Đề cương ôn tập Hóa học Lớp 11

docx 5 trang thaodu 4170
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Hóa học Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoa_hoc_lop_11.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Hóa học Lớp 11

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 11 I. NỘI DUNG KIẾN THỨC a. Cấu trúc đề thi Phần I: Trắc nghiệm 20 câu: ( 5 điểm) Nhận biết 8 câu, thông hiểu 6 câu, vận dụng 4 câu, vận dụng cao 2 câu. Phần II: Tự luận: Nhận biết, thông hiểu: Viết phương trình phản ứng: ( 3 điểm). Vận dụng thấp: Bài tập kim loại phản ứng với HNO3 loãng, đặc ( 1,5 điểm) Vận dụng cao: Bài tập tổng hợp tính chất của axit HNO3 ( 0,5 điểm) b. Ma trận cụ thể 1. Sự điện li - Trắc nghiệm: Nhận biết 4 câu, thông hiểu 3 câu, vận dụng 2 câu, vận dụng cao 1 câu. - Tự luận: Viết phương trình. 2. Nito phốt pho: -Trắc nghiệm: Nhận biết 4 câu, thông hiểu 3 câu, vận dụng 2 câu, vận dụng cao 1 câu. - Tự luận: Viết phương trình phản ứng, bài tập kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, HNO3 đặc. II. ĐỀ THAM KHẢO Đề số 1. PHẦN TRẮC NGHIỆM. Câu 1. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh A. HCl B. HF C. HClO D. Al(OH)3 Câu 2. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh? A. NH3 B. HCl C. NaCl D. H2SO4 Câu 3. Chất nào sau đây có tính lưỡng tính? A. Al2O3 B. FeO B. ZnSO4 D. AlCl3 Câu 4. Cặp chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra chất kết tủa? A. NaOH và K2CO3 B. NaOH và CuSO4 C. NaOH và NaHCO3 D. NaOH và Al(OH)3 Câu 5. Phản ứng nào sau đây nito đóng vai trò là chất khử?  t0C A. N2 + 3H2  2NH3 B. N2 + 3Ca  Ca3N2 0C t t0C C. N2 + O2  2NO D. N2 + 6Na  2Na3N Câu 6. Chất nào sau đây không bị nhiệt phân? A. NH4Cl B. NaNO3 C. Na2CO3 D. Cu(NO3)2 Câu 7. Chất nào sau đây khi nhiệt phân tạo ra kim loại? A. NaNO3 B. Cu(NO3)2 C. Mg(NO3)2 D. AgNO3 Câu 8. Phân đạm cung cấp cho cây trồng nguyên tố hóa học nào sau đây? A. Photpho B. Kali C. Nito D. Canxi Câu 9. Cho các chất sau: Al(OH)3, CuSO4, NaHCO3, NH4Cl, MgCl2. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH loãng nóng là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 + - Câu 10. Phương trình H + OH →H2O là phương trình ion rút gọn khi cho cặp chất nào sau đây phản ứng với nhau? A. H2SO4 và NaOH B. Ba(OH)2 và H2SO4 C. Al(OH)3 và HCl D. Mg(OH)2 và H2SO4 Câu 11. Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra chất kết tủa? A. Cho CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư B. Cho NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2 C. Cho BaCl2 vào dung dịch NaHSO4 D. Cho H3PO4 dư vào dung dịch Ca(OH)2 Câu 12. Cho các chất sau: Cu, Ag, FeO, Fe2O3, FeSO4, MgBr2 lần lượt phản ứng với dung dịch HNO3 loãng dư. Số trường hợp xẩy ra phản ứng oxi hóa khử là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 13. Cho 2 mol H3PO4 phản ứng với dung dịch chứa 1 mol Ca(OH)2 thu được sản phẩm là A. Ca(H2PO4)2 B. CaHPO4 C. Ca3(PO4)2 D. CaHPO4 và Ca3(PO4)2 Câu 14. Cho phản ứng Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Tổng hệ số cân bằng của các chất phản ứng là A. 11 B. 13 C. 5 D. 8 Câu 15. Cho các thí nghiệm sau 1) Cho Al vào dung dịch NaOH
