại Hội nghị I-an-ta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe. C. Tại Hội nghị I-an-ta các nước tham gia hội nghị đã xảy ra nhiều cuộc xung đột D. Các nước tham gia hội nghị đã tạo điều kiện hình thành một trật tự thế giới mới 7. Theo sự thỏa thuận cùa Hội nghị I-an-ta,Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của A. Các nước phương Tây. B. Pháp C. Liên Xô. D. Mĩ 8. Chiến tranh lạnh kết thúc vào thời gian nào dưới đây? A.Tháng 12/1989. B.tháng 10/1990 C. Tháng 5/2000 D.Tháng 6/2001 9. Việt Nam gia nhập tổ chức Liên Hợp Quốc vào thời gian nào A.Tháng 8 năm 1997 B. Tháng 9 năm 1997. c. Tháng 1 năm 1987 D. Tháng 11 năm 1987 Chương V. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay Bài 12 :NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC –KĨ THUẬT SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 14
  15. I- Những thành tự chủ yếu của CM KHKT. 1.Nguyên nhân:- Do đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của con người nhất là tình hình bùng nổ dân số và cạn kiệt nguồn tài nguyên -Để phục vụ cho chiến tranh hiện đại: các phương tiện thông tin, liên lạc và vũ khí hiện đại -Những thành tựu về khoa học-kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đã thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai 2. Thành tựu- Khoa học cơ bản: phát minh trong toán học, vật lý, Hóa học, sinh học (cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp nhân bản vô tính 3/1997, bản đồ gen người 6/2000, giải mã bản đồ ghen người 4/2003). - Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động. - Năng lượng mới: nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió - Vật liệu mới: Chất dẻo, vật liệu siêu bền, siêu dẫn, siêu cứng - Công nghệ sinh học: (công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, dẫn tới Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp ) - Thông tin liên lạc và giao thông vận tải: máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao ; - Chinh phục vũ trụ: con người bay vào vũ trụ, đặt chân lên mặt trăng. - Công nghệ thông tin: hình thành mạng thông tin toàn cầu (Internet) II- Ý nghĩa và tác động của cách mạng KHKT. - Tích cực: + Mốc chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người + Thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống của con người. + Thay đổi về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. - Tiêu cực: Chế tạo vũ khí có sức tàn phá huỷ diệt, nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động và tai nạn giao thông, cạn kiệt các nguồn tài nguyên CÂU HỎI ÔN TẬP 1.Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật tần thứ 2? A.Anh B. NhậtC. Mĩ. D. Liên Xô 2. Điểm khác biệt cơ bàn giữa cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần tềúr hai với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thử ihẩt là gì? A.Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. B.Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa vào vào ngành khoa học cơ bản D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp 3. Đâu là hạn chế cơ bản nhất trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai? A.Cách mạng khoa hợc kỉ thuật chế tạo vũ khí dẩy nhân loại trước một cuộc chiến tranh mới B.Nguy cơ cùa một cuộc chiến tranh hạt nhân C. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có tính chất tàn phá, hủy diệt. Nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật. D. Nạn khùng bố, gây nên tình hình căng thẳng 4. Cuộc cách mạng xanh diễn ra trong lĩnh vực nào? A. Nông nghiệp. B. Công nghịêp C. khoa học cơ bản D. Công nghệ thông tin 5. Điểm khác biệt giữa cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại nửa sau thế kỉ XX với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII là gì? A.Khoa học gắn liền với xã hội B. Có nhiều phát minh lớn cho nhân loại. C.Kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất D.khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. 6. Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại là A.Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ B.đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ. C.làm thay đổi căn bản các nhân tố sản xuất D.sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng 15
  16. 7. Nguồn năng lượng mới nào dưới đây được tìm ra trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đạiở nửa sau thế kỉ XX A. Than đá B.Dầu mỏ C.Thủy điện D.Mặt trời. 8. Trong giai đoạn nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại diễn ra với sự ra đời những nội dung A.thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, những dạng năng lượng mới B. thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học, phát triển tin học C. vật liệu mới, công nghệ sinh học, năng lượng mới, phát triển tin học D. thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. 16