Đề cương luyện thi THPT Quốc gia môn Địa lý Lớp 12 - Phần 1: Hệ thống câu hỏi lý thuyết trắc nghiệm

doc 81 trang thaodu 5230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương luyện thi THPT Quốc gia môn Địa lý Lớp 12 - Phần 1: Hệ thống câu hỏi lý thuyết trắc nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_dia_ly_lop_12_phan_1_he.doc

Nội dung text: Đề cương luyện thi THPT Quốc gia môn Địa lý Lớp 12 - Phần 1: Hệ thống câu hỏi lý thuyết trắc nghiệm

  1. PHẦN 1 HỆ THỐNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT TRẮC NGHIỆM A. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM Câu 1. Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây: A. Á và Ấn Độ Dương B. Á và Thái Bình Dương C. Á - Âu và Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương D. Á - Âu và Thái Bình Dương Câu 2. Nước ta nằm ở vị trí: A. Rìa phía đông bán đảo Đông Dương B. Trên bán đảo Trung Ấn C. Trung tâm Châu Á D. Ý A và B đúng Câu 3. Trên đất liền, lãnh thổ nước ta tiếp giáp với các quốc gia: A. Thái Lan, Lào, Mianma B. Lào, Campuchia, Thái Lan C. Trung Quốc, Lào, Campuchia D. Trung Quốc, Thái Lan, Mianma Câu 4. Việt Nam có chung biên giới cả trên đất liền và trên biển với: A. Trung Quốc B. Lào C. Campuchia D. Ý A và C đúng Câu 5. Điểm cực Nam - xã Đất Mũi của nước ta thuộc tỉnh: A. Bạc Liêu B. Cà Mau C. Sóc Trăng D. Kiên Giang Câu 6. Điểm cực Tây - xã Sín Thầu của nước ta thuộc tỉnh: A. Điện Biên B. Lai Châu C. Sơn La D. Lào Cai Câu 7. Nước ta nằm trong hệ toạ độ địa lí: A. 23023'B - 8030' B và 102010'Đ - 109024'Đ B. 23020'B - 8030' B và 102010'Đ - 109024'Đ C. 23023'B - 8034' B và 102009'Đ - 109024'Đ D. 23023'B - 8030' B và 102010'Đ - 109020'Đ Câu 8. Đi từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng: A. 12 vĩ độ B. 15 vĩ độ C. 17 vĩ độ D. 18 vĩ độ Câu 9. Điểm cực đông - xã Vạn Thạnh của nước ta thuộc tỉnh (thành phố): A. Quảng Ninh B. Đà Nẵng C. Khánh Hoà D. Bình Thuận Câu 10. Điểm cực Bắc - xã Lũng Cú của nước ta thuộc tỉnh: A. Hà Giang B. Cao Bằng C. Lạng Sơn D. Lào Cai Câu 11. Nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7, điều này có ý nghĩa: A. Tính toán múi giờ quốc tế dễ dàng B. Thống nhất quản lí trong cả nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác C. Phân biệt múi giờ với các nước láng giềng D. Thuận lợi cho việc tính giờ của các địa phương Câu 12. Đường bờ biển nước ta kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên khoảng: A. 2300 km B. 3200 km C. 3260 km D. 2360 km Câu 13. Quốc gia có đường biên giới trên đất liền dài nhất với Việt Nam là: A. Trung Quốc B. Lào C. Campuchia D. Các ý trên đều sai Câu 14. Đi từ Bắc vào Nam của nước ta, các cửa khẩu tương ứng là: A. Tân Thanh, Cầu Treo, Mộc Bài, Xà Xía B. Tân Thanh, Cầu Treo, Xà Xía, Mộc Bài C. Cầu Treo, Mộc Bài, Xà Xía, Tân Thanh D. Cầu Treo, Xà Xía, Mộc Bài, Tân Thanh Câu 15. Trong các tỉnh (thành phố) sau, tỉnh (thành phố) nào không giáp biển: A. Thành phố Cần Thơ B. Thành phố Hồ Chí Minh C. Quảng Ngãi D. Ninh Bình Câu 16. Vùng nội thuỷ của nước ta được xác định là vùng: A. Tiếp giáp với đất liền B. Phía trong đường cơ sở C. Phía ngoài đường cơ sở D. Là vùng tiếp giáp với đất liền ở phía trong đường cơ sở Câu 17. Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường: A. Tính từ mực nước lên xuống trung bình của thuỷ triều B. Tính từ mép nước thuỷ triều đến độ sâu 10 m C. Rộng 20 hải lí tính từ đường bờ biển trở ra D. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ của nước ta Câu 18. Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư, là vùng: 1
  2. A. Lãnh hải B. Tiếp giáp lãnh hải C. Vùng đặc quyền về kinh tế D. Thềm lục địa Câu 19. Trong các nhận định sau, nhận định nào chưa chính xác: A. Thềm lục địa có hình dáng gần lặp lại lãnh thổ đất liền, hẹp ở hai đầu và mở rộng ở giữa từ thành phố Đà Nẵng đến Ninh Thuận B. Thềm lục địa có hình dáng gần lặp lại lãnh thổ đất liền, rộng ở hai đầu và thu hẹp ở giữa từ thành phố Đà Nẵng đến Ninh Thuận C. Đối với vùng biển, thềm lục địa được tính đến độ sâu 200 m D. Cả B và C Câu 20. Vùng có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển của nước ta là vùng: A. Lãnh hải B. Tiếp giáp lãnh hải C. Vùng đặc quyền về kinh tế D. Thềm lục địa Câu 21. Hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc tỉnh (thành phố) nào sau đây: A. Hoàng Sa thuộc Khánh Hoà B. Trường Sa thuộc thành phố Đà Nẵng C. Cả A và B đều sai D. Cả A và B đều đúng Câu 22. Đảo có diện tích lớn nhất nước ta là: A. Cái Bầu B. Cồn Cỏ C. Phú Quý D. Phú Quốc Câu 23. Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là: A. Nhiệt đới ẩm B. Nhiệt đới khô C. Nhiệt đới gió mùa D. Nhiệt đới ẩm gió mùa Câu 24. Các nước có phần biển chung với Việt Nam là: A. Trung Quốc, Philippin, Lào, Campuchia, Malaysia, Brunây, Inđônêsia, Thái Lan B. Trung Quốc, Philippin, Mianma, Campuchia, Malaysia, Brunây, Inđônêsia, Thái Lan C. Trung Quốc, Philippin, Xingapo, Campuchia, Malaysia, Brunây, Inđônêsia, Thái Lan D. Trung Quốc, Philippin, Campuchia, Malaysia, Inđônêsia, Thái Lan Câu 25. Vùng biển nước ta có chế độ nhật triều đều điển hình là: A. Vịnh Thái Lan B. Vịnh Vân Phong C. Vịnh Bắc Bộ D. Vịnh Nha Trang Câu 26. Việt Nam nằm ở rìa phía Đông bán đảo Đông Dương, vị trí đó mang lại ý nghĩa: A. Có thể xâm nhập thuận lợi vào phía nam Trung Quốc B. Cửa ngõ thông ra biển của Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 27. Số lượng tỉnh (thành phố) giáp biển của nước ta là: A. 25 B. 28 C. 29 D. 31 Câu 28. Nhận định nào dưới đây chưa chính xác: A. Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang chính chất nhiệt đơi ẩm gió mùa B. Nước ta nằm trọn trong vành đai nhiệt đới C. Từ vĩ độ 200B tới điểm cực Bắc nước ta, trong năm có một lần mặt trời lên thiên đỉnh D. Tất cả các địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam trong năm có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh Câu 29. Nguyên nhân làm cho thiên nhiên nước ta khác so với các nước Tây Nam Á và Châu Phi ở cùng vĩ độ là: A. Vị trí trung tâm Đông Nam Á B. Ảnh hưởng của chế độ gió mùa châu Á C. Nước ta tiếp giáp với biển Đông D. Ý B và C đúng Câu 30. Ý nghĩa vị trí địa lí đối với thiên nhiên Việt Nam thể hiện: A. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa B. Nguồn tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú C. Thiên nhiên có sự phân hóa phức tạp D. Tất cả các ý trên Câu 31. Sự phân hoá đa dạng về mặt không gian của thiên nhiên Việt Nam thể hiện qua sự phân hoá: A. Giữa miền Bắc và miền Nam B. Giữa đồng bằng và miền núi C. Theo đai cao D. Tất cả các ý trên Câu 32. Vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho: A. Phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm đa dạng B. Phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển 2
  3. C. Mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục với các nước trong khu vực và trên thế giới D. Tất cả các ý trên Câu 50. Trong những đặc điểm sau, đặc điểm nào không phù hợp với địa hình nước ta: A. Phân bậc phức tạp với hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam là chủ yếu B. Có sự tương phản phù hợp giữa núi đồi, đồng bằng, bờ biển và đáy ven bờ C. Địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm D. Địa hình ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội Câu 51. Trong các nhận định sau về địa hình Việt Nam, nhận định nào đúng nhất: A. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn nhất B. Địa hình đồng bằng chiếm diện tích lớn nhất C. Địa hình cồn cát chiếm diện tích lớn nhất D. Tỉ lệ giữa ba nhóm địa hình trên tương đương nhau Câu 52. Trong địa hình núi của nước ta thì chiếm ưu thế là: A. Đồi núi thấp B. Núi trung bình C. Núi cao D. Câu B và C đúng Câu 53. Yếu tố địa hình có ý nghĩa đối với sự phân hoá của cảnh quan thiên nhiên Việt Nam là: A. Hướng địa hình B. Độ chênh cao địa hình C. Cả A và B đúng D. Cả A và B sai Câu 54. Địa hình núi cao của nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực: A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Bắc Trung Bộ D. Tây Nguyên Câu 55. Tỉ lệ diện tích địa hình núi cao trên 2000m ở nước ta so với diện tích toàn bộ lãnh thổ chiếm khoảng: A. 1 % B. 3 % C. 5 % D. 8 % Câu 56. Tỉ lệ diện tích địa hình núi thấp dưới 1000m ở nước ta so với diện tích toàn bộ lãnh thổ chiếm khoảng: A. 80 % B. 85 % C. 87 % D. 90 % Câu 57. Đai rừng phân bố tại các khu vực núi trung bình và núi cao của nước ta là: A. Nhiệt đới thường xanh B. Á nhiệt đới C. Ôn đới D. Ý B và C đúng Câu 58. Địa hình đồi núi nước ta có nhiều độ cao khác nhau là do: A. Kết quả của nhiều chu kì kiến tạo yếu trong giai đọan tân kiến tạo B. Ngoại lực làm cắt xẻ các bề mặt địa hình trong giai đoạn tân kiến tạo C. Vận động tạo núi Anpi yếu D. Giai đoạn tiền Cambri chỉ hình thành được một bộ phận nhỏ lãnh thổ nước ta Câu 59. Những khối núi cao trên 2000m đã: A. Phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta B.Làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta C.Tác động đến cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta D.Làm phong phú cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta Câu 60. Vai trò của địa hình đồi núi đối với việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta là: A. Nguồn tài nguyên rừng và khoáng sản phát triển B. Tiềm năng thuỷ điện và phát triển du lịch sinh thái C. Hình thành các vùng chuyên canh (cây trồng và vật nuôi) ở những cao nguyên bằng phẳng D. Tất cả các ý trên Câu 61. Đặc điểm gây trở ngại lớn nhất của địa hình đồi núi đối với việc phát triển kinh tế - xã hội nước là: A. Bị chia cắt mạnh mẽ, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc B. Địa hình đá vôi C. Cả A và B đúng D. Cả A và B sai Câu 62. Nhận định chưa chính xác về vùng đồng bằng ở nước ta là: A. Tất cả các đồng bằng nước ta đều là những châu thổ rộng hay hẹp, cũ hay mới của các con sông lớn hay nhỏ B. Nước ta có rất nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn được hình thành tại các vùng sụt võng C. Các đồng bằng Duyên hải miền Trung có tính chất chân núi ven biển, trong lòng có nhiều đồi sót và các cồn cát, đụn cát, đầm phá chiếm một diện tích đáng kể D. Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn nhất cả nước Câu 63. Nhận định chưa chính xác về vùng đồi núi ở nước ta là: 3
  4. A. Từ thung lũng sông Hồng đến đèo Ngang là vùng núi cao của Việt nam, với nhiều núi cao trung bình từ 1500 m đến 2500 m B. Vùng đồi núi từ đèo Hải Vân đến Đông Nam Bộ hẹp ngang, thấp ở hai đầu và cao ở giữa C. Vùng đồi núi từ đèo Hải Vân đến Đông Nam Bộ toả rộng, cao ở hai đầu và thấp ở giữa D. Sự phân hoá trong vùng đồi núi về cơ bản là do các nhân tố kiến tạo - địa mạo Câu 64. Đi từ Bắc vào Nam trên lãnh thổ nước ta, lần lượt qua các đèo: A. Đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả, đèo Cù Mông B. Đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Cả, đèo Hải Vân C. Đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả D. Đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Hải Vân, đèo Cả Câu 65. Diện tích biển Đông vào khoảng: A. 3 triệu km2 B. 3,447 triệu km2 C. 3,8 triệu km2 D. 4 triệu km2 Câu 66. Phần biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam rộng khoảng: A. 1,5 triệu km2 B. 1 triệu km2 C. 0,6 triệu km2 D. 2 triệu km2 Câu 67. Hai vịnh có diện tích lớn nhất của nước ta là: A. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Nha Trang C. Vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ D. Vịnh Thái Lan và vịnh Vân Phong Câu 68. Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực: A. Bắc Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Nam Trung Bộ D. Nam Bộ Câu 69. Đặc điểm cơ bản và nổi bật của biển Đông là: A. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa B. Tính chất khép kín C. Cả A và B đúng D. Cả A và B sai Câu 70. Vai trò quan trọng của biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam là: A. Làm giảm tính chất khắc nhiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông B. Làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè C. Cả A và B đúng D. Cả A và B sai Câu 71. Quá trình địa mạo chi phối đặc trưng địa hình vùng biển nước ta là: A. Xâm thực B. Tích tụ C. Mài mòn D. Xâm thực - bồi tụ Câu 72. Các dạng địa hình biển có giá trị du lịch ở nước ta là: A. Các bãi cát ven biển B. Các vũng, vịnh C. Các đảo ven bờ và các rạn san hô D. Tất cả các ý trên Câu 73. Đi dọc bờ biển nước ta từ Bắc vào Nam sẽ gặp các bãi biển tương ứng là: A. Trà Cổ, Cửa Lò, Mỹ Khê, Vũng Tàu B. Trà Cổ, Non Nước, Cửa Lò, Mỹ Khê C. Trà Cổ, Cửa Lò, Vũng Tàu, Mỹ Khê D. Trà Cổ, Cửa Lò, Mỹ Khê, Vũng Tàu Câu 74. Phú Quý là đảo thuộc tỉnh (thành phố): A. Quảng Ninh B. Quảng Ngãi C. Thành phố Đà Nẵng D. Bình Thuận Câu 75. Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai các hoạt động du lịch biển quanh năm ở vùng: A. Bắc Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Nam Trung Bộ D. Nam Bộ Câu 76. Nguồn tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa quan trọng nhất ở biển Đông nước ta là: A. Vàng B. Titan C. Sa khoáng D. Dầu mỏ Câu 77. Đặc điểm của biển Đông là: A. Biển lớn và kín với diện tích khoảng 3,447 triệu km2 B. Nguồn dự trữ ẩm, làm cho độ ẩm không khí thường trên 80 % C. Giàu về tài nguyên khoáng sản và hải sản D. Tất cả các ý trên Câu 78. Nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là: A. Do hệ toạ độ địa lí B. Ảnh hưởng của biển Đông C. Hoạt động của hoàn lưu gió mùa D. Tất cả các ý trên Câu 79. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam: A. Có mùa đông lạnh kéo dài 2 - 3 tháng trên toàn lãnh thổ B. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm C. Có sự phân hoá đa dạng D. Mang tính chất thất thường Câu 80. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quyết định bởi: A. Ảnh hưởng của biển Đông B. Ảnh hưởng hoàn lưu gió mùa 4