  2. 2) Cho Na3PO4 vào dung dịch AgNO3 3) Cho MgCl2 vào dung dịch Na2CO3 4) Cho Na2SO4 vào dung dịch BaCl2 5) Cho FeO vào dung dịch HCl Số thí nghiệm sau phản ứng thu được chất không tan là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 16. Cho các chất NaHCO3, Al2O3, AlCl3, NaHSO4. Số chất vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 17. Cho 4,48 lít CO2 ( đktc) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, khôi lượng kết tủa thu được là A. 39,4 gam B. 19,7 gam C. 29,55 gam D. 31,52 gam Câu 18. Cho các phát biểu sau 1) Tất cả muối amoni đều dễ tan trong nước. 2) Cho NH4Cl vào dung dịch NaOH đun nóng thu được khí mùi khai. 3- 3) Dung dịch AgNO3 được dùng để nhận biết ion PO4 4) Ở nhiệt độ cao NH3 khử được một số oxit kim loại. 5) Kim loại Cu tan được trong dung dịch HCl có hòa tan NaNO3 Số phát biểu đúng là A. 2 B. 3 C. 4 D. 4 Câu 19. Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M thu được 6,24 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là A. 240 ml B. 600 ml C. 720 ml D. 800 ml Câu 20. Cho m gam hỗn hợp Al và Mg vào dung dịch chứa NaNO3 và 0,7 mol HCl thu được dung dịch X chỉ chứa 38,73 gam các muối trung hóa và 2,24 lít hỗn hợp khí gồm N2 và H2 có tỷ khối so với H2 bằng 7,5. % theo khối lượng của Mg trong hỗn hợp là A. 78,74% B. 37,2% B. 67,84% D. 45,68% PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 21. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau xẩy ra trong dung dịch( ở dạng phân tử và ion thu gọn) a) Fe2O3 + HCl b) FeCl3 + NaOH c) Al(OH)3 + NaOH d) Cu + HNO3 loãng e) Cu(OH)2 + HNO3 loãng f) H3PO4 + NaOH dư Câu 22. Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 500 ml dung dịch HNO3 1M (lấy dư) thu được V lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. a. Viết phương trình phản ứng và tính V. b. Dung dịch X hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu. Câu 23. Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 14:1 tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 lít một khí duy nhất và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 23 gam chất rắn khan T. Xác định số mol HNO3 đã phản ứng ? Đề số 2. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Dung dịch nào sau đây có pH >7? A. NaCl B. CuSO4 C. NaOH D. AlCl3 Câu 2. Oxit nào sau đây thuộc loại oxit lưỡng tính? A. ZnO B. Fe2O3 C. CuO D. CO2 Câu 3. Chất nào sau đây là chất điện li yếu? A. NaF B. HClO C. HCl D. NaOH Câu 4. Muối nào sau đây là muối axit? A. NaCl B. K2SO4 C. NaHSO4 D. MgCl2 Câu 5. Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch HNO3 loãng? A. NaOH B. CuO C. NaCl D. Na2CO3 toC Câu 6. Cho phản ứng 2P + 3Ca Ca3P2. Trong phản ứng trên photpho thể hiện A. Tính khử B. Tính oxi hóa C. Vừa khử vừa oxi hóa D. Tính axit
  3. Câu 7. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính là : A. N2. B. O2. C. H2. D. CO2. Câu 8. Khí đốt cháy than thường tạo ra chất khí X không màu, không mùi, rất độc. Chất khí X kết hợp với hemoglobin của máu làm cho máu không lưu thông được. Chất khí X là khí nào sau đây? A. N2 B. CO C. CO2 D. O2 Câu 9. Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong dung dịch? A. HNO3 và NaOH B. CaCl2 và Na2CO3 C. K2CO3 và NaOH D. BaCl2 và Na2SO4 Câu 10. Thí nghiệm nào sau đây tạo ra chất kết tủa? A. Cho AlCl3 vào dung dịch NaOH dư B. Cho NaHCO3 vào dung dịch NaOH C. Cho MgCl2 vào dung dịch KOH dư D. Cho CO2 vào dung dịch BaCl2 dư Câu 11. Cho các dung dịch sau: NaOH, Na2CO3, NaCl, CH3COONa, CuSO4. Số dung dịch có pH > 7 là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 12. Nhận xét nào sau đây là đúng A. Phân lân cung cấp cho cây trồng nguyên