Đề kiểm tra khảo sát các môn thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 - Mã đề 001 - Trường THPT Đồng Gia

docx 6 trang thaodu 2420
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát các môn thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 - Mã đề 001 - Trường THPT Đồng Gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_khao_sat_cac_mon_thi_thpt_quoc_gia_mon_dia_ly_na.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra khảo sát các môn thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 - Mã đề 001 - Trường THPT Đồng Gia

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CÁC MÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 TRƯỜNG THPT ĐỒNG GIA MÔN: ĐỊA LÝ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút Họ và tên thí sinh Mã đề: 001 Số báo danh: Câu 41. Vùng có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển của nước ta là vùng A. lãnh hải. B. tiếp giáp lãnh hải. C. vùng đặc quyền kinh tế biển. D. thềm lục địa. Câu 42. Địa hình vùng núi Nam Trường Sơn không có đặc điểm nào sau đây ? A. Khối núi Kon Tum và cực Nam Trung Bộ được nâng cao. B. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn đông - tây. C. Các cao nguyên badan Plâyku, Mơ Nông, Di Linh khá bằng phẳng với độ cao trung bình từ 1000 đến 1500m. D. Đỉnh Ngọc Linh là đỉnh núi cao nhất của vùng. Câu 43. Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở A. Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ.D. Nam Bộ. Câu 44. Gió Mậu dịch (Tín phong) ở nước ta có đặc điểm A. thổi quanh năm với cường độ như nhau. B. chỉ xuất hiện vào các thời kì chuyển tiếp xuân – thu. C. hoạt động quanh năm, nhưng bị suy yếu vào các thời kì chuyển tiếp xuân – thu. D. hoạt động quanh năm, nhưng mạnh lên vào các thời kì chuyển tiếp xuân – thu. Câu 45. Hệ sinh thái đặc trưng của miền cực Nam Trung Bộ là A. rừng rậm nhiệt đới gió mùa thường xanh quanh năm. B. xa van cây bụi. C. rừng nhiệt đới. D. rừng cận nhiệt đới lá rộng. Câu 46. Vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất của bão ở nước ta là A. ven biển Đông Bắc Bắc Bộ. B. ven biển miền Trung. C. ven biển Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 47. Việc phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc ít người ở nước ta cần được chú trọng hơn nữa do A. các dân tộc ít người đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng. B. một số dân tộc ít người có những kinh nghiệm sản xuất quí báu. C. sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc hiện có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của bộ phận dân tộc ít người thấp. D. trước đây chúng ta chưa chú trọng vấn đề này. Câu 48. Nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao là do A. tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển. Trang 1/6 – Mã đề thi 001
  2. B. thu nhập của người nông dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao. C. cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nhất là mạng lưới giao thông kém phát triển. D. ngành dịch vụ kém phát triển. Câu 49. Cho bảng số liệu: GDP CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ (Đơn vị: tỉ đồng) Năm Tổng số Nông – lâm – thủy sản Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ 2000 441646 108356 162220 171070 2010 1887082 396576 693351 797155 2014 3541828 696696 1307935 1537197 Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu GDP của nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 – 2014? A. Tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản tăng . B. Tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng tăng nhanh nhất. C. Tỉ trọng khu vực dịch vụ luôn lớn nhất. D. Tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng luôn lớn nhất. Câu 50. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA THỜI KÌ 1990 – 2004. Năm 1990 1997 2000 2003 2004 Diện tích (nghìn ha) 6.028 7.091 7.655 7.452 7.443 Sản lượng (nghìn tấn) 19.225 27.645 32.554 34.568 35.867 Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng lúa nước ta thời kì 1990 – 2004, biểu đồ thích hợp nhất là A. Cột. B. Đường. C. Cột chồng. D. Miền. Câu 51. Nguyên nhân dẫn tới quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua là A. công nghiệp hoá phát triển mạnh. B. quá trình đô thị hoá giả tạo, tự phát. C. mức sống của người dân cao. D. kinh tế phát triển nhanh. Câu 52. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 28, hãy sắp xếp thứ tự các khu kinh tế ven biển từ Bắc vào Nam của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ? A. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong. B. Chu Lai, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong, Dung Quất. C. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Vân Phong, Nam Phú Yên. D. Chu Lai, Dung Quất, Nam Phú Yên, Vân Phong, Nhơn Hội Câu 53. Khó khăn lớn nhất với việc nâng cao sản lượng lương thực ở vùng Đồng bằng sông Hồng là A. khí hậu biến đổi thất thường. B. diện tích canh tác ngày càng thu hẹp. C. diện tích đất hoang hóa khó cải tạo lớn. D. tốc độ đô thị cao. Câu 54. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến khu vực II (công nghiệp - xây dựng) ở nước ta có tốc độ tăng nhanh nhất trong cơ cấu của nền kinh tế là A. phù hợp với xu hướng chuyển dịch của khu vực và thế giới. B. đường lối chính sách, phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. C. nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào. D. áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại trong sản xuất. Trang 2/6 – Mã đề thi 001
  3. Câu 55. Diện tích lúa của nước ta thời gian qua có xu hướng tăng lên là do A. khai hoang, phục hoá và tăng vụ. B. tăng vụ, đẩy mạnh thâm canh. C. áp dụng nhiều tiến bộ khoa học - kĩ thuật trong sản xuất. D. tiến hành tốt công tác thuỷ lợi. Câu 56. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA CẢ NƯỚC, ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Vùng 2000 2014 2000 2014 Đồng bằng sông Hồng 1212,6 1079,6 6586,6 6548,5 Đồng bằng sông Cửu Long 3945,8 4249,5 16702,7 25245,6 Cả nước 7666,3 7816,2 32529,5 44974,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Theo bảng số liệu trên, năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng năm 2014 là A. 60,7 tạ/ha. B. 59,4 tạ/ha. C. 6,1 tạ/ha. D. 57,5 tạ/ha. Câu 57. Cho biểu đồ sau: Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây là đúng nhất về số dân, sản lượng lúa và bình quân lương thực/người của nước ta từ năm 1982-2005? A. Quy mô và tốc độ số dân, sản lượng lúa và bình quân lương thực/người của nước ta từ năm 1982-2005. B. Tốc độ gia tăng số dân, sản lượng lúa và bình quân lương thực/người của nước ta từ năm 1982-2005. C. Tốc độ tăng trưởng số dân, sản lượng lúa và bình quân lương thực/người của nước ta từ năm 1982-2005. D. Cơ cấu số dân, sản lượng lúa và bình quân lương thực/người của nước ta từ năm 1982-2005. Câu 58. Nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta là A. điều kiện tự nhiên. B. dân cư và lao động. C. cơ sở vật chất kĩ thuật. D. thị trường. Trang 3/6 – Mã đề thi 001
  4. Câu 59. Cho biểu đồ: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây: A. Diện tích trồng cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 2005 – 2012. B. Diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 2005– 2012. C. Tình hình phát triển ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 2005 – 2012. D. Cơ cấu diện tích trồng cây công nghiệp ở nước ta, giai đoạn 2005 – 2012. Câu 60. Loại rừng có diện tích lớn nhất ở nước ta là A. rừng sản xuất. B. rừng phòng hộ. C. rừng đặc dụng.D. rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Câu 61. Trong giai đoạn 2000 - 2005, vùng nào trong các vùng sau đây có số lượng trang trại tăng nhanh nhất? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 62. Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay? A. Cơ khí và điện tử. B. Luyện kim. C. Hóa chất. D. Vật liệu xây dựng. Câu 63. Mục tiêu tiếp theo trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta là A. ưu tiên phát triển công nghiệp khai thác. B. chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp. C. từng bước ưu tiên phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao. D. phát triển các nhóm ngành ngang nhau. Câu 64. Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp, vùng công nghiệp thứ nhất gồm A. các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. B. các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ trừ Quảng Ninh. C. các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Ninh Thuận. D. các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 65. Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng thuỷ sản của nước ta thời kì 1990 - 2005. (Đơn vị : nghìn tấn) Chỉ tiêu 1990 1995 2000 2005 Sản lượng 890,6 1584,4 2250,5 3432,8 Khai thác 728,5 1195,3 1660,9 1995,4 Nuôi trồng 162,1 389,1 589,6 1437,4 Trang 4/6 – Mã đề thi 001
