Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí 8
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_dia_li_8.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lí 8
- Đề cương ôn tập học kì II Địa lí 8 Giới hạn ôn tập: Bài 28, 29: Chủ đề địa hình VN Bài 31: Đặc điểm khí hậu VN. Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta. Bài 33: Đặc điểm sông ngòi VN. Kiến thức Câu 1: Nêu các biểu hiện chứng tỏ đồi núi là bộ phận quan trọng trong cấu trúc địa hình Việt Nam? - Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ + Chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích + Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích, cao nhất là dạy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan xi păng cao 3143m. - Địa hình đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ gồm 3 đồng bằng lớn: ĐBSH, ĐBSCL, ĐB duyên hải miền trụng Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm? * Tính chất nhiệt đới: - Quanh năm chan hòa ánh nắng, nhận được lượng nhiệt lớn: 1m2 lãnh thổ nhận được 1 triệu kcalo. - Số giờ nắng trong năm cao từ 1400 -> 3000 giờ - Nhiệt độ trung binh năm cao trên 210C * Tính chất gió mùa: - Một năm có 2 mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa gió: + Mùa gió Đông Bắc: lạnh, khô + Mùa gió Tây Nam: nóng, ẩm * Tính chất ẩm: - Lượng mưa quanh năm lớn, trung binh 1500 ->2000mm/năm - Độ ẩm không khí rất cao trên 80% Câu 3: Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta. Nước ta có hai mùa khí hậu phù hợp với hai mùa gió + Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông) + Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hè) a. Nét đặc trưng khí hậu mùa gió Đông Bắc - Đặc trưng chủ yếu là sự hoạt động mạnh mẽ của gió đông bắc và xen kẽ là những đợt gió đông nam. - Thời tiết - khí hậu trên các miền của nước ta khác nhau rõ rệt: - Miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc từ áp cao ở lục địa phương Bắc tràn xuống, có mùa đông lạnh không thuần nhất: + Đầu mùa đông lạnh khô, nửa cuối đông là tiết xuân với mưa phùn ẩm ướt+Nhiệt độ trung bình tháng nhiều nơi xuống dưới 150C, miền núi cao xuất hiện sương muối, giá rét. - Tây Nguyên và Nam Bộ: thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa - Duyên hải Trung bộ có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm. b. Nét đặc trưng khí hậu mùa gió Tây Nam - Đây là mùa thịnh hành của hướng gió Tây Nam. Ngoài ra , còn có gió Tín Phong Nửa cầu Bắc thổi theo hướng Đông Nam Trong mùa này, trên toàn quốc đều có: + Nhiệt độ trung bình cao trên 250C ở các vùng thấp. + Lượng mưa lớn, chiếm 80% lượng mưa cả năm (trừ duyên hải Trung bộ mưa ít) + Thời tiết phổ biến: trời nhiều mây, mưa rào, mưa dông + Thời tiết đặc biệt: gió Tây khô nóng (Miền trung và Tây Bắc), mưa ngâu (ĐB Bắc Bộ), bão (ven biển) 1
- Câu 4: Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại a. Thuận lợi - Với nền nhiệt ẩm cao cho phép cây trồng có thể phát triển sinh trưởng quanh năm, thâm canh, xen canh tăng vụ, tăng năng suất. - Ở miền Bắc và những vùng núi cao có mùa đông lạnh nên có thể trồng các loại cây cận nhiệt và ôn đới, làm phong phú thêm tập đoàn cây trồng. - Là cơ sở tự nhiên giúp cho nền nông nghiệp nhiệt đới vươn lên theo hướng sản xuất lớn, nhiều nông sản nhiệt đới có giá trị xuất khẩu cao: cà phê, cao su, gạo b. Khó khăn - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng là điều kiện cho các loại sâu bọ phá hoại mùa màng, dịch bệch, nấm mốc phát triển mạnh ảnh hưởng tới năng suất cây trồng và chăn nuôi - Mùa khô thiếu nước và mùa mưa gây ngập lụt. - Các hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối, bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Tính thất thường của khí hậu cũng làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Câu 5: Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam. a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. - Nước ta có 2360 sông dài > 10km. 93% các sông nhỏ và ngắn. - Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung - Các con sông chảy hướng Tây Bắc - Đông Nam: sông Đà, sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Gianh, sông Ba, sông Tiền, sông Hậu - Các con sông chảy hướng vòng cung: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn. Câu 6: Em hãy cho biết nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Liên hệ ở địa phương em? Để dòng sông không bị ô nhiễm chúng ta cần phải làm