tố phopho. B. Cho H3PO4 vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa màu vàng. C. Các oxit của nito đều không có màu. D. Tính axit của HNO3 nhỏ hơn H3PO4 toC Câu 13. Cho phản ứng sau: P + HNO3 đặc H  3PO4 + NO2 + H2O. Tổng hệ số của các chất sau khi cân bằng phản ứng là A. 10 B. 6 C. 13 D. 14 Câu 14. Cho các chất sau: Fe, Cu, CuO, NaCl, FeCl2 lần lượt phản ứng với dung dịch HCl. Số trường hợp xẩy ra phản ứng oxi hóa khử là A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 - Câu 15. Nồng độ ion OH trong dung dịch NaOH 0,05M và Ba(OH)2 0,05 M là A. 0,1 B. 0,15 C. 0,2 D. 0,05 Câu 16. Thực hiện các thí nghiệm sau 1) Cho NH3 vào dung dịch AlCl3 2) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 3) Cho CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 4) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH 5) Cho P2O5 vào nước. Số thí nghiệm có xẩy ra phản ứng hóa học là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 17. Cho m gam Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít khí NO ( đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 12,8 B. 19,2 C. 16 D. 22,4 Câu 18. Cho các phát biểu sau 1) Thành phần chính của diêm tiêu là NaNO3 2) NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày. 3) Dung dịch NaHCO3 có tính lưỡng tính. 4) Tất cả muối nitrat đều bị nhiệt phân. 5) Tất cả muối của axit photphoric đều ít tan trong nước. Số phát biểu đúng là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 19. Cho 100 ml dung dịch HCl 1M, H2SO4 1M vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaHCO3 1M, Na2CO3 1M thu được dung dịch Y, khí CO2. Cho dung dịch Y phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 59,1 B. 23,3 C. 82,4 D. 86,5 Câu 20. Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là A. 98,20 B. 97,20 C. 98,75 D. 91,00 PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 21. Viết các phương trình phản ứng sau ( dạng phân tử và ion thu gọn) 1) FeSO4 + NaOH 2) Al2O3 + H2SO4 3) CaCO3 + HCl 4) Al + HNO3 loãng 5) FeO + HNO3 loãng 6) C + HNO3 đặc nóng Câu 22. Cho m gam Cu phản ứng với 500 dung dịch HNO3 1M (dư) thu được 1,344 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X.
  4. a. Viết phương trình phản ứng và tính m b. Dung dịch X hòa tan tối đa m gam Fe, tính m. Câu 23. Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào 12,6 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion NH4 ). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Tính c% chất tan trong dung dịch Y. Đề số 3. Câu 1. Chất nào sau đây không dẫn được điện ? A. NaCl hòa tan vào nước B. HBr hòa tan vào nước C. KOH nóng chảy D. C2H5OH Câu 2. Hiroxit nào sau đây thuộc loại hidroxit lưỡng tính ? A. Mg(OH)2 B. Fe(OH)2 C. NaOH D. Al(OH)3 Câu 3. Phương trình điện ly nào sau đây viết sai ? + 3- 2+ - A. Na3PO4  3Na + PO4 B. Mg(OH)2  Mg + 2OH 2+ 2- + - C. CuSO4  Cu + SO4 D. NaCl  Na + Cl Câu 4. Nồng độ ion Na+ trong dung dịch NaOH 0,1 M là A. 0,1 B. 0,05 C. 0,2 D. 0,15 Câu 5. Muối nào sau đây nhiệt phân tạo ra oxit kim loại ? A. NaNO3 B. AgNO3 C. Cu(NO3)2 D. NH4NO3 Câu 6. Phản ứng nào sau đây photpho thể hiện tính oxi hóa t0C t0C A. 4P + 5 O2  2 P2O5 B. 2P + 3Ca  Ca3P2 t0C t0C C. 2P+ 5Cl2  2PCl5 D. 5AgNO3+ 4H2O + P  H3PO4 +5 Ag+5 HNO3 Câu 7. Tính chất hóa học của dung dịch HNO3 là A. Tính axit mạnh và tính khử mạnh B. Tính axit mạnh và tính oxi hóa mạnh C. Tính khử mạnh và