Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 6 - Bài 1 đến 13

doc 11 trang Đình Phong 07/07/2023 7295
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 6 - Bài 1 đến 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_6_bai_1_den_13.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 6 - Bài 1 đến 13

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ HỌC KỲ I- LỚP 6 BÀI 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ Câu 1: Lịch sử là gì ? - Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. - Lịch sử còn là môn khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người diễn ra trong quá khứ. Câu 2 : Có gì khác nhau giữa lịch sử của một con người và lịch sử xã hội loài người ? - Lịch sử một con người chỉ là hoạt động riêng của cá nhân con người đó. - Lịch sử xã hội loài người liên quan đến nhiều người trong xã hội, nhiều quốc gia với các thời đại khác nhau. Câu 3: Học lịch sử để làm gì ? - Học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, cha ông, làng xóm, cội nguồn của dân tộc. - Học lịch sử để biết được tổ tiên, cha ông ta đã sống, lao động như thế nào để xây dựng nên được đất nước ngày nay, từ đó biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người đã làm ra nó, cũng như biết mình phải làm gì cho đất nước - Học lịch sử còn biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay. Câu 4 : Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ? Dựa vào 3 nguồn sau tư liệu sau - Tư liệu truyền miệng : Là những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau. - Tư liệu hiện vật : Là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất. - Tư liệu chữ viết : là những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết. Nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử Câu 5 : Em hiểu gì về câu danh ngôn của Xi- xê- rông « Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống ? » Lịch sử ghi lại tất cả những gì diễn ra trong quá khứ : cho ta những hiểu biết biết về hiểu biết về tổ tiên, đất nước, dân tộc mình với những chặng đường đấu tranh dựng nước và giữ nước đầy xương máu và nước mắt của các thế hệ cha ông. Qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau biết trân trọng những giá trị lịch sử, biết ơn những thế hệ đi trước, và nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, bền vững. Lịch sử chính là tấm gương lớn để muôn đời sau chúng ta soi vào. Do vậy lịch sử xứng đáng được coi là thầy dạy của cuộc sống. 1
  2. BÀI 2 : CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ Câu 1 : Tại sao phải xác định thời gian ? - Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp tất cả các sự kiện theo thứ tự thời gian. Như vậy việc xác định thời gian là rất cần thiết. - Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử. Câu 2 : Người xưa đã tính thời gian như thế nào? Theo em có mấy cách làm ra lịch? Nêu những cách đó? - Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính được thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng và làm ra lịch. Người xưa đã phân chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia thành giờ, phút. - Có 2 cách làm lịch, đó là: + Người phương Đông : Dựa theo chu kỳ vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất (cách tính này được gọi là Âm lịch) + Người phương Tây : Dựa theo chu kỳ vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời: (cách tính này được gọi là Dương lịch). Câu 3: Theo em thế giới có cần một thứ lịch chung hay không ? Vì sao phải có thứ lịch chung đó? Đó là lịch gì? Thế giới cần một thứ lịch chung. Vì: Xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng. Nhu cầu cần có một thứ lịch chung được đặt ra. Dương lịch ngày càng hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch. Câu 4: Công lịch được tính như thế nào ? Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê- xu ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN). Theo công lịch: + 1 năm có 12 tháng = 365 ngày (năm nhuận thêm một ngày) + 1 thế kỷ = 100 năm + 1 thiên niên kỷ = 1000 năm. 2