  5. Nhận định nào sau đây chưa chính xác ? A. Sản lựơng thuỷ sản tăng nhanh, tăng liên tục và tăng toàn diện. B. Nuôi trồng tăng gần 8,9 lần trong khi khai thác chỉ tăng hơn 2,7 lần. C. Tốc độ tăng của nuôi trồng nhanh gấp hơn 2 lần tốc độ tăng của cả ngành. D. Sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 1990 - 1995. Câu 66. Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2010 VÀ 2015 (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ) Năm Phi-lip-pin Xin-ga-po Thái Lan Việt Nam 2010 199,6 236,4 340,9 116,3 2015 292,5 292,8 395,2 193,4 Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia, năm 2015 so với 2010? A. Phi-lip-pin tăng chậm nhất. B. Xin-ga-po tăng ít nhất. C. Thái Lan tăng nhiều nhất. D. Việt Nam tăng nhanh nhất. Câu 67. Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1995 2000 2001 2004 Xuất khẩu 287,6 443,1 479,2 403,5 565,7 Nhập khẩu 235,4 335,9 379,5 349,1 454,5 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm trên là A. Kết hợp cột và đường. B. Hình tròn. C. Miền. D. Cột Câu 68. Cho BSL sau: SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA TRUNG QUỐC Năm 1985 1995 2004 Than (triệu tấn) 962 1 537 1 635 Điện (tỉ KW) 391 956 2 187 Lương thực (triệu tấn) 340 419 423 Biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi sản lượng của 1 số sản phẩm của Trung Quốc qua các năm trên là A. Kết hợp cột và đường. B. Hình tròn. C. Miền. D. Cột Câu 69. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh có đường biên giới quốc gia trên đất liền với Campuchia và Lào của nước ta là A. Lai Châu. B. Quảng Ninh.C. Điện Biên. D. Kon Tum. Câu 70. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ chủ yếu theo hướng nào? A. Tây Nam. B. Đông Nam. C. Nam. D. Đông Bắc. Câu 71. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết hai đô thị nào sau đây không phải là đô thị loại 1 của nước ta? Trang 5/6 – Mã đề thi 001
  6. A. Huế, Hải Phòng. B. Quy Nhơn, Mỹ Tho. C. Huế, Đà Nẵng. D. Hải Phòng, Đà Nẵng. Câu 72. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, vùng có diện tích đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm lớn nhất cả nước là A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 73. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Đồng bằng sông Hồng có giá trị sản xuất công nghiệp từ 9-40 nghìn tỷ đồng? A. Nam Định, Hưng Yên.B. Bắc Ninh, Phúc Yên. C. Phúc Yên, Hải Dương. D. Hải Dương, Nam Định. Câu 74. Đồng bằng sông Hồng có năng suất cao hơn đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do A. áp dụng nhiều biện pháp khoa học - kĩ thuật. B. đẩy mạnh thâm canh. C. sử dụng nhiều giống cao sản. D. người dân có kinh nghiệm cao trong sản xuất. Câu 75. So với các đồng bằng khác trong cả nước, trong sản xuất đồng bằng sông Hồng có thế mạnh độc đáo về A. sản xuất rau quả ôn đới vào vụ đông xuân. B. sản xuất và trồng lúa cao sản. C. nuôi trồng thủy hải sản. D. chăn nuôi đại gia súc và gia cầm. Câu 76. Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á mang tên là A. Bán đảo Đông Dương. B. Bán đảo Mã Lai. C. Bán đảo Trung - Ấn. D. Bán đảo Tiểu Á. Câu 77. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa? A. Ma-lai-xi-a. B. Xin-ga-po. C. Thái Lan. D. In-đô-nê-xi-a. Câu 78. Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì A. Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản. B. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc. C. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng. Câu 79. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu A. Xích đạo. B. Cận nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Nhiệt đới gió mùa. Câu 80. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh? A. Phía bắc Mi-an-ma. B. Phía nam Việt Nam. C. Phía bắc của Lào. D. Phía bắc Phi-lip-pin. HẾT - Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành trong khi làm bài thi. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 6/6 – Mã đề thi 001