  5. C. Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến D. Tất cả các ý trên Câu 81. Khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh tại các địa phương ở nước ta có đặc điểm: A. Tăng dần từ miền Bắc vào miền Trung, giảm dần từ miền Trung vào miền Nam B. Giảm dần từ miền Bắc vào miền Nam C. Tăng dần từ miền Bắc vào miền Nam D. Giảm dần từ miền Bắc vào miền Trung, tăng dần từ miền Trung vào miền Nam Câu 82. Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện qua: A. Làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh. B. Bào mòn lớp đất trên mặt tạo nên đất xám bạc màu. C. Tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô. D. Tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc. Câu 83. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện rõ rệt qua yếu tố: A. Nhiệt độ tháng mùa hè cao trên 250C B. Bức xạ Mặt Trời C. Nhiệt độ các tháng mùa đông thấp dưới 180C D. Bức xạ và nhiệt độ Câu 84. Chế độ nhiệt trong năm ở các địa điểm trên lãnh thổ nước ta có đặc điểm: A. Có dạng một cực đại và cực tiểu B. Có dạng hai cực đại và hai cực tiểu C. Ở miền Bắc có dạng một cực đại và một cực tiểu, miền Nam có dạng hai cực đại, hai cực tiểu D. Có dạng hai cực đại và một cực tiểu Câu 85. Vị trí nội chí tuyến của nước ta đã khiến cho: A. Trong năm Mặt Trời luôn ở vị trí cao trên đường chân trời B. Tổng xạ ở Thành phố Hồ Chí Minh đạt 136,5 Kcal/cm2/năm và ở Hà Nội đạt 111,5 Kcal/cm2/năm. C. Nước ta có lượng bức xạ tổng cộng cao và cán cân bức xạ dương quanh năm D. Tất cả các ý trên Câu 86. Cán cân bức xạ trên toàn lãnh thổ nước ta có đặc điểm: A. Luôn luôn âm quanh năm B. Luôn luôn dương quanh năm C. Miền Bắc luôn luôn âm, miền Nam luôn luôn dương D. Miền Bắc luôn luôn dương, miền Nam luôn luôn âm Câu 87. Đặc điểm nhiệt độ trung bình năm trên lãnh thổ nước ta là: A. Giảm dần từ Bắc vào Nam B. Tăng dần từ Bắc vào Nam C. Giảm dần theo độ cao D. Ý A và C đúng Câu 88. Tổng số giờ nắng trong năm tại các địa điểm trên lãnh thổ nước ta có đặc điểm: A. Miền Nam cao hơn miền Bắc B. Các địa điểm ở miền Nam có tổng số giờ nắng trong năm trên 2000 giờ C. Các địa điểm ở miền Bắc có tổng số giờ nắng trong năm không vượt quá 2000 giờ D. Tất cả các ý trên Câu 89. Lãnh thổ Việt Nam nằm gần trung tâm của khu vực châu Á gió mùa, là nơi: A. Các khối khí hoạt động tuần hoàn, nhịp nhàng B. Gió mùa mùa hạ hoạt động quanh năm C. Gió mùa mùa đông hoạt động quanh năm D. Giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa Câu 90. Gió Mậu dịch (Tín phong) ở nước ta có đặc điểm: A. Thổi quanh năm với cường độ như nhau B. Chỉ xuất hiện vào các thời kì chuyển tiếp xuân - thu C. Hoạt động quanh năm, nhưng bị suy yếu vào các thời kì chuyển tiếp xuân - thu D. Hoạt động quanh năm, nhưng mạnh lên vào các thời kì chuyển tiếp xuân - thu Câu 91. Nguyên nhân chủ yếu làm cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là: A. Nước ta nằm trong vành đai nội chí tuyến B. Nước ta nằm gần trung tâm của gió mùa mùa đông C. Yếu tố địa hình thuận lợi D. Tất cả các ý trên Câu 92. Trong câu thơ: "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" (Nguyễn Du), "Gió đông" ở đây là: A. Gió mùa mùa đông lạnh khô B. Gió mùa mùa đông lạnh ẩm C. Gió Mậu Dịch (Tín Phong) D. Tất cả các ý trên Câu 93. Thời tiết lạnh khô xuất hiện vào thời kì của mùa đông ở miền Bắc nước ta: A. Đầu mùa đông B. Giữa mùa đông C. Cuối mùa đông D. Đầu và giữa mùa đông 5
  6. Câu 94. Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào thời kì nào của mùa đông ở miền Bắc nước ta: A. Đầu mùa đông B. Giữa mùa đông C. Cuối mùa đông D. Đầu và giữa mùa đông Câu 95. Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do: A. Gió mùa mùa đông bị suy yếu B. Gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta C. Ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ D. Khối khí lạnh di chuyển qua biển Câu 96. Hoạt động của gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm: A. Kéo dài liên tục trong 3 tháng B. Kéo dài liên tục trong 2 tháng C. Mạnh vào đầu và giữa mùa đông, bị suy yếu vào cuối mùa đông D. Không kéo dài liên tục mà chỉ xuất hiện từng đợt Câu 97. Khu vực Móng Cái (Quảng Ninh) có lượng mưa nhiều do nằm ở sườn đón gió: A. Đông Nam B. Tây Nam C. Đông Bắc D.Mậu dịch Câu 98. Từ vĩ tuyến 160B xuống phía nam, gió mùa mùa đông về bản chất là: A. Gió mùa Tây Nam B. Gió Tín phong Bắc bán cầu C. Gió mùa Đông Bắc D. Gió mùa Đông Nam Câu 99. Khu vực miền núi cao Tây Bắc lạnh nhất nước ta là do: A. Độ cao địa hình B. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 100. Hiện tượng thời tiết đặc sắc nhất vào thời kì mùa đông ở Bắc Bộ là: A. Bão B. Mưa ngâu C. Mưa phùn D. Mưa đá Câu 101. Thời tiết của Nam Bộ nước ta vào thời kì mùa đông có đặc điểm: A. Nắng, ít mây và mưa nhiều B. Nắng nóng, trời nhiều mây C. Nắng, thời tiết ổn định, tạnh ráo D. Nắng nóng và mưa nhiều Câu 102. Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa chủ yếu cho khu vực: A. Toàn lãnh thổ Việt Nam B. Miền Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ C. Tây Nguyên và Nam Bộ D. Nam Bộ Câu 103. Gió Tây khô nóng (gió Lào) là hiện tượng thời tiết đặc trưng nhất cho khu vực: A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Bắc Trung Bộ D. Nam Trung Bộ Câu 104. Hiện tượng thời tiết xảy ra khi gió Lào hoạt động mạnh là: A. Khô B. Nhiệt độ cao, độ ẩm cao C. Nóng khô với nhiệt độ cao, độ ẩm thấp D. Nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp Câu 105. Khu vực xuất hiện lũ Tiểu mãn ở nước ta là: A. Bắc Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Nam Trung Bộ D. Nam Bộ Câu 106. Mùa mưa của Nam Bộ và Tây Nguyên kéo dài: A. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau B. Từ tháng 1 đến tháng 6 C. Từ tháng 5 đến tháng 10 D. Quanh năm Câu 107. Mùa mưa của khu vực Trung Trung Bộ của nước ta kéo dài: A. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau B. Từ tháng 4 đến tháng 10 C. Từ tháng 7 đến tháng 11 (có nơi đến tháng 12) D. Quanh năm Câu 108. Khí hậu miền Nam nước ta được phân chia thành: A. Mùa mưa và mùa khô B. Mùa lũ và mùa cạn C. Mùa nóng và mùa lạnh D. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều Câu 109. Khí hậu miền Bắc nước ta được phân chia thành: A. Mùa đông lạnh khô, ít mưa B. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều C. Hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu D. Tất cả các ý trên Câu 110. Lượng mưa trung bình năm của nước ta dao động trong khoảng: A. 1000 - 1500 mm B. 1200 - 1600 mm C. 1500 - 2000 mm D. Trên 2000 mm Câu 111. Nguyên nhân chính tạo nên sự khác nhau về chế độ mùa của khí hậu giữa các khu vực là: A. Ảnh hưởng của biển Đông B. Nước ta trải dài trên 15 độ vĩ tuyến C. Hoạt động của gió mùa phức tạp D. Tất cả các ý trên Câu 112. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến: 6
  7. A. Hoạt động công nghiệp B. Hoạt động dịch vụ C. Hoạt động nông nghiệp D. Hoạt động giao thông vận tải Câu 113. Hệ quả của khí hậu nhiệt đới gió mùa đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nước ta là: A. Thuận lợi cho nền nông nghiệp nhiệt đới B. Có thể tiến hành thâm canh, tăng vụ C. Tính thất thường trong chế độ nhiệt ẩm gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp D. Tất cả các ý trên Câu 114. Cuối mùa đông có mưa phùn là đặc điểm thời tiết của: A. Miền Tây Bắc B. Miền Bắc Trung Bộ C. Miền Đông Bắc D. Miền Nam Trung Bộ Câu 115. Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc là: A.Vùng Đồng bằng sông Hồng B. Vùng Tây Bắc C. Vùng Đông Bắc và Đồng bằng Sông Hồng D. Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc Câu 116. Gió mùa mùa Đông ở khu vực Bắc Trung Bộ có đặc điểm: A. Hướng Đông Nam, tính chất lạnh khô B. Hướng Đông Bắc, tính chất lạnh ẩm C. Hướng Đông Bắc, tính chất lạnh khô D. Hướng Tây Nam, tính chất nóng khô Câu 117. Vùng Duyên hải miền Trung mưa nhiều vào thu - đông là do nằm ở sườn núi đón gió: A. Tây Nam B. Đông Nam C. Đông Bắc D. Lào Câu 118. Đặc điểm khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác so với vùng Nam Bộ là: A. Kiểu khí hậu cận xích đạo B. Mùa đông chịu ảnh hưởng mạnh của gió Mậu dịch C. Khí hậu chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô D. Mưa nhiều vào thu - đông Câu 119. Ở miền Nam, đai khí hậu nhiệt đới trên núi phân hoá ở độ cao A. Dưới 600m B. Dưới 1000m C. Dưới 1400m D. Dưới 1600m Câu 120. Đặc điểm khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác so với vùng Bắc Trung Bộ là: A. Chịu tác động của gió phơn Tây Nam B. Chịu ảnh hưởng mạnh của bão C. Không có mùa đông lạnh D. Mưa nhiều vào thu - đông Câu 121. Để xác định độ cao của các vành đai khí hậu phải căn cứ vào: A. Hướng của địa hình B. Độ cao của địa hình C. Độ cao và vĩ độ địa lí D. Vị trí của đỉnh núi Câu 122. Lũ Tiểu Mãn ở miền thuỷ văn Đông Trường Sơn thường xảy ra vào: A. Tháng 2, 3 B. Tháng 5, 6 C. Tháng 8, 9 D. Tháng 10, 11 Câu 123. Tính chất rất thất thường của khí hậu Việt Nam được thể hiện: A. Trong sự diễn biến từng năm của gió mùa Đông Bắc B. Trong sự diễn biến từng năm của gió mùa Tây Nam C. Trong chế độ nhiệt và chế độ ẩm D. Tất cả các ý trên Câu 124. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với chế độ nhiệt của nước ta: A. Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 200C (trừ các vùng núi cao) B. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn ngoài Bắc C. Xét về biên độ nhiệt thì nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn D. Trong mùa hè, nhiệt độ nhìn chung đồng đều trên toàn lãnh thổ Câu 125. Trong các nhận định sau, nhận định nào chưa chính xác: A. Nguyên nhân của sự lệch pha trong chế độ mưa ở miền Trung là tác động của gió Tây khi vượt dãy Trường Sơn vào đầu mùa hạ và tác động của frông lạnh vào đầu thu B. Mùa khô ở miền Nam sâu sắc hơn miền Bắc C. Mùa khô ở miền Nam không sâu sắc bằng miền Bắc D. Lượng bốc hơi nước ta diễn biến theo nhịp điệu mùa, cao vào mùa khô và thấp vào mùa mưa Câu 126. Đặc điểm địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện rõ nét nhất qua: A. Karst đá vôi B. Xâm thực mạnh ở miền đồi núi C. Phong hoá vật lí D. Phong hoá hoá học Câu 127. Có nhiều dãy núi hướng vòng cung là đặc điểm địa hình của: A. Miền Đông Bắc B. Miền Bắc Trung Bộ C. Miền Nam Trung Bộ D. Miền Tây Bắc Câu 128. Nhân tố chính làm cho địa hình nước ta mang đặc điểm địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là: 7
  8. A. Ngoại lực B. Nội lực C. Cả hai đều đúng D. Cả hai đều sai Câu 129. Địa hình miền núi nước ta bị xâm thực mạnh thể hiện ở: A. Xuất hiện những hẻm vực, khe sâu B. Hiện tượng đất trượt, đá lở C. Địa hình karst ở vùng núi đá vôi D. Tất cả các ý trên Câu 130. Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền núi là: A. Bồi tụ, mở rộng các đồng bằng hạ lưu sông B. Sông ngòi chảy êm đềm ở vùng hạ lưu C. Thu hẹp diện tích vùng đồng bằng hạ lưu song D. Tất cả các ý trên Câu 131. Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta là: A. Mạng lưới dày đặc B. Nhiều nước, giàu phù sa C. Thuỷ chế theo mùa D. Tất cả các ý trên Câu 132. Trên lãnh thổ Việt Nam, số lượng các con sông có chiều dài trên 10km là: A. 3620 B. 2360 C. 3260 D. 2630 Câu 133. Đi dọc bờ biển nước ta trung bình cách bao nhiêu km thì gặp 1 cửa sông A. 15 B. 20 C. 25 D. 30 Câu 134. Sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là: A. Sông lớn B. Sông trung bình C. Sông nhỏ D. Cả A và B đúng Câu 135. Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi nước ta chủ yếu từ: A. Nước mưa B. Tuyết C. Nước ngầm D. Cả A và C đúng Câu 136. Trong nhận định sau, nhận định nào là chính xác về dòng chảy sông ngòi nước ta: A. Lượng nước sinh ra chủ yếu trên lãnh thổ nước ta (tới hơn 60%) B. Lượng nước sinh ra trên lãnh thổ nước ta và lãnh thổ bên ngoài là như nhau C. Lượng nước sinh ra chủ yếu từ các lưu vực nằm ngoài lãnh thổ (tới hơn 60 %) D. Lượng nước sinh ra trên lãnh thổ nước ta chiếm 45 %, bên ngoài chiếm 55 % Câu 137. Lưu lượng nước của sông ngòi nước ta tập trung chủ yếu ở: A. Hệ thống sông Hồng B. Hệ thống sông Cửu Long C. Hệ thống sông Đồng Nai D. Hệ thống sông Cả Câu 138. Trong các hệ thống sông sau, hệ thống sông vận chuyển lượng cát bùn hàng năm ra biển lớn nhất là: A. Hệ thống sông Hồng B. Hệ thống sông Cửu Long C. Hệ thống sông Đồng Nai D. Hệ thống sông Cả Câu 139. Trong những nhận định sau, nhận định nào chưa chính xác: A. Nhịp điệu dòng chảy theo sát nhịp điệu mùa B. Tính thất thường trong chế độ mưa quy định tính thất thường trong chế độ dòng chảy C. Các hệ thống sông lớn có lưu lượng dòng chảy chiếm ưu thế D. Trên lãnh thổ Việt Nam, chế độ thuỷ văn có một mùa lũ và mùa kiệt ở tất cả các con sông Câu 140. Nguyên nhân khiến đất Feralit đỏ vàng có màu sắc như vậy là do: 2+ + 2+ A. Các chất bazơ dễ tan như Ca , K , Mg bị rửa trôi mạnh B. Có sự tính tụ oxit sắt (Fe2O3) C. Sự tích tụ ôxit nhôm (Al2O3) D. Có sự tích tụ đồng thời ôxit sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) Câu 141. Quá trình hình thành đất chủ yếu ở Việt Nam là: A. Quá trình rửa trôi các chất bazơ dễ tan Ca2+, K+, Mg2+ B. Quá trình hình thành đá ong C. Quá trình feralit D. Tất cả các ý trên Câu 142. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa được đặc trưng bởi: A. Rừng rậm thường xanh quanh năm B. Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa với thành phần động thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế C. Rừng nhiệt đới khô lá rộng D. Hệ sinh thái rừng ngập mặn Câu 143. Đi từ Tây sang Đông của miền Bắc nước ta lần lượt gặp các cánh cung núi: A. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều B. Đông Triều, Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn C. Ngân Sơn, Sông Gâm, Đông Triều, Bắc Sơn D. Bắc Sơn, Đông Triều, Sông Gâm, Ngân Sơn Câu 144. Hướng núi Tây Bắc - Đông Nam của nước ta phân bố chủ yếu ở: A. Vùng Đông Bắc B. Vùng Tây Bắc và Trường Sơn Bắc C. Cả hai đều đúng D. Cả hai đều sai 8