  3. BÀI 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở đâu và từ bao giờ ? Từ cuối thiên niên kỷ IV đầu thiên niên kỉ III TCN, trên các lưu vực sông lớn: sông Nin ở Ai Cập, Ơ- phơ- rát và Ti- gơ- rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc ngày nay các quốc gia cổ đại ở phương Đông được hình thành. Đây là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người Câu 2: Vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành trên lưu vực các con sông lớn ? Vì đất đai ven sông màu mỡ, nước tưới đầy đủ, dễ trồng trọt, cho năng suất cao, đảm bảo cuộc sống, do vậy cư dân tập trung về đây ngày càng đông, từ đó hình thành nên các quốc gia cổ. Câu 3: Nền tảng kinh tế của các quốc gia phương Đông là gì? - Nền tảng kinh tế chính là nông nghiệp trồng lúa nước ngày càng phát triển; - Người ta cũng biết làm thủy lợi, đắp đê, ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước vào ruộng. - Ngoài ra nghề chăn nuôi gia súc và các nghề thủ công khác như : luyện kim, đúc đồng, làm đồ gốm, đóng thuyền, làm nhà và trao đổi sản phẩm giữa các vùng cũng phát triển. Câu 4: Vì sao nông nghiệp là ngành kinh tế chính? Nông nghiệp là ngành kinh tế chính vì: các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở lưu vực các con sông lớn, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, dễ canh tác, cho năng suất cao, lượng nước tưới quanh năm đầy đủ rất thuận lợi cho sự phát triển của nghề nông. Câu 5: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào ? Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm 3 tầng lớp: + Nông dân công xã: đông đảo nhất và là tầng lớp lao động sản xuất chính trong xã hội. + Quý tộc, quan lại: là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế. Đứng đầu là nhà vua nắm mọi quyền hành. + Nô lệ: là những người hèn kém, hầu hạ, phục dịch cho quý tộc; thân phận không khác gì con vật. Câu 6: Em hiểu thế nào là nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông ? Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông là nhà nước do : Vua đứng đầu, có quyền hành có quyền cao nhất trong mọi việc: từ việc đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, đến việc xét xử những người có tội Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương gồm toàn quý tộc. Họ lo việc thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội. 3
  4. BÀI 5: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở đâu và tự bao giờ ? Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, trên hai bán đảo Ban- căng và I- ta-li-a, hai quốc gia cổ đại phương Tây là Hy Lạp và Rô- ma được hình thành. Câu 2: So sánh sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây? + Quốc gia cổ đại Phương Đông: ra đời cuối thiên niên kỉ IV, đầu thiên niên kỉ III TCN trên lưu vực các con sông lớn có nhiều phù sa màu mở thuận lợi phát triển nông nghiệp. + Quốc gia cổ đại Phương Tây: ra đời đầu thiên kỉ I TCN, trên bán đảo Ban Căng và I- ta- li- a có ít đồng bằng, chủ yếu là đất đồi núi đá vôi, xen kẽ với những thung lũng bờ biển khúc khuỷu, hải cảng tự nhiên, thuận lợi cho buôn bán đường biển. Như vậy, các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời sau các quốc gia cổ đại phương Đông. Câu 3: Tại sao ở phương Tây, các quốc gia cổ đại lại hình thành muộn hơn nhiều so với phương Đông ? Vì ở phương Tây đất đai xấu, không thuận lợi cho sự phát triển của việc trồng lúa, do đó không có nền kinh tế sớm ổn định, cần cho sự hình thành một quốc gia. Câu 4: Xã hội Hi Lạp và Rô ma gồm những giai cấp nào? Gồm 02 giai cấp cơ bản: + Chủ nô: có quyền lực, giàu có và bóc lột nô lệ + Nô lệ: lực lượng lao động chính trong xã hội, làm việc cực nhọc ở các trang trại, bị đối xử tàn tệ và là tài sản riêng của chủ nô, bị xem như “công cụ biết nói”. Câu 5: Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ ? Xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội có hai giai cấp chính là: chủ nô và nô lệ, trong đó giai cấp chủ nô thống trị, họ sống dựa trên sức lao động của nô lệ và bóc lột nô lệ. 4