gì? * Nguyên nhân: - Nước thải và rác thải của sản xuất công nghiệp, nông nhiệp, dịch vụ sinh hoạt. - Vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy tự nhiên. - Đánh bắt thủy sản bằng hóa chất, điện * Để dòng sông không bị ô nhiễm chúng ta cần: - Xử lí nước thải công nghiệp, nông nghiệp trước khi đưa vào sông, không đổ rác thải công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt xuống sông. - Nghiêm cấm việc đánh bắt thủy sản bằng hóa chất, điện. Bài tập: 1. Bài tập 3 sgk trang 120 2. Bài thực hành vẽ biểu đồ sgk trang 124 Câu hỏi, BT trắc nghiệm: Câu 1. So với diện tích phần đất liền nước ta, đồi núi chiếm . Câu 2. Hướng nghiêng chính của địa hình nước ta là . Câu 3. Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai sông Câu 4: Hướng nghiêng của địa hình Việt Nam . Câu 5: Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm là . Câu 6. Địa hình nào sau đây là địa hình nhân tạo A. Địa hình cacxtơ B. Địa hình đồng bằng C. Địa hình đê sông, đê biển D. Địa hình cao nguyên Câu 7: Tính chất nhiệt đới của khí hậu thể hiện: A. Nhiêt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21oC. B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt. C. Một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau. D. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm trung bình trên 80%. Câu 8: Tính chất đa dạng của khí hậu nước ta thể hiện: A. Nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa lớn 2
- B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau. C. Khí hậu nước ta phân hóa mạnh mẽ theo không gian và theo thời gian. D. Có bão nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán xảy ra. Câu 9: Tính thất thường của khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt và sản xuất: A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. B. Đa dạng cơ cấu cây trồng. C. Trong nông nghiệp có thể trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. D. Công tác dự báo thời tiết và xác định thời vụ gặp nhiều khó khăn. Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu mùa đông nước ta? A. Miền Bắc có một mùa đông lạnh. B. Tây nguyên có thời tiết nóng khô. C. Nam Bộ có mưa nhiều trên diện rộng. D. Duyên hải trung bộ có mưa lớn vào cuối năm Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam? A. tính chất đa dạng. B. tính chất thất thường. C. mưa nhiều quanh năm. D. tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. Câu 12. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh là do Câu 13: Nhận xét nào đúng về diễn biễn của bão nhiệt đới ở nước ta: A. Nước ta ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới. B. Bão nhiệt đới ảnh hưởng đến nước ta quanh năm. C. Mùa bão nước ta diễn ra chậm dần từ bắc vào nam. D. Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất cảu bão là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Câu 14: Mạng lưới sông ngòi nước ta có đặc điểm: A. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt. B. Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, chủ yếu là các sông lớn. C. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt, phân bố rông khắp. D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp. Câu 15. Sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên A. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt. B. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao. C.Lượng nước phân bố không đều giữa các sông D.Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc- đông nam Câu 16. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chủ yếu là . Câu 17. Sông ngòi nước ta có chế độ nước thất thường do . Câu 18. Chế độ nước của sông ngòi nước ta A. Sông ngòi đầy nước quanh năm B. Lũ vào thời kì mùa xuân. C. Hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt D. Sông ngòi nhiều nước nhưng càng về hạ lưu thì lượng nước càng giảm. Câu 19. Cho bảng số liệu: Lượng mưa và lưu lượng nước sông Hồng tại trạm Sơn Tây. Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Lượng mưa (mm) 19,5 25,6 34,5 104.2 222 262.8 315.7 335.2 271.9 170.1 59,9 7,8 Lưu lượng 1318 1100 914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 2813 1746 Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Tổng lưu lượng nước sông Hồng nhỏ. B. Sự phân hóa chế độ nước sông Hồng khá sâu sắc. C. Chế độ nước sông Hồng thất thường, mùa lũ lệch dần về thu đông. D. Sự phân mùa của chế độ nước không phụ thuộc vào sự phân mùa của chế độ mưa. Câu 20. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ và lượng mưa trạm khí hậu Huế. Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Tổng lượng mưa của Huế lớn. B. Nhiệt độ trung bình năm cao C. Lượng mưa tăng dần theo các tháng D. Mùa mưa lệch dần về thu đông. 3