  9. Câu 145. Đặc điểm cấu trúc địa hình Việt Nam thể hiện: A. Hướng núi Tây Bắc - Đông Nam chiếm ưu thế. B. Cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo hồi sinh C. Có sự tương phản giữa địa hình núi cổ, cao cắt xẻ với địa hình đồng bằng trẻ, thấp và bằng phẳng. D. Tất cả các ý trên Câu 146. Vùng núi có độ cao lớn nhất nước ta là: A. Vùng núi Tây Bắc B. Vùng núi Trường Sơn Bắc C. Vùng núi Trường Sơn Nam D. Vùng núi Đông Bắc Câu 147. Vùng núi Tây Bắc của nước ta nằm kẹp giữa hai hệ thống sông lớn là: A. Sông Hồng và sông Mã B. Sông Mã và sông Cả C. Sông Hồng và sông Chu D. Sông Hồng và sông Cả Câu 148. Các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi thuộc vùng Tây Bắc của nước ta nằm ở vị trí: A. Phía Đông dãy Hoàng Liên Sơn B. Phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn C. Ở giữa dãy núi Hoàng Liên Sơn và địa hình núi trung bình ở phía Tây D. Phía Nam dãy Hoàng Liên Sơn Câu 149. Các con sông kẹp giữa thung lũng của vùng núi Tây Bắc là: A. Sông Hồng, sông Lô, sông Đà B. Sông Hồng, sông Đà, sông Mã C. Sông Đà, sông Mã, sông Chu D. Sông Lô, sông Mã, sông Chu Câu 150. Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ: A. Sông Mã tới dãy Hoành Sơn B. Sông Cả tới dãy Bạch Mã C. Nam sông Cả tới dãy Hoành Sơn D. Dãy Hoành Sơn tới dãy Bạch Mã Câu 151. Vùng núi Trường Sơn Nam bao gồm các bộ phận: A. Khối núi Kon Tum và cực Nam Trung Bộ B. Các cao nguyên bằng phẳng ở phía Tây C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 152. Số lượng các cánh cung núi ở vùng Đông Bắc nước ta là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 153. Theo hướng vòng cung của các dãy núi vùng Đông Bắc là hướng vòng cung của các con sông: A. Sông Cầu, sông Thương B. Sông Thương, sông Lục Nam C. Sông Lục Nam, sông Cầu D. Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam Câu 154. Những hệ quả do địa hình miền núi nước ta mang lại: A. Địa hình hiểm trở gây trở ngại cho giao thông và phát triển kinh tế B. Các cao nguyên và đồng bằng thung lũng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp C. Một số dạng địa hình thuận lợi cho hoạt động du lịch sinh thái và mạo hiểm D. Tất cả các ý trên Câu 155. Trong các cao nguyên dưới đây, cao nguyên nào không thuộc miền Bắc nước ta: A. Đồng Văn B. Mộc Châu C. Quản Bạ D. Di Linh Câu 156. Vùng có hệ thống đê điều phát triển nhất nước ta là: A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh D. Đồng bằng Tuy Hoà Câu 157. Đặc điểm không phù hợp với vùng đồng bằng sông Cửu Long là: A. Thấp, bằng phẳng B. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt C. Lũ lên nhanh và rút nhanh D. Về mùa cạn, nước triều vào sâu làm nhiều vùng bị nhiễm mặn Cau 158. Đặc điểm nổi bật của đồng bằng Duyên hải miền Trung nước ta là: A. Hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. B. Biển đóng vai trò quan trọng trong việc thành tạo C. Đất có đặc tính nghèo dinh dưỡng, ít phù sa. D. Tất cả các ý trên Câu 159. Khu vực có dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở: A. Bắc Trung Bộ B. Đông Nam Bộ C. Rìa đồng bằng sông Hồng D. Tây Nguyên Câu 160. Khu vực biểu hiện dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở nước ta là: A. Trung du và miền núi phía Bắc B. Nam Trung Bộ 9
  10. C. Tây Nguyên D. Đông Nam Bộ Câu 161. Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du ở nước ta là nơi: A. Thích hợp để trồng cây công nghiệp lâu năm B. Thích hợp cây công nghiệp, các mô hình nông lâm kết hợp C. Ở một số khu vực có thể tiến hành trồng lúa và hoa màu D. Cả ý B và C đều đúng Câu 162. Chỉ tiêu chủ yếu dùng để phân chia khí hậu nước ta thành miền khí hậu phía Bắc và phía Nam là: A. Nền nhiệt độ B. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 163. Trong các vĩ tuyến sau đây, vĩ tuyến nào được coi là ranh giới giữa hai miền khí hậu của nước ta: A. 12o B B. 14o B C. 16o B D. 18o B Câu 164. Nhận định không đúng với đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta là: A. Toàn bộ miền có mùa đông lạnh kéo dài 3 tháng B. Về phía Nam số tháng lạnh giảm còn 1 đến 2 tháng, ở Huế chỉ còn thời tiết lạnh C. Thời kì bắt đầu mùa mưa có xu hướng chậm dần về phía Nam D. Tính bất ổn cao trong diễn biến thời tiết, khí hậu Câu 165. Miền khí hậu phía Nam nước ta có đặc điểm: A. Nóng quanh năm B. Khí hậu trong năm chia thành hai mùa mưa và khô C. Mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương D. Cả ý A và B đều đúng Câu 166. Nguyên chính hình thành các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta là: A. Hướng núi B. Độ cao địa hình C. Hoàn lưu gió mùa D. Sự kết hợp giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa Câu 167. Hệ thống sông ngòi Việt Nam có sự phù hợp với: A. Cấu trúc địa hình B. Chế độ mưa C. Cả hai đều đúng D. Cả hai đều sai Câu 168. Đặc trưng nào sau đây phù hợp với đặc điểm sông ngòi của miền thuỷ văn Tây Nguyên và Nam Bộ: A. Lũ vào mùa hạ, tháng cực đại thường xuất hiện vào tháng 9 tháng 10 B. Kiệt vào mùa thu - đông với lượng dòng chảy rất nhỏ C. Xuất hiện 2 đỉnh lũ trong năm D. Cả ý A và B Câu 169. Đi từ Bắc vào Nam tương ứng là các hệ thống sông lớn: A. Sông Hồng, sông Cả, sông Trà Khúc, sông Đồng Nai, sông Đà Rằng B. Sông Hồng, sông Trà Khúc, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Đà Rằng C. Sông Hồng, sông Cả, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai D. Sông Hồng, sông Trà Khúc, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Đà Rằng Câu 170. Hệ thống tài nguyên đất của nước ta được chia thành: A. 18 nhóm với 54 loại đất B. 19 nhóm với 50 loại đất C. 20 nhóm với 52 loại đất D. 19 nhóm với 54 loại đất Câu 171. Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất trong hệ đất đồng bằng là: A. Nhóm đất phù sa B. Nhóm đất cát C. Nhóm đất phèn D. Nhóm đất mặn Câu 172. Nhóm đất than bùn tập trung chủ yếu ở vùng: A. Giao Thuỷ ( Nam Định) và Cần Giờ ( Tp. Hồ Chí Minh) B. Cửa sông Tiền và sông Hậu C. Đồng Tháp Mười và U Minh D. Ven biển Nam Trung Bộ Câu 173. Trong các loại đất ven biển, loại đất chiếm diện tích nhiều nhất là: A. Đất cát B. Đất mặn C. Đất phèn D. Đất đầm lầy và than bùn Câu 174. Đặc điểm của đất lúa nước ở nước ta là: A. Đất nhẹ, ít bị glây B. Đất nhẹ, tơi xốp, không bị yếm khí C. Đất nặng, bí, bị glây D. Đất nặng nhưng ít bị glây và yếm khí Câu 175. Trong hệ đất đồi núi, nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất là: 10
  11. A. Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá mẹ axit, đá phiến sét B. Đất xám phù sa cổ C. Đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi D. Đất mùn alit núi cao Câu 176. Trên đai cao á nhiệt đới và ôn đới chủ yếu là các nhóm đất: A. Đất feralit có mùn và đất mùn alit B. Nhóm đất xám và đất feralit nâu đỏ C. Nhóm đất đen D. Đất feralit có mùn và nhóm đất đen Câu 177. Nhân tố quyết định tính chất phong phú về thành phần loài của giới thực vật Việt Nam là: A. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế lại phân hoá phức tạp B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa C. Sự phong phú đa dạng của các nhóm đất D. Vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật Câu 178. Thảm thực vật rừng Việt Nam đa dạng về kiểu hệ sinh thái vì: A. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế lại phân hoá phức tạp B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hoá phức tạp với nhiều kiểu khí hậu C. Sự phong phú đa dạng của các nhóm đất D. Vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật Câu 179. Các hệ sinh thái thực vật phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt ở nước ta bao gồm: A. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi B. Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh trên đất mặn C. Hệ sinh thái savan, cây bụi gai trên đất cát, đất thoái hoá D. Tất cả các ý trên Câu 180. Nguyên nhân chính làm cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh bị thay thế bởi các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: A. Tính thất thường của khí hậu B. Sự phân hoá phức tạp của địa hình C. Sự tàn phá của con người và những khu vực có mùa khô rõ rệt D. Sự đa dạng về nhóm đất và loại đất Câu 181. Khu hệ thực vật chiếm tỉ lệ thành phần loài lớn nhất là: A. Hymalaya - Việt Nam - Quý Châu B. Mãlai - Inđô C. Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa D. Ấn Độ - Myanma Câu 182. Đặc điểm không chính xác với đặc điểm của đới cảnh quan rừng gió mùa á xích đạo là: A. Ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc B. Khí hậu mang tính chất á xích đạo C. Khí hậu tương đối điều hoà, thuận lợi cho các cây nhiệt đới ưa nóng D. Biên độ nhiệt năm lớn, chế độ nhiệt trong năm có một cực đại và một cực tiểu Câu 183. Do nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên thiên nhiên nước ta: A. Khác hẳn so với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phi B. Giống với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phi. C. Khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phi và tác động sâu sắc tới các hoạt động kinh tế D. Khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Bắc và không tác động tới các hoạt động kinh tế Câu 184. Thực vật chiếm chủ yếu ở nước ta là: A.Thực vật nhiệt đới B.Thực vật cận nhiệt đới C.Thực vật ôn đới D. Thực vật ngập mặn Câu 185. Thực vật chủ yếu của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là: A.Rừng nhiệt đới gió mùa rụng lá B.Rừng rậm nhiệt đới gió mùa thường xanh quanh năm C.Rừng thưa nhiệt đới thứ sinh D.Rừng thưa nhiệt đới khô lá kim Câu 186. Thực vật điển hình của miền cực Nam Trung Bộ là: A. Rừng rậm nhiệt đới gió mùa thường xanh quanh năm B. Xa van cây bụi C. Rừng nhiệt đới D. Rừng cận nhiệt đới lá rộng Câu 187. Khu vực có tỉ lệ che phủ rừng thấp nhất của nước ta hiện nay là: A. Tây Bắc B. Tây Nguyên C. Bắc Trung Bộ D. Đông Bắc Câu 188. Trong những năm gần đây, tỉ lệ che phủ rừng của nước ta có xu hướng: A. Không tăng B. Tăng lên C. Giảm đi D. Tăng, giảm không ổn định Câu 189. Tài nguyên rừng của nước ta có ý nghĩa: 11
  12. A. Du lịch sinh thái B. Giảm xói mòn, rửa trôi đất đồi núi, điều tiết dòng chảy sông ngòi C. Bảo tồn đa dạng sinh học D. Tất cả các ý trên Câu 190. Về mặt chất lượng, rừng của nước ta được xếp vào loại rừng: A. Rừng giàu B. Rừng trung bình C. Rừng nghèo D. Gần như không có giá trị Câu 191. Để đảm bảo vai trò của rừng đối với việc bảo vệ môi trường, chúng ta phải nâng độ che phủ rừng cả nước lên khoảng: A. 30 - 35% B. 35 - 40% C. 40 - 45% D. 45 - 50% Câu 192. Tính đa dạng sinh học của giới sinh vật tự nhiên ở nước ta được biểu hiện qua: A. Số lượng thành phần loài B. Các kiểu hệ sinh thái C. Nguồn gen quý hiếm D. Tất cả các ý trên Câu 193. Nguồn hải sản nước ta suy giảm nghiêm trọng trong những năm gần đây là do: A. Con người khai thác quá mức B. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở vùng cửa sông, cửa biển C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 194. Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học có hiệu quả ở nước ta hiện nay là: A. Duy trì và mở rộng hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên B. Nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ đa dạng sinh học C. Ban hành và thực hiện những quy định của pháp luật D. Tất cả các ý trên Câu 195. Nguyên nhân dẫn đến suy thoái cảnh quan tự nhiên của nước ta là: A. Chặt phá, khai thác quá mức các loại tài nguyên B. Cháy rừng C. Con người khai phá, chuyển đổi mục đích sử dụng D. Tất cả các ý trên Câu 196. Các vườn quốc gia sắp xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là: A. Ba Bể, Bến En, Tràm Chim, Cát Tiên, Chư Mom Ray B. Bến En, Ba Bể, Cát Tiên, Chư Mom Ray, Tràm Chim C. Bến En, Ba Bể, Cát Tiên, Tràm Chim, Chư Mom Ray D. Ba Bể, Bến En, Chư Mom Ray, Cát Tiên, Tràm Chim Câu 197. Trong các đảo sau của nước ta, hiện nay đảo nào đang có VQG: A. Cát Bà B. Cồn Cỏ C. Lý Sơn D. Cù Lao Chàm Câu 198. Thiên tai ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến nước ta là: A. Bão B. Lũ quét C. Sóng thần D. Ý A và B đúng Câu 199. Nhìn chung, trên lãnh thổ nước ta, giai đoạn bắt đầu và kết thúc của mùa bão thường kéo dài: A. Từ tháng 1 đến tháng 7 B. Từ tháng 3 đến tháng 8 C. Từ tháng 5 đến tháng 10 D. Từ tháng 7 đến tháng 11 Câu 200. Vùng bờ biển nước ta có tần suất bão đổ bộ vào nhiều nhất là: A. Từ Móng Cái đến Thanh Hoá B. Từ Nghệ An đến Quảng Trị C. Từ Quảng trị đến Khánh Hoà D. Từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Hà Tiên Câu 201. Bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta trung bình mỗi năm là: A. 1 - 2 cơn B. 3 - 4 cơn C. 8 - 10 cơn D. Trên 10 cơn Câu 202. Những hậu quả do bão gây ra ở nước ta là: A. Mưa lớn gây ngập lụt B. Gió mạnh phá huỷ các công trình mà bão quét qua C. Ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân D. Tất cả các ý trên Câu 203. Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là: A. Có các biện pháp phòng tránh hợp lý khi bão đang hoạt động B. Củng cố đê chắn sóng vùng ven biển C. Huy động sức dân phòng tránh bão D. Tăng cường các thiết bị nhằm dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão 12