  5. BÀI 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI Câu 1: Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì ? - Biết được về thiên văn, sáng tạo ra lịch (âm lịch), làm đồng hồ đo thời gian - Biết dùng chữ tượng hình, viết trên giấy pa- pi- rút, trên mai rùa, thẻ tre, trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô - Trong toán học: + Người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học, tính được số Pi bằng 3,14. + Người Lưỡng Hà giỏi về số học + Người Ấn Độ tìm ra các chữ số (kể cả số 0). - Kiến trúc: các công trình kiến trúc đồ sộ: Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba- bi- lon ở Lưỡng Hà. Câu 2: Người Hy Lạp, Rô- ma đã có những đóng góp gì về văn hóa ? - Biết về thiên văn, làm lịch và dùng lịch Dương. Họ tính ra được 1 năm có 365 ngày và 6 giờ, chia thành 12 tháng. - Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c ban đầu gồm 20 chữ cái, sau hoàn chỉnh có 26 chữ cái mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng. - Hình thành hệ thống chữ số La Mã - Các ngành khoa học cơ bản đạt nhiều thành tựu rực rỡ: Toán học; Thiên văn, vật lý, triết học, sử học, địa lý - Văn học cổ Hi Lạp phát triển rực rỡ với bộ sử thi, vở kịch thơ độc đáo: I-li- at, Ô-re-xti - Nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng: đền Pac- tơ- nông ở A- ten; đấu trường Cô- li- dê ở Rô- ma; tượng Lực sĩ ném đĩa, thần vệ nữ ở Mi- lô Câu 3: Theo em, những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay ? Chữ viết la tinh a, b, c, chữ số, lịch, một số thành tựu khoa học: toán học; thiên văn, triết học, sử học Câu 4: Theo em, thành tựu có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người là thành tựu nào? Đó là chữ viết vì: nhờ có chữ viết mà thành tựu văn hóa của loài người được bảo tồn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 5
  6. BÀI 7: ÔN TẬP Câu 1: Những dấu vết của Người tối cổ (người Vượn) được phát hiện ở đâu? - Những dấu vết của người tối cổ được phát hiện ở miền Đông châu Phi, đảo Giava, gần thành Bắc Kinh. - Cách đây 30- 40 vạn năm, người tối cổ cũng xuất hiện trên đất nước ta. Những dấu tích tìm thấy ở ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai. Câu 2: Điểm khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ thời nguyên thủy? Người tối cổ Người tinh khôn Điểm khác nhau (Cách đây 3-4 triệu năm) (Cách đây 4 vạn năm) Khi đi ngã về phía trước, tay Người đứng thẳng, trán cao, dài quá đầu gối, ngón tay mặt phẳng, bàn tay nhỏ khéo 1. Về con người vụng về, thể tích não 850- léo, thể tích não phát triển 1100cm3 1450cm3 - Biết cải tiến công cụ đá 2. Công cụ sản Đá thô sơ - Phát hiện ra kim loại và biết xuất chế tạo ra công cụ kim loại - Sống thành từng bầy trong - Sống từng nhóm nhỏ, có họ hang động, mái đá, và cả hàng với nhau gọi là thị tộc. 3. Tổ chức xã hội ngoài trời - Họ làm chung, ăn chung, biết - Sống bằng săn bắt và hái trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ lượm gốm, dệt vải, làm đồ trang sức Câu 3: Thời cổ đại có những quốc gia lớn nào? - Ở phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc - Ở phương Tây: Hy Lạp và Rôma Câu 4: Các tầng lớp xã hội chính ở thời cổ đại? * Ở phương Đông: có 3 tầng lớp: + Quý tộc: vua, quan + Nông dân công xã: lực lượng sản xuất chính nuôi sống xã hội + Nô lệ: chủ yếu phục vụ vua, quan, quý tộc * Ở phương Tây: có 02 tầng lớp: + Chủ nô + Nô lệ: lực lượng sản xuất đông đảo nuôi sống xã hội Câu 5: Các loại Nhà nước thời cổ đại (điểm khác nhau về nhà nước giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây) * Ở phương Đông: Nhà nước quân chủ chuyên chế: do Vua chuyên chế đứng đầu, quyền hành cao nhất, quyết định mọi công việc từ đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội , theo chế độ cha truyền con nối, hay thường gọi là quân chủ (Ai Cập, Trung Quốc) 7