- Trả lời: Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam, từ 21,20C ở Lạng Sơn tăng lên 27,10C ở Thành phố Hồ Chí Minh => Nhận xét C không đúng => Chọn đáp án C Dựa vào bảng số liệu sau, hãy cho biết mùa lũ trên các lưu vực sông có trùng nhau không và giải thích vì sao có sự khác biệt ấy. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Các sông ở Bắc Bộ + + ++ + + Các sông ở Trung Bộ + + ++ + Các sông ở Nam Bộ + + + ++ + Ghi chú: tháng lữ: + ; tháng lũ cao nhất: + + Đáp án – Mùa lũ trên các lưu vực sông không trùng nhau: + Các sông ở Bắc Bộ: mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, tháng có lũ cao nhất là tháng 8. + Các sông ở Trung Bộ: mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12, tháng có lũ cao nhất là tháng 11. + Các sông ở Nam Bộ: mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11, tháng có lũ cao nhất là tháng 10. – Nguyên nhân là do chế độ mưa trên mỗi lưu vực sông khác nhau. Câu 8. Cho bảng số liệu sau: Lượng mưa (mm) và lưu lượng (m3/s) theo các tháng trong năm ở lưu vực sông Hồng (Trạm sơn Tây) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 u 12 Lượng mưa 19,5 25,6 34.5 104,2 222,0 262,8 315,7 335,2 271,9 170,1 59,9 17.8 (mm) Lưu lượng 1318 1100 914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 2813 1746 (m3/s) a) Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây). b) Xác định mùa mưa và mùa lũ trên lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây). c) Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây). Đáp án a) Vẽ biểu đồ Biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây) b) Xác định mùa mưa và mùa lũ trên lưu vực sông Hồng – Mùa mưa: + Giá trị trung bình của lượng mưa tháng ở lưu vực sông Hồng: 153,3 mm. + Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với tổng lượng mưa các tháng trong mùa là 1577,7 mm (chiếm 85,8% lượng mưa cả năm). Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 8 (335,2 mm). – Mùa lũ: + Giá trị trung bình của lưu lượng dòng chảy tháng là 3632,6 m3/s. + Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10. Tháng có lưu lượng nước cao nhất (đỉnh lũ) là tháng 8 (9246 m3/s). c) Nhận xét Mùa mưa và mùa lũ của lưu vực sông Hồng (trạm Sơn Tây) có quan hệ chặt chẽ với nhau: – Các tháng mùa lũ trùng hợp với các tháng mùa mưa: tháng 6, 7, 8, 9, 10. – Tháng của mùa lũ không trùng hợp với các tháng mùa mưa: tháng 5. Như vậy, so với mùa mưa thì mùa 10 chậm hơn một tháng. 4
- – Mùa lũ không hoàn toàn trùng khớp với mùa mưa vì ngoài mưa còn có các nhân tố khác tham gia và làm biến đổi dòng chảy tự nhiên như: độ che phủ rừng, hệ số thấm của đất đá, hình dạng mạng lưới sông và nhất là các hồ chứa nước nhân tạo. Các hồ này đã điều tiết nước sông ngòi theo nhu cầu sử dụng của con người. Câu 9. Cho bảng số liệu sau: Lượng mưa (mm) và lưu lượng (m3/s) theo các tháng trong năm ở lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa 50,7 34,9 47,2 66,0 104,7 170,0 136,1 209,5 530,1 582,0 231,0 67,9 (mm) Lưu lượng 27,7 19,3 17,5 10,7 28,7 36,7 40.6 58,4 185,0 178.0 94,1 43.7 (m3/s) a) Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm). b) Tính thời gian và độ dài (số tháng) của mùa mưa và mùa lũ tại lưu vực sông Gianh theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng. c) Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm). Đáp án a) Vẽ biểu đồ Biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm) b) Xác định mùa mưa và mùa lũ trên lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm) – Mùa mưa: + Giá trị trung bình của lượng mưa tháng ở lưu vực sông Gianh là 185,8 mm. + Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 11. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 10 (582,0 mm). – Mùa lũ: + Giá trị trung bình của lưu lượng dòng chảy tháng là 61,7 m3/s. + Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11. Tháng có lưu lượng nước cao nhất (đỉnh 10) là tháng 9 (185 m3/s). c) Nhận xét – Các tháng mùa lũ trùng hợp với các tháng mùa mưa: tháng 9, 10, 11. – Tháng của mùa lũ không trùng hợp với các tháng mùa mưa: tháng 8. Như vậy, so với mùa mưa thì mùa lũ chậm hơn một tháng. 5