  13. Câu 204. Ngập úng là thiên tai xuất hiện chủ yếu ở vùng: A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Đồng bằng ven biển miền Trung D. Ý A và B đúng Câu 205. Lũ quét ở nước ta là loại thiên tai: A. Dễ dàng dự đoán trước khi xẩy ra B. Bất thường và gây hậu quả nghiêm trọng khi xẩy ra C. Xẩy ra chủ yếu ở vùng đồi núi D. Ý B và C đúng Câu 206. Biện pháp nhằm giảm thiểu những tác hại của lũ quét ở nước ta là: A. Quy hoạch phát triển các điểm dân cư hợp lý B. Quản lý, sử dụng đất đai miền núi hợp lý C. Thực hiện hợp lý các biện pháp thuỷ lợi, trồng rừng và nông nghiệp ở miền núi D. Tất cả các ý trên Câu 207. Khu vực có hiện tượng hạn hán xuất hiện chủ yếu ở nước ta là: A. Các thung lũng khuất gió như: Yên Châu, Lục Ngạn, B. Cực Nam Trung Bộ C. Nam Bộ và Tây Nguyên vào mùa khô D. Tất cả các ý trên Câu 208. Vùng có tần suất xuất hiện động đất lớn nhất nước ta là: A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Bắc Trung Bộ D. Tây Nguyên Câu 209. Trong số các loại đất phải cải tạo của nước ta hiện nay, loại đất chiếm diện tích lớn nhất là: A. Đất phèn B. Đất mặn và cát biển C. Đất xám bạc màu D. Đất glây và đất than bùn Câu 210. Vấn đề cần quan tâm trong việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nước ta hiện nay là: A. Xu hướng thu hẹp diện tích đất nông nghiệp B. Các quá trình mặn hoá, phèn hoá đất vùng ven biển C. Úng ngập, đất giảm độ phì, bị bạc màu D. Tất cả các ý trên Câu 211. Biện pháp có hiệu quả nhằm chống xói mòn, bảo vệ đất ở miền đồi núi nước ta là: A. Bảo vệ và mở rộng diện tích rừng và đất có rừng B. Làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng; xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp C. Định canh, định cư cho đồng bào dân tộc miền núi D. Tất cả các ý trên Câu 212. Các nhiệm vụ cơ bản của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên môi trường nước ta hiện nay là: A. Duy trì các quá trình sinh thái và các hệ thống sông có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người B. Đảm bảo sự đa dạng sinh học; sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và chất lượng môi trường C. Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên D. Tất cả các ý trên Câu 213. Luật bảo vệ môi trường được Nhà nước ban hành vào thời gian: A. Tháng 12/1993 B. Tháng 1/1994 C. Tháng 12/1994 D. Tháng 1/1995 Câu 214. Miền thuỷ văn có các dòng sông hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung, có lũ lớn nhất vào tháng 8 là: A.Đông Trường Sơn B.Bắc Bộ C.Tây Nguyên D.Nam Bộ Câu 215. Gió mùa mùa hạ chính thức ở Miền Nam nước ta là: A. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Bengan B. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu C. Gió mùa Đông Nam xuất phát từ rìa Tây Thái Bình Dương D. Tất cả đều sai 13
  14. C. ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NỀN KINH TẾ Câu 283. Việt Nam hiện nay là thành viên của các tổ chức quốc tế: A. EEC, ASEAN, WTO B. ASEAN, OPEC, WTO C. ASEAN, WTO, APEC D. OPEC, WTO, EEC Câu 284. Sau khi thống nhất đất nước, nước ta tiến hành xây dựng nền kinh tế từ xuất phát điểm là nền sản xuất: A. Công nghiệp B. Công - nông nghiệp C. Nông - công nghiệp D. Nông nghiệp lạc hậu Câu 285. Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta được bắt đầu từ năm: A. 1976 B. 1986 C. 1987 D. 1996 Câu 286. Đại hội Đảng cộng sản lần lần thứ VI (1986) đã khẳng định xu thế phát triển kinh tế - xã hội nước ta là: A. Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội B. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa C. Tăng cường quản lí và hợp tác với các nước trên thế giới D. Tất cả các ý trên Câu 287. Những thành tựu to lớn sau khi tiến hành công cuộc Đổi mới ở nước ta là: A. Ổn định chính trị - xã hội, nền kinh tế tăng trưởng cao và khá ổn định B. Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và chuyển biến theo lãnh thổ C. Xoá đói giảm nghèo bước đầu đạt được nhiều thành tựu D. Tất cả các ý trên Câu 288. Công cuộc đổi mới của nước ta từ năm 1986 là: A. Đổi mới ngành nông nghiệp B. Đổi mới ngành công nghiệp C. Đổi mới về chính trị D. Đổi mới toàn diện về kinh tế - xã hội Câu 289. Khó khăn lớn nhất của nước ta trước thời kì Đổi mới là: A.Các nước cắt viện trợ B. Mĩ cấm vậ C.Khủng hoảng kinh tế trầm trọng D. Cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề Câu 290. Nước ta chính thức trở thành thành viên của tổ chức ASEAN vào: A. Tháng 4/1995 B. Tháng 7/1995 C. Tháng 8/1995 D. Tháng 10/1995 Câu 291. Khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN, Việt Nam là thành viên thứ: A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 292. Cơ cấu kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóa thể hiện: A. Nông - lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp B. Nông - lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm, công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng nhất là ngành công nghiệp C. Nông - lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm, công nghiệp tăng mạnh, dịch vụ không tăng D. Nông - lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao, dịch vụ tăng nhanh công nghiệp tăng chậm Câu 293. Cơ cấu nền kinh tế nước ta chuyển dịch theo lãnh thổ thể hiện: A. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm B. Phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn C. Những vùng sâu, vùng xa, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển D. Tất cả các ý trên Câu 294. Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) có tầm quan trọng hàng đầu trong các mục tiêu phát triển kinh tế ở nước ta vì: A. Chống tụt hậu so với thế giới về kinh tế B. Tạo tiền đề đẩy mạnh xuất khẩu C. Giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo D. Tất cả các ý trên Câu 295. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tổng sản phẩm trong nước tăng liên tục qua các năm là: 14
  15. A. Ổn định về chính trị, chính sách, đường lối có nhiều đổi mới B. Mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia khu vực và tổ chức trên thế giới C. Trình độ lao động nâng cao D. Áp dụng nhiều khoa học kĩ thuật hiện đại trong sản xuất Câu 296. Những thành tựu kinh tế của nước ta thời gian qua là: A. Phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp, nông nghiệp B. Phát triển quan hệ kinh tế quốc tế C. Phát triển thương mại D. Tất cả các ý trên Câu 297. Hạn chế cơ bản của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay là: A. Kinh tế phát triển theo chiều rộng B. Sức cạnh tranh còn thấp C. Phát triển chưa đảm bảo sự bền vững D. Tất cả các ý trên Câu 298. Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất nước ta là: A. Nông nghiệp B. Lâm nghiệp, thuỷ sản C. Công nghiệp và xây dựng D. Dịch vụ Câu 299. Trong những năm cuối thế kỉ XX, khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của nước ta là: A. Khủng hoảng tài chính tiền tệ B. Chiến tranh và khủng bố C. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt D. Thiên tai (động đất, sóng thần) Câu 300. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến khu vực 2 (công nghiệp - xây dựng) ở nước ta có tốc độ tăng nhanh nhất trong cơ cấu của nền kinh tế là: A. Phù hợp với xu hướng chuyển dịch của khu vực và thế giới B. Đường lối chính sách, phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước C. Nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào D. Áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại trong sản xuấàocau . Câu 301. Dấu hiệu quan trọng nhất biểu hiện sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế nước ta là: A. Nhịp độ phát triển kinh tế B. Giá trị sản xuất của nền kinh tế lớn C. Cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ hợp lí D. Sử dụng hợp lí tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Câu 302. Trong khu vực 1 (Nông - lâm - ngư nghiệp), tỉ trọng ngành thuỷ sản có xu hướng tăng là vì: A. Nước ta có nguồn lợi hải sản phong phú B. Trang thiết bị phục vụ ngành thuỷ sản ngày càng hiện đại C. Nhu cầu của thị trường ngày càng lớn về các mặt hàng thuỷ sản D. Giá trị xuất khẩu cao hơn so với các sản phẩm nông nghiệp Câu 303. Nguyên nhân dẫn đến nền kinh tế nước ta rơi vào vòng xoáy của khủng hoảng và lạm phát thời kì trước Đổi mới: A. Xuất phát điểm nền kinh tế thấp B. Các cơ sở kinh tế chậm thay đổi C. Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề D. Tất cả các nguyên nhân trên Câu 304. Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế nước ta trong những năm qua luôn rất cao là vì: A. Xuất phát điểm nền kinh tế thấp B. Tác động tích cực của nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới C. Nền kinh tế thích ứng được với cơ chế thị trường D. Đường lối chính sách của Đảng Câu 305. Cơ cấu kinh tế nước ta đang được chuyển dịch theo hướng: A. Giảm tỷ trọng khu vực 1 B. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá C. Ổn định các ngành kinh tế D. Hiện đại hoá Câu 306. Cơ cấu thành phần kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng: A. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước B. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước C. Giảm tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài D. Phát triển đồng đều các thành phần kinh tế Câu 307. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng: A. Hình thành các vùng kinh tế động lực B. Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp 15
  16. C. Hình thành các ngành kinh tế trọng điểm D. Tất cả các hướng trên Câu 308. Thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta là: A. Kinh tế nhà nước B. Kinh tế tập thể C. Kinh tế cá thể D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Câu 309. Yếu tố địa lý không thuận lợi cho phát triển kinh tế của nước ta trong thời kì hiện nay là: A. Lãnh thổ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa B. Lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài trên 15o vĩ tuyến C. Lãnh thổ nằm ở gần giữa vùng Đông Nam Á, trong khu vực phát triển kinh tế sôi động, có điều kiện giao lưu và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới D. Nằm trên đường hàng hải quốc tế nối hai trung tâm kinh tế mạnh: Châu Âu - Nhật Bản và Châu Á - Thái Bình Dương ĐỊA LÍ NÔNG, LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN Câu 310. Tài nguyên đất đối với sản xuất nông nghiệp được hiểu là: A. Một thành phần của tự nhiên B. Tư liệu sản xuất C. Địa bàn cư trú của sinh vật D. Tất cả các ý trên Câu 311. Chúng ta phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất là vì: A. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa B. Diện tích nhỏ hẹp, dân số đông C. Khai thác sử dụng quá mức D. Tất cả các nguyên nhân trên Câu 312. Việc sử dụng hợp lí đất đai là điều rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là do: A. Đất chật người đông B. Đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của nông - lâm - ngư C. Đất dễ bị thoái hoá xói mòn D. Bảo vệ môi trường cảnh quan Câu 313. Trong các loại đất sau đây, loại đất không nằm trong nhóm đất nông nghiệp là: A. Đất vườn tạp B. Đất chuyên dùng C. Mặt nước nuôi trồng thuỷ hải sản D. Đất đồng cỏ Câu 314. Việc mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở vùng núi nước ta cần gắn liền với: A. Bảo vệ và phát triển rừng B. Vấn đề thuỷ lợi C. Sản xuất lương thực và thực phẩm D. Nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư Câu 315. Việc đẩy mạnh thâm canh ở những vùng có khả năng tưới tiêu của khu vực trung du và miền núi sẽ góp phần: A. Nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư B. Giải quyết tốt vấn đề lương thực tại chỗ C. Tạo thêm việc làm cho đồng bào dân tộc D. Góp phần định canh, định cư Câu 316. Để nâng cao hệ số sử dụng đất ở vùng Duyên hải miền Trung (khu vực Bắc Trung Bộ), thì biện pháp canh tác quan trọng nhất cần phải tiến hành là: A. Trồng rừng, chống nạn cát bay B. Giải quyết vấn đề thuỷ lợi C. Thay đổi cơ cấu mùa vụ D. Đa dạng hoá cơ cấu cây trồng Câu 317.Tại đồng bằng sông Cửu Long, các công trình thuỷ lợi lớn nhằm cải tạo đất được tiến hành ở: A. Đồng Tháp Mười - Tứ giác Long Xuyên B. Bán đảo Cà Mau C. Hạ lưu sông Tiền, sông Hậu D. Cả A và B đúng Câu 318. Bình quân đất tự nhiên trên đầu người của nước ta vào khoảng: A. 1/3 thế giới B. 1/4 thế giới C. 1/5 thế giới D. 1/6 thế giới Câu 319. Diện tích đất chuyên dùng của nước ta ngày càng tăng lên do: A. Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá B. Chính sách sử dụng đất của nhà nước C. Xu hướng hiện đại hoá nông thôn D. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế 16
