Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí Lớp 9 - Năm học 2022-2023

docx 3 trang Hàn Vy 02/03/2023 3620
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí Lớp 9 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_dia_li_lop_9_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí Lớp 9 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 HỌC KÌ I- NĂM HỌC: 2022 – 2023 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM • Học sinh cần nắm được các kiến thức cơ bản của một số ngành kinh tế và 4 vùng kinh tế mà các em đã được học gồm các kiến thức trọng tâm sau: - Nhận biết đặc điểm các ngành kinh tế. Tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế. - Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố đối với sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế. - Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. - Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên của vùng (thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội). - Thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và sự phân bố của các nghành kinh tế đó. - Các trung tâm kinh tế của từng vùng và các nghành kinh tế trọng điểm của mỗi trung tâm. B.HỆ THỐNG CÂU HỎI THAM KHẢO Câu 1: - Loại hình vận tải nào đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta? - Đường biển Câu 2: - Kể tên hai sân bay quốc tế lớn nhất nước ta? - Nội Bài, Tân Sơn Nhất. - Kể tên ba cảng biển quốc tế lớn nhất nước ta? - Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn Câu 3: - Quốc lộ 1A được kéo dài từ đâu tới đâu? - Lạng Sơn đến Cà Mau. - Đường mòn Hồ Chí Minh được kéo dài từ đâu tới đâu? - Hà Nội đến TP.HCM. - Đường sắt Thống Nhất được kéo dài từ đâu tới đâu? - Hà Nội đến TP.HCM. Câu 4: - Hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta ở tỉnh/thành nào? + Hà Nội, TP.HCM. Câu 5: - Hiện nay hoạt động nội thương của nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng nào? Ít nhất ở vùng nào? + Đông Nam Bộ/Tây Nguyên Câu 6: - Động Phong Nha, Vịnh Hạ Long là những địa điểm du lịch được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên Thế giới thuộc tỉnh nào? + Động Phong Nha: Quảng Bình + Vịnh Hạ Long: Quảng Ninh Câu 7: - Những mặt hàng nhập khẩu chủ lực của nước ta ra nước ngoài là gì? + Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu
  2. - Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta ra nước ngoài là gì? + Công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp; hàng nông, lâm, thủy sản Câu 8: - Nêu vị trí tiếp giáp của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? + Trung Quốc, Lào, Bắc Trung Bộ, ĐBS Hồng, vịnh Bắc Bộ. Câu 9. - Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc? + Vì tiểu vùng Đông Bắc là khu vực tập trung nhiều các mỏ khoáng sản nhất nước ta như: (hs tự tìm và kể tên các mỏ khoáng sản có trong vùng để chứng minh cho sự phong phú về nguồn tài nguyên khoáng sản của tiểu vùng Đông Bắc) + Còn ở tiểu vùng Tây Bắc, là vùng địa hình đồi núi cao nhất nước ta, tập trung nhiều những con sông lớn và dốc nên ở đây thuận lợi phát triển thuỷ điện. Ở đây có các nhà máy thủy điện lớn như: .(hs tự tìm và kể tên các nhà máy thủy điện lớn ở trong vùng để chứng minh cho thế mạnh phát triển thủy điện của tiểu vùng Tây Bắc) Câu 10: - Đồng bằng sông Hồng là vùng đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông lớn nào? - sông Hồng và sông Thái Bình. Câu 11: - Kể tên các trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng bằng sông Hồng? + Hà Nội, Hải Phòng. Câu 12. - Nguyên nhân nào mà năng suất lúa của vùng đồng bằng sông Hồng luôn cao nhất cả nước? - Có nhiều điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc trồng cây lương thực như: .(HS tự nêu những yếu tố tự nhiên thuận lợi cho việc trồng cây lúa nước của vùng) - Cơ sở hạ tầng ở nông thôn hoàn thiện nhất cả nước. - Người dân có trình độ thâm canh, tăng vụ cao. Câu 13. - Nêu lợi ích của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở ĐB sông Hồng? + Nâng cao sản lượng lương thực góp phần tăng sản lượng lương thực bình quân theo đầu người và có dư để xuất khẩu Câu 14: - Dải núi nằm dọc biên giới phía tây của vùng Bắc Trung Bộ là dãy núi nào? + Trường Sơn Bắc Câu 15: - Hãy chứng minh vùng Bắc Trung Bộ là vị trí “cầu nối” có ý nghĩa rất quan trọng. + Vị trí cầu nối giữa hai miền Bắc – Nam của nước ta: + Cửa ngõ của các nước láng giềng ra Biển Đông và ngược lại + Cửa ngõ hành lang Đông-Tây của Tiểu vùng Sông Mê Công Câu 16. - Hãy kể tên một số cơ sở sản xuất muối lớn ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? + Cà Ná, Sa Huỳnh. Câu 17.
  3. -“Bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh” là một trong những đặc điểm tự nhiên của vùng kinh tế nào? - Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 18. - Vì sao việc trồng rừng và bảo vệ rừng là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm đối với các vùng đồi núi ở nước ta? - Địa hình dốc dễ xảy ra lũ lụt HẾT