  7. * Ở phương Tây: Nhà nước dân chủ nô lệ (nhà nước cộng hòa): Người dân tự do có quyền bầu ra những người cai quản đất nước theo thời hạn quy định, được gọi là nhà nước dân chủ nô lệ. Điển hình là Nhà nước Aten, có “Hội đồng 500” quyết định mọi việc. Riêng ở Rô ma, quyền lãnh đạo đất nước đổi dần từ thế kỷ I TCN đến thế kỷ V theo thể chế quân chủ, đứng đầu là Vua. Câu 6: Những thành tựu văn hóa ở thời cổ đại * Ở Phương Đông: - Biết được về thiên văn, sáng tạo ra lịch (âm lịch), làm đồng hồ đo thời gian - Chữ viết: Biết dùng chữ tượng hình, viết trên giấy pa- pi- rút, trên mai rùa, thẻ tre, trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô - Trong toán học: + Người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học, tính được số Pi bằng 3,14. + Người Lưỡng Hà giỏi về số học + Người Ấn Độ tìm ra các chữ số (kể cả số 0). - Kiến trúc: các công trình kiến trúc đồ sộ: Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba- bi- lon ở Lưỡng Hà. * Ở phương Tây: - Biết về thiên văn, làm lịch và dùng lịch Dương. - Chữ viết: Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c ban đầu gồm 20 chữ cái, sau hoàn chỉnh có 26 chữ cái mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng. - Hình thành hệ thống chữ số La Mã I, II, III - Các ngành khoa học cơ bản đạt nhiều thành tựu rực rỡ: Toán học; Thiên văn, vật lý, triết học, sử học, địa lý - Văn học cổ Hi Lạp phát triển rực rỡ với bộ sử thi, vở kịch thơ độc đáo: I-li- at, Ô-re-xti Câu 7: Đánh giá những thành tựu văn hóa lớn ở thời cổ đại? - Những thành tựu văn hóa lớn ở thời cổ đại đã nói lên sự tài năng và sự phát triển của trình độ trí tuệ, khả năng vĩ đại con người. Không những để phục vụ cuộc sống của họ mà còn làm cho sự phát triển của sản xuất, khoa học công nghệ sau này. - Những thành tựu đó đã đặt nền móng cho sự phát triển của các ngành khoa học, nghệ thuật ngày nay. 8
  8. BÀI 12: NƯỚC VĂN LANG Câu 1: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ? - Vào khảng các thế kỉ VIII- VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã hình thành những bộ lạc lớn. - Sản xuất phát triển, mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm. - Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước, ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn thường xuyên phải đối mặt với hạn hán, lụt lội. - Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản để giải quyết vấn đề thủy lợi bảo vệ mùa màng. - Các làng, bản khi giao lưu với nhau cũng có xung đột. - Ngoài xung đột giữa người Lạc Việt với các tộc người khác còn xảy ra xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau. Để có cuộc sống yên ổn cần phải chấm dứt các cuộc xung đột đó. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh phức tạp đó Câu 2: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang. Nêu nhận xét về tổ chức của Nhà nước đầu tiên này ? Hùng vương Lạc hầu- Lạc tướng (Trung ương) Lạc tướng Lạc tướng (Bộ) (Bộ) Bộ chính Bộ chính Bộ chính (Chiềng, chạ) (Chiềng, chạ) (Chiềng, chạ) * Nhận xét:(Chiềng, Tổ chứcchạ) nhà nước còn sơ khai, chưa có quân đội, luật pháp. Tuy còn đơn giản nhưng(Chiềng, đã chạ)tổ chức chính quyền cai quản, đánh dấu bước chuyển biến cơ bản từ chế độ nguyên thủy sang chế độ có giai cấp, nhà nước, bước vào thời kỳ văn minh. Câu 3: Bộ máy Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét về tổ chức của Nhà nước đầu tiên này ? - Hùng vương chia đất nước ra làm 15 bộ. Vua giữ mọi quyền hành trong nước. Các bộ chịu sự cai quản của Vua - Để cai trị đất nước, Hùng Vương đặt ra các chức quan Lạc Hầu, Lạc Tướng. Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. 9