  17. Câu 320. Trong các vùng sau, vùng có tỉ lệ đất chuyên dùng và đất ở cao nhất cả nước là: A. Đông Nam Bộ B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Đồng bằng sông Hồng D. Duyên hải miền Trung Câu 321. Tỉ lệ đất chưa sử dụng cao nhất cả nước hiện nay thuộc vùng: A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Trung du miền núi phía Bắc D. Tây Nguyên Câu 322. Cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành nông nghiệp bao gồm: A. Hệ thống thuỷ lợi B. Hệ thống dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi C. Cơ sở vật chất kĩ thuật khác D. Tất cả đều đúng Câu 323. Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở khu vực trung du miền núi cần gắn liền với: A. Quy hoạch tổng thể sử dụng đất B. Phát triển thuỷ lợi C. Trồng rừng phòng hộ, rừng chắn gió D. Phát triển mô hình nông - lâm kết hợp Câu 324. Động lực để phát triển quá trình chuyên môn hoá và thâm canh trong nông nghiệp nước ta là: A. Các điều kiện kinh tế xã hội ngày càng cải thiện B. Sự mở rộng thị trường xuất khẩu C. Cả hai đều đúng D. Câu A sai, câu B đúng Câu 325. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành trồng trọt hiện nay (năm 2005) đạt: A. 25% B. 50% C. 75% D. 80% Câu 326. Nông nghiệp nước ta mang đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới gió mùa, điều này được thể hiện qua: A. Sự đa dạng về cơ cấu vật nuôi, cây trồng B. Sự đa dạng về cơ cấu mùa vụ C. Tính bấp bênh, không ổn định trong sản xuất nông nghiệp D. Tất cả các đặc điểm trên Câu 327. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, nhóm cây trồng giữ vị trí thứ hai là: A. Cây lương thực B. Cây công nghiệp C. Cây ăn quả D. Cây rau đậu Câu 328. Nhìn chung, vụ lúa có năng suất cao nhất trong năm của nước ta là: A. Vụ đông xuân B. Vụ hè thu C. Vụ mùa D. Vụ chiêm Câu 329. Trong cơ cấu ngành trồng trọt, tỉ trọng cây công nghiệp có xu hướng tăng nhanh thời gian gần đây là do: A. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển B. Tác dụng bảo vệ môi trường C. Mang lại hiệu quả kinh tế cao D. Dân cư có truyền thống sản xuất Câu 330. Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hoá ở nước ta giai đoạn hiện nay là: A. Khoa học - kỹ thuật B. Lực lượng lao động C. Thị trường D. Tập quán sản xuất Câu 331. Để sản xuất được nhiều nông phẩm hàng hoá, biện pháp kỹ thuật được áp dụng hiện nay ở nước ta là: A. Chuyên môn hoá sản xuất trên những vùng thuận lợi nhất B. Sử dụng giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao C. Tổ chức bảo quản và chế biến tốt D. Tất cả các biện pháp trên Câu 332. Để sản xuất được nhiều nông sản hàng hoá, phương thức canh tác được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là: A. Quảng canh, cơ giới hoá B. Thâm canh, chuyên môn hoá C. Đa canh và xen canh D. Luân canh và xen canh Câu 333. Vùng trồng lúa An Khê nổi tiếng ở miền núi nước ta thuộc khu vực: A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Tây Nguyên D. Bắc Trung Bộ Câu 334. Trong các vùng sau, vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước là: A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Đồng bằng Thanh Nghệ - Tĩnh D. Đồng bằng Phú - Khánh 17
  18. Câu 335. Dừa là loại cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở vùng: A. Bắc Trung Bộ B. Duyên hải Nam Trung Bộ C. Đông Nam Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 336. Ở vùng Tây Nguyên, cây chè được trồng nhiều nhất ở tỉnh: A. Kom Tum B. Gia Lai C. Lâm Đồng D. Đắc Lăk Câu 337. Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành chăn nuôi ở nước ta ngày càng phát triển mạnh là: A. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo B. Ngành công nghiệp chế biến phát triển C. Dịch vụ (giống, thú y) có nhiều tiến bộ D. Thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng Câu 338. Đàn trâu ở nước ta được nuôi nhiều nhất ở vùng: A. Đồng bằng sông Hồng B. Bắc Trung Bộ C. Trung du và miền núi phía Bắc D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 339. Vùng biển nước ta rất giàu có về nguồn lợi hải sản với tổng trữ lượng hải sản vào khoảng: A. 3,5 - 4 triệu tấn B. 3,9 - 4,5 triệu tấn C. 3,9 - 4,0 triệu tấn D. Trên 4 triệu tấn Câu 340. Hai tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản hiện nay là: A. Cà Mau - Bạc Liêu B. Hải Phòng - Quảng Ninh C. Ninh Thuận - Bình Thuận D. Kiên Giang - Cà Mau Câu 341. Hiện nay, nghề nuôi tôm được phát triển mạnh nhất ở vùng: A. Đồng bằng sông Hồng B. Duyên hải Nam Trung Bộ C. Bắc Trung Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 342. Nghề nuôi cá Tra, cá Basa trong lồng bè trên sông Tiền, sông Hậu là nghề nổi tiếng của tỉnh: A. An Giang B. Tiền Giang C. Hậu Giang D. Đồng Tháp Câu 343. Rừng tự nhiên của nước ta được chia thành 3 loại là: A. Rừng phòng hộ; rừng ngập mặn; rừng đặc dụng B. Rừng sản xuất; rừng đặc dụng; rừng nguyên sinh C. Rừng phòng hộ; rừng sản xuất; rừng ngập mặn D. Rừng đặc dụng; rừng phòng hộ; rừng sản xuất Câu 344. Các vườn quốc gia như Cát Bà, Tam Đảo, Cúc Phương, Ba Bể thuộc nhóm: A. Rừng phòng hộ B. Rừng sản xuất C. Rừng đặc dụng D. Rừng bảo vệ nghiêm ngặt Câu 345. Nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta là: A. Điều kiện đánh bắt B. Dân cư và lao động C. Cơ sở vật chất kĩ thuật D. Thị trường Câu 346. Nhân tố tạo nền cho sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp nước ta là: A. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên B. Kinh tế - xã hội C. Lịch sử D. Đường lối chính sách Câu 347. Vùng có biển thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nhưng dễ bị hạn hán sâu sắc về mùa khô là điều kiện sinh thái nông nghiệp của khu vực: A. Đồng bằng sông Hồng B. Bắc Trung Bộ C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 348. Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, đa dạng hoá kinh tế nông thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm: A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên cả nước B. Tạo thêm việc làm cho người lao động C. Thúc đẩy phân công lao động xã hội D. Mở rộng thị trường buôn bán trong và ngoài nước. Câu 349. Đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay, việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt vì: A. Đảm bảo lương thực cho một nước trên 80 triệu dân B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi C. Nguồn hàng cho xuất khẩu D. Tất cả các ý trên Câu 350. Để phát triển nông nghiệp, biện pháp quan trọng nhất cần thực hiện là: A. Lai tạo các giống lúa ngắn ngày, phù hợp với sinh thái sản xuất 18
  19. B. Áp dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp, hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi C. Cung cấp nhiều phân bón, thuốc trừ sâu cho sản xuất D. Tất cả các ý trên Câu 351. Các sản phẩm nông sản của nước ta hiện nay chất lượng còn kém, bị hao hụt nhiều sau khi thu hoạch. Vì vậy, biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch là: A. Cơ giới hoá khâu sản xuất B. Sử dụng các hoá phẩm bảo vệ nông phẩm C. Nâng cao năng suất, chế biến nông sản D. Đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch Câu 352. Trong những năm tới ngành sản xuất lương thực thực phẩm của nước ta còn có nhiều triển vọng lớn, là nhờ: A. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng được mở rộng B. Lao động trong nông nghiệp dồi dào C. Áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất D. Tất cả các ý trên Câu 353. Khó khăn lớn nhất trong việc xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của nước ta trong giai đoạn hiện nay là: A. Giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thấp B. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi chưa được đảm bảo C. Công tác kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được chú ý đúng mức D. Giá thành sản phẩm còn cao Câu 354. Biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo nước ta với các nước xuất khẩu gạo khác là: A. Giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm B. Nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất và áp dụng công nghệ trong chế biến C. Nắm bắt được những biến đổi của yêu cầu thị trường D. Sản xuất nhiều giống lúa đặc sản, phù hợp nhu cầu thị trường Câu 355. Thực hiện mục tiêu phát triển đàn gia súc trong chăn nuôi thì vấn đề cần chú ý đầu tiên là: A. Phát triển thêm các đồng cỏ B. Nắm được các yêu cầu của thị trường C. Đảm bảo chất lượng con giống D. Phát triển dịch vụ thú y Câu 356. Sự tương đồng về thế mạnh sản xuất lương thực thực phẩm ở hai vùng sinh thái nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung là: A. Sản xuất lương thực B. Phát triển cây hoa màu C. Phát triển chăn nuôi và đánh bắt thuỷ sản D. Phát triển cây ăn quả Câu 357. Chăn nuôi bò sữa là hình thức mới phát triển ở nước ta nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Loại hình chiếm ưu thế trong chăn nuôi bò sữa là: A. Chăn nuôi tập trung ở các vùng có nguồn lương thực dồi dào B. Phát triển tập trung ở các đồng cỏ tươi tốt C. Phát triển chăn nuôi kiểu hộ gia đình ven các thành phố lớn D. Chăn nuôi nông nghiệp trong các trại lớn Câu 358. Để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường lương thực, thực phẩm thế giới chúng ta cần tập trung vào giải quyết các vấn đề: A. Nâng cao chất lượng sản phẩm B. Hạ giá thành sản phẩm C. Tạo giống cây trồng đặc sản năng suất cao D. Áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất Câu 359. Mô hình sản xuất V.A.C là nguồn cung cấp: A. Tôm, cua, cá B. Rau, cá, thịt C. Thịt, trứng, sữa D. Rau, đậu, củ quả Câu 360. Để đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp nước ta cần: A. Lai tạo giống mới B. Sản xuất thức ăn C. Đảm bảo các dịch vụ chăn nuôi D. Tất cả các biện pháp trên Câu 361. Nhân tố quyết định sự phong phú về sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là: A. Đất đai B. Địa hình C. Khí hậu D. Sinh vật Câu 362.Vấn đề có tính chiến lược trong việc đảm bảo lương thực, thực phẩm ở một nước nhiệt đới như nước ta là: A. Tăng năng suất và hiệu quả canh tác B. Đảm bảo an ninh quốc phòng 19
  20. C. Đảm bảo an ninh lương thực D. Đảm bảo an toàn trong xuất khẩu lương thực, thực phẩm Câu 363.Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta là cơ sở để A. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng B. Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp C. Đảm bảo an ninh quốc phòng D. Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ Câu 364. Biện pháp quan trọng nhất để gia tăng sản lượng lương thực trong điều kiện đất nông nghiệp có hạn ở nước ta là: A. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ B. Trồng nhiều cây hoa màu C. Phát triển mô hình kinh tế V.A.C D. Khai hoang mở rộng diện tích Câu 365. Hai vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp lớn nhất nước ta là: A. Đông Nam Bộ và Trung du miền núi phía Bắc B. Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên C. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ D. Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung Câu 366. Cơ sở tự nhiên để hoạt động sản xuất có tính thời vụ khác nhau giữa các vùng là: A. Đất đai B. Khí hậu C. Địa hình D. Nguồn nước Câu 367. Tập đoàn cây vụ đông là thế mạnh sản xuất của vùng: A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Đồng bằng sông Hồng D. Bắc Trung Bộ Câu 368. Tính chất bấp bênh của sản xuất nông nghiệp truyền thống ở nước ta tăng cường do: A. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa B. Sự phân hoá địa hình theo độ cao và chiều Bắc Nam C. Sự phân hoá khí hậu D. Sâu bệnh, dịch hại Câu 369. Những vấn đề của nông nghiệp của nước ta gắn bó chặt chẽ với: A. Thuỷ lợi B. Mùa vụ C. Nông dân, nông thôn D. Khoa học và kĩ thuật Câu 370. Yếu tố nào sau đây không thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta: A. Sản phẩm nông nghiệp đa dạng B. Khả năng xen canh, tăng vụ lớn C. Tính mùa vụ D. Sự phân hoá về điều kiện sinh thái nông nghiệp Câu 371. Xu hướng thay đổi cơ cấu mùa vụ trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung trong những năm qua là: A. Giảm diện tích lúa mùa, tăng diện tích lúa hè thu B. Tăng diện tích lúa đông xuân, giảm diện tích lúa hè thu C. Giảm diện tích lúa đông xuân, giảm tăng diện tích lúa mùa D. Tăng diện tích lúa mùa và lúa hè thu Câu 372. Nhân tố được coi là cơ sở để khai thác hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới là: A. Trình độ lao động B. Tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp C. Đường lối chính sách D. Thị trường tiêu thụ Câu 373. Hình thức liên kết nông - công nghiệp là đặc điểm nổi bật của nền sản xuất: A. Nông nghiệp cổ truyền B. Nông nghiệp hiện đại C. Nông nghiệp nhiệt đới D. Nông nghiệp cách mạng hoá Câu 374. Quê hương của phong trào "cánh đồng 5 tấn" trước đây và phong trào "cánh đồng 50 triệu" hiện nay là: A. Thái Bình B. Nam Định C. Hà Nam D. Hải Dương Câu 375. Ngành sản xuất mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất trong khu vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay là: A. Chăn nuôi gia súc B. Sản xuất lương thực C. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản D. Sản xuất các sản phẩm từ cây công nghiệp Câu 376. Xu hướng chuyển dịch hoạt động kinh tế ở khu vực nông thôn nước ta hiện nay là: A. Chuyển từ nông nghiệp sang lâm nghiệp, thuỷ sản B. Chuyển từ nông - lâm nghiệp sang thuỷ sản 20