tính axit yếu D. Tính axit yếu và tính oxi hóa mạnh. Câu 8. Dung dịch nào sau đây không phản ứng với axit H3PO4 ? A. NaOH B. Ca(OH)2 C. Na3PO4 C. AgNO3 Câu 9. Trong phòng thí nghiệm khí NH3 được điều bằng cách A. (NH4)2SO4 vào dung dịch Ca(OH)2 đun nóng B. Nhiệt phân NH4NO3 C. Cho N2 phản ứng với H2 D. Cho phân đạm ure vào nước. Câu 10. Nhận xét nào sau đây không đúng A. Axit phophoric là axit ba nấc có độ mạnh trung bình. B. Axit HNO3 oxi hóa FeO thành Fe(NO3)3 C. Nhiệt phân NH4Cl thu được NH3 và HCl D. Dung dịch NH3 làm quỳ tím chuyển màu đỏ. Câu 11. Cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong 1 dung dịch? A. Na2CO3 và NaOH B. CuCl2 và Ba(OH)2 C. HCl và Fe(NO3)3 D. NaHCO3 và BaCl2 2- + Câu 12. Cặp chất nào sau đây khi phản ứng cho phương trình ion rút gọn là CO3 +2H CO 2 + H2O A. CaCO3 và HCl B. NaHCO3 và HCl C. BaCO3 và H2SO4 D. Na2CO3 và HCl Câu 13.Cặp chất khi phản ứng vừa tạo chất kết tủa, vừa tạo chất dễ bay hơi là A. NH4Cl và NaOH B. NaHCO3 và Ba(OH)2 C. Ba(HCO3)2 và H2SO4 D. FeS và HCl t0C Câu 14. Cho phản ứng FeO + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + H2O. Tổng hệ số của các chất phản ứng là A. 13 B. 11 C. 22 C. 26 Câu 15. Cho các muối sau: Mg(NO3)2, AgNO3, Cu(NO3)2, NaNO3, Fe(NO3)2. Số muối khi nhiệt phân tạo ra oxit kim loại là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 16. Thể tích dung dịch HNO3 1M cần để hòa tan vừa đủ 16 gam Fe2O3 là A. 300 ml B. 600 ml D. 450 ml D. 800 ml Câu 17. Cho các thí nghiệm sau 1) Cho CuO vào dung dịch HNO3 loãng. 2) Cho Na2CO3 vào dung dịch HNO3 loãng. 3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 4) Cho H3PO4 vào dung dịch Ca(OH)2 5) Cho NaNO3 khan vào dung dịch H2SO4 đặc nóng. Số thí nghiệm xẩy ra phản ứng oxi hóa khử là
  5. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 18. Cho a mol CO2 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 1M, NaOH 1M thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của a là A. 0,12 B. 0,5 C. 0,3 D. 0,45 Câu 19. Cho m gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 vào dung 600 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch X chỉ chứa 42,2 gam muối và có 2,24 lít khí NO thoát ra ( đktc, sản phẩm khử duy nhất). Biết dung dịch X hòa tan vừa đủ 3,2 gam Cu. Giá trị của m là A. 12,8 B. 13,6 C. 14,8 D. 19,4 Câu 20. Cho m gam hỗn hợp Na, Na2O, Ba, BaO ( trong đó oxi chiếm 9,09% theo khối lượng hỗn hợp) vào nước thu được 500 ml dung dịch X và 896 ml khí H2 (đktc). Cho dung dịch X phản ứng với 500 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,2M và HCl 0,36 M thu được dung dịch Y có pH =12. Giá trị của m là A. 14,08 B. 15,65 C. 13,92 D. 14,56 PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 21. Viết các phương trình phản ứng sau 1) Ca(OH)2 + H3PO4 ( tỷ lệ số mol 1:1) 2) FeS + HCl 3) Zn(OH)2 + NaOH 4) Ag + HNO3 loãng 5) Fe2O3 + HNO3 loãng 6) Cu + HNO3 đặc nóng Câu 22. Cho 7,68 gam Cu vào 400 ml dung dịch HNO3 1M (dư) thu được dung dịch X và V lít khí NO ( đktc, sản phẩm khử duy nhất) a. Viết phương trình phản ứng. Tính V b. Dung dịch X phản ứng với tối đa m gam Fe. Tính m Câu 23. Nung m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn X và 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X bằng 650 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 71,87 gam muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5,7. Tính giá trị của m.