  9. - Đứng đầu chiềng, chạ là Bồ chính. * Nhận xét: Tổ chức nhà nước còn sơ khai, chưa có quân đội, luật pháp. Tuy còn đơn giản nhưng đã tổ chức chính quyền cai quản, đánh dấu bước chuyển biến cơ bản từ chế độ nguyên thủy sang chế độ có giai cấp, nhà nước, bước vào thời kỳ văn minh Câu 4: Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào, ở đâu? Ai đứng đầu? - Thế kỷ VII TCN thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang thống nhất các bộ lạc ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ thành một nước, đặt tên nước là Văn Lang. - Người thủ lĩnh lên làm Vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì- Phú Thọ). Câu 5: Giải thích câu nói của Bác Hồ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước Câu nói của Bác có ý nghĩa: - Xác định trách nhiệm của thế hệ sau, đặc biệt là thế hệ trẻ trong công cuộc đấu tranh để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam ngàn năm bền vững. - Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của, Đảng, Bác Hồ chúng ta đã kiên cường chiến đấu, đánh đuổi bọn xâm lược ra khỏi đất nước ta, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ đất nước mà các Vua Hùng đã có công xây dựng nên. Câu 6: Giải thích câu nói của Bác Hồ: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Câu nói của Bác nhắc nhở mỗi công dân Việt Nam, mỗi con Lạc cháu Hồng phải có trách nhiệm tìm hiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc. Nắm vững lịch sử sẽ cho ta những hiểu biết về tổ tiên, đất nước, dân tộc mình với những chặng đường đấu tranh dựng nước và giữ nước đầy xương máu và nước mắt của cha ông ta. Qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau biết trân trọng những giá trị lịch sử, biết ơn những thế hệ đi trước, và nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, bền vững. 10
  10. BÀI 13: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG Câu 1: Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao ? - Nhà ở: ở nhà sàn, mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang lên xuống. - Nơi ở và đi lại: Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống quây quần ven đồi, ven sông, ven biển. Họ đi lại bằng thuyền. - Ăn: Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá, biết làm mắm và dùng gừng làm gia vị. - Về trang phục: nam đóng khố mình trần, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc cắt ngắn hoặc bỏ xõa, búi tó hoặc tết đuôi sam. - Ngày lễ họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau. Đời sống vật chất văn minh hơn thời kỳ trước. Câu 2: Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới ? - Xã hội Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp xã hội khác nhau: quyền quý, dân tự do, nô tì. Nhưng sự phân biệt các tầng lớp còn chưa sâu sắc. - Họ thường tổ chức lễ hội, vui chơi: ca hát, nhảy múa, đua thuyền - Cư dân Văn Lang có một số phong tục, tập quán: biết thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời , biết chôn người chết cùng với công cụ và đồ trang sức quý giá; tục nhuộm răng, ăn trầu . Đời sống tinh thần tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc. Câu 3: Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc của cư dân Văn Lang? Đời sống vật chất và tinh thần đặc sắc, phong phú đã hòa quyện lại trong con người Lạc Việt, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc trong cư dân Văn Lang Câu 4: Nông nghiệp và các nghề thủ công nghiệp của cư dân Văn Lang? Văn Lang là một nước nông nghiệp: thóc lúa trở thành lương thực chính của cư dân Văn Lang. Ngoài ra họ còn biết trồng thêm khoai, đầu, cà, bầu, bí, chuối, cam và trồng dâu, nuôi tằm. Nghề đánh cá, nuôi gia sức đều phát triển. - Các nghề thủ cộng: làm đồ gốm, dệt vải, lụa, xây nhà, đóng thuyền được chuyên môn hóa. Đặc biết nghề luyện kim được chuyên môn hóa cao. Ngoài việc đúc lưỡi cày, vũ khí, người thợ thủ công còn biết đúc trống đồng, thạp đồng. Họ cũng bắt đầu biết rèn sắt. 11