  21. C. Chuyển từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp D. Chuyển từ khu vực phi nông nghiệp sang nông nghiệp Câu 377. Mô hình sản xuất đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển cao ở nước ta là: A. Hợp tác xã B. Kinh tế hộ gia đình C. Kinh tế trang trại D. Tất cả các mô hình sản xuất trên Câu 378. Thành phần kinh tế đóng góp tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nông nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là: A. Quốc doanh và hợp tác xã B. Kinh tế hộ gia đình và trang trại C. Kinh tế hộ gia đình và hợp tác xã nông - lâm - ngư D. Trang trại và hợp tác xã nông, lâm ngư nghiệp Câu 379. Nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sản xuất thuỷ sản nước ta là: A. Dân cư, lao động và cơ sở vật chất kĩ thuật B. Thị trường và cơ sở vật chất kĩ thuật C. Dân cư, lao động và thị trường D. Thị trường và chính sách phát triển ngành Câu 380. Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới là sản phẩm chuyên môn hoá của vùng: A. Trung du và miền núi phía Bắc B. Đồng bằng sông Hồng C. Tây Nguyên D. Tất cả các vùng trên Câu 381. Số lượng trang trại của nước ta hiện nay tập trung chủ yếu ở vùng: A. Đồng bằng sông Hồng B. Tây Nguyên C. Đông Nam Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 382. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta là: A. Cây lương thực và cây ăn quả B. Cây ăn quả và cây công nghiệp C. Cây lương thực và cây công nghiệp D. Cây lương thực và cây rau đậu Câu 383. Mục đích chính của việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là: A. Hiệu quả kinh tế, hạn chế thiệt hại do thiên tai B. Phù hợp với điều kiện đất, khí hậu C. Phù hợp với nhu cầu thị trường D. Đa dạng hoá sản phẩm nông sản Câu 384. Diện tích lúa của nước ta trong khoảng 20 năm trở lại đây tăng do: A. Khai hoang, phục hoá và tăng vụ B. Tăng vụ, đẩy mạnh thâm canh C. Khai hoang D. Làm tốt công tác thuỷ lợi Câu 385. Năng suất lúa của nước ta trong thời gian gần đây tăng nhanh do: A. Đẩy mạnh thâm canh B. Tăng vụ C. Kinh nghiệm của người dân được phát huy D. Thời tiết khí hậu ổn định hơn trước Câu 386. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng có ngành chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển nhất cả nước là do: A. Các giống vật nuôi địa phương có giá trị kinh tế cao B. Có nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng C. Có lực lượng lao động đông đảo, có kinh nghiệm trong chăn nuôi D. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi Câu 387. Năng suất lao động trong ngành đánh bắt thuỷ sản còn thấp do: A. Phương tiện đánh bắt còn lạc hậu, chậm đổi mới B. Người dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt C. Nguồn lợi cá đang bị suy thoái D. Nhiều thiên tai Câu 388. Điều kiện khí hậu khó khăn nhất cho sản xuất thuỷ sản ở nước ta là: A. Ảnh hưởng mạnh của gió mùa, mùa đông lạnh B. Hạn hán C. Tính phân mùa mưa - khô rõ rệt D. Bão diễn ra hàng năm với tần suất lớn Câu 389. Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về vai trò, tác dụng của rừng ngập mặn: A. Cung cấp diện tích để nuôi các loài thuỷ sản B. Cung cấp gỗ củi C. Có tác dụng chắn sóng, lấn biển D. Làm giảm bớt thiệt hại do lũ lụt ở các đồng bằng Câu 390. Diện tích rừng ngập mặn của nước ta bị suy giảm chủ yếu là do: 21
  22. A. Phá rừng để lấy đất ở B. Phá rừng để lấy diện tích nuôi trồng thuỷ sản C. Phá rừng để lấy gỗ củi D. Ô nhiễm môi trường đất và nước rừng ngập mặn Câu 391. Rừng gỗ trụ mỏ được phát triển ở: A. Quảng Ninh và vùng lân cận B. Tây Bắc C. Tây Nguyên D. Bắc Trung Bộ Câu 392. Tác dụng rất quan trọng của rừng đầu nguồn là: A. Chắn gió và cát bay B. Điều hoà nguồn nước, giảm tác hại của lũ C. Chắn sóng D. Cung cấp gỗ cho xuất khẩu Câu 393. Hệ sinh thái phát triển trên đất ngập mặn, á xích đạo là đặc điểm của vườn quốc gia: A. Chàm Chim B. Xuân Sơn C. Xuân Thuỷ D. U Minh Thượng Câu 394. Vùng nông nghiệp có xu hướng công nghiệp hoá cả trong chăn nuôi gia súc lớn và nuôi trồng thuỷ sản là: A. Đồng bằng sông Cửu Long B. Đồng bằng sông Hồng C. Trung du và miền núi phía Bắc D. Duyên hải miền Trung Câu 395. Hai vùng nông nghiệp có trình độ thâm canh cao, sản xuất lớn, sử dụng nhiều máy móc vật tư nông nghiệp nhất nước ta là: A. Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ B. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng C. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ Câu 396. Cây nào dưới đây không thuộc nhóm cây công nghiệp hàng năm: A. Hồ tiêu B. Dâu tằm C. Bông vải D. Mía Câu 397. Loại cây công nghiệp ưa khí hậu nhiệt đới ẩm và đất phù sa lợ là: A. Dừa, Hồ Tiêu B. Cói, Dừa C. Dâu Tằm, Đay D. Đay, Hồ Tiêu Câu 398. Đặc điểm nào dưới dây không phải của nền nông nghiệp hàng hoá: A. Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hoá B. Sử dụng nhiều máy móc, lao động C. Sản xuất quy mô lớn D. Gắn bó chặt chẽ với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp Câu 399. Điều kiện tự nhiên cơ bản khiến đất trồng nước ta dễ bị suy thoái là: A. Địa hình dốc B. Chế độ mưa tập trung theo mùa kết hợp với địa hình dốc C. Chế độ mưa tập trung, mạng lưới sông ngòi dày đặc D. Trong đất có chứa nhiều thành phần dễ rửa trôi, xói mòn Câu 400. Quá trình chuyển dịch nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thể hiện rõ ở: A. Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp được cải tiến, tăng cường B. Các loại nông sản được sản xuất ra với chất lượng ngày càng cao C. Các mô hình kinh tế hộ gia đình phát triển D. Hình thành các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP Câu 401. Biểu hiện rõ nét nhất của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta thời gian gần đây là: A. Giá trị ngành công nghiệp chế biến tăng, ngành công nghiệp khai thác giảm B. Ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng cao hơn ngành công nghiệp khai thác C. Tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng, ngành công nghiệp khai giảm. D. Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá công nghiệp xuất khẩu Câu 402. Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố CN của nước ta hiện nay là: A. Gần nguồn tài nguyên thiên nhiên B. Có nguồn nhân lực trình độ cao C. Vị trí địa lý thuận lợi D. Đạt hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường Câu 403. Chiến lược tiếp theo đối với quá trình công nghiệp ở nước ta là: A. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến B. Phát triển các ngành công nghiệp khai thác 22
  23. C. Phát triển các ngành công nghiệp điện, ga nước D. Phát triển đồng đều cả công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác Câu 404. Nhận định nào sau đây không đúng đối với ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta: A. Cần có nguồn vốn đầu tư lớn B. Đòi hỏi nguồn nguyên - nhiên liệu dồi dào C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn D. Chịu sự tác động mạnh của thị trường Câu 405 Vùng có giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước hiện nay là: A. Đồng bằng sông Hồng B. Duyên hải miền Trung C. Đông Nam Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 406. Cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta hiện nay gồm có: A. Khai thác than B. Điện lực C. Khai thác dầu, khí D. Tất cả các ý trên Câu 407. Tài nguyên được sử dụng nhiều nhất cho ngành công nghiệp điện lực ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là: A. Dầu B. Than C. Thuỷ năng D. Khí đốt Câu 408. Các mỏ dầu khí Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc được khai thác tại bể trầm tích: A. Cửu Long B. Thổ Chu - Mã Lai C. Nam Côn Sơn D. Trung Bộ Câu 409. Thùng dầu đầu tiên của ngành công nghiệp dầu khí nước ta được khai thác tại mỏ: A. Hồng Ngọc B. Đại Hùng C. Bạch Hổ D. Lan Đỏ Câu 410. Than nâu của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng: A. Đông Bắc B. Đồng bằng sông Hồng C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Tất cả các vùng trên Câu 411. Khí đốt của nước ta hiện nay chủ yếu được dùng cho mục đích: A. Sản xuất điện B. Sản xuất phân bón C. Xuất khẩu D. Tất cả các mục đích trên Câu 412. Khó khăn lớn nhất của việc khai thác tiềm năng thuỷ điện nước ta là: A. Sông ngòi ngắn và dốc B. Lượng mưa phân bố không đều trong năm C. Trình độ khoa học kĩ thuật thấp D. Thiếu kinh nghiệm trong việc khai thác Câu 413. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam chủ yếu là do: A. Việc xây dựng đòi hỏi vốn lớn B. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than gây ô nhiễm môi trường C. Vị trí xa các nguồn nguyên liệu than D. Nhu cầu về điện không cao như các tỉnh phía Bắc Câu 414. Nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất nước ta là: A. Thị trường B. Vị trí C. Đường lối D. Cơ sở hạ tầng Câu 415. Nhân tố tác động mạnh tới hướng công nghiệp hoá và chi phối trực tiếp tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta là: A. Vị trí địa lí B. Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật C. Dân cư D. Thị trường bên ngoài Câu 416. Cơ sở phân chia ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản thành 3 phân ngành: chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi và chế biến thuỷ hải sản chủ yếu dựa vào: A. Đặc điểm sử dụng lao động B. Nguồn nguyên liệu C. Công dụng của sản phẩm D. Giá trị kinh tế Câu 417. Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta là: A. Thị trường tiêu thụ và chính sách phát triển B. Nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ C. Nguồn nguyên liệu và lao động có trình độ cao D. Nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ Câu 418. Các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tập trung ven các đô thị lớn do: A. Gần nguồn nguyên liệu và cơ sở vật chất - kĩ thuật tốt B. Có lực lượng lao động đông đảo và gần nguồn nguyên liệu C. Gần thị trường tiêu thụ và gần nguồn nguyên liệu D. Có các cơ sở chăn nuôi bò sữa với quy mô lớn 23
  24. Câu 419. Ngành công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi ở nước ta chưa được phát triển mạnh chủ yếu là do: A. Sự hạn chế của cơ sở nguyên liệu B. Ngành chăn nuôi chiếm giá trị nhỏ trong sản xuất nông nghiệp C. Chưa phải là ngành truyền thống D. Chủ trương phát triển của Nhà nước Câu 420. Cà Ná là đồng muối nổi tiếng của nước ta thuộc tỉnh: A. Nam Định B. Quảng Ngãi C. Ninh Thuận D. Bình Thuận Câu 421. Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản của nước ta tập trung chủ yếu ở: A. Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc B. Trung du và miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ C. Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên D. Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long Câu 422. Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ do: A. Gần nguồn nguyên liệu phong phú B. Tiện đường giao thông C. Gần thị trường tiêu thụ D. Tận dụng nguồn lao động Câu 423. Các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng thường được phân bố ở khu vực các đô thị lớn nhằm tận dụng lợi thế về: A. Lực lượng lao động dồi dào và cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại B. Lực lượng lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và có số lượng lớn lao động có trình độ cao D. Tiện lợi giao thông trong vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm Câu 424. Ngành công nghiệp dệt ở Việt Nam có thể coi được hình thành từ khi: A. Chiếc máy dệt đầu tiên ra đời B. Nhà máy dệt Nam Định ra đời C. Sau cách mạng tháng 8/1945 D. Sau giải phóng miền Nam 1975 Câu 425. Nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt ở nước ta chủ yếu được lấy từ: A. Các sản phẩm từ ngành trồng cây lương thực và công nghiệp hoá chất B. Các sản phẩm từ ngành trồng cây công nghiệp dài ngày và công nghiệp hoá chất C. Công nghiệp hoá chất và các sản phẩm từ cây công nghiệp D. Các sản phẩm từ ngành chăn nuôi và công nghiệp hoá chất Câu 426. Hình thức trung tâm công nghiệp không thấy xuất hiện ở vùng: A. Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc B. Tây Nguyên C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Bắc Trung Bộ Câu 427. Nhận định nào dưới đây chưa chính xác: A. Hầu hết các trung tâm công nghiệp đều tập trung ở các đồng bằng và trung du ở nước ta B. Tây Nguyên là vùng kinh tế duy nhất trong cả nước không thấy xuất hiện trung tâm công nghiệp C. Các trung tâm công nghiệp ở miền Trung phân bố ở phần Duyên hải D. Các trung tâm CN có quy mô trung bình trở lên tập trung chủ yếu ở 2 đồng bằng lớn ở nước ta Câu 428. Nhận định nào dưới đây chưa chính xác: A. Ngành luyện kim đen có sự phân bố rộng hơn so với luyện kim màu B. Ngành luyện kim màu ở nước ta chỉ xuất hiện ở phía Nam C. CN chế biến thực phẩm là ngành có sự phân bố rộng rãi nhất so với các ngành công nghiệp khác D. Các điểm khai thác dầu và khí xuất hiện cả ở thềm lục địa và trong đất liền Câu 429. Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có công suất lớn nhất nước ta hiện nay là: A. Uông Bí B. Phả Lại I C. Ninh Bình D. Phả Lại II Câu 430. Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành công nghiệp dầu khí của nước ta nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm là: A. Trữ lượng, sản lượng khai thác lớn B. Giá trị xuất khẩu cao C. Là nhiên liệu chiến lược của thế giới D. Nhu cầu sản xuất trong nước lớn Câu 431. Nhà máy nhiệt điện đầu tiên của nước ta được xây dựng tại: A. Hải Phòng B. Hải Dương C. Hà Nội D. Quảng Ninh Câu 432. Thuỷ điện là ngành giữ vai trò chủ đạo trong việc sản xuất điện của nước ta giai đoạn hiện nay vì: A. Giá thành xây dựng thấp B. Nguồn thuỷ năng dồi dào C. Trình độ khoa học kĩ thuật đòi hỏi không cao D. Ít gây ô nhiễm môi trường 24
  25. Câu 433. Tiềm năng thuỷ điện của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng: A. Trung du miền núi phía Bắc B. Đồng bằng sông Hồng C. Bắc Trung Bộ D. Tây Nguyên Câu 434. Ở nước ta ngành công nghiệp được xem là ngành cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi trước một bước: A. Công nghiệp khai thác dầu khí B Công nghiệp điện C. Công nghiệp cơ khí D. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Câu 435. Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc nhóm ngành chế biến lương thực thực phẩm: A. Chế biến sản phẩm trồng trọt B. Chế biến sản phẩm lâm sản C. Chế biến sản phẩm chăn nuôi D. Chế biến sản phẩm thuỷ sản Câu 436. Sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm phụ thuộc chủ yếu vào: A. Nguồn nguyên liệu B. Chính sách phát triển của nhà nước C. Thị trường tiêu thụ D. Cả A và C đều đúng Câu 437. Công nghiệp xay xát của nước ta phát triển với tốc độ nhanh trong thời gian qua là do: A. Nguồn nguyên liệu dồi dào ổn định B. Nhu cầu trong nước và xuất khẩu lớn C. Giá trị kinh tế cao D. Giải quyết nhiều việc làm Câu 438. Vùng nguyên liệu mía lớn nhất của nước ta tập trung ở vùng: A. Duyên hải Nam Trung Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Đông Nam Bộ Câu 439. Các trung tâm công nghiệp chế biến của nước ta phân bố dày đặc ở vùng: A. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ B. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long C. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng D. Đông Nam bộ và Duyên hải miền Trung Câu 440. Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thường được phân bố tập trung tại: A. Khu vực ven biển B. Khu vực nông thôn C. Khu vực thành thị D. Khu vực phía Nam Câu 441. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong giai đoạn hiện nay là: A. Chế biến thuỷ, hải sản B. Dệt – May C. Da giày D. Tất cả các ý trên Câu 442. Các cơ sở công nghiệp dệt may phân bố nhiều nhất ở khu vực: A. Đồng bằng sông Hồng B. Đông Nam Bộ C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Duyên hải miền Trung Câu 443. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí là: A. Cửu Long và Thổ Chu - Mã Lai B. Trung Bộ và Cửu Long C. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai D. Cửu Long và Nam Côn Sơn Câu 444. Ngành công nghiệp được coi là trẻ nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta là: A. Chế biến lương thực, thực phẩm B. Sản xuất hàng tiêu dùng C. Hoá dầu D. Luyện kim màu Câu 445. Hướng phân bố công nghiệp của nước ta đang được triển khai theo hướng: A. Cải tạo, nâng cấp các trung tâm công nghiệp hiện có B. Xây dựng, phát triển trung tâm CN, các khu CN các khu chế xuất hiện đại hướng ra xuất khẩu C. Giảm dần sự chênh lệch giữa các vùng D. Tất cả các nguyên nhân trên ĐỊA LÍ DỊCH VỤ Câu 446. Quốc lộ 1A của nước ta được tính bắt đầu từ cửa khẩu: A. Đồng Đăng B. Hữu Nghị C. Móng Cái D. Tân Thanh Câu 447. Hiệu quả và chất lượng phục vụ của ngành đường sắt ngày càng được cải thiện là do: A. Cải tiến phương thức quản lí ngành. B. Sự tác động của các ngành kinh tế C. Xu hướng hội nhập cùng hệ thống đường sắt quốc tế D. Tất cả các nguyên nhân trên Câu 448. Quốc lộ 9 nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ thuộc tỉnh: A. Quảng Bình B. Quảng Trị C. Thừa Thiên - Huế D. Nghệ An Câu 449. Trong các tuyến đường sau, tuyến nào không phải đường sắt: 25
  26. A. Hà Nội - Hải Phòng B. Hà Nội - Quảng Ninh C. Hà Nội - Lào Cai D. Hà Nội - Lạng Sơn Câu 450. Hệ thống đường sông ở nước ta mới chỉ được khai thác ở mức thấp, chưa tương xứng với tiềm năng là do: A. Sự thất thường về chế độ nước B. Sự sa bồi và thay đổi thất thường về luồng lạch C. Phương tiện vận tải hạn chế D. Nguồn hàng cho vận tải ít Câu 451. Trong các cảng sau, cảng nào không nằm ở biển: A. Hải Phòng B. Cái Lân C. Chân Mây D. Quy Nhơn Câu 452. Tuyến đường biển ven bờ quan trọng nhất nước ta là: A. Hải Phòng - Đà Nẵng B. Đà Nẵng - thành phố Hồ Chí Minh C. Thành phố Hồ Chí Minh - Hải Phòng D. Tất cả đều sai Câu 453. Tuyến đường ống vận chuyển xăng dầu B12 là tuyến nối giữa: A. Bãi Cháy - Hạ Long tới Đồng bằng sông Hồng B. Bà Rịa - Vũng Tầu với thành phố Hồ Chí Minh C. Bà Rịa - Vũng Tầu với Dung Quất (Quảng Ngãi) D. Bà Rịa - Vũng Tầu với vịnh Vân Phong Câu 454. Động lực tạo cho ngành giao thông vận tải nước ta có sự chuyển biến rõ rệt cả về chất và lượng là: A. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế B. Sự quan tâm đúng mức của Đảng và Nhà nước C. Nhu cầu đi lại của nhân dân tăng mạnh D. Cả ý A và B đều đúng Câu 455. Đối với ngành thông tin liên lạc, ở nước ta đã hình thành bốn trung tâm thông tin đường dài cấp vùng là: A. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng B. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ C. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ D. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh Câu 456. Loại hình nào sau đây không thuộc mạng lưới thông tin liên lạc: A. Mạng điện thoại B. Mạng phi thoại C. Mạng truyền dẫn D. Mạng kĩ thuật số Câu 457. Một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu góp phần thúc đẩy quá trình phân công lao động theo lãnh thổ ở nước ta là: A. Giao thông vận tải B. Thương mại C. Du lịch D. Tất cả Câu 458. Hoạt động nội thương của nước ta từ thập niên 90 trở lại đây càng ngày càng nhộn nhịp là do: A. Sự gia tăng các mặt hàng sản xuất B. Thay đổi cơ chế quản lí C. Tác động nhân tố thị trường quốc tế D. Nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao Câu 459. Thị trường buôn bán được xác định là truyền thống của nước ta là: A. Cu Ba B.Trung Quốc C. Nga và Đông Âu D. Tất cả đều đúng Câu 460. Lần đầu tiên cán cân xuất nhập khẩu nước ta đạt giá trị cân đối là năm: A. 1990 B. 1992 C. 1993 D. 1995 Câu 461. Thời điểm đánh dấu nước ta trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là: A. Tháng 10/2006 B. Tháng 11/2006 C. Tháng 12/2006 D. Tất cả đều sai Câu 462. Thắng cảnh hai lần được UNESCO công nhận là di sản thế giới ở Việt Nam là: A. Hạ Long B. Huế C. Hội An D. Mỹ Sơn Câu 463. Di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là: A. Huế B. Vịnh Hạ Long C. Hội An D. Mỹ Sơn Câu 464. Sự phát triển của ngành nội thương được thể hiện rõ rệt nhất qua: A. Số lao động hoạt động trong ngành B. Tổng mức bán lẻ hàng hoá của xã hội C. Sự phân bố của các cơ sở bán lẻ D. Số các cơ sở buôn bán trên khắp cả nước 26
  27. Câu 465. Điểm khác nhau chủ yếu giữa hàng hoá nhập khẩu trước đổi mới với thời gian gần đây thể hiện qua: A. Mục đích và cơ cấu hàng nhập khẩu B. Các đối tác thương mại C. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu D. Sự đổi mới của các cửa khẩu Câu 466. Nga, Đông Âu được coi là thị trường truyền thống bởi: A. Trước kia cùng là những nước xã hội chủ nghĩa và có quan hệ thường mại trong thời gian dài B. Là những nước có nhu cầu lớn các hàng hoá của nước ta C. Có vị trí địa lí thuận lợi cho trao đổi buôn bán D. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị hàng xuất - nhập khẩu của nước ta Câu 467. Nhận định nào dưới đây chưa chính xác: “Những đổi mới về cơ chế quản lí trong hoạt động xuất - nhập khẩu của nước ta” thể hiện qua việc A. Mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, các doanh nghiệp,các địa phương B. Xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang hạch toán kinh doanh C. Đẩy mạnh phát triển các khu chế xuất, các cửa khẩu D. Tăng cường sự quản lí thống nhất của nhà nước bằng pháp luật và chính sách Câu 468. Nước ta chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với tư cách là thành viên thứ: A. 146 B. 150 C. 153 D. 149 Câu 469. Lễ hội Đua Bò là lễ hội truyền thống diễn ra hằng năm ở tỉnh: A. Sóc Trăng B. Tiền Giang C. An Giang D. Cần Thơ Câu 470. Về phương diện du lịch nước ta chia thành: A. 3 vùng B. 4 vùng C. 6 vùng D. 7 vùng Câu 471. Nhận định nào dưới đây chưa chính xác: A. Hàng nhập khẩu nước ta phần lớn là từ các nước Châu Á. B. Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường ASEAN và Nhật Bản giảm C. Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, EU tăng nhanh D. Cán cân xuất nhập khẩu dần đi vào cân đối Câu 472. Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của nước ta là: A. Hoa Kỳ B. Nhật Bản C. Trung Quốc D. ASEAN Câu 473. Nguyên nhân chính làm dẫn tới tăng trưởng xuất khẩu của nước ta trong thời gian vừa qua là: A. Bình thường hoá quan hệ ngoại giao và kí kết các hiệp định thương mại với Hoa Kỳ. B. Hàng hoá của nước ta được nhiều nước ưa dùng C. Giá thành sản phẩm xuất khẩu thấp D. Chính sách hậu mãi sau bán hàng được tăng cường và cho kết quả tốt Câu 474. Hoạt động có vai trò quan trọng nhất trong kinh tế đối ngoại của nước ta là: A. Hợp tác quốc tế về vốn đầu tư B. Hợp tác quốc tế về lao động C. Ngoại thương D. Du lịch quốc tế Câu 475. Lễ hội kéo dài nhất trong năm ở nước ta là: A. Yên Tử B. Đền Hùng C. Chùa Hương D. Bà chúa Kho 27
  28. D. THỰC HÀNH: LƯỢC ĐỒ LƯỢC ĐỒ SỐ 1 Câu 476. Khoáng sản được kí hiệu là a4 trên lược đồ có tên là: A. Đồng B. Chì, kẽm C. Thiếc D. Apatit Câu 477. Nhà máy thuỷ điện được kí hiệu là b1 trên lược đồ có tên là: A. Nậm Nu B. Vĩnh Sơn C. Thác Bà D. Sông Chảy Câu 478. Khoáng sản được kí hiệu là a7 trên lược đồ có tên là: A. Than nâu B. Than bùn C. Than non D. Than antraxit Câu 479. Nhiệt điện Phả Lại được kí hiệu trên lược đồ là A. c1 B. c2 C. c3 D. c4 Câu 480. Nhà máy kí hiệu được kí hiệu c4 trên lược đồ tương ứng là A. Thủ Đức B. Chợ Quán C. Phú Mĩ D. Phúc Lâm Câu 481. Khoáng sản được kí hiệu là a6 trên lược đồ có tên là: A.Crômit B. Thiếc C. Sắt D. Titan Câu 482. Khoáng sản được kí hiệu là a5 trên lược đồ có tên là: A.Crômit B. Thiếc C. Sắt D. Titan Câu 483. Nhà máy thuỷ điện được kí hiệu b4 trên lược đồ tương ứng có tên là A. Thác Mơ B. Trị An C. Hàm Thuận D. Cần Đơn Câu 485. Nhà máy nhiệt điện có kí hiệu c3 trên lược đồ là A. Hà Nam B. Ninh Bình C . Nam Định D. Thanh Hóa 28
  29. LƯỢC ĐỒ SỐ 2 Câu 486. Đảo được kí hiệu số 3 trên lược đồ có tên là: A. Cồn Cỏ B. Lý Sơn C. Rào Cỏ D. Phú Quý Câu 487. Điểm cực đông của nước ta thuộc tỉnh mang kí hiệu là: A. n B. K C. h D. l Câu 488. Di sản kí hiệu a5 trên lược đồ có tên là: A. Phong Nha - Kẻ Bàng B. Mỹ Sơn C. Hội An D. Huế Câu 489. Đảo được kí hiệu số 4 trên lược đồ có tên là: A. Thổ Chu B. Côn Sơn C. Phú Quý D. Lý Sơn Câu 490. Quốc gia được kí hiệu số II trên lược đồ có tên là: A. Campuchia B. Mianma C. Lào D. Thái Lan Câu 491. Vịnh biển được kí hiệu C trên lược đồ có tên là: A. Vân Phong B. Nha Trang C. Cam Ranh D. Xuân Đài Câu 492. Điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh có kí hiệu tương ứng là: A. i B. b C. c D. f Câu 493. Cửa khẩu Nậm Cắn thuộc tỉnh mang kí hiệu: A. d B. f C. e D. c 29
  30. Câu 494. Nước có đường biên giới ngắn nhất với nước ta trên lược đồ mang kí hiệu: A. I B. II C. III D. IV Câu 495. Cà Ná là cánh đồng muối nổi tiếng thuộc tỉnh mang kí hiệu: A. l B. v C. h D. e LƯỢC ĐỒ SỐ 3 Câu 496. Nguồn nước khoáng được kí hiệu b3 trên lược đồ có tên là A. Mỹ Lâm B. Quang Hanh C. Kim Bôi D. Hội Vân Câu 497. Vườn quốc gia kí hiệu c2 trên lược đồ có tên là A. Bái Tử Long B. Cát Bà C. Xuân Sơn D. Xuân Thuỷ Câu 498. Cửa khẩu được kí hiệu số 8 trên lược đồ có tên là A. Tây Trang B. Hoa Lư 30
  31. C. Xa Mát D. Xà Xía Câu 499. Bãi biển có kí hiệu a3 trên lược đồ có tên là A. Non Nước B. Mỹ Khê C. Sa Huỳnh D. Đại Lãnh Câu 500. Vườn quốc gia Bạch Mã được kí hiệu tương ứng trên lược đồ là A. c3 B. c4 C. c5 D. c6 Câu 501. Cửa khẩu Lao Bảo được kí hiệu trên lược đồ là A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 502. Quang Hanh là nguồn nước khoáng được kí hiệu tương ứng trên lược đồ là A. b1 B. b2 C. b3 D. b4 Câu 503. Vườn quốc gia c1 được kí hiệu trên lược đồ có tên là A. Hoàng Liên B. Xuân Sơn C. Tam Đảo D. Ba Bể Câu 504. Bãi biển có kí hiệu a1 trên lược đồ có tên là A. Bãi Cháy B. Trà Cổ C. Cát Bà D. Tất cả đều sai Câu 505. Vườn quốc gia c8 nằm trên hòn đảo có tên là A. Lý Sơn B. Thổ Chu C. Côn Sơn D. Nam Du 31
  32. LƯỢC ĐỒ SỐ 4 Câu 506. Vùng có thế mạnh về phát triển tổng hợp thế mạnh nông, lâm, ngư nghiệp trên lược đồ có kí hiệu là A. I B. II C. III D. VI Câu 507. Thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc, và cây vụ đông là của vùng mang kí hiệu A. I B. II C. III D. VI Câu 508. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là thế mạnh của vùng 32
  33. A. I B. III C. V D. VI Câu 509. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ là vấn đề chiến lược của vùng kinh tế A. I B. III C. IV D. V Câu 510.Tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất thuộc vùng mang kí hiệu là A. I B. II C. III D. V Câu 511.Tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất thuộc vùng mang kí hiệu là A. I B. II C. III D. IV Câu 512. Vùng có sản lượng nuôi tôm lớn nhất nước ta là vùng mang kí hiệu A. I B. III C. V D. VI Câu 513. Phát triển cây công nghiệp lâu năm, khai thác lâm sản là thế mạnh của vùng kinh tế được đánh số A. II B. III C. IV D. I Câu 514. Địa bàn tập trung đông nhất các dân tộc thiểu số ít người ở nước ta được kí hiệu tương ứng là: A. II B. III C. IV D. Tất cả đều sai Câu 515. Vùng chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất ảnh hưởng của gió mùa đông bắc được kí hiệu A. I B. II C. III D. IV 33
  34. E. ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC Câu 516. Việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi phía Bắc có ý nghĩa không chỉ về kinh tế, mà còn cả về chính trị do: A. Là vùng cư trú của nhiều dân tộc ít người B. Là vùng giàu tiềm năng tự nhiên, đặc biệt là khoáng sản C. Là cái nôi của Cách mạng: chiến khu Việt Bắc, Điện Biên Phủ lịch sử D. Tất cả các nguyên nhân trên Câu 517. Khó khăn lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội đối với việc khai thác khoáng sản ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc là: A. Các vỉa quặng thường nằm sâu, khó khai thác B. Mạng lưới giao thông vận tải chưa phát triển C. Khu vực có các mỏ khoáng sản là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người D. Thiếu lực lượng lao động có chuyên môn Câu 518. Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng Tây Bắc là: A. Đồng - Niken B. Chì - kẽm C. Apatit D. Thiếc Câu 519. Khó khăn ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi gia súc của Trung du và miền múi phía Bắc là: A. Cơ sở thức ăn hạn chế B. Dịch vụ chăn nuôi còn yếu C. Trình độ chăn nuôi hạn chế D. Tất cả các ý trên Câu 520. Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi phía Bắc là: A. Sự phân dị địa hình sâu sắc B. Khí hậu phân hoá phức tạp C. Cơ sở hạ tầng kém phát triển D. Nơi tập trung của nhiều dân tộc ít người Câu 521. Trung du và miền núi phía Bắc có nguồn thuỷ năng lớn là do: A. Đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều. B. Địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, nhiều phù sa. C. Địa hình có độ dốc lớn và lưu lượng nước lớn. D. Nhiều sông ngòi, mưa nhiều. Câu 522. Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có diện tích đất chưa sử dụng lớn nhất cả nước vì: A.Có nhiều đồi núi B. Phá rừng làm nương rẫy C. Địa hình đồi núi và hậu quả nạn du canh du cư D. Là vùng thưa dân Câu 523. Ở Trung du và miền núi phía Bắc nước ta không thích hợp cho trồng cây hàng năm chủ yếu là do: A. Địa hình dốc nên đất dễ bị thoái hóa, làm thuỷ lợi khó khăn B. Làm thuỷ lợi khó khăn, đất có độ phì thấp C. Người dân ít có kinh nghiệm trồng cây hàng năm D. Các cây hàng năm đem lại giá trị kinh tế thấp 34
  35. Câu 524. Ưu thế tự nhiên nổi bật trong việc phát triển cây chè của Trung du và miền núi phía Bắc so với Tây Nguyên là: A. Địa hình đồi núi là chủ yếu B. Khí hậu nhiệt đới trên núi có mùa đông lạnh C. Đất feralit màu mỡ D. Lượng mưa ẩm lớn Câu 525. Trung du và miền núi phía Bắc có thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản thể hiện ở: A. Có nhiều mỏ khoáng sản lớn, có giá trị kinh tế cao và đang được khai thác B. Khoáng sản được khai thác từ Trung du và miền núi phía Bắc là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu cả nước C. Là nơi có các nhà máy luyện kim lớn nhất cả nước D. Là nơi thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản Câu 526. Đặc điểm nổi bật về mặt dân cư - dân tộc của vùng Trung du và miền núi phía Bắc là: A. Là vùng thưa dân, có nhiều dân tộc ít người, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên B. Là vùng dân cư thưa nhất cả nước do có lịch sử khai thác muộn C. Là vùng thưa dân, có thành phần dân tộc đa dạng, người dân có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp D. Là vùng có số dân ít, có nhiều dân tộc ít người Câu 527. Nhận định nào dưới đây chưa chính xác: A. Trung du và miền núi phía Bắc có mật độ dân số thấp hơn do lịch sử khai thác muộn hơn các vùng khác B. Trung du và miền núi phía Bắc có số dân ít nhất cả nước C. Một trong những khó khăn lớn nhất trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Trung du miền núi phía Bắc là thiếu lao động, nhất là lao động có kĩ thuật D. Nạn du canh, du cư vẫn còn khá phổ biến trong vùng ở một số tộc người Câu 528. Tây Bắc có mật độ dân số thấp hơn so với Đông Bắc chủ yếu là do: A. Địa hình hiểm trở, lịch sử khai thác muộn, nền kinh tế còn lạc hậu B. Địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nhiệt, lịch sử khai thác muộn C. Nhiều thiên tai, địa hình hiểm trở, tài nguyên khoáng sản không nhiều D. Nền kinh tế còn lạc hậu, khí hậu khắc nhiệt, nhiều thiên tai Câu 529. Khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi phía Bắc gặp nhiều khó khăn chủ yếu do: A. Cần có các phương tiện hiện đại, lực lượng lao động đông đảo B. Cần có các phương tiện hiện đại, chi phí cho khai thác cao C. Kết hợp khai thác và bảo vệ môi trường D. Cần nhiều lao động có trình độ kĩ thuật Câu 530. Nguồn than khai thác ở Trung du và miền núi phía Bắc được dùng chủ yếu vào mục đích: A. Nhiệt điện và luyện kim B. Nhiệt điện và xuất khẩu C. Xuất khẩu và công nghiệp hoá chất D. Nhiệt điện và công nghiệp hoá chất Câu 531. Xét về tiềm năng thuỷ điện so với các vùng khác trong nước, Trung du và miền núi phía Bắc đứng ở vị trí: A. Dẫn đầu B. Thứ hai C. Thứ ba D. Thứ tư Câu 532. Mỏ thiếc và bôxit lớn trong vùng nằm ở tỉnh: A. Lạng Sơn B. Cao Bằng C. Yên Bái D. Bắc Cạn Câu 533. Thế mạnh phát triển kinh tế biển của Trung du và miền núi phía Bắc thể hiện ở: 35
  36. A. Thế mạnh về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản B. Thế mạnh về du lịch biển C. Thế mạnh về giao thông vận tải biển D. Tất cả các ý trên LƯỢC ĐỒ TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC Câu 534. Trung tâm công nghiệp được đánh số I trên lược đồ có tên là: A. Tuyên Quang B. Việt Trì C. Bắc Giang D. Thái Nguyên Câu 535. Hồ nước được đánh số 1 trên lược đồ là: A. Thác Bà B. Hoà Bình C. Cấm Sơn D. Pa Khoang Câu 536. Cửa khẩu Hữu Nghị trên lược đồ tương ứng là: A. a1 B. a2 36
  37. C. a3 D. a4 Câu 537. Vườn quốc gia được đánh dấu b1 trên lược đồ là: A. Tam Đảo B. Xuân Sơn C. Ba Bể D. Hoàng Liên Câu 538. Quốc lộ 18 trên lược đồ có kí hiệu tương ứng là A. a B. b C. e D. h Câu 539. Nguồn nước khoáng được kí hiệu b5 trên lược đồ là: A. Mỹ An B. Tân Lâm C. Mỹ Lâm D. Kim Bôi Câu 540. Quốc lộ 6 trên lược đồ có kí hiệu tương ứng là: A. a B. b C. c D. d Câu 541. Sông Gâm trên lược đồ có kí hiệu là: A. 1 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 542. Trung tâm công nghiệp được kí hiệu II có cùng quy mô với trung tâm công nghiệp được kí hiệu I, có tên là: A. Hạ Long B. Cẩm Phả C. Uông Bí D. Lạng Sơn Câu 543. Dòng sông có thuỷ năng lớn nhất khu vực được kí hiệu là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Câu 544. Ranh giới của vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng được xác định dựa theo: A. Ranh giới của đất phù sa hệ thống sông Hồng B. Ranh giới hành chính C. Ranh giới theo độ cao địa hình D. Ranh giới theo các trung tâm công nghiệp ở rìa Câu 545. Nhận định nào dưới đây chưa chính xác: A. Đất là tài nguyên có giá trị hàng đầu của Đồng bằng sông Hồng B. Toàn bộ diện tích đồng bằng là đất phù sa màu mỡ rất thích hợp để phát triển nông nghiệp C. Diện tích đất chua phèn, nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Hồng ít hơn nhiều so với Đồng bằng sông Cửu Long. D. Do canh tác chưa hợp lý nên ở nhiều nơi đã xuất hiện đất bạc màu Câu 546. Tài nguyên nước ở đồng bằng sông Hồng phong phú thể hiện rõ nét nhất qua: A. Hệ thống sông ngòi chằng chịt với 2 hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình 37
  38. B. Có một số nguồn nước khoáng, nước nóng C. Khí hậu nhiệt đới ẩm D. Nguồn nước dưới đất dồi dào, chất lượng tốt Câu 547. Các ngành kinh tế biển quan trọng của Đồng bằng sông Hồng là: A. Giao thông vận tải, du lịch và nuôi trồng thuỷ sản B. Làm muối, đánh bắt thuỷ sản C. Khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển D. Giao thông vận tải biển, du lịch biển và làm muối Câu 548. Trong các nhân tố sau, nhân tố ít ảnh hưởng nhất đến sự phân bố dân cư của đồng bằng sông Hồng là: A. Đất đai màu mỡ, nguồn nước phong phú B. Nghề trồng lúa thâm canh C. Lịch sử khai thác lâu đời D. Khí hậu nhiệt đới, ít thiên tai Câu 549. Thế mạnh nổi trội của Đồng bằng sông Hồng về mặt dân cư và nguồn lao động là: A. Nguồn lao động đông đảo, có truyền thống sản xuất và trình độ kĩ thuật cao B. Nguồn lao động đông đảo, nhất là lực lượng lao động trẻ C. Lao động có trình độ thường tập trung ở các đô thị D. Có số lượng lao động đông đảo nhất cả nước Câu 550. Các khoáng sản có giá trị kinh tế lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng là: A. Đá vôi, sét, cao lanh B. Than nâu, khí đốt C. Đá vôi, than nâu D. Dầu mỏ, khí đốt Câu 551. Đồng bằng sông Hồng là vùng tương đối ít các loại khoáng sản do: A. Địa hình bằng phẳng B. Mới được hình thành trên nền sụt võng trong thời gian gần đây C. Chịu ảnh hưởng không đáng kể từ vận động tạo núi Hymalaya D. Lịch sử khai thác lâu đời Câu 552. Mạng lưới đường sông ở đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh chủ yếu là do: A. Sông ngòi dày đặc, ít phù sa B. Lịch sử khai thác lâu đời C. Các hệ thống cảng sông phát triển D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn, độ dốc nhỏ Câu 553. Ở đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống là do: A. Nền kinh tế phát triển nhanh B. Có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống C. Chính sách đầu tư phát triển của nhà nước D. Có lịch sử khai thác lâu đời với nền sản xuất phát triển Câu 554. Hai trung tâm kinh tế lớn nhất đồng bằng sông Hồng hiện là: A. Hà Nội - Hải Dương B. Hà Nội - Hải Phòng C. Hải Phòng - Nam Định D. Hà Nội - Hà Tây Câu 555. Tập đoàn cây vụ đông được phát triển mạnh ở đồng bằng sông Hồng là nhờ đặc điểm: A. Đất đai màu mỡ B. Nguồn nước phong phú C. Khí hậu có 3 tháng mùa đông lạnh D. Ít có thiên tai Câu 556. Nguyên nhân để năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng cao hơn năng suất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long là: 38
  39. A. Lượng phù sa bồi đắp hằng năm lớn so với đồng bằng sông Cửu Long B. Dân cư đông phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ để tăng năng suất nhằm đáp ứng nhu cầu trong vùng C. Người dân có truyền thống thâm canh lúa. D. Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm Câu 557. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng được thực hiện theo hướng: A. Nâng cao tay nghề cho người lao động trong sản xuất nông nghiệp. B. Phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ C. Đẩy mạnh nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. D. Phát triển công nghiệp và trồng cây lương thực. Câu 558. Việc đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng phải gắn liền với: A. Vùng đông dân, sức tiêu thụ lớn. B. Sự nghiệp công nghiệp hoá. C. Vùng đất phù sa ngoài đê được bồi tụ hàng năm. D. Công nghiệp chế biến sau thu hoạch. Câu 559. Ở đồng bằng sông Hồng việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất cần gắn liền với: A. Cải tạo đất hoang hoá, đất mặn đất, chua phèn B. Thâm canh tăng vụ C. Giải quyết nước tưới cho mùa khô D. Phát triển thuỷ lợi Câu 560. Nguyên nhân chủ yếu khiến khả năng tăng diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng hiện nay gặp nhiều hạn chế là: A. Mật độ dân số cao B. Khai thác lâu đời, diện tích đất chưa sử dụng còn ít C. Trình độ thâm canh cao D. Tài nguyên đất đang bị suy thoái Câu 561. Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở đồng bằng sông Hồng thể hiện rõ rệt nhất qua nội dung: A. Tăng diện tích cây công nghiệp, giảm diện tích lúa, hoa màu B. Tăng tỉ lệ diện tích cây ăn quả, cây vụ đông, giảm tỉ lệ diện tích cây lương thực C. Tăng diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt và nước lợ D. Giảm diện tích cây lúa, tăng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày Câu 562. Biện pháp nhằm tăng diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng hiện nay là: A. Cải tạo đất và tận dụng diện tích mặt nước B. Thâm canh tăng vụ C. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng D. Tất cả các ý trên Câu 563. Nguyên nhân làm cho các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng như Nam Định, Thái Bình có mật độ dân số cao nhất cả nước là do: A. Đất đai màu mỡ B. Chuyên trồng lúa nước C. Lịch sử cư trú lâu đời D. Tất cả các nguyên nhân trên Câu 564. Sức ép lớn nhất đối với cư dân sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay là: A. Thiên tai, thời tiết diễn biến thất thường B. Đô thị hoá ngày càng nhanh C. Bình quân đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp nhanh chóng D. Sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư Câu 565. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã mở rộng ranh giới thêm các tỉnh là: A. Hà Tây, Hưng Yên, Nam Định B. Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh C. Hà Tây, Thái Bình, Nam Định D. Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc 39
  40. Câu 566. Các tuyến quốc lộ trong vùng đồng bằng sông Hồng bắt đầu từ thủ đô Hà Nội toả đi các địa phương khác là: A. QL 5; QL 18; QL 10; QL 3 B. QL 5 ; QL 6; QL 18; QL 1A C. QL 1A; QL 5; QL 18; QL 3 D. QL 5; QL 18;QL 6;QL 3 Câu 567. Loại cây trồng và vật nuôi phát triển nhất ở đồng bằng sông Hồng là: A. Cây ăn quả và lợn B. Lúa và trâu C. Lúa và lợn D. Cây ăn quả và trâu Câu 568. Biện pháp quan trọng nhất để giảm sức ép dân số ở đồng bằng sông Hồng là: A. Chuyển cư tới các vùng khác B. Đẩy mạnh quá trình đô thị hoá C. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động D. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí Câu 569. Ở đồng bằng sông Hồng, đất nông nghiệp có độ phì cao và trung bình chiếm: A. Khoảng 54% B. Khoảng 65% C. Khoảng 70% D. Khoảng 75% Câu 570. Vườn quốc gia nào sau đây không thuộc đồng bằng sông Hồng: A. Cát Bà B. Cúc Phương C. Xuân Thuỷ D. Xuân Sơn Câu 571. Nguồn nước khoáng nào sau đây nằm ở khu vực đồng bằng sông Hồng: A. Tiên Lãng B. Thanh Tân C. Quang Hanh D. Mỹ Lâm Câu 572. Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng là: A. Dân số đông B. Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện C. Nguyên liệu cho sản xuất phải chuyển từ nơi khác đến D. Sức tiêu thụ lớn Câu 573. Trọng tâm trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ các ngành kinh tế của đồng bằng sông Hồng là: A. Phát triển nhanh và ổn định ngành chăn nuôi B. Đưa thuỷ sản thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp C. Phát triển và hiện đại hoá các ngành công nghiệp, dịch vụ D. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hàm lượng kĩ thuật cao Câu 574. Ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là hướng vào sản xuất: A. Cây hoa màu, lương thực B. Cây thực phẩm C. Cây công nghiệp dài ngày D. Cây ăn quả Câu 575. Ngành nào dưới đây không được xác định là ngành công nghiệp trọng điểm ở đồng bằng sông Hồng: A. Dệt may B. Sản xuất vật liệu xây dựng C. Cơ khí - điện tử D. Hoá chất phân bón Câu 576. Số lượng các khu dự trữ sinh quyển hiện nay ở đồng bằng sông Hồng là: 40